; Phó Giáo sư (2); học vị cao nhất: Tiến sĩ (18), Thạc sĩ (9); nhiều tuổi nhất: 35 tuổi (9 đề cử); nhỏ tuổi nhất: 12 tuổi (2 đề cử).</p><p>Vòng bình chọn trực tuyến sẽ diễn ra đến hết ngày 6/3/2021 tại địa chỉ duy nhất www.tainangtrevietnam.vn</p><p>Sau khi có kết quả bình chọn trực tuyến, hội đồng sẽ họp phiên cuối cùng vào giữa tháng 3/2021 để chọn ra 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020. Lễ Tuyên dương GMTVNTB năm 2020 và kỷ niệm 25 năm Giải thưởng GMTVNTB dự kiến diễn ra vào ngày 22/3/2021.</p><p>3 khách mời tham gia giao lưu với độc giả báo VietNamNet gồm có: cầu thủ Nguyễn Văn Quyết (sinh năm 1991, lĩnh vực Thể dục thể thao), Đại uý Vũ Trọng Đại (sinh năm 1985, lĩnh vực Nghiên cứu khoa học - sáng tạo) và anh Trần Anh Tú (sinh năm 1989, lĩnh vực Lao động sản xuất).</p><table class=)
Cầu thủ Văn Quyết là 1 trong 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020. Ảnh: Sài Gòn Giải PhóngCầu thủ bóng đá Nguyễn Văn Quyếtlà đội trưởng Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội FC. Năm 2020, Văn Quyết đã đạt được một số thành tích đáng kể: nằm trong top 10 Vận động viên tiêu biểu thể thao Việt Nam, giành cúp Quả bóng Vàng Việt Nam, đạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất V.League mùa bóng 2019-2020, Á quân V-League 2020, Vô địch Cúp quốc gia, Vô địch Siêu cúp quốc gia.
Bên cạnh đóng góp chuyên môn, Văn Quyết còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, chung sức cùng Chính phủ và toàn xã hội đẩy lùi, kiểm soát dịch Covid-19. Cụ thể, anh ủng hộ 130 triệu đồng, mua thiết bị y tế và nhu yếu phẩm cho bệnh viện Bạch Mai; tham gia chương trình Chủ Nhật Đỏ - Hiến máu nhân đạo…
 |
Đại uý Vũ Trọng Đại, Giám đốc Trung tâm Kết cấu Vật liệu, Viện Hàng không Vũ trụ Viettel, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội. |
Đại uýVũ Trọng Đạilà giám đốc Trung tâm Kết cấu Vật liệu, Viện Hàng không Vũ trụ Viettel, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Anh là người chủ trì và trực tiếp tham gia những nghiên cứu quan trọng, công bố 4 sáng chế cấp Nhà nước, 6 sáng kiến cấp Viện, 1 bài báo quốc tế. Tiến sĩ Vũ Trọng Đại cũng được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giai đoạn 2017-2018, là điển hình xuất sắc Viettel toàn cầu Viettel’s Star 2018, là nhân viên xuất sắc ngành dọc 2019 cấp tập đoàn…
 |
Trần Anh Tú (Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương) đã có nhiều đóng góp trong công tác điều tra chống dịch Covid-19. |
AnhTrần Anh Tú đang công tác ở Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Năm 2020, anh đạt nhiều thành tích trong công tác điều tra chống dịch Covid-19. Cụ thể, anh trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản của Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát, cách ly, truy vết ca bệnh và những người tiếp xúc gần.
Trong suốt năm 2020, anh trực tiếp tham gia điều tra chống dịch Covid-19 tại các ổ dịch lớn như: Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Mê Linh (Hà Nội), TP. Đà Nẵng. Anh cũng là thành viên của Tổ công tác đặc biệt chống dịch Covid-19 thuộc Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19.
Nhờ những đóng góp đó, anh được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ, nhận giải thưởng “Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi năm 2020” do Trung ương Đoàn thanh niên trao tặng, nhận bằng khen Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu.
MỜI BẠN ĐỌC THAM GIA GIAO LƯU TẠI ĐÂY.
