Nhận định, soi kèo Borussia Dortmund vs Mainz 05, 22h30 ngày 30/3: Phong độ trái ngược
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo Real Betis vs Sevilla, 02h00 ngày 31/3: Cầm chân chủ nhà
Người dân Sóc Trăng đăng ký về quê phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 và thực hiện cách ly tập trung khi trở về tỉnh (Ảnh: nhandan.vn)
Sẽ đón công dân ở TP.HCM về quê ngày 25/9
Trong đợt này, tỉnh Sóc Trăng ưu tiên đón các đối tượng: phụ nữ mang thai và người nuôi; học sinh, sinh viên và phụ huynh; trẻ em dưới 6 tuổi (đi theo bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp); người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) và người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ở TP.HCM có nguyện vọng về quê.
Thời gian đón rước vào ngày 25/9/2021. Người dân đăng ký trở về quê phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ tại thời điểm tập trung lên xe về tỉnh Sóc Trăng, phải đảm bảo sức khỏe di chuyển bằng ô tô từ điểm đón rước đến khu cách ly của tỉnh. Người dân sau khi được đón về sẽ thực hiện cách ly tập trung theo quy định y tế.
UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, dự kiến trong đợt 1, tỉnh sẽ đón 600 công dân trở về từ TP.HCM gồm: 100 phụ nữ mang thai; 300 học sinh, sinh viên; 200 trẻ em dưới 6 tuổi (đi theo bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp), người cao tuổi và người dân gặp khó khăn có nguyện vọng về quê.
Hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh
Ngày 19/9, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành kế hoạch số 143/KH-UBND về tổ chức đón rước công dân tỉnh Sóc Trăng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 từ các tỉnh, thành phố trở về địa phương.
Theo kế hoạch, Sóc Trăng sẽ đón tất cả công dân có hộ khẩu thường trú tại tỉnh hiện đang sinh sống, học tập, làm việc… ở các tỉnh thành khác gặp khó khăn do dịch bệnh có nguyện vọng trở về quê.
Thời gian đón rước công dân sẽ được chia thành nhiều đợt, tùy vào tình hình thực tế của địa phương. Đón công dân ở TP.HCM về quê ngày 25/9 là đợt 1 thực hiện kế hoạch này.
UBND tỉnh Sóc Trăng chia thành 5 nhóm đối tượng đón rước. Cụ thể, nhóm 1 là người mang thai và người nuôi, phụ nữ nuôi con nhỏ từ 3 tuổi trở xuống. Nhóm 2 là người có công, người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên), người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (khi khám chữa bệnh, thăm thân nhân, đi công tác chưa về được). Nhóm 3 gồm: học sinh, sinh viên, phụ huynh của học sinh/sinh viên. Nhóm 4 gồm những người lao động bị mất việc làm thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội. Nhóm 5 là những đối tượng còn lại.
Người dân phải đăng ký về quê, có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ tại thời điểm tập trung lên xe về tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, người dân phải đảm bảo sức khỏe di chuyển bằng ô tô từ điểm đón rước đến khu cách ly của tỉnh. Người dân sau khi được đón về sẽ thực hiện cách ly theo quy định y tế.
Hiện nay, người dân Sóc Trăng có nguyện vọng về quê có thể đăng ký qua Hội đồng hương tỉnh Sóc Trăng ở TP.HCM; hoặc đăng ký online tại website của Hội đồng hương tỉnh Sóc Trăng ở TP.HCM.
Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Đối với công dân tỉnh Sóc Trăng tiếp tục ở lại các tỉnh, thành phố, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh tiếp tục chỉ đạo tổ chức các chuyến xe nghĩa tình, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, mặt hàng thiết yếu để giảm bớt khó khăn cho người dân.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh cũng chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố rà soát hộ gia đình trên địa bàn có con em đang làm việc ngoài tỉnh gặp khó khăn để kịp thời hỗ trợ. Đồng thời, tỉnh tích cực thông tin, tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ ý nghĩa, mục đích, yêu cầu việc đón công dân về quê, để người dân đồng hành với địa phương cùng vượt qua khó khăn”.
T.H
" alt="Sóc Trăng chuẩn bị đón 600 công dân ở TP.HCM về quê" />Tiếng là hai vợ chồng nhưng từ ngày kết hôn, Thảo chẳng bao giờ biết chồng mình thu nhập như thế nào. Thảo vốn là con gái út trong gia đình có 3 chị em gái. Vì thế, Thảo không phải đảm nhiệm vai trò "tay hòm chìa khóa" trong gia đình.
Chồng Thảo vin vào lý do đó nên lúc nào anh cũng cho là Thảo đểnh đoảng, không có kỹ năng quản lý. Sau khi kết hôn, anh tự cho mình quyền giữ chi tiêu, cầm trịch mọi việc từ lớn đến bé. Ban đầu, Thảo cũng nghĩ, vợ chồng bình đẳng, người này giữ tiền thì người kia thôi. Nào ngờ, khi đã về sống chung một nhà rồi, Thảo mới biết chồng mình không phải là người tiết kiệm mà thực chất rất hà tiện.
Nghĩ đến đây, Thảo lại càng muốn rơi nước mắt. Từ chỗ đang có việc làm, lương tuy không cao nhưng cũng ổn định, sau khi sinh con, cô nghe lời chồng nghỉ hẳn ở nhà. Chồng cô phân tích, nếu thuê người trông con thì chi phí cũng bằng, thậm chí tốn hơn lương của cô mà vợ chồng vẫn không yên tâm. Trong khi đó, chẳng gì tốt bằng mẹ trông con. Thảo thấy chồng nói phải nên đồng ý.
