Chiều 12/7 Sở Y tế TP.HCM đã thông tin về kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng thuộc Công ty cổ phần dược phẩm FPT Long Châu.
Theo Sở Y tế TP.HCM, trên địa bàn TP.HCM có 21 cơ sở tiêm chủng thuộc Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu. Thời gian qua, các Phòng Y tế đã phối hợp Trung tâm y tế quận, huyện, TP. Thủ Đức thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động tiêm chủng trên địa bàn quản lý theo quy định của Bộ Y tế. Qua báo cáo của các Phòng Y tế, các cơ sở tiêm chủng của Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu vẫn duy trì được các điều kiện thực hiện tiêm chủng, có một số cơ sở còn tồn tại cần khắc phục. Các Phòng Y tế đã lập biên bản và FPT Long Châu đã cam kết sẽ khắc phục.
Việc kiểm tra, đánh giá an toàn tiêm chủng tại các trung tâm tiêm chủng Long Châu được tiến hành sau khi xảy ra 2 trường hợp phản vệ sau tiêm vắc xin tại đây. Hiện nay, cả 2 trường hợp đã ổn định và xuất viện. Tiêm chủng Long Châu đã báo cáo và cung cấp thông tin cũng như hồ sơ liên quan đến 2 trường hợp này đến Sở Y tế và HCDC theo quy định.
Theo Thông cáo báo chí của Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu gửi đến VietNamNet cùng ngày 12/7, FPT Long Châu đã thực hiện hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM, tiến hành rà soát toàn diện các cơ sở tiêm chủng Long Châu và có ngay điều chỉnh phù hợp, cụ thể:
Về hệ thống cảnh báo theo dõi nhiệt độ bảo quản vaccine, còi đèn ở tủ lưu trữ vắc xin:
Các tủ lưu trữ vắc xin của Long Châu (thương hiệu Haier, đạt tiêu chuẩn WHO) được tích hợp đầy đủ thiết bị lưu trữ còi đèn ngay trong tủ. Khi tủ vượt quá nhiệt độ cài đặt, tức ngưỡng 3-7 độ, tủ sẽ ngay lập tức phát ra cảnh báo còi và đèn.
Bên cạnh đó, Long Châu có trang bị thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động riêng, độc lập với tủ lạnh là Logtag. Khi nhiệt độ của tủ lạnh vượt quá ngưỡng cài đặt an toàn (3-7 độ), hệ thống cảnh báo còi đèn của thiết bị logtag cũng ngay lập tức được kích hoạt và gửi tin nhắn tự động đến tất cả các nhân sự liên quan của Long Châu ở tại cơ sở (quản lý, điều dưỡng) và trụ sở chính ngay cả vào ban đêm.
Tại trụ sở chính, đội giám sát 24/7 sẽ tiến hành các bước xử trí, phối hợp với cơ sở theo quy trình để đảm bảo nhiệt độ lưu trữ luôn được duy trì an toàn, xuyên suốt. Do vậy, hệ thống cảnh báo của Long Châu theo dõi xuyên suốt được nhiệt độ quy chuẩn trong mọi tình huống với 3 lớp phòng vệ riêng (cảnh báo thiết bị, cảnh báo logtag, cảnh báo ở trụ sở chính).
"Tuy nhiên, để việc cảnh báo được rõ ràng hơn nữa ngay tại cơ sở, chúng tôi tiếp thu hướng dẫn của Sở Y tế và đã bắt đầu tiến hành trang bị thêm hệ thống còi, đèn cảnh báo", Thông cáo của Tiêm chủng Long Châu nhấn mạnh.
Về máy phát điện: Tủ lưu trữ vắc xin chính, bảo quản vắc xin qua đêm tại trung tâm tiêm chủng Long Châu là tủ lưu trữ hãng Haier HBC - 260. Khi có sự cố mất điện, tủ duy trì nhiệt độ an toàn 2-8 độ thiết lập, duy trì an toàn và ổn định nhiệt độ chuẩn trong suốt quá trình trên 60 giờ. Bên cạnh đó, Tiêm chủng Long Châu vẫn có phương án dự phòng bổ sung là thuê máy phát điện từ đối tác để xử trí khi cần thiết.
Về quy trình 1 chiều: Tiêm chủng Long Châu áp dụng quy trình 01 chiều ngay từ đầu ở các cơ sở (Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh, 3/2…). Trong quá trình thực hiện các cơ sở mới sau này, một số cơ sở có đặc thù không gian khác nhau, Tiêm chủng Long Châu đã bố trí phòng xử trí sau tiêm ở bên trong phòng khám của bác sĩ để bác sĩ nhanh chóng xử lý cho bệnh nhân khi phát sinh sự cố”.
"Tuy nhiên, sau khi làm việc với Sở Y Tế TP.HCM, chúng tôi được hướng dẫn làm rõ bố trí không gian như vậy là chưa đúng quy định. Vì vậy, chúng tôi đã nghiêm túc tiếp thu và tiến hành điều chỉnh lại toàn bộ không gian của các cơ sở theo đúng quy trình 1 chiều như quy định của sở", Thông cáo cho biết.
