
- Leicester có nhiều điểm nhấn. Nhưng trên tất cả, thành công sẽ không đến nếu vắng bóng chủ sở hữu Vichai Srivaddhanaprabha - một người Thái Lan ít nói.
Đế chế Thái ở Leicester
Trong một thập niên trở lại đây, Premier League trở thành chiếc bánh hấp dẫn của những tỷ phú nước ngoài. Những người lắm tiền nhiều của đầu tư vào Premier League theo nhiều cách, chủ yếu mua lại quyền sở hữu các đội bóng.
Lịch truyền hình trực tiếp bóng đá cuối tuần |
Vichai Srivaddhanaprabha cũng không nằm ngoài xu thế này. Srivaddhanaprabha bắt đầu đầu tư vào Leicester năm 2010, chủ yếu thông qua khoản tài trợ rồi từng bước mua lại cổ phần của đội bóng miền Trung nước Anh.
 |
Tỷ phú Srivaddhanaprabha đứng sau lưng thành công của Leicester |
Đầu năm 2011, Srivaddhanaprabha chính thức trở thành chủ tịch Leiceste, cũng là chủ sở hữu Bầy cáo. Ông đã bỏ ra khoảng 40 triệu bảng (57 triệu USD) cho thương vụ này.
Srivaddhanaprabha là ai? Ông là một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất Thái Lan, chủ sở hữu của tập đoàn King Power - với chuỗi cửa hàng miễn thuế.
Theo đánh giá của tạp chí uy tín Forbes, Srivaddhanaprabha hiện có tài sản 3,1 tỷ USD. Ông hiện đứng thứ 612 danh sách những người giàu nhất thế giới. Năm ngoái, vị trí của ông trên bảng xếp hạng Forbas là 714.
Riêng ở Thái Lan, Srivaddhanaprabha hiện đứng thứ 4 trong danh sách những người giàu nhất nước. Tài sản của ông đã thay đổi đáng kể so với năm ngoái, khi xếp hạng 9 danh sách các tỷ phú Thái Lan.
 |
Không mua ngôi sao, nhưng Leiceter phát hiện ra nhiều cầu thủ đầy tiềm năng, trong đó có Vardy và Mahrez (phía trên) |
Khi Srivaddhanaprabha đầu tư, Leicester chỉ là một đội bóng trung bình ở giải hạng Nhất. Người dân ở thành phố Leicester chờ đợi một sự thay đổi, kỳ vọng vào một đế chế mới và cuộc trở lại với Premier League.
Người Thái không "nổ"
Trong khi nhiều người khác thích nói về những gì mình sẽ làm, và phô trương một vài thứ đã làm được, thì Srivaddhanaprabha suy nghĩ khác. Vị tỷ phú 58 tuổi này quan niệm, chỉ nói những gì thực sự cần phải nói, và tập trung vào công việc.
Trên cương vị chủ tịch, ông Srivaddhanaprabha đưa con trai mình là Aiyawatt lên làm phó. Bộ máy quản lý gia đình, nhưng rất chuyên nghiệp và hiện đại.
"Chúng tôi muốn làm những gì tốt nhất có thể cho CLB", bộ máy quản lý mới dưới sự điều hành của gia đình Srivaddhanaprabha nói về mục tiêu mà Leicester hướng đến.
Leicester của nhà Srivaddhanaprabha không đi theo chính sách mua sắm ngôi sao. Thay vào đó, họ đầu tư về cơ sở hạ tầng; thiết lập đội ngũ các tuyển trạch viên xuất sắc để tìm kiếm tài năng từ khắp nơi; tập trung mạnh mẽ vào khoa học kỹ thuật để hỗ trợ chuyên môn và thể lực cầu thủ.
 |
Leicester trở thành đế chế Thái ở Anh |
Sau thời gian đầu tư từ Srivaddhanaprabha, Leicester đã có thể tự hào về chất lượng cơ sở hạ tầng, y tế và khoa học. Đồng thời, họ cũng mang về nhiều cầu thủ chất lượng phù hợp mà chi phí thấp, nhờ những tuyển trạch viên làm việc hiệu quả. Có thể kể đến một số cái tên Kasper Schmeichel, Danny Drinkwater, Danny Simpson, Wes Morgan, đặc biệt là Jamie Vardy, N'Golo Kante, Riyad Mahrez.
