您现在的位置是:Thể thao >>正文
Bảo hiểm xe điện cao hơn 15
Thể thao79人已围观
简介Wenwen Chen,ảohiểmxeđiệncaohơtoyota crown 2023 Giám đốc S&P Global Ratings, phụ trách nghiên cứu...
Wenwen Chen,ảohiểmxeđiệncaohơtoyota crown 2023 Giám đốc S&P Global Ratings, phụ trách nghiên cứu thị trường Đại lục cho biết, chi phí bảo hiểm với xe “xanh” tại Trung Quốc đang cao hơn 20% so với phương tiện động cơ đốt trong truyền thống.
Theo Chen, có nhiều yếu tố dẫn đến việc chênh lệch giá này, một trong đó là tỷ lệ tổn thất – thước đo chi phí của các công ty bảo hiểm, được cho là cao hơn với các loại xe sử dụng năng lượng mới. Nguyên nhân là do các phương tiện “xanh” thường sử dụng các bộ phận, linh kiện chưa được sản xuất hàng loạt, dẫn đến tình trạng tốn kém hơn để sửa chữa thay thế khi gặp tai nạn.
Ở Mỹ, theo Chase Gardner tại Insurify, bảo hiểm cho ô tô điện cũng có xu hướng đắt hơn 15% so với xe hơi truyền thống, chủ yếu do xe điện tại đây thường được coi là phương tiện sang trọng.
Tiếp đến, chi phí sửa chữa cũng là một lý do đẩy giá bảo hiểm lên cao do “không có nhiều cơ sở sửa chữa xe điện tại Mỹ”, dù nhìn chung người dùng sẽ trả chi phí bảo trì thấp dần theo thời gian.
Về tỷ lệ tai nạn, phân tích của Insurify cho thấy không có sự khác biệt giữa ô tô điện, hybrid hay động cơ đốt trong.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc, các loại, phương tiện xe chạy năng lượng mới ở nước này dễ hoả hoạn hơn loại xe chạy nhiên liệu truyền thống. Trích dữ liệu của Cục Cứu hộ và Cứu nạn thuộc Bộ Quản lý khẩn cấp Trung Quốc, quý I/2022 đã ghi nhận 640 trường hợp xe “xanh” phát hoả, cao hơn 32% so với cùng kỳ năm trước. Cơ quan này cũng cho hay con số này cao hơn nhiều so với mức tăng 8,8% của các phương tiện giao thông truyền thống.
Theo Hiệp hội vận tải hành khách Trung Quốc, trong 8 tháng đầu năm 2022, đã có 3,26 triệu xe năng lượng mới xuất xưởng, cao gấp đôi so với năm ngoái và 25% số lượng được tiêu thụ trong nước, cao hơn con số 15% của năm ngoái.
Ngược lại, các phương tiện năng lượng mới vẫn chỉ chiếm thị phần nhỏ của thị trường xe hơi Mỹ. Cơ quan thông tin năng lượng nước này cho biết, trong quý IV/2021, xe hơi hybrid và xe điện chỉ chiếm 11% doanh số xe hạng nhẹ (gồm cả xe van và bán tải) tại đây.
Thế Vinh(Theo CNBC)
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Lens vs PSG, 22h59 ngày 18/1: Đâu dễ bắt nạt
Thể thaoPhạm Xuân Hải - 18/01/2025 05:25 Pháp ...
【Thể thao】
阅读更多Ẩm thực Việt lan tỏa ở Tokyo
Thể thaoNhà hàng Heo chang luôn đông đúc người đến thưởng thức món ăn Việt. Ảnh: H.C
Những hệ thống nhà hàng của Phạm Quang Huy, Trần Văn Bách cùng hàng trăm nhà hàng Việt khác tại Tokyo đang giúp cho ẩm thực Việt Nam lan tỏa tại xứ sở Mặt trời mọc, củng cố thêm vị trí của ẩm thực Việt trên trường quốc tế.
Bắt đầu hoạt động từ năm 2013, nhà hàng “Heo chang” địa chỉ tại khu vực Okubo thuộc quận trung tâm Shinjuku - một trong những khu vực có số lượng nhà hàng Việt Nam nhiều nhất tại Tokyo, từ lâu đã trở thành nơi quen thuộc để những người Việt xa quê, những người Nhật yêu thích món ăn Việt Nam lui tới.
