- Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có chỉ đạo về việc hoàn thiện khung pháp lý để quản lý,ânhàngNhànướckhôngthừanhậntiềnảolàtiềntệvàphươngthứcthanhtoánhợpphákết quả u23 châu á 2024 xử lý tiền ảo.
Văn phòng Chính phủ cho biết, trước đó, vào đầu tháng 1/2018, Phó thủ tướng đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để quản lý tiền ảo theo chỉ đạo tại Quyết định số 1255/QĐ-TTG ngày 21/8/2017, trình lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/1.
Tới ngày 30/1, Bộ Tư pháp đã có văn bản số 35 trả lời về việc xây dựng khuôn khổ pháp lý để quản lý tiền ảo tại Việt Nam, thể hiện được thực trạng sử dụng và kinh nghiệm quản lý tiền ảo hiện nay của một số quốc gia trên thế giới và quy định pháp luật Việt Nam hiện nay liên quan tới tiền ảo.
Về khuôn khổ pháp lý của tiền ảo, văn bản trên của Bộ Tư pháp cho rằng: "Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010… tuy không có quy định về tiền ảo, nhưng cũng không có quy định cấm đối với các giao dịch sử dụng tiền ảo".
Bộ Tư pháp đề nghị tiếp tục nghiên cứu để báo cáo Thủ tướng xem xét quản lý, xử lý tiền ảo theo hướng cấm (tuyệt đối hoặc tương đối) hay dưới dạng hàng hoá, dịch vụ hoặc dưới dạng tương tự như phương tiện thanh toán… để phù hợp hơn với xu thế của thế giới cũng như phù hợp với đặc điểm, tình hình Việt Nam.
Sau đó, trong tháng 3, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ngân hàng Nhà nước đã gửi các văn bản liên quan góp ý vào công văn số 35 của Bộ Tư pháp.
Theo văn bản góp ý của Ngân hàng Nhà nước, liên quan tới hành vi sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác như phương tiện thanh toán tại Việt Nam, pháp luật hiện hành quy định: Khoản 1, Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định: "Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của Việt Nam; Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam".