Soi kèo phạt góc Empoli vs Atalanta, 18h30 ngày 30/10
本文地址:http://app.tour-time.com/html/40f199616.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Siêu máy tính dự đoán Cagliari vs Fiorentina, 20h00 ngày 21/4
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp bà Cristina Romila, Đại sứ Romania tại Việt Nam, sáng 13/8 (Ảnh: Tống Giáp).
Trân trọng người lao động Việt
Gặp lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, Đại sứ Cristina Romila cho biết, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Romania vừa qua là dấu mốc quan trọng, thúc đẩy mối quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Trong chuyến thăm đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania. Thời gian tới, Romania mong muốn tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa hợp tác trong lĩnh vực lao động.
Chia sẻ với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bà Cristina Romila cho biết: "Chúng tôi biết ơn và trân trọng người lao động Việt Nam vì những đóng góp rất to lớn đối với sự phát triển của Romania thời gian qua".
Bà Cristina Romila cho biết thêm, những năm qua, rất nhiều công dân Romania sang Việt Nam. Tương tự, người Việt Nam sang định cư, công tác tại quốc gia này cũng ngày một tăng.
Đại sứ Cristina Romila đánh giá rất cao nhân lực Việt Nam (Ảnh: Tống Giáp).
Do đó, Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania đã soạn thảo bản giới thiệu hệ thống bảo hiểm gửi tới lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và mong muốn nhận lại bản giới thiệu về luật BHXH của Việt Nam để xem xét khả năng hợp tác giữa hai nước.
"Đặt hàng" nhân lực
Đồng tình, đánh giá cao các ý kiến của Đại sứ Cristina Romila, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, hợp tác chung giữa Việt Nam - Romania những năm vừa qua đã phát triển tốt đẹp trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế - xã hội, lao động - việc làm…
Bộ trưởng cho biết, qua những lần tiếp xúc với lao động Việt Nam tại Romania, ông nhận được những phản hồi hết sức tích cực, đặc biệt là sự quan tâm của nhà nước đối với người lao động.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hiện có khoảng 2.600 lao động Việt đang làm việc tại Romania. Mức lương cơ bản của người lao động dao động từ 650-1.000 USD/tháng (chưa bao gồm lương làm thêm ngoài giờ).
Người lao động Việt Nam đi làm việc tại Romania theo các hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp của hai nước, được hưởng 2 loại bảo hiểm, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ với Đại sứ Cristina Romila các vấn đề liên quan đến lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (Ảnh: Tống Giáp).
Bộ trưởng cũng đánh giá cao các cơ quan chức năng của Romania trong việc bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc tại quốc gia này.
Ông dẫn chứng, giai đoạn 2020-2021, khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều nhà máy bị thu hẹp sản xuất, các cơ quan chức năng của Romania đã luôn quan tâm, giám sát và hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận lao động Việt Nam, đảm bảo lương và thu nhập cho người lao động.
Chia sẻ thêm với Đại sứ Cristina Romila, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nền kinh tế có độ mở lớn, năng động, dựa trên các tiềm năng sẵn có và hợp tác quốc tế.
Việt Nam hiện tập trung vào 3 đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, là đột phá về thể chế, hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
"Chúng tôi đang trong thời kỳ dân số vàng. Với quy mô dân số hơn 100 triệu dân, Việt Nam có tới 56 triệu người trong độ tuổi lao động. Đây là lợi thế vô cùng lớn.
Thời gian tới, chúng tôi tranh thủ tận dụng lợi thế này, tập trung bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam cũng cập nhật xu thế, chú trọng đào tạo một số ngành nghề mới như nhân lực làm chíp bán dẫn, hydrogen và nhân lực tín chỉ cacbon.
Việt Nam phấn đấu trở thành điểm đến tìm kiếm nhân công cho nhiều quốc gia đang cần nguồn nhân lực ngành bán dẫn", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, hằng năm, ngoài đào tạo việc làm trong nước cho khoảng 1,5 triệu người, Việt Nam phái cử khoảng 150.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ngoài các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… gần đây, Việt Nam tăng cường mở rộng hợp tác với Đức - một trong những thị trường lao động có mức thu nhập và điều kiện làm việc tốt.
Bộ trưởng cho biết, hiện có nhiều quốc gia "đặt hàng" Việt Nam cung cấp lượng lớn nhân lực.
Liên quan đến bản ghi nhớ giữa hai nước, người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH Việt Nam giao các cơ quan chuyên môn của Bộ nghiên cứu, cùng trao đổi với Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania, sớm hiện thực hóa các nội dung đã ký kết.
"Chúng ta phải cùng nhau nghiên cứu cơ chế để đảm bảo quyền lợi cho người lao động của hai nước, đặc biệt là về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chăm sóc người già", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
">Nhiều quốc gia "đặt hàng" Việt Nam cung cấp nguồn nhân lực
Một vụ phóng thử tên lửa của Nga (Ảnh: Sputnik).
"Pháp và Anh đã quyết định giúp Ukraine sử dụng tên lửa có độ chính xác cao và họ sẽ phải trả giá cho điều đó. Moscow sẽ đáp trả các cuộc tấn công bằng tên lửa vào Nga", ông Mikhail Ulyanov, Đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Vienna cho biết, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al Mayadeenhôm 23/11.
"Những gì Nhà Trắng đã làm là rất nguy hiểm và người đưa ra quyết định này hoàn toàn nhận thức được hậu quả tiêu cực của nó", ông Ulyanov nói thêm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng chỉ trích tuyên bố của Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot về việc cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Pháp để tấn công lãnh thổ Nga. Bà Zakharova chỉ trích sự hỗ trợ này "không phải là giải cứu mà là kết liễu".
Theo bà Zakharova, lập trường như vậy của Pháp chẳng những không giúp ích cho Ukraine mà còn làm xấu đi vị thế của nước này trong cuộc xung đột hiện tại. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng việc cung cấp vũ khí tầm xa góp phần làm leo thang hơn nữa, cuối cùng sẽ dẫn đến hậu quả tàn khốc cho chính Ukraine.
Trong một cuộc phỏng vấn do đài BBCphát sóng, Ngoại trưởng Barrot cho biết Pháp "không đặt ra và thể hiện lằn ranh đỏ" về sự ủng hộ đối với Kiev, và các cuộc tấn công tầm xa nhằm vào lãnh thổ Nga có thể được Ukraine thực hiện "theo logic tự vệ".
Pháp đã cung cấp cho Ukraine các tên lửa hành trình SCALP-EG và Kiev đã sử dụng các tên lửa này để tấn công các mục tiêu ở Crimea và 4 khu vực mà Nga đã tuyên bố sáp nhập vào năm 2022.
SCALP-EG, được gọi là Storm Shadow ở Anh, là tên lửa hành trình phóng từ trên không của Anh - Pháp có tầm bắn tối đa 550km.
Bình luận của Ngoại trưởng Barrot được đưa ra một ngày sau khi quân đội Ukraine xác nhận tên lửa Storm Shadow đã được sử dụng lần đầu tiên trong một cuộc tấn công vào khu vực Kursk của Nga, nơi quân đội Ukraine đã tiến hành chiến dịch đột kích từ đầu tháng 8. Bộ Quốc phòng Nga cho biết hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 2 tên lửa của Anh.
Cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã "bật đèn xanh" để Ukraine sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất trong các cuộc tấn công tầm xa vào Kursk.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 5 tuyên bố ông sẽ cân nhắc cho phép sử dụng tên lửa SCALP-EG tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga. Đầu tuần này, Ngoại trưởng Barrot nói rằng Tổng thống Macron vẫn để ngỏ ý tưởng này.