Đang cùng bạn bè thưởng thức món ăn tại nhà hàng, Tuyết Nhi - du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản cho biết đã sang Nhật được 1 năm rưỡi, những lúc nhớ nhà, em và các bạn thường đến các quán ăn Việt Nam. Những món ăn mà Tuyết Nhi thích là nộm đu đủ, chân gà ngâm sả ớt... Vừa ăn vừa được cùng bạn bè hàn huyên, cảm giác nhớ nhà cũng giảm bớt.
Đối với Ame - cô gái người Nhật chưa từng đặt chân tới Việt Nam, điều thu hút cô tới quán ăn Việt là hương vị rất khác của món ăn Việt Nam so với những món ăn Nhật Bản quê hương cô. Ngoài ra, với cô, món ăn Việt Nam vừa ngon lại vừa rẻ.
Theo anh Phạm Quang Huy - Giám đốc hệ thống nhà hàng “Heo chang”, lúc sang Nhật cách đây 11 năm, anh đã mong muốn đưa ẩm thực của người Việt đến mảnh đất này. Thời gian đầu khi mới mở quán, khó khăn lớn nhất là nguyên liệu, thực phẩm. Tuy nhiên, nhờ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển, giờ đây quán của anh đã có đầy đủ nguồn nguyên liệu, gia vị, thực phẩm để có thể làm ra các món ăn hương vị Việt Nam.
Trong 6 năm hoạt động, quán đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo cộng đồng người Việt và những người Nhật yêu thích món ăn Việt Nam. Đó là động lực để anh có thể mở thêm 2 quán nữa, một quán cùng ở khu vực Okubo và một quán ở Otsuka, hình thành nên hệ thống nhà hàng Việt “Heo chang” tại Tokyo.
Nơi hội tụ của người Việt
Bảng hiệu nhà hàng "Anh Em" xen lẫn các bảng hiệu bằng tiếng Nhật, tiếng Hàn tại khu phố Okubo, Tokyo. Ảnh: P.V
Cũng có mong muốn quảng bá ẩm thực Việt Nam tại Nhật Bản, Giám đốc 9x của hệ thống nhà hàng “Anh Em” Trần Văn Bách cho biết, ngay từ khi học năm thứ 3 đại học, nhìn thấy cơ hội phát triển của người Việt tại Nhật Bản trong lĩnh vực ẩm thực, Bách và những người trong gia đình đã quyết định mở nhà hàng Việt Nam tại khu Okubo. Tuy giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn, song được sự ủng hộ của khách hàng và nhận thấy vẫn còn nhiều tiềm năng, Bách cùng người anh của mình quyết định mở thêm một, rồi hai nhà hàng. Hiện tại, hai anh em đã mở được hệ thống 3 nhà hàng tại Tokyo.
Trong không gian nhỏ tại nhà hàng của Bách tại khu Okubo, một khách hàng người Nhật chia sẻ ông đã rất nhiều lần đến Việt Nam, cũng như các nước Đông Nam Á. Ông rất thích món ăn Việt Nam và thường ăn món ăn Việt Nam tại Nhật Bản. Món ăn của Việt Nam rẻ, ngon nếu so sánh với món ăn các nước khác như Thái Lan thì món của Thái Lan thường hơi cay.
Giám đốc trẻ Trần Văn Bách cho biết thêm, ngoài phở, những món ăn Việt Nam như bún chả Hà Nội, bún bò Huế, bánh cuốn... rất nổi tiếng tại Nhật Bản. Khách hàng chủ yếu đến quán của Bách là du học sinh, thực tập sinh Việt Nam tại Tokyo và khu vực lân cận. Vì vậy, vào những dịp tết đến, xuân về để giúp mọi người vơi bớt nỗi nhớ quê hương, quán còn phục vụ và bán các món ăn truyền thống như bánh chưng, giò lụa… quán cũng trang trí cành đào, tổ chức tiệc đón năm mới tạo không gian ngày tết làm chỗ giao lưu, tụ họp cho người Việt xa quê.