Một ngày ở nhà, Thảo làm luôn chân luôn tay mà không hết việc. Hết trông, chăm con lại dọn dẹp nhà cửa, lo cơm nước. Thảo cứ nghĩ chồng mình sẽ hiểu và thương vợ nhưng hóa ra, anh lại coi đấy là việc đương nhiên, thậm chí lúc nào cũng nghĩ cô vung tay quá trán rồi nghĩ thêm nhiều việc cho vợ làm chỉ để đỡ phải tiêu tốn tiền.
Một việc tưởng như đương nhiên nhưng với anh lại cho là điều vô lý. Đó là vào giữa tháng nắng nóng, tiền điện tăng lên, đến kỳ thanh toán, anh đã càu nhàu: "Tháng này em làm gì mà tốn tiền điện vậy. So với tháng trước, bị phụ trội thêm 200.000 đồng. Em cứ tiêu pha thế này thì lấy đâu tiền mà trả".
Tháng ấy là đợt nắng nóng kéo dài, Thảo nghĩ thương con nên trưa đến bật điều hòa lên cho con ngủ, khi con dậy là cô vội tắt ngay. Thảo nào có dám xa xỉ vì cô biết, chồng mình cũng vất vả đi làm, tiết kiệm chi tiêu được đồng nào là tốt đồng đó. Thế nhưng, với chồng Thảo như vậy vẫn chưa được.
Đêm đến, chồng Thảo cũng cứ thấp thỏm không dám ngủ sâu chỉ để "canh giờ tắt điều hòa". Nhiều hôm, điều hòa vừa bật, hơi lạnh phả chẳng được bao lâu thì anh đã lại tắt luôn, sau đó đóng nguyên cửa vậy cho mát, khiến cả nhà ngột ngạt không chịu nổi...
Mỗi tháng, chồng chỉ đưa cho Thảo 3,5 triệu để chi tiêu trọn gói. Theo tính toán của anh, mỗi ngày, hai vợ chồng chỉ ăn 50.000 vì chỉ có một bữa buổi tối, con nhỏ thì... chỉ là thêm bát thêm đũa. Anh đâu có biết, để chi tiêu trong khoản tiền đó, Thảo phải vất vả tính toán như thế nào.
Thấy Thảo vất vả, bố mẹ và các chị gái rất thương, thường hỗ trợ thêm Thảo. Chồng Thảo dần dần coi đó là việc đương nhiên, lâu lâu anh lại nhắc, sao không thấy ông bà, các bác gửi cho vợ chồng mình thứ gì.
Nếu có về nhà ngoại chơi, anh lại quan sát, xin được gì là xin, lấy được thứ gì về là lấy. Mà không chỉ là lấy mấy món rau dưa, trứng gà trứng vịt bà ngoại gói ghém, anh còn xin cả các đồ dùng trong nhà, kể cả nhà đang có anh cũng xin rồi về cất dưới gầm giường với lý do "nhỡ khi mai này đồ nhà mình hỏng thì có cái mà thay".
Con đến tuổi tập đi, anh bóng gió muốn mua cho con cái xe tập đi mà chưa có tiền để mua. Bà ngoại, các chị thấy vậy lại dúi cho Thảo ít tiền. Số tiền được cho lớn hơn nhiều lần tiền mua xe cho con nhưng anh vẫn cầm hết. Anh ra hiệu để Thảo không được từ chối rồi nói thầm vào tai Thảo: "Nhà mình còn khối thứ phải tiêu đến tiền, đã giàu có đâu mà em sĩ diện không nhận".
Thảo ban đầu chỉ nghĩ, thôi thì người trong nhà đùm bọc nhau. Nhưng càng ngày, cô lại càng ngượng với người nhà vì cái tính "hà tiện", "tăng xin, giảm mua" lúc nào cũng kêu khó, kêu khổ của chồng. Anh sẵn sàng chở một xe máy đầy các loại đồ xin được về nhà theo kiểu càng nhiều càng ít.
"Vợ chồng mình phải có tiền để sau này mua nhà to, rồi còn có tiền vốn lo cho con gái. Vì vậy, phải năng nhặt chặt bị nữa em ạ", một tối, anh hứng chí bàn chuyện tương lai với Thảo. Anh đâu biết rằng, cô đã mệt mỏi với sự tính toán, hà tiện, khắc khổ của anh đến thế nào...
Theo Phụ Nữ Việt Nam
Lấy chồng giàu vẫn giật mình thon thót
Dung không xinh đẹp, không duyên dáng, cũng chẳng có tài năng gì đặc biệt, nhưng nhìn vào cuộc sống hiện tại của cô, người ta chỉ có thể thốt lên: "Thật đáng ngưỡng mộ".
" alt="Chồng đưa vợ 3,5 triệu tiền chợ và đêm nào cũng canh giờ tắt điều hòa" />Không lẽ ly hôn vì Hai không sinh được con? “Không phải vậy, “đời đầu” tôi đã có con rồi, giờ vợ chồng có con cũng tốt, không có cũng... được. Nhưng, Hai của em “nhạt” lắm!”. Nhạt là sao? Một con rô-bốt lập trình sẵn, dù bất cứ thời gian, địa điểm hay hoàn cảnh nào cũng làm theo lập trình đã ấn định. Em thấy có nhàm không? Rô-bốt liên quan gì tới chuyện hai anh chị? Là... là anh muốn nói chị Hai em như rô-bốt vậy! Rô-bốt đến nỗi chồng đòi ly hôn cũng đồng ý luôn!
Hai có rô-bốt thật không ta? Em mắc cười quá, việc gì phải lo nhiều thế cho mệt? Chị ngoài 40 rồi, không mong sinh nở nữa, công việc ổn định, thu nhập khá đủ, nhà cửa đàng hoàng, mỗi năm du lịch hai lần. Còn mong gì nữa? Rồi... về già? Ít nhất cũng có đứa con để nó rót cho ly nước khi ốm đau bệnh tật chứ? Muốn, nhưng trời không cho thì sao? Cuộc sống này ngắn ngủi lắm em, cứ vui lên mà sống, đừng mong những thứ không thuộc về mình. “Thôi” chồng sao mà vui hả trời? Hì... có khi đó lại là niềm vui, vì nếu biết đã không vui cho một cuộc sống chung vì không hợp nhau điều gì đó, thì níu kéo làm chi? Rồi mai mốt Hai già? Đứa nào cho tao đứa con làm con nuôi, nhà cửa, tài sản tao giao hết. Về già tao ngày hai buổi đi chùa, lãnh lương hưu đến cuối đời là xong.