Nga đã đáp trả các cuộc tấn công bằng tên lửa ATACMS và Storm Shadow bằng cách phóng tên lửa siêu vượt âm mới vào cơ sở công nghiệp quân sự tại thành phố Dnepropetrovsk của Ukraine.
Tên lửa mới có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đã bắn nhiều đầu đạn vào cơ sở ở Ukraine với tốc độ cực nhanh. Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ sản xuất hàng loạt tên lửa mới và đưa vào kho vũ khí của Nga trong những tháng tới.
Các chuyên gia cho rằng tên lửa Oreshnik mới của Nga có tầm bắn khoảng 3.000-5.000km. Với tầm bắn như vậy, Oreshnik có thể vươn đến hầu hết châu Âu.
Ông Putin cáo buộc Mỹ và NATO cố tình leo thang xung đột, đồng thời tuyên bố Nga sẽ đạt được tất cả các mục tiêu quân sự bất kể Kiev sử dụng hệ thống vũ khí nào.
">Nga cảnh báo Anh, Pháp phải trả giá vì "cởi trói" vũ khí cho Ukraine
Nam shipper bị đánh giá 1 sao trên ứng dụng giao hàng công nghệ vì từ chối giao thịt chó (Ảnh cắt từ clip nhân vật cung cấp).
Thấy món hàng được yêu cầu ship, anh liền từ chối, nhờ khách hàng hủy đơn và nói rằng: "Anh thông cảm, em không có giao mấy đồ này".
Nhận lời từ chối, người đàn ông đầu dây bên kia bắt đầu la mắng kèm những câu chửi tục, chất vấn shipper: "... nhận đơn rồi bây giờ đòi hủy là sao?".
Nam shipper đáp trả cương quyết: "Anh cứ đánh 1 sao đi, hủy là hủy, không nói nhiều".
Thời điểm xảy ra sự việc, nam shipper ghi hình lại toàn bộ cuộc nói chuyện và đăng tải lên kênh TikTok của mình.
Đoạn clip nhanh chóng thu hút hàng chục nghìn lượt xem và tương tác. Nhiều người cho rằng vị khách đặt hàng quá thô lỗ. Ngược lại cũng có không ít lời chê trách với nam shipper vì chưa biết cách ứng xử khi từ chối khách.
Giải thích về hành xử của mình, chủ nhân đoạn clip, anh C.N.T. (ngụ tại TPHCM), cho hay sự việc xảy ra đã vài tháng trước. Đến nay, anh khá bất ngờ khi đoạn clip bất ngờ được khơi lại, khiến nhiều người quan tâm và khơi lên tranh luận.
Nam shipper khẳng định, việc đăng tải đoạn clip chỉ đơn thuần là muốn lưu lại những tình huống phát sinh trong công việc, khoảnh khắc đặc biệt khi ra ngoài mưu sinh.
"Tôi chưa bao giờ nói mình đúng. Tôi đi làm dịch vụ là để kiếm tiền, nhưng tôi thà bị chửi, ăn mì gói qua ngày chứ không kiếm tiền bất chấp trên sinh mạng của "tụi nhỏ" (loài vật được nuôi làm thú cưng). Quan điểm của tôi vậy. Tôi chỉ hi vọng có thể lan tỏa được tinh thần này đến các shipper khác", anh T. bộc bạch.
Chia sẻ về tình hình công việc, chàng trai thú thật, nghề shipper hiện gặp nhiều khó khăn vì tính cạnh tranh cao, thu nhập giảm. Thế nhưng, anh T. vẫn rất tự hào và yêu thích công việc của mình, xem đây như trải nghiệm tuổi trẻ.
Trên trang cá nhân, nam shipper cũng đăng tải hàng loạt clip về hành trình đi làm của mình. Trong đó, có đoạn clip đạt gần 700.000 lượt xem, ghi lại cảnh anh T. trích phần lớn tiền kiếm được trong ngày để mua thức ăn cho người đàn ông sống lang thang.