Trong những năm gần đây cùng với quan hệ Việt Nam, Nhật Bản ngày càng phát triển, số lượng người Việt học tập, sinh sống, làm việc tại Nhật Bản cũng tăng lên nhanh chóng. Số liệu của cơ quan quản lý Xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản cuối tháng 10/2019 xác nhận số người Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản là 371.755 người, trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 3 tại nước này, sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây được cho là một trong các nhân tố thúc đẩy sự gia tăng về số lượng các nhà hàng Việt Nam tại Nhật Bản, góp phần thúc đẩy quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới, cũng như xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sang Nhật Bản.
Con gái tắm chung với bố: Chuyện lạ ở Nhật Bản
Mới đây, mỹ nhân người Nhật Bản Aya Miyoshi đã gây tranh cãi khi chia sẻ trong một chương trình truyền hình rằng cô vẫn tắm chung với bố cho đến năm 20 tuổi.
">...
【Thể thao】
阅读更多Chia sẻ tại vợ chồng son, người vợ kể chuyện chồng bỏ đi 6 tháng
Thể thaoSau vài tháng quen nhau, 2 người đã "đi quá giới hạn". Ảnh chụp màn hình chương trình Cơ duyên, Thúy Vy lại là bạn thân của bạn Hoàng Phúc. Và lần thứ 2 hai người gặp nhau chính là do người bạn thân này dẫn Vy tới salon tóc của Phúc.
Phúc thường xuyên khen tóc Vy đẹp, chụp ảnh tóc và nói chuyện phiếm, trêu đùa cô. Quen nhau được một tháng, hai người hẹn hò đi uống cà phê, xem phim.
Đến tháng thứ 2 quen nhau, Vy không may gặp tai nạn. Hoàng Phúc xuất hiện giúp đỡ, đưa cô vào khách sạn nghỉ tạm. Nghe lời Phúc, Vy vào khách sạn cùng anh và “chuyện gì đến cũng đến”.
Sau khi “đi quá giới hạn”, Phúc nói với Vy rằng anh sẽ chịu trách nhiệm. Nếu Thúy Vy có bầu, anh sẽ lập tức làm đám cưới.
Cũng nhờ chuyện đó, hai người chính thức yêu đương. Đến tháng thứ 3 quen nhau, Hoàng Phúc đưa Vy về quê ra mắt gia đình.
Lần gặp gỡ này rất ý nghĩa với Vy. Cô cảm kích tấm lòng của mẹ chồng. Mẹ Hoàng Phúc hỏi Thúy Vy để chắc chắn tình cảm của hai con. Khi biết rõ con trai và bạn gái yêu thương thật lòng, bà mới yên tâm vì trước đó mẹ Phúc từng nghi ngờ con trai thuộc “giới tính thứ ba”.
Trước lời thúc giục của mẹ, Hoàng Phúc quyết định làm đám cưới với Thúy Vy sau 3 tháng quen biết.
“Mẹ em lo con trai đi làm ở thành phố sẽ hư, không có ai nấu nướng cho. Vì vậy mẹ mong em cưới vợ để có người chăm sóc. Em cũng đồng ý cưới luôn vì lúc đó tóc em rụng nhiều rồi, sợ xấu không ai cưới”, Hoàng Phúc hài hước.
Sau khi cưới nhau, cả hai chung sống được một thời gian thì đàng trai bỏ đi 6 tháng.
“Lúc đó bạn trai cũ của em nhắn tin nhạy cảm. Em hay online Facebook trong điện thoại của chồng nên anh ấy đọc được và hiểu lầm”, Vy nói.
Về phần mình, Hoàng Phúc cho biết, chuyện đọc được tin nhắn là một phần lý do, áp lực tiền bạc, công việc là lý do chính. Cả hai thứ cộng lại khiến anh cảm thấy chán nản, bực mình. Phúc quyết định bỏ về quê nội 6 tháng.
Vừa bỏ nhà đi thì anh nghe tin vợ có bầu nhưng anh chưa tin vì cho rằng vợ chỉ nói dối để anh quay về.
Thời gian kết hôn, Thúy Vy mới 22 tuổi nên còn nhiều bỡ ngỡ. Cô chia sẻ, lúc chồng bỏ đi, cô không hề giận. Cô chủ động qua tiệm tóc cũ tìm chồng nhưng anh không gặp.
