Tối 3/7,ớpkếthừanhạcTrịnhtrongđêmPhòngtràinter milan Phòng trà Online số 2: Đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề Những câu chuyện kể diễn ra tại Quận 7, TP.HCM.
Nếu không kể 30 phút giao lưu với các khách mời trong đó có Trịnh Vĩnh Trinh – em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chương trình vỏn vẹn hơn một giờ đồng hồ. Dù vậy, đó là khoảng thời gian để các nghệ sĩ tham gia từ Trần Mạnh Tuấn, Đức Tuấn đến Hoàng Trang và An Trần đều thể hiện nhạc Trịnh theo cách riêng của mình.
Trong dàn nghệ sĩ, Hoàng Trang có lẽ được trông đợi nhất. Khán giả muốn biết thực hư “Hiện tượng nhạc Trịnh” là thế nào, có tiến bộ gì khi đặt cạnh các nghệ sĩ tên tuổi khác ra sao… Và quả thực với tiếng hát của mình Hoàng Trang cho thấy sự tinh tế của một cô gái sinh năm 1997. Giọng cô vẫn vang, hào sảng, vẫn phát huy các phẩm chất ở quãng cao dù chưa thật tốt các nốt trầm.
Hoàng Trang hát "Một ngày như mọi ngày":
Hoàng Trang hát nhạc Trịnh có nét riêng ở cách phát âm, nhả chữ và tư duy xử lý, không giống Khánh Ly hay Hồng Nhung. Cô hát Ta thấy gì đêm nay, Ru em từng ngón xuân nồng vẫn hay như mọi khi nhưng bài Một ngày như mọi ngày và Dấu chân địa đàng có chiều sâu hơn. Đặc biệt, với Một ngày như mọi ngày, Hoàng Trang nhả chữ “hấp hối” trong câu “Một ngày như mọi ngày, từng chiều lên hấp hối” đủ trải nghiệm, chín cảm xúc và đạt đến ngưỡng tinh tế, để lại dư âm khó tả với người nghe trực tiếp.
Dù vậy, là một ca sĩ du ca, Hoàng Trang chỉ hát hay nhưng chưa thực sự biết trình diễn và tương tác, kết nối với người nghe.
Đêm nhạc Trịnh 3/7 còn có những bản hòa tấu không lời. Trong sự nghiệp trải dài, Trần Mạnh Tuấn nhiều lần trình diễn các bài nhạc Trịnh nhưng đây vẫn là lần hiếm hoi anh thăng hoa, “lên đồng” như thế. Anh điều tiết hơi thở, âm lượng qua chiếc kèn saxophone để nhưng âm thanh to nhỏ, thấp cao, nghiêm ngắn và bay bổng, du dương và bùng nổ.
Trần Mạnh Tuấn với "Một cõi đi về":
An Trần, con gái rượu” của Trần Mạnh Tuấn, thể hiện tròn trịa tiết mục solo lẫn song tấu với bố. Đứng cạnh bố, tiếng kèn của nghệ sĩ 15 tuổi dĩ nhiên khó đạt đến độ tinh tế dù cô làm rất tốt. An Trần còn một quãng đường dài phía trước và ít nhất, cô đã làm bố cô hãnh diện.
Mỗi nghệ sĩ trong đêm nhạc là một mảng màu riêng. Đức Tuấn, người đứng giữa hai thế hệ nhạc Trịnh, vẫn điển trai, duyên dáng như mọi khi. Nếu Hoàng Trang – Nguyễn Đông tươi mới, Trần Mạnh Tuấn – An Trần máu lửa thì Đức Tuấn là gam màu của trầm hùng. Anh hát Xin cho tôi đến ca khúc Da Vàng Ngủ đi con dựng âm kiểu bán cổ điển tạo cảm giác thôi thúc, rợn ngợp. Với âm lượng lớn, giọng đanh, dày, tiếng hát Đức Tuấn nổi lên giữa ban nhạc kỳ cựu đang chơi thăng hoa nhất, bao gồm hai bố con Trần Mạnh Tuấn, khép lại mỹ mãn chương trình.
Sự thành công của đêm nhạc Trịnh còn được góp phần bởi ban nhạc của nghệ sĩ ghi-ta Vĩnh Tâm, nghệ sĩ piano Vũ Trọng Hiếu, tay trống Tuấn Thăng và tay bass Minh Hiển.
Theo thời gian, nhạc Trịnh vẫn có sức sống, sức nặng hiện hữu trong đời sống âm nhạc Việt Nam. Mỗi thời kỳ, mỗi thế hệ khán giả sẽ có cách cảm nhận nhạc Trịnh khác nhau nhưng tựu trung đều hình thành lớp kế thừa. Đức Tuấn, Hoàng Trang, An Trần và nhiều người trẻ khác say mê, gìn giữ và phát huy tinh hoa âm nhạc của cố nhạc sĩ tài hoa.
Mặt khác, nhạc Trịnh cũng là một sân chơi sòng phẳng, không kể nghệ sĩ có tiếng hay người tay ngang, đều có thể tỏa sáng nếu có thực tài. Cái tên Hoàng Trang vụt sáng không cần công nghệ lăng-xê hay nhạc Trịnh cho thấy điều đó.
Đức Tuấn hát "Ngủ đi con" cùng bố con Trần Mạnh Tuấn và ban nhạc:
Gia Bảo
‘Hiện tượng nhạc Trịnh’ Hoàng Trang: Tôi hát tự do, không theo showbiz
“Tôi vẫn sẽ theo con đường hát tự do của mình và nhạc Trịnh là hành trang mà tôi mang theo trong đời”, Hoàng Trang tâm sự với VietNamNet.