Nguyễn Thảo

Công bố 20 đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020
Chiều 5/2, tại trụ sở T.Ư Đoàn, Hội đồng xét chọn Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2020 (GMTVNTB) họp lần thứ nhất thảo luận, cho ý kiến và bỏ phiếu kín chọn ra 20 đề cử tiêu biểu vào vòng bình chọn trực tuyến.
" alt="Cầu thủ Văn Quyết giao lưu trực tuyến với độc giả báo VietNamNet"/>
Cầu thủ Văn Quyết giao lưu trực tuyến với độc giả báo VietNamNet
Xem video: Bà cụ 40 năm nhặt ve chai nuôi heo đất lo Tết cho người nghèoGánh ve chai nuôi người nghèo
Những ngày giáp Tết, má Cúc suy tư, ngồi một góc nhà lật giở những trang giấy ghi lại tên, địa chỉ người nghèo cần giúp đỡ. Ghi xong thiệp mời người nghèo đến nhận quà, má lại lục xem trong túi còn sót lại đồng nào hay không để bỏ vào những chú heo đất được đặt gọn gàng trên bàn làm việc.
"Má Cúc" là tên gọi thân thương của người dân phường 8 (Quận 3, TP.HCM) dành cho bà Nguyễn Thị Bạch Cúc (77 tuổi), người gần 40 năm nhặt ve chai, nuôi heo đất để giúp đỡ người nghèo.
Bà Cúc nói, tính bà hay thương người nên hay làm từ thiện. Sau này, khi công tác trong Hội phụ nữ phường, bà quyết định nuôi heo đất để có quỹ giúp người khó khăn. Để có tiền nuôi heo, bà đi nhặt ve chai.
“Lúc đó, thấy tôi đi nhặt ve chai, nhiều người bàn tán đủ kiểu. Họ nói tôi tôi làm bộ, ra vẻ, nói tôi con cái thành đạt mà giả nghèo giả khổ, làm xấu mặt con cái... nhưng tôi không buồn. Tôi tin từ từ rồi họ sẽ hiểu”, bà chia sẻ.
 |
40 năm qua, “Má Cúc” nhặt ve chai nuôi heo đất lo Tết cho người nghèo. |
Bà nói, “khi lưng còn thẳng”, bà một mình len lỏi trong các ngõ hẻm nhặt ve chai. Vài tuần, bà mới kết hợp với những người khác đi mua ve chai một lần. Sau này, lưng còng, bà đến từng nhà xin.
Cuối cùng, người dân địa phương cũng nhận thấy ý nghĩa nhân văn trong việc làm của bà. Thấy bà đã già cả vẫn tích cực làm việc thiện, người dân tự đem ve chai đến nhà cho bà. Bà chỉ việc phân loại ve chai, bán lấy tiền nuôi heo.
Bà Cúc kể, con heo đầu tiên bà nuôi ròng rã 1 năm trời. “Đập heo, tôi đếm được gần 50 triệu đồng. Số tiền này tôi trích ra gửi cho nhiều cơ quan đoàn thể để hỗ trợ gia đình khó khăn. Tôi cũng trích tiền từ con heo này để chăm lo cho người già neo đơn”, bà Cúc kể.
Bà nói, chứng kiến niềm hạnh phúc của mọi người khi được sự giúp đỡ từ mô hình nuôi heo đất, bà như “trẻ lại chục tuổi”. Thế là bà dồn hết tâm sức vào việc nuôi heo đất. Sức yếu, không thể một mình đi thu mua ve chai, bà chuẩn bị tủ bánh mì, đứng bán bánh trước ngõ.
 |
Hiện nay, bà Cúc đang tiếp tục nuôi 2 con heo đất để làm quỹ giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. |
Mỗi sáng, trên tủ bánh mì của bà luôn có một chú heo đất dán dòng chữ “Nuôi heo đất vì cộng đồng” để những ai có tấm lòng đều có thể chung tay, đóng góp. Bà nói: “Tôi đặt heo công khai như thế là để ai có tấm lòng cũng có thể bỏ tiền vào nuôi heo chung…”.