Khi chia tay HLV Nigel Pearson vì quá nhiều bất đồng hồi mùa Hè năm ngoái, tỷ phú Srivaddhanaprabha tìm kiếm một chiến lực gia mới. Ông nhận được lời khuyên của các cố vấn, về việc tìm một người có kinh nghiệm ở Premier League, cũng như hiểu rõ tâm lý các cầu thủ, để từ đó phát triển năng lực của họ.
Srivaddhanaprabha chọn Claudio Ranieri giữa những hoài nghi từ truyền thông Anh. Ranieri hội đủ các tố chất mà ông chủ Thái Lan cần có. Nhà cầm quân đến từ Italia rất giỏi trong việc quản lý chuyên môn cũng như con người, và đây mới là điều quan trọng.
Cuộc phiêu lưu cùng Ranieri đã mang đến hiệu quả hơn cả sự mong đợi. Leicester đã trở thành một đế chế thực sự, một quyền lực Thái trên đất Anh.
 Lịch truyền hình trực tiếp bóng đá cuối tuần VietNamNet xin gửi tới quý độc giả lịch thi đấu và tường thuật trực tiếp những trận đấu đáng chú ý trên các kênh sóng truyền hình. " width="175" height="115" alt="Leicester: Vì người Thái không thích 'nổ'" />
Leicester: Vì người Thái không thích 'nổ'
2025-04-07 03:57
- Kể từ khi Premier League ra đời năm 1992, MU thống trị với 13 lần đăng quang. Ngoài thực lực và đẳng cấp, một yếu tố góp phần không nhỏ trong thành công của Quỷ đỏ chính là sự may mắn.Thực tế, trải qua 23 mùa bóng Ngoại hạng, MU đã được đối phương "biếu" cho 66 bàn thắng, sau những pha đốt lưới nhà. Trung bình mỗi mùa, đội chủ sân Old Trafford nhận được 3 "món quà" từ đối thủ. Mới nhất là cú đốt đền của Delaney ở chiến thắng Crystal Palace giữa tuần qua.  | M.U thường được đối phương "tặng quà" ở Premier League |
Xếp ngay sau MU trong danh sách những đội nhận được bàn phản lưới của đối phương là Liverpool, với 55 lần. Tiếp theo là Chelsea (49 bàn). Từ mùa bóng 1992/93 đến nay, Arsenal cũng được "tặng quà" 47 lần, Everton (41 bàn), Aston Villa (39), Southampton và Tottenham (cùng 38). Như ở trận gặp Crystal Palace, xuất phát từ đường căng ngang của Darmian bên cánh trái, trung vệ Delaney trong nỗ lực phá giải nguy đã đưa bóng thẳng về gôn nhà. Bàn thắng mở tỉ số trên đã cởi nút thắt về tâm lý cho thầy trò Van Gaal, giúp họ giành trọn 3 điểm, khi Darmian có thêm siêu phẩm đầu hiệp hai. * T.A Ranieri bộc lộ tham vọng vô địch Premier League" width="175" height="115" alt="MU là đội bóng may mắn nhất Ngoại hạng Anh" />
MU là đội bóng may mắn nhất Ngoại hạng Anh
2025-04-07 03:23
|
Sony chính là nhà cung cấp CMOS cho Apple iPhone 11 Pro |
Có thể nói, mảng khó khăn nhất của Sony hiện nay là cảm biến camera - đây cũng là mảng mang lại nhiều lợi nhuận cho Sony, chỉ đứng sau PlayStation. Cảm biến camera của Sony đang phải chật vật với chính thành công của mình.