Giờ “rô-bốt chị Hai” của tôi vẫn ngày hai buổi đến trường, chiều vui thì nấu, buồn ké qua nhà đứa em nào đó ăn chung. Tuần hai buổi gom mấy đứa cháu lại “khảo” kiến thức toán từ lớp 6 đến lớp 12, đứa nào giỏi thì thưởng, đứa nào ú ớ phạt mười ngàn. Hai bảo, được sống là vui rồi, thêm chút thảnh thơi càng tốt. Đừng quá tham lam những gì vốn đã không thuộc về mình. Nhưng cuộc đời, mấy ai phân biệt được thứ gì thuộc về mình, thứ gì không thuộc, hả trời?
(Theo Phunuonline)" alt="Ly hôn vì vợ 'nhạt' quá" />Ngày 22/2, video hàng chục thí sinh nhảy trên nền nhạc bài See Tìnhthu hút lượt xem, bình luận của fan sắc đẹp.
" alt="Dàn mỹ nhân Miss World nhảy điệu 'See Tình'" />
Những ngày đầu tiên sống ở độ cao 2000m so với mực nước biển, buổi sáng của ông Sơn bồng bềnh trong mây phủ, sương mù.
Ẩn cư giữa núi rừng
Một buổi sáng mây phủ, nằm trong chiếc lều ở độ cao 1800m, ông Trần Kim Sơn (62 tuổi, quê TP.HCM) ghi lại những khoảnh khắc vừa trải qua giữa rừng bằng chiếc điện thoại thông minh.
Bất chợt, cơn mưa đá ập đến “giã” những viên đá to bằng đầu ngón tay lên mái lều đã cũ. Ông thu mình, thản nhiên ngắm cơn mưa, mặc kệ từng trận gió ầm ào như muốn xé toang trời đất.
Bốn tuần qua, kể từ ngày rời phố thị lên đỉnh núi Bà (Langbiang, tỉnh Lâm Đồng) ẩn cư, mưa to, gió giật ở ngọn núi thiêng này sớm đã trở thành người đồng hành của ông.
Nơi đây ẩm ướt, nhiều mưa và sương mù... Ông nói, ông biết đến và leo ngọn Langbiang cách đây khoảng 30 năm. Tuy nhiên, ông chỉ mới xem ngọn núi này như một chốn thân thiết từ 5 năm trước. Tháng 7 vừa qua, khi những ảm đạm từ đại dịch bao phủ nhiều nơi, ông muốn lên núi sống ẩn cư như đã từng khi còn là một hướng đạo sinh.
“Đà Lạt chưa có dịch, nhưng tôi đã chán cảnh dưới phố. Và, vì vài mục đích khác nhau, chủ yếu là tự huấn luyện, rút tỉa kinh nghiệm để chuẩn bị cho chuyến đi cuối năm với chuyên đề Leo và cắm trại trên các ngọn núi cao vùng Tây Bắc, tôi quyết định lên đỉnh núi Bà sống”, ông Sơn kể.
Chuyến đi dài ngày nhưng ông và bạn chuẩn bị rất sơ sài. Hành lý của ông chỉ là chiếc lều nhỏ, đôi bộ áo ấm, cái nồi nhôm, điện thoại thông minh đời cũ. Lúc đầu, ông dựng lều ở độ cao 2000m để “treo” mình cùng bồng bềnh mây phủ, sương mù.
Ông và bạn đồng hành quyết định dời lều trại xuống độ cao 1800m để tìm nắng và sự khô ráo. Dù đang giữa mùa hè, nhiệt độ về đêm ở đây chỉ khoảng 10 độ C. Đã thế, Đà Lạt mùa này thường chìm trong những cơn mưa rừng xối xả, lạnh tê người. Có đêm, dù đã nhiều năm sống kiểu du mục nhưng ông vẫn bị tiếng mưa gió gào thét làm cho sợ hãi.
Đó là nỗi sợ không biết chiếc lều lúc nào sẽ bị bật tung bởi những cơn gió mạnh trên vùng núi cao gần 2000m. Thậm chí, ông từng tự nhủ nếu rơi vào hoàn cảnh ấy, ông cũng chẳng biết phải xoay xở thế nào cho ổn ngoài việc chịu cảnh ướt như chuột lột, co rúm người trong gió rét thấu xương.
Cũng may, từ rất lâu rồi, ông đã thích nghi với cái lạnh và sự ẩm ướt của Langbiang nên vẫn chịu được. Ông không còn sợ những cơn mưa rừng hoang lạnh. Ngược lại, với ông, chúng mang lại những thi vị cuộc sống.
Đến nay, ông đã lên núi sống được hơn 4 tuần. Ông nói: “Mưa rừng nào chỉ mang đến cảm giác cô đơn và sự buốt giá cho những tâm hồn nhạy cảm. Chúng còn mang lại nguồn nước uống quý giá cùng với cơ hội được tắm trong sự sảng khoái”.
“Chúng giúp cho cơ thể được sạch sẽ và tâm hồn như được giải thoát khỏi mọi lo âu, căng thẳng của mùa dịch. Nhờ vậy, chỉ cần vài ngày sống cùng ngọn núi cao cũng đủ giúp cho tâm hồn lẫn thể xác của khách lữ hành như được làm mới để được trở thành một con người khác, một người yêu hơn cuộc đời của chính mình”, ông chia sẻ thêm.