“Bây giờ, có nhiều người tốt lắm, ai cũng bỏ tiền vào heo, mấy em học sinh cũng đến ủng hộ nữa. Đặt heo ở vị trí công khai như thế cũng là cách để người khác học tập, nhân rộng mô hình”, bà Cúc nói thêm.
Thế nên, cho đến nay, dù không còn có thể đến từng nhà thu nhặt, bà vẫn duy trì việc bán ve chai để có tiền bỏ nuôi heo. Ngoài ra, bà luôn trích phần nhiều số tiền dưỡng già, tiền thưởng từ các hoạt động sôi nổi của mình trong hội phụ nữ… để chăm đàn heo đất.
Bà kể: “Thấy tôi làm việc vì người nghèo nhiều người cũng muốn chung tay nên tôi không nuôi heo lớn nữa mà mua nhiều heo đất nhỏ về nuôi. Khi khui heo, tôi đều mời các ban ngành đoàn thể trong khu phố, phường đến chứng kiến”.
 |
Mỗi khi gửi quà cho người khó khăn, bà Cúc đều in thiệp mời, bỏ vào phong bì lịch sự, gửi đến từng hộ gia đình, cá nhân để mời họ đến nhận. |
“Nuôi nhiều con để con nào đầy thì đem đi ủng hộ người khó khăn, mái ấm, người nghèo… Mới đây, tôi cũng trích tiền từ heo đất để chuẩn bị quà Tết cho những người khó khăn tại khu phố”, bà Cúc kể thêm.
Cảm hóa đối tượng giang hồ, dân nghiện hút
Bà Cúc nói, suốt 40 năm qua, bà không nhớ được mình đã nuôi và cho đi bao nhiêu con heo đất. Bà chỉ biết, hễ thấy ai nghèo, ai khó khăn là trích tiền từ heo giúp đỡ. Hồi đó, bà trích tiền từ heo đất đem cho thanh niên, phụ nữ, học sinh, người già… Ai nghèo, ai khổ là bà cho.
Thế nên, nhiều lần bà bị kẻ xấu lợi dụng. Bà Cúc kể: “Hồi trước, ở đây có 2 mẹ con sống rất khổ. Thấy vậy, tôi trích tiền trong heo giúp đỡ. Thấy vậy, họ hay đến xin. Sau này, tôi tìm hiểu mới phát hiện, hai mẹ con lấy tiền từ heo của tôi đem đi đánh đề”.
Sau nhiều lần bị lợi dụng, bà Cúc cẩn thận hơn và luôn xác minh rõ ràng hoàn cảnh người cần được giúp đỡ. Bà tự liệt kê những gia đình, cá nhân cần giúp đỡ trong một cuốn tập sau đó tìm hiểu hoàn cảnh thật của những người này.
 |
Bà Cúc xem lại danh sách những cá nhân, gia đình cần được hỗ trợ, giúp đỡ. |
Khi đã xác minh, bà in giấy mời thật đẹp bỏ trong phong bì lịch sự rồi gửi đến những người cần được hỗ trợ, mời họ đến nhận quà. “Tết này, tôi cũng có phần quà cho những người đã lên danh sách. Tôi đang viết thiệp mời rồi. Viết xong, tôi sẽ đem đi gửi và đợi ngày trao quà”, bà Cúc tâm sự.
Không chỉ chăm lo người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, bà Cúc còn nổi tiếng là người giỏi cảm hóa các đối tượng bất hảo tại địa phương. Gần nhà bà có một người vì nghiện ma túy mà nhiều lần làm chuyện phi pháp, vào tù ra tội triền miên.
Bà Cúc kể: “Nhiều lúc, anh ta nói với tôi rằng, muốn làm người tốt mà làm không được vì bị xã hội xa lánh. Tôi nghĩ không nên xa lánh người lỡ bước, đừng dồn họ vào con đường cùng”.
 |
Bà Cúc “khoe” món quà từ Ban Tuyên giáo tặng. |
“Thế nên, hôm tòa xét xử, tôi xin được gặp, đưa cho anh ta ít quà rồi nói sau này ra tù cố gắng làm lại cuộc đời. Cuối cùng, mãn hạn tù, anh ta về gặp tôi vừa khóc vừa nói rằng sẽ cố gắng làm ăn, không dính đến ma túy nữa. Bây giờ, người này có việc làm và sống tốt rồi”, bà nói thêm.
