发布时间:2025-01-17 03:00:24 来源:NEWS 作者:Thế giới
Kinh tế số là một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm thực hiện kế hoạch chuyển đổi số và đô thị thông minh TP.HCM năm 2024. Năm 2023 tỷ lệ đóng góp của kinh tế số cho GRDP của thành phố ước đạt 18,đặtmụctiêukinhtếsốđạtGRDPvàonătennis 24h66%, trong đó lĩnh vực thương mại điện tử đứng đầu cả nước.
Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết, trong năm 2024 thành phố sẽ tiến hành đo lường kinh tế số với mục tiêu đặt ra là đạt 22% GRDP.
Thành phố sẽ tiến hành phát triển kinh tế số bằng việc tập trung vào 7 ngành, lĩnh vực gồm: Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Lao động, việc làm và an sinh xã hội; Du lịch; Nông nghiệp và nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Logistics.
Đồng thời, thành phố cũng tiến hành thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số thông qua việc đưa ra kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin – truyền thông và kế hoạch phát triển công nghiệp vi mạch, điện tử; hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc đào tạo, phổ biến các nền tảng số chuyển đổi số; hỗ trợ đánh giá mức độ chuyển đổi số của đơn vị.
Hiện TP.HCM đã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số thành phố và các cấp, ra mắt cổng thông tin chuyển đổi số; nhiều kênh truyền thông, nhiều hội thảo, hội nghị và các hội thi về chuyển đổi số đã được tổ chức.
Trong thời gian tới thành phố tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; công bố chỉ số mức độ chuyển đổi số; hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và ra mắt bộ nhận diện Chính quyền số thành phố.
Một trong những thành công chuyển đổi số TP.HCM trong thời gian qua chính là chiến lược phát triển dữ liệu số. Cụ thể, thành phố đã ban hành chiến lược quản trị dữ liệu, cho ra đời kho dữ liệu dùng chung, xây dựng bản đồ số và cổng dữ liệu của thành phố.
Trong năm 2024, thành phố sẽ tiếp tục phát triển dữ liệu bằng cách số hoá song song với việc xây dựng cơ sở dữ liệu; gắn dữ liệu với định danh người dân; gắn dữ liệu trên cùng nền bản đồ TP.HCM. Đồng thời cung cấp dữ liệu mở một cách công khai minh bạch, thúc đẩy hệ sinh thái sáng tạo dựa trên dữ liệu.
Xây dựng kho dữ liệu điện tử của người dân, tổ chức bằng cách số hóa quy trình giải quyết hồ sơ trên hệ thống giải quyết thủ tục hành chính; số hóa tài liệu lưu trữ điện tử trên hệ thống lưu trữ tập trung; người dân sử dụng lại tài liệu trong kho mà không phải nộp lại.
Đồng thời, năm 2024 TP.HCM cũng sẽ hoàn thiện các nền tảng dùng chung thông qua việc ra mắt: Nền tảng số hoá, lưu trữ tài liệu điện tử; nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu; ứng dụng di động công dân thành phố. Đẩy mạnh các nền tảng hệ thống thông tin chuyên ngành như: Tập trung cấp phép xây dựng; quản lý đất đai. Liên thông kết nối các nền tảng của Bộ ngành. Ứng dụng AI - Trợ lý ảo phục vụ người dân và cán bộ công chức. Chuẩn hóa theo Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố.
Phát triển nhân lực chuyển đổi số cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của TP.HCM trong năm 2024. Thành phố sẽ đưa chuyển đổi số vào tất cả cơ sở đào tạo; đưa AI vào các cấp học phổ thông, trung học. Tiếp tục tập huấn cán bộ công chức kỹ năng sử dụng các nền tảng.
Hướng dẫn người dân biết sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các nền tảng số, thanh toán trực tuyến, tự bảo vệ mình trên không gian mạng thông qua việc phát huy tổ chuyển đổi số cộng đồng. Triển khai rộng rãi nền tảng học liệu mở, đại trà. Đảm bảo nguồn lực cho trung tâm chuyển đổi số.
Chính quyền số TP.HCM sẽ tiếp tục tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ thủ tục hành chính trên môi trường số, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến.
Phát triển kênh giao tiếp số hợp nhất giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp thông qua việc ra mắt ứng dụng Công dân TP.HCM. Nâng cấp cổng thông tin điện tử TP.HCM. Khai thác hiệu quả Hệ thống Quản trị thực thi thành phố trên các nền tảng số.
TP.HCM có Trung tâm chuyển đổi số, trả lương chuyên gia 120 triệu đồng/thángTrung tâm chuyển đổi số TP.HCM được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông và có thể trả lương cho chuyên gia 120 triệu đồng/tháng.相关文章
随便看看