Cụ thể, Bộ sẽ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với thí sinh sử dụng điểm bài thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Nếu thí sinh đăng ký sử dụng kết quả học tập để xét tuyển vào các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược thì điểm học bạ trung bình tối thiểu là 8,0 điểm trở lên.
Đối với các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng tối thiểu là 6,5 điểm trở lên.
Ngoài 2 ngành Y khoa và Sư phạm, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu các ngành đào tạo khác vào sẽ do các trường tự quy định trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng nguồn tuyển sinh của mình. Các trường ĐH có trách nhiệm giải trình về quy trình, cơ sở xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của mình với cơ quan quản lý và xã hội, với người học.
Các trường muốn thi riêng phải đáp ứng các điều kiện cụ thể
Muốn tổ chức thi riêng, các trường cần đáp ứng các điều kiện cụ thể như có bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh; bảo đảm nhân lực để tổ chức tốt kỳ thi riêng,…
Ngoài ra, các trường cần có ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa hoặc tự luận đủ lớn để xây dựng đề thi cho việc tổ chức thi trong mỗi lần thi; phải ban hành quy chế thi tuyển sinh của trường gồm quy trình tổ chức và các quy định liên quan; có đề án tổ chức thi tuyển sinh; có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo số lượng, chất lượng phù hợp với quy mô, hình thức tổ chức thi.
Với những điều kiện trên, những cơ sở đào tạo đã có kinh nghiệm tổ chức thi đánh giá năng lực, thi văn hóa, năng khiếu… để tuyển sinh hoặc đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc tuyển sinh riêng năm nay hoàn toàn có thể đáp ứng được.
Thêm đối tượng được xét tuyển đại học
Ngoài thí sinh có quốc tịch Việt Nam, hoàn thành chương trình THPT của Bộ GD-ĐT, năm 2020 Quy chế bổ sung thêm hai nhóm thí sinh khác cũng được tham gia dự tuyển đại học, cao đẳng.
Đó là học sinh học chương trình nước ngoài tại trường THPT ở Việt Nam với điều kiện, chương trình đó đã được nước sở tại công nhận và đạt trình độ tương ứng trình độ THPT của Việt Nam.
Ngoài ra quy chế cho phép thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam dự tuyển. Hiệu trưởng các trường ĐH căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực tiếng Việt để xem xét, quyết định cho vào học.
Tổ hợp phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo
Quy chế tuyển sinh quy định, các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành (những tổ hợp chỉ thay đổi các ngoại ngữ khác nhau được coi là một tổ hợp). Thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về quy trình, cơ sở xác định tổ hợp tuyển sinh.
Bên cạnh đó, hội đồng tuyển sinh trường sẽ chỉ gửi giấy thông báo thí sinh trúng tuyển nhập học khi thí sinh đáp ứng đủ các điều kiện tuyển sinh theo quy định, ví dụ có giấy chứng nhận đã tốt nghiệp THPT, tránh trường hợp thí sinh chưa tốt nghiệp THPT đã có giấy thông báo trúng tuyển.
Thúy Nga
Sáng nay 8/5, Bộ GD-ĐT công bố Quy chế tuyển sinh 2020 với nhiều điểm mới đặc biệt đáng chú ý, trong đó có việc các trường sư phạm sẽ không tuyển sinh trình độ trung cấp mà chỉ tuyển trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
" alt=""/>Tuyển sinh đại học năm 2020, thí sinh cần lưu ý điều gì?Để trả lời câu hỏi trên, cần quay lại xem xét mục tiêu của việc áp dụng thuế TTĐB.
Nhiều chuyên gia nhận định thuế TTĐB có mục đích điều tiết tiêu dùng của xã hội, góp phần định hướng sản xuất, tái phân phối thu nhập (tức là người có thu nhập cao sẽ phải đóng thuế nhiều hơn) và góp phần bảo vệ môi trường.