Trong khi đó, cùng là “anh em xã hội” nhưng người tên Nh. lại có hoàn cảnh bi đát hơn. Vốn là dân anh chị, Nh. “ngồi tù nhiều hơn ở nhà” và có nhiều ân oán. Sau lần ngồi tù kéo dài, Nh. thất lạc hầu hết đàn em.
Bà Cúc chia sẻ: “Lúc chưa đi tù, Nh. đánh người ta nhiều quá nên khi được thả bị người ta bao vây, đánh liệt luôn 1 chân. Thấy Nh. không có việc làm, không ai chăm sóc, tôi trích tiền đưa đi châm cứu, cho tiền ăn đến khi có thể đi lại được. Cảm kích tôi, bây giờ Nh. cũng chí thú làm ăn, tình nguyện đứng ra tuyên truyền tác hại của ma túy, đá gà, đánh đề…”.
 |
Bà Cúc cho biết, bà cảm thấy rất buồn nếu không được làm việc gì đó để giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. |
Kể chuyện về người tên Nh., bà Cúc lại nhớ đến anh thanh niên nhiễm HIV nhưng không có tiền điều trị. Thương chàng trai lỡ bước khi tuổi đời còn quá trẻ, bà lại trích tiền từ heo đất để hỗ trợ người này mua thuốc điều trị.
Bà Cúc kể thêm: “Tuy vậy, những trường hợp ấy không khó khăn và khiến tôi đau lòng bằng việc K. vừa tốt nghiệp kỹ sư bị bạn bè dụ dỗ dẫn đến dính HIV. Ngày biết mình mắc “căn bệnh thế kỷ”, K. đau đớn và không dám nói với ba mẹ”.
“Tôi phải làm cầu nối, lựa lời để nói cho ba mẹ cháu nghe, thông cảm, chấp nhận sự thật đau lòng này. Khó khăn lắm, cha mẹ K. mới vơi bớt sự mặc cảm, tức giận để tha thứ, tạo nền tảng tinh thần cho con điều trị”, bà Cúc chia sẻ.

Cụ ông Sài Gòn làm di chúc để lại nhà hơn 10 tỷ giúp người già, sinh viên
"Tôi sẽ dành một căn cho người già neo đơn và học sinh - sinh viên nghèo ở miễn phí. Căn còn lại, tôi sẽ trích 40% thu nhập từ tiền cho thuê trọ giá rẻ để chăm lo cho công tác khuyến học".
" alt="Bà cụ 40 năm nhặt ve chai nuôi heo đất lo Tết cho người nghèo"/>
Bà cụ 40 năm nhặt ve chai nuôi heo đất lo Tết cho người nghèo
Những ngày cận Tết Nguyên đán, thay vì dọn nhà, mua sắm… chị Phan Diệu Linh (Phường 5, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) lại dành thời gian để tổ chức “phiên chợ xanh 0 đồng”.Dự kiến ngày mùng 3 Tết, chị cùng những người bạn sẽ tổ chức chương trình tặng hạt giống và cây xanh cho tất cả khách đến phiên chợ đặc biệt này. Rất nhiều hạt giống, 1.180 chậu sen đá và hàng chục cây hoa đường phố (mai anh đào, phượng tím…), cây rừng (giáng hương, bầu gió…) sẽ được tặng cho mọi người.
 |
Chị Diệu Linh (bên phải) đang chuyển cây đến những người nhận. |
“Điều kiện là những người nhận cây có đất, có thời gian chăm cây và thỉnh thoảng họ chụp ảnh, gửi thông tin cho chúng tôi về cây họ nhận trồng”, chị Diệu Linh nói.