Samsung đang như một "ngôi sao sáng" trên các chuỗi cung ứng, từ panel Samsung Display, đến mảng bán dẫn, bộ phận pin. Sony cũng có một câu chuyện thành công tương tự, đó là mảng bán dẫn chịu trách nhiệm về chip máy ảnh, một bộ phận rất quan trọng trên smartphone.
Mặc dù hầu hết các nhà sản xuất điện thoại đều có những chiến lược làm thương hiệu riêng cho camera, không kể tính năng nhiếp ảnh trên smartphone như thế nào, song nhiều hãng có cùng nguồn cung cấp chip máy ảnh. Sony là một trong những trường hợp thành công nhất, đang cung cấp CMOS cho Apple iPhone 11 Pro. Mặc dù các thiết bị có phần mềm và tinh chỉnh riêng, song cảm biến cốt lõi đều đến từ dây chuyền sản xuất của Sony.
Với số lượng camera ngày càng gia tăng trên một thiết bị, đó lại là thách thức với Sony. Thật vậy, giám đốc bộ phận Terushi Shimizu của Sony đã thừa nhận công ty có kế hoạch vận hành dây chuyền sản xuất liên tục trong suốt kỳ nghỉ lễ. Ngay cả khi đó, khả năng đáp ứng nhu cầu vẫn rất khó khăn.
"Chúng tôi phải xin lỗi khách hàng vì chúng tôi không thể sản xuất đủ", Shimizu nói. Sony Semiconductor hiện chỉ đứng sau PlayStation khi xét về số lợi nhuận mang về cho Sony. 86% doanh thu của Sony đến từ cảm biến hình ảnh.
Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Sony có kế hoạch mở một cơ sở sản xuất mới ở Nagasaki, Nhật Bản, mặc dù vậy, cơ sở này sẽ không sẵn sàng đi vào sản xuất cho đến tháng 4/2021. Trước thời điểm đó, chi tiêu vốn sẽ gấp đôi trong năm tài chính này.
Điều đó không chỉ giúp tối đa hóa sản xuất mà còn phát triển các loại cảm biến mới, vì Sony cố gắng đi trước cả nhu cầu khách hàng. Time-of-Flight, hay ToF, là một ví dụ. Camera ToF bao gồm một cảm biến sử dụng tia laser nhỏ để phát ra ánh sáng hồng ngoại. Ánh sáng này sẽ chiếu tới bất cứ vật thể hoặc người nào ở phía trước máy ảnh và phản xạ trở lại cảm biến. Khoảng thời gian ánh sáng cần để phản xạ lại sẽ được tính toán và chuyển thành thông tin về khoảng cách có thể sử dụng để tạo bản đồ chiều sâu.

Camera ToF có thể trở thành công nghệ hấp dẫn như thực tế tăng cường, và các nhà sản xuất ứng dụng trông chờ đưa đồ họa số vào các cảnh trong thế giới thực. Apple được cho là đã sẵn sàng trang bị khả năng ToF cho các mẫu iPhone mới phát hành vào cuối năm 2020. Ngoài ra, công nghệ cảm biến tương tự có thể được áp dụng cho kính thực tế tăng cường, như kính thông minh của Apple được đồn đại bấy lâu.
Cùng lúc đó, có vẻ cuộc đua megapixel đã ngừng lại, vì máy ảnh điện thoại thông minh đã đạt đến một đỉnh cao nhất định và cuộc đua pixel đã được thay thế bằng những cuộc đua về ống kính, zoom và thuật toán chụp ảnh.
Theo Slashgear, trí tuệ nhân tạo có thể là một giải pháp. Tháng trước, Sony công bố họ đang thành lập một bộ phận mới trên toàn cầu, Sony AI, nhằm khám phá cách tận dụng các công nghệ học máy, mạng lưới thần kinh và các công nghệ khác để cải thiện các lĩnh vực kinh doanh của hãng. Một trong ba bộ phận chính dự kiến sẽ mang lại lợi nhuận chính là cảm biến và hình ảnh.
Hoàng Lan
" alt="Sony bất ngờ trở thành nạn nhân của… chính mình" width="90" height="59"/>