Ít ngày trước, để tránh xa vùng sương mù, mưa nhiều, ông và bạn quyết định dời lều trại xuống khu vực có độ cao 1800m. Nơi đây có nhiều nắng, khô ráo nên ông cảm thấy dễ chịu và việc nấu nướng cũng dễ dàng hơn.
Từng là hướng đạo sinh, ông dễ dàng vượt qua thời tiết khắc nghiệt nơi rừng thiêng núi thẳm. Tâm hồn hòa nhập cùng nhịp sống tự nhiên
Sống giữa núi rừng, khái niệm về thời gian của ông dần nhạt nhòa. Ông và bạn đồng hành đã chấp nhận thực tế “sẽ còn phải sống lâu dài trên ngọn núi thiêng của người Lạch (một nhánh của dân tộc K’Ho) này cho đến khi đại dịch Covid-19 qua đi dù chưa biết bao giờ ngày đó mới đến”.
Thời gian này, những chuyến xuống núi mua thực phẩm của ông cũng thưa dần. Thay vào đó, ông siêng năng hơn trong việc đi khắp rừng tìm kiếm những loại rau, trái cây mà người Lạch “bật mí” rằng không chỉ ăn được mà còn rất tốt cho sức khỏe. Ông nói: “Thức ăn ở rừng núi không có nhiều như thiên hạ hay kháo nhau”.
“Ngoài thực phẩm được mua từ dưới núi, chúng tôi còn bổ sung thêm bằng các loại rau rừng thường có khá nhiều vào mùa mưa. Săn thú thì bị cấm, mà tôi cũng chẳng bao giờ có can đảm giết hại các sinh vật của Langbiang. Thay vào đó, tôi đi khắp nơi tìm kiếm những loại rau rừng mà những người Lạch mách rằng chúng không chỉ ăn rất ngon mà còn là bổ dược”, ông nói thêm.
Chỉ với những vật dụng cơ bản, ông đã trải qua 4 tuần sống giữa rừng hoang không điện nước, tiện nghi của cuộc sống hiện đại. Nhiều tuần trôi qua, cuộc sống giữa núi rừng bào mòn sức khỏe ông. Chúng hiện hữu trên “vòng eo không ngừng teo tóp”, “những cơn thở dốc khi vượt đèo đi lấy nước suối”, “đôi vai, bước chân mau mỏi”, "thời gian ngồi nghỉ giữa đường nhiều hơn” của ông.
Dẫu vậy, ông vẫn lạc quan, yêu ngọn núi và chưa từng có ý định xa rời nó dù chỉ là ý nghĩ thoáng qua. Ông chia sẻ: “Trải qua nhiều ngày đêm sống cùng sương gió, giá rét, chúng tôi nhận thấy rằng chế độ ăn uống như nhà tu hành cũng không đến nỗi nào. Sức khỏe tinh thần và thể chất chỉ bị bào mòn đôi chút”.
“Nhưng ông trời cũng công bằng. Ông vẫn ban cho chúng tôi tình yêu cuộc sống và tình yêu thiên nhiên mỗi ngày. Nhờ vậy, chúng tôi vẫn cảm thấy thân thiết với ngọn núi này như ngày nào và chưa từng có thoáng nghĩ muốn rời xa nó. Tâm hồn lữ khách dường như đã hoàn toàn hòa nhập với nhịp sống của thế giới tự nhiên”, ông nói thêm.
Hiện nay, những chuyến ông xuống núi mua thực phẩm ít dần. Thay vào đó, ông luồn rừng tìm rau, trái để làm thức ăn. Bây giờ, với ông, mỗi ngày lang bạt cùng mây gió giữa núi rừng là những hoạt động đầy niềm vui, mang đến cho ông lòng tin yêu vào cuộc sống. Thậm chí, đôi khi với ông, đó còn là “những cảm giác ly kỳ, hấp dẫn khi lỡ bước đi vào những con đường mòn bí hiểm của dân thợ săn và bắt gặp vài chiếc bẫy cũ mèm”.
Hiện, ông đã trải qua 4 tuần sống trên đỉnh núi và quen dần với những cơn mưa rừng ầm ào kéo về trong gió thốc lạnh buốt. Và, những cơn mưa ấy bây giờ chỉ đem lại cho ông cảnh "ngàn thông trở nên xanh mướt, hàng chục loài nấm sau mỗi đêm thi nhau vươn khỏi mặt đất, những trái cây chín mọng…”.
Ông nói, hiện tâm hồn ông đã hòa nhập cùng nhịp sống của tự nhiên. Ông chia sẻ: “Trong lúc cả thế giới đang phải sống những ngày u ám bởi sự đe dọa đáng sợ của Covid-19, buổi sáng trên Langbiang vẫn là những ngày đẹp trời như chẳng biết đến chuyện thế gian”.
“Buổi sớm tinh mơ, sương mù vẫn còn rải rác khắp núi rừng. Ánh ban mai dần đến như muốn ban phát nguồn sinh lực mới cho những lữ khách đã chịu đựng suốt đêm dài mưa gió. Những món quà của thiên nhiên luôn là những gì thuần khiết và bất ngờ nhất. Tại sao không tìm cho mình những món quà đặc biệt đó một cách đơn giản nhất?”, ông chia sẻ thêm.
Bài: Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cặp vợ chồng Mỹ sống tách biệt trong rừng sâu
Điện chập chờn, Internet yếu, Grace Riley và Ryan Sullivan vẫn hài lòng với cuộc sống yên bình trong ngôi nhà nhỏ di động của mình.