Kiên quyết giữ tình yêu của mình, Thúy Vy cứ đứng chờ rồi bắt chồng đưa đi khám. Thương vợ, Phúc lại mủi lòng chở vợ đi khám thai. Cứ như thế, tình cảm lại quay trở về như xưa.
Sau khi quay lại, cả hai về sống cùng nhà bố mẹ vợ. “Một tháng sau sinh, mẹ chồng nói hai chúng em về quê lập nghiệp, mở tiệm làm tóc. Cũng từ đó, cuộc sống vợ chồng em ổn định hơn và cũng sinh thêm một cô con gái”, Thúy Vy kể.
Nói về chồng, Thúy Vy cho biết anh rất mê nuôi chim, thường cất "quỹ đen" để mua chim. Vy chỉ mong chồng bớt đam mê, quan tâm vợ con nhiều hơn.
Về phần mình, Phúc mong vợ bớt cằn nhằn để mọi người trong nhà đều vui vẻ. Anh cũng hy vọng vợ không ghen tuông vô cớ.
Hai MC của chương trình cũng gửi lời chúc tới vợ chồng Hoàng Phúc, Thúy Vy, mong cả hai mọi sự thuận lợi và yêu thương nhau nhiều hơn.
Ngày thành hôn không hoa, không áo cưới, vợ chồng vẫn hạnh phúc suốt 40 năm
Dù được nhiều sĩ quan trẻ, tài năng theo đuổi, cô lính thông tin vẫn quyết chọn người đàn ông đầu tiên tỏ tình với mình.">...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Lyon vs Toulouse, 03h05 ngày 19/1: Khách gặp khắc tinh
- Chồng Beyoncé bị tố là đồng phạm của Diddy, xâm hại bé gái 13 tuổi
- Cụ bà 102 tuổi vẫn đi làm, được dân mạng ca ngợi là viên ngọc quý
- Thực đơn tại khách sạn 5 sao trong đám cưới Duy Mạnh
- Nhận định, soi kèo Nam Định vs Thể Công Viettel, 18h00 ngày 19/1: Khó cho cửa trên
- Mang xe đi rửa, hôm sau thấy ở bãi rác: Nhân viên 16 tuổi tự ý lái
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1
-
Xe điện là xu hướng tất yếu mà Việt Nam không thể đứng ngoài. (Ảnh minh hoạ: VinFast) Cần sớm có quy hoạch điện cả cho xe điện
Trong buổi Hội thảo "Xe điện" do trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia đã có những góc nhìn hữu ích về bảo đảm nguồn năng lượng điện cho phương tiện khi chúng ta dần thay thế xe sử dụng xăng dầu bằng xe điện. Trong đó, việc lựa chọn nguồn điện cho xe điện để thực sự "xanh" là vấn đề cần phải được tính toán.
GS.TS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, nguồn năng lượng điện tại Việt Nam hiện vẫn phụ thuộc khá nhiều vào nhiệt điện, tạo ra nhiều khí carbon, nguồn điện này cần hạn chế. Còn nếu tăng cường thủy điện, chúng ta lại phải tạo hồ lớn, phá rừng, dẫn tới việc hấp thụ CO2 giảm, khó có thể thực hiện được mục tiêu "net zero" như cam kết.
"Trong thời gian tới, cần khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện năng như điện gió, điện mặt trời. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bàn bạc cẩn trọng về tính khả thi của điện hạt nhân, không chỉ vì quá quan tâm đến những sự cố của nó để chùn bước", GS.TS Lê Anh Tuấn phân tích.
Đồng tình với ý kiến của GS.TS Lê Anh Tuấn, GS.TS Bùi Văn Ga - Nguyên Thứ trưởng Bộ GT&ĐT, đồng thời là chuyên gia nghiên cứu về ô tô và xe máy sử dụng nhiên liệu xanh cho rằng, lựa chọn nguồn điện để sử dụng cho xe điện cũng cần tính toán bởi xe điện là xe sạch, thân thiện với môi trường thì bản thân nguồn điện cấp cũng phải sạch.