Đoạn clip ghi cảnh nam shipper mua phần ăn cho người đàn ông vô gia cư bới rác tìm thức ăn có 700.000 lượt xem (Ảnh cắt từ clip nhân vật cung cấp).
"Lúc tôi đưa phần ăn, người đàn ông đó đã khóc và chắp tay lạy hộp thức ăn. Khoảnh khắc đó tôi xúc động lắm, thương xót một phận người. Tôi cũng biết rằng mình đã làm điều đúng đắn. Tôi thấy làm shipper rất phù hợp với mình. Khi khoác chiếc áo lên, đi đến bất cứ đâu hay ngủ bụi ngoài đường thì tôi cũng không bị người khác dòm ngó. Cảm giác rất tự do!", anh T. bộc bạch.
">Shipper từ chối giao thịt chó, bị đánh giá 1 sao
Nhận định, soi kèo Basel vs Yverdon
Hiện trường vụ việc (Ảnh: 21ST Century).
"Ngay trước 22 giờ 30, một phương tiện di chuyển với tốc độ cao đã va chạm với cổng vòng ngoài khu phức hợp Nhà Trắng", Cơ quan Mật vụ Mỹ cho biết trong một tuyên bố trên mạng xã hội X.
Tuy nhiên, cơ quan này mô tả vụ việc "chỉ là… một vụ va chạm giao thông" chứ không phải là một hành động có chủ ý có động cơ chính trị.
Phát ngôn viên Cơ quan Mật vụ Anthony Gugliemi nhấn mạnh "không có mối đe dọa" nào đối với tòa nhà và nhiều khả năng đây không phải là vụ tấn công". Các cảnh sát có mặt tại hiện trường đã cố gắng hỗ trợ tài xế nhưng người này được phát hiện đã tử vong.
Phát ngôn viên Gugliemi cho biết, cơ quan mật vụ đang phối hợp cùng cảnh sát và lực lượng cứu hỏa thủ đô Washington để điều tra sự việc theo hướng đây là vụ tai nạn giao thông.
Cảnh sát cho biết tài xế tử vong là nam giới nhưng chưa thể xác định danh tính. Tổng thống Joe Biden đã trở về quê nhà ở bang Delaware dịp cuối tuần nên không có mặt ở Nhà Trắng khi sự việc xảy ra.
Đây là lần thứ hai kể từ tháng 1, một người lái xe ô tô đã đâm vào cổng Nhà Trắng. Tài xế trong vụ việc trước đã bị bắt giữ sau vụ việc.
Nhà Trắng cũng đã chứng kiến một loạt vụ xâm phạm trong những năm gần đây, dẫn đến việc xây dựng một hàng rào kim loại cao hơn, cứng cáp hơn xung quanh dinh thự mang tính biểu tượng này vào năm 2020.
">Mỹ: Tài xế thiệt mạng sau khi đâm xe vào cổng Nhà Trắng
Phó Thủ tướng Lê Thành Long trình bày tờ trình (Ảnh: Phạm Thắng).
Phương án 1 là đối với thuốc lá điếu là 2.000 đồng/bao (từ năm 2026), 4.000 đồng/bao (từ năm 2027), 6.000 đồng/bao (từ năm 2028), 8.000 đồng/bao (từ năm 2029), 10.000 đồng/bao (từ năm 2030).
Đối với xì gà là 20.000 đồng/điếu (từ năm 2026), 40.000 đồng/điếu (từ năm 2027), 60.000 đồng/điếu (từ năm 2028), 80.000 đồng/điếu (từ năm 2029), 100.000 đồng/điếu (từ năm 2030).
Đối với thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm là 20.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2026), 40.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2027), 60.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2028), 80.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2029), 100.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2030).
Phương án 2 là đối với thuốc lá điếu là 5.000 đồng/bao (từ năm 2026), 6.000 đồng/bao (từ năm 2027), 7.000 đồng/bao (từ năm 2028), 8.000 đồng/bao (từ năm 2029), 10.000 đồng/bao (từ năm 2030).