Trước đó, hơn 4.000 cây xanh các loại cũng đã được người phụ nữ này tặng cho người dân với mục đích xây dựng “vườn ở khắp nơi”.
Lời dặn “chăm trồng cây” của người bà đã khuất
Niềm yêu thích trồng cây của chị Diệu Linh được hình thành từ bố là một thầy thuốc nam và người bà nội là một nông dân yêu cây.
“Bà nội mình rất phóng khoáng và thích trồng cây. Mỗi lần bị người ta vặt trộm quả, bà chẳng đuổi mắng, chỉ nhắc nhở: “Hái thì hái nhưng để cho cháu bà nữa nghe”.
Bà thường nói với chúng tôi: “Đất, nước, không khí… đều không thuộc về riêng ai. Vì vậy, cây sống trên đất đều là của mọi người. Mình trồng một cái cây cả làng sẽ được hưởng, mình chặt cây cả làng cũng thiệt hại”.
 |
Nhà chị Linh chật kín trong đợt tặng 400 cây cho người dân. |
Bà thường khuyến khích con, cháu trong nhà trồng cây. Năm 2005, bà chị mất. Chín ngày sau, gia đình chị Diệu Linh có họp lại và tổ chức trồng cây theo lời bà dặn. Thỉnh thoảng, gia đình chị vẫn tổ chức trồng thêm vào ngày giỗ. Từ đó, chị Linh cũng chia sẻ với bạn bè ý tưởng, hễ trong gia đình có một sự kiện (ngày cưới, sinh nhật…) cũng nên tổ chức trồng một đợt cây xanh để kỷ niệm. Bởi khi trồng cây, sau này chúng ta mất có thể cây vẫn còn, có ích cho đời.
Đầu năm 2020, do dịch Covid-19, cả nước thực hiện việc cách ly. Có thời gian, chị Linh quyết định mua một mảnh đất để trồng cây. Khi chị đã mua rất nhiều loại giống cây như quýt, ổi, táo… thì bất ngờ người bán đất lại từ chối không bán nữa.
“Lúc này, cây chất đầy nhà. Không còn cách nào khác, tôi lên mạng đăng thông tin tặng lại cây cho mọi người, không ngờ được hưởng ứng quá trời”, chị Linh nhớ lại.
 |
Người dân, học sinh tham gia trồng cây sau khi nhận. |
Sự kiện này khiến chị thay đổi suy nghĩ. Thay vì mua đất trồng cây, chị quan niệm rằng, mình không cần đất, không cần sở hữu vẫn trồng được cây ở khắp nơi bằng cách tặng cây giống và kêu mọi người cùng trồng với mình.
“Một người trồng không thể nhanh và nhiều bằng mọi người chung tay. Tôi bắt đầu mua, gom cây tặng các gia đình. Mai mốt, cây lớn, tôi sẽ đến các nhà "xin" quả…”, chị Diệu Linh cười nói.
Hơn 4.000 cây xanh cho đi
Ban đầu, chị Linh lên mạng để tìm hiểu nhu cầu cây của mọi người. Sau đó, chị nghiên cứu loại cây nào phù hợp với thổ nhưỡng của vùng đất Lâm Đồng.
Có những người con xa quê hương muốn trồng cây nơi quê nhà của họ nhưng không có đất, không có thời gian chăm bẵm… khi biết được ý định của chị Diệu Linh họ rất hào hứng. Họ đã gửi một phần chi phí để chị Linh mua cây tặng cho các gia đình.
“Tôi cứ nghĩ người dân chỉ thích cây ăn quả nhưng sau đó, các loại cây hoa đường phố, cây rừng… đều được mọi người đón nhận. Có đợt, chúng tôi tặng nguyên một làng ở thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng - mỗi nhà 2 cây hoa đường phố. Họ được yêu cầu trồng phía trước nhà để có hoa, bóng mát cho tất cả mọi người”, chị Linh chia sẻ.
 |
Anh Anh Tuấn - người đến nhận cây chia cho người dân. |
Chị tổ chức các đợt phát cây và đợt nào cũng nhanh chóng “hết hàng”. Nhiều người đến nhận cây không phải vì họ không thể mua mà họ hiểu việc trồng rừng là việc của tất cả mọi người. Họ muốn góp một tay vào giúp cộng đồng phủ xanh lại không gian sống.