"Nếu chúng ta dùng điện sản xuất từ than thì việc chuyển sang xe điện không có ý nghĩa gì vì tại nơi sử dụng không phát thải nhưng tại nơi sản xuất thì vẫn gây ô nhiễm, vẫn thải ra CO2. Còn nếu chính sách quy hoạch điện của chúng ta chuyển dịch sang sử dụng năng lượng tái tạo điện gió, điện mặt trời,... thì được, vì có sử dụng điện "sạch" thì xe điện mới có hiệu quả về môi trường", GS.TS Bùi Văn Ga chia sẻ với VietNamNet.
Vị chuyên gia này cho rằng, Chính phủ và Bộ Công Thương cần sớm có chính sách quy hoạch điện quốc gia (Quy hoạch điện VIII của Chính phủ). Quy hoạch sẽ như "một kim chỉ nam" không chỉ cho ngành điện mà cả cho sự phát triển của xe điện, sau này sử dụng điện đó là điện từ đâu, điện từ năng lượng tái tạo hay điện từ năng lượng hoá thạch,...
"Trong khoảng 20 năm nữa, khi phần lớn phương tiện giao thông sẽ sử dụng điện thì công suất điện tăng lên rất cao, ít nhất gấp 2-3 lần so với hiện nay. Khi đó, liệu chúng ta có đủ năng lượng điện để cung cấp hay không?", GS.TS Bùi Văn Ga đặt vấn đề.
Cần những bước đi căn cơ, bài bản đến năm 2050
Hiện nay, tại thị trường Việt Nam bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều mẫu xe điện. Ngoài các dòng ô tô thuần điện như của VinFast, xe hybrid, plug-in hybrid cũng đang được nhiều nhà sản xuất như Toyota, Nissan, KIA, Hyundai, Suzuki, Mercedes-Benz,... đưa về Việt Nam.
Ưu điểm của dòng xe hybrid này nằm ở việc tiết kiệm nhiên liệu, đạt tiêu chuẩn khí thải nhưng không làm thay đổi quá nhiều thói quen của người dùng.
Về lộ trình thực hiện "phủ xanh" phương tiện giao thông từ nay đến 2050, GS.TS Bùi Văn Ga cho rằng, chúng ra cần rất nhiều chính sách trong từng giai đoạn cụ thể. Trong đó, từ nay đến 2030 cần đạt được ít nhất 50% lượng xe ô tô của Viêt Nam chuyển sang xe điện, trong đó xe hybrid là một bước chuyển phù hợp nhất.
"Theo tôi, chúng ta cần đi từng bước, đừng quá lạc quan là chúng ta chuyển thẳng từ ô tô xăng dầu sang điện được, bởi chúng ta có những bất cập về cơ chế chính sách cũng như hạ tầng mà chưa thể giải quyết được ngay. Tiền chúng ta có thể có để mua được ô tô điện ấy nhưng sử dụng nó mà không có điện hoặc sạc điện khó khăn thì chúng ta sử dụng kiểu gì?
Cho nên, bước trung gian mà các nước đang làm là sử dụng xe hybrid, kết hợp giữa xe điện và xăng, đặc biệt là loại cắm sạc ngoài (PHEV). Xe sẽ ưu tiên chạy điện trước, khi không đủ điện vẫn chạy xăng bình thường. Cho đến năm 2040, khi hạ tầng điện phát triển đầy đủ rồi thì khi đó chúng ta chuyển hoàn toàn sang xe điện và tiến tới là sử dụng năng lượng hydrogen sẽ phù hợp", GS.TS Bùi Văn Ga chia sẻ với VietNamNet.
Tại Hội thảo về xe điện do USTH tổ chức, một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm chính là xử lý thế nào với hàng triệu phương tiện sử dụng động cơ đốt trong trong giai đoạn từ 2040-sau 2050 khi loại xe này bị "khai tử".
PGS.TS Phạm Xuân Mai cho rằng, trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu và thực hiện chuyển đổi xe sử dụng động cơ đốt trong sang xe điện để tránh lãng phí khi phải vứt bỏ xe cũ và và tiết kiệm chi phí mua xe mới. Đây là dư địa lớn để các nhà hãng xe, thậm chí các trường đại học cần chú trọng nghiên cứu, phát triển trong thời gian tới.