Trong Thông cáo báo chí, Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu đồng thời cam kết luôn đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng vắc xin theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất; khkhẳng định sẽ nỗ lực từng ngày để nâng cao chất lượng dịch vụ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, đảm bảo sự hài lòng và an toàn cho khách hàng.
(Nguồn: Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu)
" alt=""/>FPT Long Châu thông tin về kết quả kiểm tra an toàn tiêm chủngĐại diện Bộ TT&TT báo cáo kết quả hoạt động nổi bật năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương cho biết, xác định rõ công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược, giai đoạn vừa qua, Bộ TT&TT đã tập trung nguồn lực từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực TT&TT, đặc biệt hướng đến trọng tâm là công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
“Với tư tưởng chuyển đổi số đưa mọi thứ từ thế giới thực lên không gian mạng, Bộ TT&TT cho rằng cần tập trung xây dựng thể chế số, bởi thể chế số sẽ mở đường cho chuyển đổi số”, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương cho hay.
Theo Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương, giai đoạn từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ TT&TT đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành 3 luật. Trong đó, riêng năm 2023 đã có 2 luật được thông qua là Luật Giao dịch điện tử và Luật Viễn thông.
Từ nay đến cuối nhiệm kỳ, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tập trung xây dựng và dự kiến đề xuất, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua 4 dự án luật gồm Luật Báo chí sửa đổi, Luật Bưu chính sửa đổi, Luật Xuất bản sửa đổi và Luật Công nghiệp công nghệ số.
Bộ TT&TT cũng xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng các chiến lược phát triển ngành. Từ năm 2020 đến nay, đã có 6 chiến lược quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm chuyển đổi số quốc gia, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, an toàn an ninh mạng, bưu chính và chuyển đổi số báo chí. Dự kiến giai đoạn 2024 - 2025, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục trình 4 chiến lược quốc gia về dữ liệu số, blockchain, công nghiệp bán dẫn, phát triển hạ tầng số.
Trao đổi tại Hội nghị, ông Lê Quang Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệvà Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh, thời gian qua, Bộ TT&TT đã kiên định thực hiện các quan điểm ‘thể chế và công nghệ là động lực để chuyển đổi số’, ‘thể chế cần đi trước một bước’, và ‘chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế hơn là về công nghệ’.
Đặc biệt, năm 2023, Bộ TT&TT đã tập trung sức lực, chỉ đạo sát sao, tham mưu và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua 2 dự án luật có ý nghĩa quan trọng, gồm Luật Giao dịch điện tử sửa đổi được thông qua tháng 5/2023 và Luật Viễn thông sửa đổi được thông qua vào tháng 10/2023. Cả 2 luật này đều có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Cùng với việc nhấn mạnh một số chính sách đáng chú ý của 2 luật Giao dịch điện tử và Viễn thông mới, ông Lê Quang Huy cũng đánh giá: Luật Giao dịch điện tử là luật cơ bản về chuyển đổi số;Luật Viễn thông được mở rộng phạm vi điều chỉnh đã đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn cũng như phù hợp với xu thế chung của thế giới, đặc biệt là các xu thế hội tụ giữa kỹ thuật và công nghệ số; các chế định mới của luật này là cơ sở pháp lý để phát triển hạ tầng số.
Trước đó, trong năm 2022, Bộ TT&TT đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi, có hiệu lực từ 1/7/2023, trong đó đã quy định quản lý, phân bổ và sử dụng hiệu quả tài nguyên tần số, nhất là những tần số quý hiếm. “Với 3 luật trên, dưới góc độ kỹ thuật, có thể nói thế chế cho chuyển đổi số đã cơ bản được hình thành và bắt đầu được hoàn thiện”, ông Lê Quang Huy nhận định.
3 vướng mắc ‘căn cốt’ tạo rào cản với sự nghiệp chuyển đổi số
Bên cạnh việc ghi nhận những kết quả tích cực trong kiến tạo thể chế phục vụ chuyển đổi số, ông Lê Quang Huy còn phân tích về 3 vướng mắc căn cốt về thể chế, là những rào cản với sự nghiệp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
Các vướng mắc về thể chế được Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy nêu ra gồm: Các thể chế để chuyển đổi số chưa thực sự có cùng tiếng nói với các thể chế về tài chính và kinh tế; chuyển đổi số chưa thực sự bao quát, toàn diện, đồng bộ, thống nhất với các hệ thống pháp luật chuyên ngành; quan điểm cần xây dựng các cơ chế sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm cái mới một cách có kiểm soát để tranh thủ cơ hội đã được đề cập nhiều nhưng triển khai còn chậm.