" alt="Người đàn ông 62 tuổi lên núi Bà sống đời du mục suốt 4 tuần" /> " alt="Những người đẹp giỏi ngoại ngữ của Hoa hậu Việt Nam" />
- ·Nhận định, soi kèo U21 Watford vs U21 Coventry, 20h00 ngày 31/3: Tiếp tục trượt dài
- ·Sự thật cụ bà nhiễm Covid
- ·Lẩu tam tinh hơn 40 năm của người Hẹ khu Chợ Lớn
- ·Những chiếc bánh Trung thu đánh thức ký ức ẩm thực Hà thành
- ·Nhận định, soi kèo U21 Charlton Athletic vs U21 Sheffield United, 20h00 ngày 1/4: Tin vào đội khách
- ·Kết thúc oan nghiệt sau màn... đổi vợ kỳ dị
- ·Nghèo khó yêu nhau chia nửa chiếc bánh mì, khi giàu anh lại chọn gái trẻ
- ·Tại sao ăn trầu bị say?
- ·Kèo vàng bóng đá Real Madrid vs Leganes, 03h00 ngày 30/3: Los Blancos đáng tin
- ·Dược Hậu Giang gần nửa thế kỷ bền bỉ với những hoạt động vì cộng đồng
- Alô! Xin hỏi đây có phải là số điện thoại của bác … không ạ? Cháu là thành viên thuộc đội truy vết của thành phố Thuận An.
- Dạ đúng số rồi anh, nhưng mẹ em đã qua đời ngày hôm qua vì Covid-19 anh ạ!
Cuộc gọi truy vết F0 từ đầu tuần trước khiến tôi trăn trở đến tận bây giờ.
Hơn một tháng làm nhiệm vụ truy vết ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, nhóm chúng tôi đã thực hiện hơn 4.000 cuộc gọi cho các F0 để thực hiện nhiệm vụ. Mỗi cuộc trò chuyện đôi khi không chỉ dừng lại ở những câu hỏi - đáp về yếu tố dịch tễ đơn thuần, mà còn là câu chuyện rất "đời" của chính các "F".
Tiến vào tâm dịch
Trưa 6/7, tôi cùng hơn 300 bạn học và các thầy cô, trong lực lượng của trường Đại học Y Hà Nội chi viện miền Nam, đặt chân xuống Sân bay Tân Sơn Nhất.
Đoàn sinh viên và cán bộ Đại học Y Hà Nội chi viện các "điểm nóng". Trên chuyến xe đi từ TPHCM về Bình Dương, ấn tượng lớn nhất lúc đó là sự thay đổi gần như 180 độ của nơi này so với những hình ảnh mà tôi còn nhớ trong chuyến đi đúng một năm về trước. Sự nhộn nhịp, phồn hoa bị thay thế bằng những con đường vắng hoe, cánh cửa đóng chặt của các hàng quán và tiếng còi xe cấp cứu.
Khung cảnh ảm đạm này cũng cảnh báo chúng tôi về một cuộc chiến không dễ dàng ở trước mắt.
Chuyến xe đưa lực lượng chi viện Đại học Y Hà Nội tiến về Bình Dương. Đẩy "KPI" lên gấp 3 lần để chạy đua với Covid-19
Tôi cùng 27 bạn sinh viên khác trong đoàn được phân công vào tổ truy vết các F0.
Nhóm chúng tôi làm việc tại một trụ sở UBND phường. Căn phòng có sức chứa tối đa hơn 20 người, không bật điều hòa, cửa sổ mở thoáng, ngồi giãn cách, thường xuyên lau mặt bàn bằng cồn để đảm bảo môi trường sạch khuẩn.
Nơi lực lượng truy vết làm việc là một phòng họp trong trụ sở UBND phường. Một ngày làm việc bắt đầu bằng những cuộc gọi đến số máy của người có trong danh sách dương tính với SARS-CoV-2 từ lô mẫu xét nghiệm vừa chạy hôm trước.
Để tránh ồn ào, chúng tôi tách nhau ra để gọi điện, tìm mọi vị trí, người ra ban công, người ngồi hiên nhà, bất cứ chỗ nào miễn có nơi kê sổ để ghi chép.
Khai thác thông tin về tình trạng sức khỏe của F0 và những người liên quan; lịch trình di chuyển, tiếp xúc; lập cầu nối 2 chiều giữa F0 và lực lượng chức năng địa phương nếu họ có nhu cầu cần được giải quyết; cùng những vấn đề chuyên môn khác nếu cần là mục tiêu mà chúng tôi cần đạt được trong mỗi cuộc gọi.
Sau khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2, danh sách các bệnh nhân dương tính sẽ được chuyển lên lực lượng truy vết (Ảnh minh họa). Từ những thông tin này, chúng tôi sẽ lập báo cáo dịch tễ của F0 và lên phương án xuống cộng đồng để truy vết ngay trong ngày nếu cần.
Thời gian đầu, mỗi ngày Bình Dương ghi nhận khoảng 50 - 100 ca, còn ở thời điểm hiện tại, con số này đã ở mức trên 1.000 thậm chí có ngày trên 2.000 - 3.000 ca bệnh được ghi nhận. Điều này đồng nghĩa với việc khối lượng công việc của chúng tôi cũng tăng lên rất nhiều.
Từ 10 F0/người/ngày, đến nay chúng tôi đang đặt "KPI" cao gấp 3 lần để đuổi kịp diễn biến dịch bệnh.
Số F0 liên tục gia tăng kéo theo áp lực của lực lượng truy vết (Ảnh minh họa). Là sinh viên ngành Bác sĩ đa khoa, truy vết F0 không phải là thế mạnh của tôi. Song, những khóa tập huấn thường kì của nhà trường cho lực lượng dự bị chống dịch, cũng giúp tôi đủ tự tin về năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, khó khăn đôi khi lại phát sinh từ chính những điều mà tôi không hề nghĩ đến trước khi bước vào cuộc chiến thực sự.
Cuộc trò chuyện đặc biệt với các "F"
Một đặc điểm chung của hầu hết các bệnh nhân hay người nhà của họ, mà tôi cảm nhận được qua những cuộc gọi, chính là tâm lý lo sợ và thậm chí là hoảng loạn.
Từ thực tế này, tổ truy vết vẫn thường xuyên trao đổi chuyên môn với nhau để tìm ra cách khai thác thông tin để ít ảnh hưởng tâm lý các bệnh nhân nhất.
Minh Hải là trưởng nhóm truy vết của đoàn sinh viên Đại học Y Hà Nội hỗ trợ thành phố Thuận An, Bình Dương. Có trường hợp con là F0 nhưng số điện thoại được cung cấp cho lực lượng truy vết lại là của bố, mẹ và đang không ở cùng con. Biết được tin con dương tính SARS-CoV-2, họ đều rất hoảng hốt. Liên tiếp những câu hỏi về tình hình, sức khỏe từ phía đầu dây bên kia, bởi có lẽ với họ lúc này, chúng tôi là kênh thông tin duy nhất về con mình. Tiếc rằng, chúng tôi cũng là người đang đi tìm lời giải cho những câu hỏi đó.
Một cuộc gọi khác đến người đàn ông đã ngoài 30 tuổi. Sau khi được thông báo có kết quả dương tính SARS-CoV-2, câu hỏi đầu tiên của anh ta không phải là về tình trạng của mình, mà là cô con gái đã có triệu chứng sốt 2 ngày nay.
Nhiều người sợ cách ly tập trung hơn cả Covid-19, thế nên việc đầu dây bên kia tắt máy hay giả vờ báo nhầm số ngay sau khi chúng tôi giới thiệu là lực lượng truy vết là chuyện xảy ra như cơm bữa.
"Các em gọi thế này chị biết mình là F0 rồi. Nhưng chị sợ người thân của mình phải vào khu cách ly, sinh hoạt, ăn uống không hợp và nhỡ đâu có nguy cơ lây nhiễm chéo, nên chị sẽ không trả lời câu hỏi của em", một F0 từng "bất hợp tác" với chúng tôi theo cách đặc biệt như vậy. Và dĩ nhiên, đây là tình huống không hề có trong "sách vở".
Cũng đã không dưới 10 lần, khi cuộc gọi truy vết được thực hiện thì bệnh nhân đã nằm trong phòng Hồi sức cấp cứu và thậm chí có người đã trút hơi thở cuối cùng từ trước đó. Gác máy sau mỗi cuộc gọi như vậy, tôi lại suy nghĩ về sự nguy hiểm của Covid-19 và trách nhiệm đi trước diễn biến dịch của lực lượng trên tuyến đầu chúng tôi.
Sức nặng của số "1"
Những cuộc trò chuyện với "F" không chỉ gói gọn trên điện thoại. Tất cả mọi ngày, chúng tôi đều có một danh sách dài những trường hợp cần truy vết cộng đồng.
Đặc điểm của Bình Dương là nhiều khu công nghiệp. Do đó, địa bàn chúng tôi xuống truy vết cộng đồng thường là các khu nhà trọ công nhân nằm san sát nhau.
Tổ truy vết trên đường đến điểm truy vết cộng đồng. Những trường hợp cần tìm gặp để điều tra dịch tễ chủ yếu là gia đình, đồng nghiệp hay hàng xóm của bệnh nhân. Trong các cuộc truy vết cộng đồng, lo lắng không phải là tâm lý của riêng các "F", mà cả của chính nhân viên y tế, khi mỗi cuộc đối thoại đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm.
Điều quan trọng nhất và cũng là thử thách lớn nhất khi truy vết cộng đồng là phải xác định được người mình vừa điều tra là F1 hay F2. Có trường hợp một người phụ nữ là vợ sống cùng nhà với F0. Theo logic thông thường, người này chắc chắn sẽ là F1.
Thế nhưng kết quả điều tra lại cho thấy, người chồng đã cách ly tại công ty từ cách đây 10 ngày, nghĩa là khả năng nguồn lây của F0 không liên quan đến gia đình. Do đó, chúng tôi phải tự đặt ra câu hỏi cho chính mình trong mọi tình huống.
Trong các cuộc truy vết cộng đồng, lo lắng không phải là tâm lý của riêng các "F", mà cả của chính nhân viên y tế, khi mỗi cuộc đối thoại đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm (Ảnh minh họa). Thời gian đầu, F1 phải đi cách ly tập trung, F2 cách ly tại nhà. Do vậy, chỉ khác một con số đã là sự thay đổi rất lớn, đặc biệt là khi những trường hợp được điều tra là trẻ em hay người già.
Chính vì vậy, trước khi đặt bút kết luận, chúng tôi phải rất cẩn trọng. Ngoài bám thật sát hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế, nếu có bất kì điểm gì chưa chắc chắn, chúng tôi sẽ phải xin ý kiến của lực lượng y tế địa phương hoặc nếu cần là tham vấn các thầy, chuyên gia dịch tễ của Đại học Y Hà Nội.
Tôi còn nhớ như in về một trường hợp cụ bà 70 tuổi, tôi trực tiếp điều tra truy vết và xác định là F1. Chỉ 15 phút sau, con gái của bà gọi cho tôi vừa nói vừa nấc nghẹn: "Em xem kỹ lại kết quả giúp chị. Mẹ chị chừng này tuổi rồi, sợ bà vào khu cách ly nhỡ may…".
Thế nên, với chúng tôi, đưa ra một quyết định chính xác không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn mà còn là trách nhiệm với xã hội.
Nguyễn Ngọc Minh Hải, 23 tuổi, quê Quảng Ninh là sinh viên chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội. Ngày 6/7, Minh Hải cùng hơn 300 sinh viên và cán bộ Đại học Y Hà Nội "nam tiến" để chi viện cho các điểm nóng về dịch. Theo Dân Trí
Đội truy vết F0 ở TP.HCM: 'Nhiều cuộc gọi làm chúng tôi rơi nước mắt'
Bên cạnh khó khăn khi thực hiện hàng nghìn cuộc gọi mỗi ngày, các thành viên đội truy vết F0 ở TP.HCM còn kể nhiều câu chuyện cảm động của những con người phía bên kia đầu dây.