Về bản chất, xe điện và xe xăng chỉ khác nhau về động cơ và hệ thống pin, còn khung gầm, hệ thống truyền động, các chức năng tương tự nhau.
"Ở Châu Âu hay Mỹ, nếu chuyển từ xe chạy xăng sang xe điện mất khoảng 5.000-6000 USD, rẻ hơn nhiều so với mua xe mới và trong thời gian tới, khi giá pin ngày càng rẻ hơn thì số tiền này cũng được giảm xuống. Nếu có các tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể, Việt Nam cũng hoàn toàn có thể thực hiện được giống như thế giới. Do vậy, các hãng xe, thậm chí các gara cũng hoàn toàn có thể nghiên cứu thực hiện được", PGS.TS Phạm Xuân Mai gợi ý.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cần chính sách gì để người Việt chuyển sang dùng xe điện trong thời gian tới?Việt Nam cần có những chính sách phải sớm làm ngay để xe điện thay thế dần xe xăng dầu theo đúng lộ trình trong thời gian tới." alt="Xe điện là tất yếu, nhưng nguồn điện cần được lựa chọn">Xe điện là tất yếu, nhưng nguồn điện cần được lựa chọn
-
Phim truyền hình Hồng nhan lên sóng trên kênh SCTV14 từ 5/2, do Nguyễn Quang Minh đạo diễn. Sau gần một tháng lên sóng, tác phẩm gây chú ý vì khai thác câu chuyện cuộc đời bi kịch của một cô gái trẻ tên Lành với không ít cảnh cưỡng hiếp, chứa yếu tố 18+. Phân đoạn diễn viên Ngạn bị "thiến" trong phim 'Hồng nhan' gây chú ý. Tập 25 phim vừa lên sóng có khoảnh khắc Ngạn - chàng trai đểu cáng, nham hiểm bị một nhóm giang hồ vây quanh và cắt đi "của quý". Phân đoạn này sau đó được lan truyền trên mạng xã hội, kéo theo không ít tranh cãi từ khán giả.
Một bộ phận ý kiến cho rằng cảnh này "ghê rợn", không phù hợp để phát trên sóng truyền hình. Mặt khác, nhiều quan điểm cho rằng phía biên kịch và đạo diễn đang cố tình đẩy những tình tiết sốc để gây chú ý.
Chia sẻ với VietNamNet, Đoàn Minh Tài - người đóng vai Ngạn cho biết anh có theo dõi phản ứng của khán giả khi cảnh phim lên sóng. Nam diễn viên đón nhận mọi ý kiến trái chiều song cũng nêu quan điểm bảo vệ nhân vật và kịch bản phim.
Diễn viên Đoàn Minh Tài đồng tình với kịch bản phim. "Ngạn được mô tả là một gã trai háo sắc, cuồng dâm chuyên hại đời các cô gái trẻ. Việc biên kịch xây dựng tình huống để hắn bị trừng phạt theo cách bị "thiến" theo tôi là phù hợp theo diễn biến câu chuyện. Tình tiết này như một quả báo dành cho Ngạn, khiến hắn thay đổi con người hoàn toàn. Nhiều khán giả chỉ xem qua một đoạn này nên sẽ không hiểu được toàn bộ nội dung phim", anh chia sẻ.
Cũng theo Đoàn Minh Tài, đây cũng là cảnh phim tốn sức của anh nhiều nhất. Sau phân đoạn, anh phải mất hơn 30 phút mới có thể lấy lại bình tĩnh để tiếp tục hoàn thành vai diễn. Nam diễn viên cũng bày tỏ tâm đắc kịch bản vì hướng xây dựng phim không rập khuôn, thể hiện tính cởi mở của các nhà sản xuất và hội đồng kiểm duyệt đối với những cảnh nóng trên sóng truyền hình.
Trong khi đó, đạo diễn Nguyễn Quang Minh cho biết ê-kíp đã bàn bạc kỹ lưỡng với những cảnh được lên sóng. Anh cho rằng phim hướng đến yếu tố nhân văn, đề cập đến thân phận phụ nữ bị chà đạp trong xã hội xưa. Đạo diễn khẳng định không chủ trương mang yếu tố giật gân, nóng bỏng để câu khách.