Bên cạnh kiến nghị Bộ TT&TT nhanh chóng, khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn một số luật đã được Quốc hội thông qua, ông Lê Quang Huy mong rằng Bộ TT&TT thời gian tới tiếp tục chủ động phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện hệ thống pháp luật cho chuyển đổi số. Trong đó, ông Huy đặc biệt lưu ý Bộ TT&TT việc phối hợp hoàn thiện các chế định về chi tiêu tài chính cho chuyển đổi số, hoàn thiện pháp luật về đẩy mạnh chuyển đổi số trong các ngành kinh tế; tổng kết đề xuất, kiến nghị với Trung ương về hoàn thiện thể chế số chuẩn bị cho văn kiện Đại hội XIV của Đảng.
Đại diện Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường còn kiến nghị Bộ TT&TT tiếp tục nghiên cứu triển khai các thành tựu mới nhất trong công nghệ số để hỗ trợ cho công tác kiến tạo thể chế. “Về phía Ủy ban, chúng tôi sẽ luôn đồng hành với Bộ TT&TT thực hiện các việc được giao”, ông Lê Quang Huy cam kết.
" alt=""/>Thể chế cho chuyển đổi số Việt Nam đã cơ bản hình thànhBHXH tỉnh tích cực phối hợp với các ngành, địa phương triển khai thực hiện Nghị định số 43 ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Trong đó, BHXH tỉnh tích cực phối hợp với Công an tỉnh tiếp tục thực hiện thu thập định danh cá nhân cập nhật vào phần mềm quản lý và đồng bộ dữ liệu người tham gia với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tính đến cuối năm 2023, số lượng định danh cá nhân được đồng bộ với thẻ BHYT còn hiệu lực là 1.352.584/1.385.965 người (chiếm 97,59%); có 1.329.711 lượt người sử dụng căn cước công dân để khám chữa bệnh BHYT thành công.
Nhìn chung, các thủ tục hành chính của BHXH Việt Nam đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến. Các DVC này được cung cấp trên nhiều nền tảng, hình thức như: Cổng DVC BHXH Việt Nam, Cổng DVC quốc gia, ứng dụng VssID, Tổ chức IVAN, VNPOST... Toàn tỉnh Đồng Tháp đã tiếp nhận 1.508.580/1.638.263 hồ sơ giao dịch điện tử (chiếm 92,08%) tổng số hồ sơ trực tiếp và trực tuyến được tiếp nhận.
Thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ (viết tắt là Đề án 06), ngành BHXH Việt Nam đã tái cấu trúc quy trình, ban hành DVC, tích hợp, cung cấp các DVC trực tuyến theo nhiệm vụ được giao tại Đề án 06 và Quyết định số 422 ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Chẳng hạn như: việc triển khai cung cấp DVC liên thông “Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi”, “Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí”. Bên cạnh đó, tích hợp tính giảm trừ mức đóng trong gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình”; “Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp”; “Đăng ký đóng, cấp thẻ đối với người tham gia BHYT”; “Giải quyết hưởng BHXH một lần”...
Đặc biệt, việc ứng dụng VssID trên thiết bị di động là bước đột phá mạnh mẽ trong công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam. Sau gần 3 năm triển khai, ứng dụng VssID ngày càng khẳng định và phát huy vai trò hữu ích của mình trong việc cung cấp thông tin chính sách về BHXH, BHYT, BHTN; thông tin về quá trình tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho người tham gia; sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để khám chữa bệnh BHYT...
Qua đó giúp người tham gia chủ động quản lý thông tin, trực tiếp giám sát việc tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN cũng như đảm bảo quyền lợi an sinh cho người tham gia bảo hiểm. Tỉnh đã phê duyệt 423.304 tài khoản giao dịch điện tử cá nhân (dùng để đăng nhập và sử dụng Cổng DVC BHXH Việt Nam và ứng dụng VssID).
Năm 2024, BHXH tỉnh tiếp tục tham mưu, triển khai nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người dân trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Đồng thời mở rộng tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT, BHTN cũng như phát triển người tham gia bảo hiểm đạt chỉ tiêu đề ra. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch năm 2024 của Tỉnh ủy và UBND tỉnh về chính sách bảo hiểm.
Tăng cường công tác truyền thông về chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Tiếp nhận, giải quyết và chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN đảm bảo an toàn, kịp thời đến người thụ hưởng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia và thụ hưởng, góp phần tạo thêm niềm tin trong Nhân dân về chính sách an sinh xã hội.
Thực hiện chỉ đạo của BHXH Việt Nam về đẩy mạnh thực hiện chi trả các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Kết quả năm 2023, BHXH tỉnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM tại khu vực đô thị cho 7.531 người (chiếm 73,32%); chi BHXH một lần qua thẻ ATM cho 10.762 người (chiếm 91,5%); chi trả trợ cấp thất nghiệp qua thẻ ATM cho 14.323 người (chiếm 97,07%).
" alt=""/>Đồng Tháp đẩy mạnh chuyển đổi số trên lĩnh vực bảo hiểm