" alt="Lực lượng truy vết kể lại những cuộc trò chuyện đặc biệt với F0, F1..." />Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, mỗi năm có từ 1 đến 3 ngày thứ 6 ngày 13.
Theo quan niệm phương Tây, thứ 6 ngày 13 là một ngày cực kỳ xui xẻo và kém may mắn. Rất nhiều người phải né tránh nó bởi đã có nhiều chuyện không vui xảy ra trong ngày này khiến họ kinh hãi và sợ sệt.
Nguồn gốc của nỗi ám ảnh thứ 6 ngày 13
Theo các nhà sử học, con số 13 được coi là một "trường hợp đặc biệt" từ những năm 1780 TCN khi mà trong bộ luật Hammurabi nổi tiếng của người Babylon không hề có điều luật thứ 13.
Ngoài ra, rất nhiều khái niệm từ thời cổ đại chỉ được phân loại trong 12 cá thể khác nhau.
Ví dụ như 12 cung hoàng đạo, 12 tháng trong 1 năm, 12 vị thần Hy Lạp, 12 tông đồ của Chúa Jesus, anh hùng Hercules lập 12 chiến công hay 12 bộ tộc cổ đại của người Israel… Theo một cách nói cụ thể, số 13 là khái niệm vượt ra khỏi những quy tắc thông thường của con người.
Bên cạnh đó, theo thần thoại Bắc Âu, con số 13 bắt nguồn từ việc vị thần xảo trá Loki đã bí mật hợp tác với thần bóng tối Hoder để ám sát vị thần hạnh phúc Balder trong một bữa tiệc tại thiên đường Valhalla. Lúc đó, chỉ có 12 vị thần được mời tham dự tiệc, Loki đến dự với tư cách "khách không mời mà đến".
Ngay sau khi Balder chết, cả Trái Đất chìm trong bóng tối và tang tóc.
Vậy còn ngày thứ 6, tại sao nó lại đi kèm với con số 13 để tạo ra "cặp đôi hoàn cảnh" về khái niệm may rủi trong quan niệm của nhiều người?
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ về Kinh thánh của đạo Thiên chúa và họ phát hiện ra ngày Eva đưa cho Adam ăn trái cấm tại Vườn địa đàng là vào ngày thứ 6, sự việc này đã khiến họ bị trục xuất khỏi đó.
Các tín đồ của đạo Thiên chúa luôn coi thứ 6 ngày 13 là ngày tội lỗi bi kịch, bởi đó là ngày Jesus bị tông đồ thứ 13, Judas phản bội chỉ vì 13 đồng bạc và bản thân Jesus cũng bị đóng đinh lên cây thánh giá đúng vào thứ 6 ngày 13.
Ngoài ra, sự trùng hợp của nhiều sự cố xảy ra vào thứ 6 ngày 13 càng khiến nhiều người lo sợ. Điển hình là các vụ: Đắm tàu Costa Concordia, di tản hơn 4.000 người (năm 2012); Máy bay chở đội bóng bầu dục Uruguay đâm vào dãy Andes (năm 1972) ; Bão Bhola tấn công Bangladesh, ít nhất 300.000 người thiệt mạng (năm 1970); Điện Buckingham, Anh bị dội bom (năm 1940); Máy bay Nga chở 174 người gặp nạn, không một ai sống sót (năm 1972).
Quan điểm của các nhà chuyên môn về thứ 6 ngày 13
Trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học hữu thần và những nhà nghiên cứu tâm linh đã nỗ lực chứng minh con số 13 và ngày thứ 6 chỉ là những phạm trù bình thường như nhiều thứ khác.
Vào những năm 1880, một nhóm bao gồm những người có tiếng nói của cộng đồng cư dân thành phố New York (Mỹ) đã thành lập một câu lạc bộ có tên là Câu lạc bộ 13, với đại úy William Fowler - cựu chiến binh thời Nội chiến Hoa Kỳ - làm chủ tọa.
Theo đạo Hindu, các tín đồ tôn thờ chúa Shiva và Parvati vào ngày Trayodashi, ngày thứ 13 trong tháng Hindu.
Trong đạo Phật, có 13 vị Phật trong trường phái Shingon. Cuốn Đại Giải phóng Tây Tạng còn đề cập đến 13 dấu hiệu may mắn. Tại Ý và Trung Quốc, người ta sợ số 17 và 4 hơn số 13.
Một điều thú vị khi nhắc đến thứ 6 ngày 13 đó là số vụ tai nạn giao thông, hỏa hoạn và trộm cắp trong ngày này ít hơn so với các thứ 6 khác, theo một nghiên cứu tiến hành bởi Trung tâm Thống kê Bảo hiểm Hà Lan năm 2008. Lý do là bởi nhiều người lo sợ nên ít đi ra ngoài trong ngày này.
Các việc không nên làm vào ngày thứ 6 ngày 13
Chuyên gia phong thủy Song Hà cho rằng, điều đầu tiên và quan trọng nhất là: Không nên sợ hãi hay lo lắng về thứ 6 ngày 13. Ngoài ra, trong tình hình dịch Covid-19 và lệnh giãn cách như hiện tại, bên cạnh việc không ra ngoài khi không có việc cần thiết, mọi người nên tránh làm những việc sau:
- Không nên xem Tử vi vào ngày này
- Không nên thay đổi giường ngủ hay két sắt vào ngày này
- Không nên cắt móng tay vào ngày này
- Không nên gây tâm lý hoang mang, sợ hãi và lo lắng cho bản thân mình cũng như người thân, cộng đồng do tuyên truyền những thông tin tiêu cực, gây ám ảnh về thứ 6 ngày 13.