“Tôi nhớ nhất là anh Vũ Anh (Bảo Lộc, Lâm Đồng) - một người rất tâm huyết với việc trồng cây. Tháng 9/2020, anh nhận 20 cây về trồng. Đây là những loại anh chưa có như: mai anh đào, phượng tím… Sau đó, anh bất ngờ tặng lại 1.000 cây rừng (sao đen, giáng hương, gió bầu...) cho chúng tôi.
Không chỉ vậy, có lần anh Mai Đam San đi lấy cây về chia cho mọi người gặp đường trơn, trời mưa bị ngã. Họ đều là những người vô cùng tâm huyết với việc trồng cây”, chị Linh kể.
 |
Xe của anh Đam San bị ngã khi chuyển cây về cho người dân. |
Chị Linh cũng nhớ chuyện của anh Trịnh Phong, chủ một vườn ươm ở Đồng Nai. Chị Linh hỏi giá mua cây của anh. Khi biết chị mua cây để tặng cho mọi người trồng, anh đã tặng và vận chuyển 100 cây lên Đà Lạt cho chị Linh, hoàn toàn miễn phí.
Đầu tháng 1/2020, cùng với 300 cây mai anh đào được một người khác tặng, 1.300 cây xanh đã được chị Linh chia lại cho người dân ở các huyện Đức Trọng, Lạc Dương, Di Linh… ở Lâm Đồng.
 |
Một người dân khác đến nhận cây về trồng. |
“Hôm đó, cây giống để kín nhà tôi. Quá nhiều, nên chồng tôi còn phải gửi nhờ sang hàng xóm. Chỉ trong vòng hơn 1 ngày, toàn bộ cây đã được chia hết cho người dân”, người phụ nữ ở Đà Lạt kể.
“Trải qua đại dịch Covid-19, tôi cũng muốn con người chủ động hơn ở vấn đề thực phẩm bằng cách tự tạo ra rau, quả sạch trong vườn để đối phó với hiểm họa. Từ ngày tặng cây, tôi thường nhận được các hình ảnh từ chủ vườn. Ai cũng rất vui khi trông chờ cây lớn lên từng ngày”, chị nói.
Chị Diệu Linh từng tốt nghiệp đại học và làm việc ở TP.HCM suốt 7 năm. Năm 2016, chị kết hôn và chuyển về TP Đà Lạt cùng chồng. Chứng kiến người dân chật vật lo cái Tết, từ năm 2007, cứ vào dịp cuối năm, chị đứng ra vận động quyên góp quần áo, đồ gia dụng… tổ chức tặng lại cho bà con dân tộc thiểu số. Năm 2020, chứng kiến sự thay đổi của môi trường như lũ lụt ở miền Trung, hạn hán Tây Nguyên… chị Linh chuyển từ tặng vật chất sang tặng hạt giống, cây trồng kêu gọi người dân thực hiện mô hình “Vườn ở khắp nơi”. "Tặng cây nhiều quá, mọi người còn đặt cho mình biệt danh: "Cô gái phủ xanh vườn nhà người khác", chị Linh cười chia sẻ. |
Xem thêm video: Người phụ nữ nặng lòng với chó mèo hoang, làm xe lăn cho thú cưng bị tật

Chàng trai bỏ đại học, mua đất trồng rừng, ‘gọi’ chim về ở
Không thu hoạch mà ‘tặng’ cả cánh rừng chuối chín cho bầy chim ăn, anh Tâm bị nhiều người gọi là “điên”. Dù vậy 9X vẫn miệt mài với công việc phủ xanh núi và ‘gọi’ chim về.
" alt="Người phụ nữ Đà Lạt tặng 4.000 cây xanh để 'đi đâu cũng có vườn'"/>
Người phụ nữ Đà Lạt tặng 4.000 cây xanh để 'đi đâu cũng có vườn'