Những nhận định này rất đúng và chính xác. Thuế TTĐB để giải quyết những bài toán sau:
Thứ nhất, đây là công cụ để tăng nguồn thu Ngân sách Nhà nước, phục vụ các hoạt động, dịch vụ công. Tuy nhiên, khác với thuế Giá trị gia tăng (GTGT) - là công cụ thuế chủ lực của nguồn thu ngân sách - mục tiêu chính của thuế TTĐB không phải là tạo ra nguồn thu mà nhằm điều tiết hành vi tiêu dùng, do thuế này trực tiếp làm tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Hàng hóa, dịch vụ nào Nhà nước muốn quản lý mức độ tiêu dùng thì sẽ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Bên cạnh đó, thuế TTĐB trực tiếp làm tăng giá bán hàng hóa dịch vụ, do đó về nguyên tắc, hàng hóa dịch vụ nào có giá không co giãn, tức là dù giá có thay đổi tăng bao nhiêu thì nhu cầu, thói quen tiêu dùng cũng không thay đổi, cũng là đối tượng thích hợp chịu loại thuế này. Có thể thấy một số mặt hàng cho dù áp thuế TTĐB nhưng mức tiêu thụ tại Việt Nam vẫn rất cao như rượu, bia, thuốc lá.
Mục tiêu thứ hai của thuế TTĐB là tái phân phối thu nhập. Tức là thuế này nhắm đến những mặt hàng, dịch vụ xa xỉ khi mà chỉ một bộ phận người dân có khả năng tài chính mới sử dụng, và sẽ phải chịu gánh nặng thuế này. Nói cách khác, người có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều hơn trong trường hợp lựa chọn mua hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, như du thuyền, kinh doanh casino, golf.
Mục tiêu thứ ba của thuế TTĐB, có thể coi là mục đích chính, là giải quyết các vấn đề xã hội bằng công cụ thuế, có thể bao gồm: vấn đề về sức khỏe, an sinh xã hội do việc tiêu thụ, tiêu dùng quá mức các hàng hóa như rượu bia, thuốc lá, trò chơi điện tử có thưởng, casino hay các dịch vụ như massage, karaoke, vũ trường; vấn đề về ô nhiễm môi trường do sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch, các chất thải rắn khó phân hủy; vấn đề về sự xuống cấp các công trình giao thông công cộng, tắc nghẽn giao thông đường bộ do lượng lớn phương tiện tham gia giao thông.
Quay lại chiếc điều hòa, liệu điều hòa nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống có phù hợp với bất kỳ mục tiêu nào được tóm tắt trên không?
Theo lý giải của Ban soạn thảo, sử dụng điều hòa nhiệt độ tiêu tốn năng lượng điện, là nguyên nhân khiến trái đất nóng lên. Đồng thời những chất làm mát phổ biến ở máy điều hòa (như Hydroflourocarbon HFC) cũng gây hại cho tầng ozone và ô nhiễm môi trường.
Tôi thấy lập luận này chưa thực sự thuyết phục. Hiện nay, các dòng máy điều hòa có công nghệ inverter để tiết kiệm điện là rất phổ biến. Chỉ với khoảng 5 triệu đồng, một hộ gia đình đã có thể mua một chiếc điều hòa công nghệ inverter tiết kiệm điện. Nếu nói sử dụng điều hòa nhiệt độ tiêu tốn năng lượng thì cần phải làm rõ tốn hơn như thế nào, so với các mặt hàng khác như tủ lạnh, lò nướng, bình nóng lạnh không phải chịu thuế TTĐB. Bên cạnh đó, việc quản lý sản xuất, nhập khẩu chất HFC đang được đưa vào thực hiện tại Việt Nam, với lộ trình loại trừ dần các chất HFC bắt đầu từ năm 2024.