Những việc nên làm vào ngày này
Điều nên làm đầu tiên là thả lỏng, thư giãn và nghĩ đến những điều tích cực nhất, cười thật nhiều vào thứ 6 ngày 13.
- Nên mở những bài hát, những bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng và tích cực
- Nên tập thể dục vận động nhẹ vào buổi sáng thứ 6 ngày 13
- Làm nhiều việc thiện lành để cho chính bản thân mình và mọi người xung quanh vui vẻ như trao nhau những nụ cười, ánh mắt trìu mến, cảm thông, nói những lời nói cổ vũ bản thân và mọi người xung quanh để lan truyền và nhân bội năng lượng tích cực tăng hàm số may mắn.
- Nếu bạn đam mê kiếm tiền và đang kinh doanh thì sáng ra nên mở tiền ra ngắm nghía, tưởng tượng những điều tích cực và lên giây cót tinh thần.
- Tích phúc bằng việc chia sẻ những nội dung tích cực, may mắn và lành mạnh vào thứ 6 ngày 13 trên các phương tiện internet cá nhân như Facebook, zalo, line, viber, instargram, tiktok ví dụ như nụ cười toả nắng của bản thân, những hình ảnh đẹp về phong cảnh...
Linh Giang (ghi)
Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch 2021
Lễ Thất Tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất phát từ câu chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ.
" alt="Sự thật về thứ 6 ngày 13, những điều nên làm và không nên làm trong ngày này" />Cụ thể, Đoàn Thanh niên Vietcombank phối hợp với Đoàn Thanh niên các đơn vị như Thanh tra Chính phủ, Cơ quan Ban Tổ chức Trung ương Đảng và các Tỉnh Đoàn Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái tổ chức chương trình an sinh xã hội "Vì đàn em thân yêu". Tổng giá trị trao tặng trong chương trình này là 415 triệu đồng.
" alt="Đoàn Thanh niên Vietcombank hỗ trợ thiếu nhi miền Bắc" />Ảnh: Như Ý (PNO)
Chị quay qua hỏi chồng: “Giờ trước mặt cả nhà, anh trả lời thẳng thắng nha, suốt mười ba năm nay anh ôm gà nhiều hơn hay ôm vợ nhiều hơn?” Anh trợn mắt nhìn chị định gầm lên gì đó thì chị chồng gạt ngang: “Sao trước giờ thím không nói giờ lại lôi ra trách nó?”. Biết thế nào cũng sẽ gặp những câu hỏi kiểu này nên chị nói luôn: “Đúng là ngày mới cưới em chưa dám nói vì nghĩ đây chỉ là trò giải trí nhất thời của ảnh thôi. Ngờ đâu ảnh ngày càng mê, mở mắt là tìm gà, trước khi ngủ cũng phải nhìn con gà. Chắc chị còn nhớ cái hôm em đau ruột thừa, một mình cố lết ra đầu hẻm bắt taxi, vì chồng em lúc đó đang có độ gà lớn. Hôm em sinh thằng Đen lẫn con Bí, chỉ có mẹ em là xách giỏ đi theo và thăm em trong bệnh viện. Và chắc chị cũng không quên rất nhiều lần em gọi điện nhờ chị kiếm con về lúc nửa đêm, khi đó em đi công tác dưới tỉnh và chồng em vẫn còn đang ôm gà. Mọi việc chị đều biết và có lần còn không ngừng gọi điện la mắng chồng em trước mặt em”.
Chị ngưng một lát rồi nói tiếp: “Em hỏi thiệt nếu đổi lại là chị thì chị sẽ làm sao? Năn nỉ, giận hờn, to tiếng hay bỏ đi? Em thì cách nào cũng làm nhưng đâu lại hoàn đó chỉ sau một đêm. Những lời ruột gan của em trôi tuột như nước đổ là khoai. Ảnh đã vô trách nhiệm thì thôi, máu me cá độ đá gà thì thôi, ảnh còn làm khó dễ không cho em về thăm gia đình. Thậm chí con mèo em nuôi từ khi nó mới chào đời mà ảnh cũng nỡ bỏ thuốc cho nó chết. Đúng thật là em không bỏ anh vì con mèo nhưng cái chết của con mèo em cưng là quá sức chịu đựng của em. Sẵn đây, con thưa với cả nhà luôn là con đã nộp đơn li dị và đem hai anh em thằng Đen về nhà bà ngoại ở kể từ ngày hôm nay”.
Chị nói xong, mắt ráo hoảnh và thấy mình mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong khi tất thảy mọi người kể cả chị chồng chị lúc nãy vẫn còn hùng hổ thì giờ đây đang giả đò ngó lơ chỗ khác. Thật ra những chuyện chị nói không ai không biết nhưng vì khi chị cần đến sự giúp đỡ thì tất cả đều im lặng kể cả má chồng chị nên giờ đây chẳng ai vịn vào được vào lý do gì để “bẻ” lại. Nhưng ít ra giờ mọi người đã hiểu, chị nộp đơn ly dị không phải vì con mèo.
(Theo Phunuonline)" alt="Đòi ly dị chồng chỉ vì... con mèo?" />
- ·Nhận định, soi kèo Henan FC vs Qingdao West Coast, 18h00 ngày 1/4: Bất phân thắng bại
- ·4 lần sảy thai do dị dạng tử cung
- ·Tranh thủ nghỉ dịch Covid
- ·CFMoto Papio XO Racer
- ·Nhận định, soi kèo Hapoel Beer Sheva vs Maccabi Tel Aviv, 00h30 ngày 1/4: Gánh nặng cửa trên
- ·Đàn ông không biết rửa bát là vô trách nhiệm!
- ·'Vợ mày chứ đâu phải má mày'
- ·Chuyện tình cảm động của cặp đôi bán vé số
- ·Nhận định, soi kèo Latvia
- ·Độc chiêu lấy lòng mẹ chồng của các nàng dâu