Phim có cảnh các nhân vật nữ bị cưỡng hiếp, tra tấn tình dục.
Việc đưa những phân cảnh nóng liệu có phù hợp trên sóng truyền hình, khi không ít khán giả là trẻ em vẫn có thể xem được?,với câu hỏi này đạo diễn Nguyễn Quang Minh phản hồi: "Ở góc độ làm nghề, tôi không thấy phim mình có cảnh nào phản cảm hay dung tục. Kể cả những cảnh trên cũng chỉ quay theo hướng ước lệ, hoàn toàn phù hợp khi phát sóng".
Nam đạo diễn cho rằng một đoạn clip hay một tấm ảnh được cắt cúp không phản ánh đủ nội dung câu chuyện phim. Anh mong mọi người có thể dành thời gian xem trọn vẹn từng tập để có cái nhìn chính xác, khách quan về tác phẩm của mình.
Hồng Nhan kể về cô gái tên Lành – người con gái xinh đẹp luôn lo lắng cho gia đình nhưng liên tục gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Cô bị tên công tử đểu cáng Ngạn lừa đảo mất đi đời con gái, rồi lại sa chân vào chốn buôn hương bán phấn. Dẫu sau này gặp được người yêu thương mình thật lòng nhưng một lần nữa quá khứ đen tối lại cản bước cô đến với hạnh phúc. Bên cạnh Quỳnh Lam, Đoàn Minh Tài, phim có sự tham gia của các diễn viên tên tuổi: Mỹ Duyên, Đàm Phương Linh, Thanh Thức, NSƯT Công Ninh,…
Phân đoạn Ngạn trước khi bị 'thiến'
Thúy Ngọc
Diễn viên Quỳnh Lam 'bầm dập' vì cảnh phim bị cưỡng hiếp
Nữ diễn viên vô tình bị bạn diễn Đoàn Minh Tài xô vào thành giường khiến phần hông bị bầm tím trong phân đoạn cưỡng hiếp.
" alt="Hồng nhan tràn ngập cảnh cưỡng bức ghê rợn, nam chính nói gì?">Hồng nhan tràn ngập cảnh cưỡng bức ghê rợn, nam chính nói gì?
-
CEO của Donut Robtics Taisuke Ono đang trình diễn các tính năng của robot tại sân bay Haneda ở Tokyo năm 2017.
Họ đã tạo ra một chiếc mặt nạ thông minh - một bản nâng cấp công nghệ cao cho các loại khẩu trang, được thiết kế để giao tiếp và giãn cách xã hội dễ dàng hơn.
Đi kèm với một ứng dụng, mặt nạ C-Face Smart có thể phiên âm chính tả, khuếch đại giọng nói của người đeo và dịch lời nói sang 8 ngôn ngữ khác nhau.
“Các đường cắt ở mặt trước rất quan trọng để thở, vì vậy mặt nạ thông minh không cung cấp khả năng bảo vệ để chống lại virus corona. Thay vào đó, nó được thiết kế để đeo trên một chiếc khẩu trang tiêu chuẩn”, Taisuke Ono - CEO của Donut Robotics - giải thích. Được làm bằng nhựa trắng và silicone, chiếc khẩu trang này có một micro kết nối với điện thoại thông minh của người sử dụng thông qua Bluetooth. Hệ thống có thể dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Việt, tiếng Indonesia, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp.
Donut Robotics lần đầu tiên phát triển phần mềm dịch thuật cho một robot tên là Cinnamon, nhưng khi đại dịch xảy ra, dự án robot đã bị tạm dừng. Đó là khi các kỹ sư của nhóm nảy ra ý tưởng sử dụng phần mềm của họ cho một chiếc mặt nạ.
Khẩu trang thông minh dịch qua lại 8 thứ tiếng khác nhau Donut Robotics được “sinh ra” trong một nhà để xe ở thành phố Kitakyushu, tỉnh Fukuoka vào năm 2014 chỉ với 2 thành viên là Ono và Takafumi Okabe với mục đích ban đầu là “thay đổi thế giới bằng những robot giao tiếp nhỏ và di động”.