Theo dẫn chứng của Ban soạn thảo, số thuế TTĐB thu từ mặt hàng điều hòa năm 2021 là 2.256 tỷ đồng. Số này theo tôi tính toán chỉ chiếm 2% tổng số thuế TTĐB và chỉ chiếm 0,2% tổng số thu toàn bộ thuế của cả nước, theo quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 2021. Đây là con số quá khiêm tốn nếu xét đến khía cạnh duy trì thu thuế với điều hòa nhiệt độ để đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Cuối cùng, điều hòa nhiệt độ không phải là mặt hàng xa xỉ mà chỉ những người có tài chính mới mua được. Việc thu thuế TTĐB đối với điều hòa nhiệt độ đã được thực hiện từ năm 1998. Thời điểm đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ khoảng 350 USD. Đến năm 2024, GDP bình quân đầu người nước ta ước tính khoảng 4.500 USD. Hay nói dí dỏm, chúng ta đã giàu hơn kể từ năm 1998 là 12,8 lần. Không lẽ gì một hộ gia đình cơ bản hiện nay lại không thể mua được một chiếc điều hòa nhiệt độ cơ bản.
Ngoài chiếc điều hòa nhiệt độ, một số mặt hàng khác như vàng mã, hàng mã đã được đưa vào đối tượng chịu thuế TTĐB từ năm 1990 và quy định ổn định từ năm 1998 cũng cần xem xét có thực sự là mặt hàng cần điều tiết tiêu dùng hay không. Nếu không có tác động lớn đến thu ngân sách hay không giải quyết các vấn đề xã hội thiết yếu thì cần xem xét các mặt hàng khác có ảnh hưởng lớn đến xã hội, môi trường, sức khỏe. Hiện nay, tôi thấy có rất nhiều hàng hóa gây hại cho môi trường vì việc sử dụng tràn lan như túi nilon đựng đồ trong các cửa hàng, chợ và siêu thị, hay hộp xốp đựng thức ăn tại các nhà hàng, quán ăn. Những loại hàng hóa này vì rẻ và tiện lợi nên được sử dụng rộng rãi, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm và đặc biệt gây ô nhiễm môi trường. Việc điều tiết sử dụng các loại hàng hóa gây ô nhiễm môi trường này là việc đáng quan tâm và cần bàn thêm.
Vấn đề lớn hơn, từ chuyện chiếc điều hòa hay việc sử dụng túi nilon, nằm ở chỗ: cách sửa đổi nhiều luật thuế vẫn theo hướng luật hóa (tức là quy định cụ thể vào văn bản luật) các nội dung đã được thực hiện ổn định, không có bất cập, mâu thuẫn gì ở các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư. Cách làm này có mặt tốt là đảm bảo có cơ sở pháp lý cao nhất khi thực hiện, tuy nhiên lại chưa thể hiện được tinh thần cải cách đột phá mỗi lần sửa luật.
Quy định gì đã thực hiện lâu và không còn phù hợp thì nên được nghiên cứu kỹ để loại bỏ hay thay đổi, nhằm đảm bảo mỗi lần sửa luật là một lần cải cách, xóa bỏ các điểm nghẽn trong quy định.
Nguyễn Trung Kiên
" alt=""/>Đánh thuế 'điều hòa xa xỉ'Có 2 phương thức xét tuyển, cụ thể như sau:
Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, áp dụng đối với tất cả các ngành đào tạo.
Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 cộng đối với từng bài thi/môn thi, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Điểm xét tuyển = tổng điểm các bài thi/môn thi (a) + các điểm ưu tiên (b).
Trong đó (a) = điểm thi môn toán + điểm thi môn sinh học + điểm thi môn hóa học (tổ hợp B00) hoặc (a) = điểm thi toán + điểm thi vật lý + điểm thi hóa học (tổ hợp A00).
(b) = điểm ưu tiên đối tượng, khu vực
Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, áp dụng đối với ngành Y khoa, ngành Răng-Hàm-Mặt, Dược học và Điều dưỡng với 25% chỉ tiêu của từng ngành.
Theo đó, đối tượng tuyển sinh là các thí sinh có tổng điểm thi (theo tổ hợp xét tuyển) và các điểm ưu tiên (nếu có) bằng hoặc trên mức điểm tối thiểu ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT xác định, điểm xét trúng tuyển do Hội đồng tuyển sinh trường quy định.
Đồng thời, có chứng chỉ tiếng Anh IELTS 6,0 trở lên, hoặc TOEFL iBT 60 trở lên.