Đối với xì gà là 50.000 đồng/điếu (từ năm 2026), 60.000 đồng/điếu (từ năm 2027), 70.000 đồng/điếu (từ năm 2028), 80.000 đồng/điếu (từ năm 2029), 100.000 đồng/điếu (từ năm 2030).
Đối với thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm là 50.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2026), 60.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2027), 70.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2028), 80.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2029), 100.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2030).
Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ nghiêng về phương án 2, bởi cả 2 phương án về lộ trình tăng mức thuế tuyệt đối tại dự thảo luật gửi xin ý kiến đã được cân nhắc tính toán trên cơ sở các yếu tố như giá thuốc lá tại Việt Nam đang ngày càng rẻ so với thu nhập, dẫn đến sức mua thuốc lá tăng; gánh nặng chi phí y tế liên quan đến bệnh tật do thuốc lá gây ra...
Bên cạnh đó, theo phương án 2 thì tỷ lệ hút thuốc ở nam giới giảm từ 42,1% (2025) xuống còn 39,7% vào năm 2026 và đến năm 2030 giảm xuống còn 38,5%. Tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ tăng từ 36% (2025) lên 52,4% vào năm 2026 và đến năm 2030 tăng lên 59,4%.
Chính phủ cho rằng, phương án 2 có khả năng giảm tiêu thụ nhanh hơn, sớm hơn và ở mức độ lớn hơn để gần tiếp cận đến mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên đề ra tại Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá (xuống dưới 36% trong giai đoạn 2026-2030) và hướng tới đạt tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá theo khuyến nghị của WHO (75%).
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh báo cáo thẩm tra (Ảnh: Phạm Thắng).
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho rằng, lộ trình tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá theo phương án 2 góp phần tăng tính hiệu quả của chính sách trong định hướng tiêu dùng và phù hợp với xu hướng cải cách thuế của các nước.
Giá bán rượu, bia năm 2026 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2025
Đối với mặt hàng rượu, bia, Chính phủ đề xuất quy định thuế suất theo tỷ lệ phần trăm tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 để đạt mục tiêu tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO.
Đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên, phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Phương án là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Đối với mặt hàng rượu dưới 20 độ, phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 40%, 45%, 50%, 55%, 60% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 50%, 55%, 60%, 65%, 70% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Đối với mặt hàng bia, phương án là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ nghiêng về phương án 2, bởi theo phương án này thì giá bán năm 2026 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2025 và các năm tiếp theo mỗi năm giá bán sẽ tăng 2-3% so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo.
Chính phủ cho rằng, với phương án 2 sẽ có tác dụng giảm khả năng chi trả đối với các sản phẩm rượu, bia mạnh hơn, tác động tốt hơn trong việc giảm tỷ lệ sử dụng rượu, bia và giảm các tác hại liên quan do việc lạm dụng rượu, bia gây ra.
Thẩm tra nội dung này, ông Lê Quang Mạnh nêu, đa số ý kiến đồng tình với việc tăng thuế như phương án 2. Một số ý kiến đề nghị cân nhắc tính toán, đề xuất mức tăng hợp lý để có thể đạt được các mục tiêu đặt ra.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, việc quy định thuế suất đối với bia bằng thuế suất đối với rượu trên 20 độ là chưa thực sự phù hợp vì tác hại của rượu hay bia phụ thuộc chính vào nồng độ cồn.
Bổ sung nước giải khát hàm lượng đường trên 5g/100ml chịu thuế TTĐB
Chính phủ đề xuất bổ sung nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB với mức thuế suất 10%.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí với việc bổ sung sản phẩm này vào diện chịu thuế TTĐB, tuy nhiên một số ý kiến cũng đề nghị cân nhắc thêm.
">Đề xuất tăng thuế với rượu bia; nước giải khát có đường chịu thuế TTĐB
Điều gì khiến giá xăng giảm 2 phiên liên tục?
友情链接