Với số vốn đầu tư mạo hiểm nhận được, bộ đôi này đã nộp đơn vào Phòng thí nghiệm Haneda Robotics - một tổ chức nhằm tìm kiếm robot để cung cấp dịch vụ cho du khách tại sân bay Haneda của Tokyo.
Theo người phát ngôn của Haneda Robotics Lab, các robot sẽ là một giải pháp tốt khi lực lượng lao động ngày càng giảm của Nhật Bản, khiến việc tuyển dụng nhân viên trở nên khó khăn hơn.
Khẩu trang thường được sử dụng ở Nhật Bản ngay cả trước khi có đại dịch. Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu thử nghiệm một nguyên mẫu tại sân bay Haneda vào năm 2017 và tiếp tục phát triển công nghệ này.
Nhưng vào đầu năm nay, Covid-19 đã tấn công châu Á và dự án sân bay tạm dừng. Ono nói: “Chúng tôi đang thiếu tiền và tự hỏi làm thế nào để duy trì hoạt động của công ty. Và thế là chúng tôi nảy ra ý tưởng điều chỉnh phần mềm của mình để sản phẩm vẫn có thể bán được trong khi đại dịch hoành hành”.
Ono cho biết đợt phân phối đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra tại Nhật Bản, với 5.000 đến 10.000 mặt nạ trong tháng 12. Những chiếc mặt nạ này sẽ có giá từ 40 đến 50 USD mỗi chiếc. Ono cho biết Donut Robotics sẽ không phát triển ra các thị trường nước ngoài cho tới thời điểm tháng 4 năm 2021, mặc dù đã có những sự quan tâm từ thị trường Anh và Mỹ.
Ono cho biết chip Bluetooth của mặt nạ có thể kết nối với điện thoại thông minh cách xa tới 10 mét. Ông hy vọng chiếc mặt nạ sẽ làm cho việc giãn cách xã hội ở các địa điểm bao gồm bệnh viện và văn phòng trở nên dễ dàng hơn, bằng cách tạo điều kiện để mọi người giao tiếp tốt hơn.
9 điều kỳ lạ chỉ có ở đất nước Nhật Bản
Đất nước Mặt trời mọc giống như một thế giới khác đầy rẫy những hiện tượng khó tin và truyền thống kỳ lạ.
" alt="Nhật Bản làm khẩu trang dịch 8 thứ tiếng, bù đắp thiếu hụt lao động">Nhật Bản làm khẩu trang dịch 8 thứ tiếng, bù đắp thiếu hụt lao động
-
Nhận định, soi kèo NEC vs Fortuna Sittard, 22h45 ngày 19/01: 3 điểm ở lại
-
Theo cuốn Tín ngưỡng Việt Nam của tác giả Lưu Ánh (do NXB Trẻ xuất bản và lưu hành), vật phẩm cúng mùng 1 Tết gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay là các món ăn ngày Tết được chế biến thơm ngon, bày biện trang nghiêm.
Ở miền Bắc, mâm cỗ truyền thống thường có 'bốn bát sáu đĩa', với nhà khá giả thì nhiều hơn (tám bát tám đĩa).
Các bát trên mâm cỗ gồm:
+ Một bát bóng nấu với chân tẩy và nước dùng gà (chân tẩy gồm có su hào, cà rốt được thái mỏng theo hình hoa).
+ Một bát miến nấu lòng gà.
+ Một bát măng khô ninh thịt lợn.
Các đĩa gồm có:
+ Đĩa gà luộc
+ Đĩa nem
+ Đĩa giò xào, giò lụa
+ Đĩa xôi gấc
+ Đĩa nộm
Thông thường, gà sẽ được làm từ chiều 30 Tết vì quan niệm dân gian kiêng sát sinh vào ngày đầu năm mới.
Cần lưu ý, theo phong tục truyền thống, khi cúng gia tiên, tiền vàng mã phải để nguyên và đốt nhang đèn suốt ba ngày Tết cho đến lễ hóa vàng.
Các bữa còn lại trong ba ngày Tết chỉ cần cúng bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo.
Đăng Dương
" alt="Lễ cúng mồng 1 Tết Nguyên đán Canh Tý 2020">Lễ cúng mồng 1 Tết Nguyên đán Canh Tý 2020