Các chứng chỉ đều phải còn hạn. Đơn vị cấp chứng chỉ TOEFL iBT là Educational Testing Service (ETS) và IELTS là British Council (BC); International Development Program (IDP).
Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của tổ hợp xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Điểm xét tuyển = tổng điểm các bài thi/môn thi (a) + điểm ưu tiên (b).
Trong đó
(a) = điểm thi môn toán + điểm thi môn sinh học + điểm thi môn hóa học, hoặc (a) = điểm thi môn toán + điểm thi môn vật lý + điểm thi môn hóa học.
(b) = điểm ưu tiên đối tượng, khu vực
Điểm trúng tuyển của các thí sinh ở phương án 2 không được thấp hơn điểm trúng tuyển ở phương án 1 trong cùng 1 ngành là 2 điểm.
![]() |
Chỉ tiêu tuyển sinh các ngành |
Công bố kết quả ngày 27/9
Theo dự kiến, trường ĐH Y Dược TP.HCM công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 trước 17h ngày 27/9. Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trước 17 giờ ngày 3/10 (tính theo dấu bưu điện).
Trong trường hợp số lượng thí sinh đạt điểm trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu được phê duyệt của Bộ GD-ĐT cho từng ngành đào tạo do bằng nhau về điểm xét tuyển, nhà trường áp dụng ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Trường không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ kỳ thi các năm trước để tuyển sinh.
Nhiều chính sách ưu tiên
Trường ĐH Y Dược TP.HCM thực hiện chính sách ưu tiên như sau:
Với thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế:
Môn Hóa học được tuyển thẳng vào ĐH ngành dược học hoặc kỹ thuật xét nghiệm y học;
Môn Sinh học được tuyển thẳng vào ĐH một trong các ngành (trừ ngành Dược học).
Với thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Sinh và môn Hóa học:
Giải nhất môn Sinh được tuyển thẳng vào ĐH ngành y khoa hoặc răng-hàm-mặt.
Giải nhất, nhì, ba môn Sinh được tuyển thẳng vào một trong các ngành: y học cổ truyền, y học dự phòng, điều dưỡng, điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức, điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh, y tế công cộng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hình răng, dinh dưỡng.
Giải nhất môn Hóa được tuyển thẳng vào ĐH ngành dược học.
Giải nhất, nhì, ba môn Hóa được tuyển thẳng vào học ĐH ngành kỹ thuật xét nghiệm y học.
Thí sinh đoạt giải trong cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ GD-ĐT tạo tổ chức, đã tốt nghiệp THPT, có dự án hoặc nội dung đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực y, sinh học và nội dung đề tài phù hợp với ngành đào tạo:
Giải nhất được tuyển thẳng vào học ĐH ngành y học cổ truyền, y học dự phòng.
Giải nhất, nhì, ba được tuyển thẳng vào học ĐH một trong các ngành: điều dưỡng, điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức, điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh, y tế công cộng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hình răng, dinh dưỡng.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ GD-ĐT tạo tổ chức, đã tốt nghiệp THPT, có dự án hoặc nội dung đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực hóa học, dược học và nội dung đề tài phù hợp với ngành đào tạo được tuyển thẳng vào học ĐH ngành kỹ thuật xét nghiệm y học.
Học phí cao nhất là 70 triệu đồng/năm.
Theo đó, học phí dự kiến năm học 2020-2021 đối với ngành Y khoa là 68 triệu đồng/năm, Răng Hàm Mặt lên tới 70 triệu đồng/năm. Các ngành còn lại dao động từ 30-50 triệu đồng/năm.
![]() |
Học phí Trường ĐH Y dược TP.HCM cao nhất lên tới 70 triệu đồng/năm |
Ở các năm tiếp theo, học phí sẽ tăng 10% mỗi năm theo lộ trình.
Lê Huyền
Học phí dự kiến ở nhiều trường đào tạo chuyên ngành Y sẽ tăng vọt trong năm học mới, có ngành lên tới hơn 70 triệu đồng/năm.
" alt=""/>Học phí đại học Y Dược TP.HCM cao nhất lên tới 68 triệu đồng/năm