Thật ra lâu nay, chuyện từ thiện không chỉ các nghệ sĩ mới làm. Đừng ai tự cho mình là duy nhất, mình không làm thì dân thiệt thòi, xã hội thiệt thòi. Đừng nghĩ vai trò của mình là "không thể thay thế" rồi tuyên bố xanh rờn: "Nghệ sĩ không đi làm từ thiện thì ai cứu dân?", hay "dỗi" rồi tuyên bố "cạch" làm từ thiện.Nhìn nhận một cách công bằng, những nghệ sĩ làm từ thiện nổi tiếng gần đây chủ yếu kêu gọi người hâm mộ ủng hộ, ít người tự bỏ tiền túi ra. Bên cạnh kiểu từ thiện "của người phúc ta" rầm rộ như vậy, nhiều doanh nghiệp, cá nhân khác đang tự dùng tài sản của mình làm thiện nguyện rất lặng lẽ. Họ nhằm mục đích duy nhất là đồng hành cùng Nhà nước, đóng góp cho xã hội bằng chính khả năng tài chính thực lực của mình.
|
Hình ảnh một nhóm tình nguyện tặng suất ăn miễn phí cho người lao động tại TP.HCM |
Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc kêu gọi cộng đồng cùng tham gia vào hoạt động từ thiện của một cá nhân hay tổ chức cụ thể là không tác dụng, hoặc không đáng tin cậy. Bên cạnh Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ,.. rất nhiều các cơ quan báo chí cùng tham gia vào hoạt động kêu gọi hỗ trợ như trên, đem lại hiệu quả tích cực. Những phong trào xây nhà cho người nghèo, "mái ấm vùng biên", ủng hộ viện phí người bệnh, trang trải học phí cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.. xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng là minh chứng rõ nhất cho việc đó.
Hàng ngàn trường hợp đau yếu, bệnh tật, hàng ngàn trẻ em ung thư, bệnh tim,.. có tiền chữa bệnh. Người nghèo có nhà mới kiên cố, học sinh được đến trường,... đó là nhờ sự chung tay giúp đỡ của cả cộng đồng và trong đó, vai trò "cầu nối" kêu gọi tấm lòng hảo tâm của các quỹ từ thiện truyền thông vô cùng quan trọng.
Một trong những tờ báo hàng đầu cả nước đứng ra gây quỹ hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn, có nhiều hoạt động từ thiện mạnh mẽ là VietNamNet. Với việc thành lập một bộ phận phụ trách công tác xã hội, Báo tạo được niềm tin nơi bạn đọc bằng sự công tâm, minh bạch, rõ ràng trong mọi hoàn cảnh, mọi chương trình.
Những năm vừa qua, phóng viên của báo không ngừng lăn xả, tìm kiếm "hang cùng ngõ hẻm" trên khắp mọi miền cả nước, tìm ra những người nghèo khó thật sự cần giúp đỡ. Bằng ngòi bút sắc sảo, khách quan nhưng chứa chan tình cảm tha thiết với đồng bào, các phóng viên đã lay động trái tim của hàng triệu độc giả, huy động được nguồn tài trợ quý giá, kịp thời giúp đỡ những bệnh nhân nghèo thoát khỏi lưỡi hái tử thần, những đứa trẻ hiếu học được đến trường, xoá tan tương lai mù mịt.
Chương trình "Ngôi nhà mơ ước" của Báo kết nối với nhiều doanh nghiệp, cùng xây nên những ngôi nhà kiên cố, tiếp hy vọng cho người lao động có động lực làm việc, nuôi ước mơ cho trẻ em học hành. Chương trình ủng hộ đồng bào lũ lụt kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn trước mắt. Mới đây nhất, Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng Báo VietNamNetđã đưa đến hàng trăm suất quà cho người lao động mắt kẹt tại thành phố lớn chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Không làm việc độc lập, mọi hoạt động thiện nguyện của Báo đều có sự đồng hành cùng Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, chính quyền địa phương,... Nhiều đơn vị doanh nghiệp đã tin tưởng, gửi gắm tấm lòng cho Báo để tiếp cận được với đối tượng cần giúp đỡ trong xã hội. Ngoài VietNamNet, còn rất nhiều tờ báo lớn, uy tín khác cũng đang có cách làm tương tự. Không những vậy, ngay tại các Bộ, ban, ngành, những quỹ từ thiện cũng được lập lên. Điều này đang ngầm trả lời cho câu hỏi: "Nghệ sĩ không làm từ thiện thì ai làm?".
|
Báo VietNamNet đã giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn có thêm chi phí chữa bệnh |
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và xã hội tháng 1/2021, nước ta theo chuẩn nghèo mới còn khoảng 16%. Kết quả này được Liên Hợp Quốc đánh giá cao về tỷ lệ xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam. Có được sự công nhận này không chỉ dựa vào một vài cá nhân nổi tiếng, một vài người gây ảnh hưởng trên mạng xã hội mà là công sức của cả xã hội, cả tập thể.
Điều quan trọng nhất, trên cơ sở quy định của pháp luật, dưới sự giám sát của Nhà nước, mọi hoạt động từ thiện kêu gọi, huy động nguồn lực của các tổ chức, cơ quan báo chí đều được thanh tra, kiểm tra minh bạch. Và bằng chính trách nhiệm cũng như để bảo vệ danh dự của bản thân, những người gánh trên vai "tù và hàng tổng" sẵn sàng chứng minh sự trong sạch của mình.
Vẻ đẹp của làm từ thiện được thể hiện ở lòng tốt, tình thương, xuất phát từ chính tâm trong sạch không vụ lợi, mà điều duy nhất có thể chứng minh là sự minh bạch. Tại Báo VietNamNet, mỗi tháng, số liệu về thông tin bạn đọc ủng hộ đều được cập nhật, đăng tải công khai. Ai có thắc mắc, muốn tra cứu, ai chưa rõ điều gì đều có thể trực tiếp gọi điện, gửi email. Ngay lập tức sẽ có người giải đáp.
Mỗi trường hợp được nhận tiền ủng hộ đều phải cung cấp thông tin cá nhân dưới sự xác minh cụ thể của phóng viên. Mỗi ngôi nhà được xây qua chương trình đòi hỏi hồ sơ chứng nhận, thống kê hạng mục, chứng từ hoá đơn... Hàng năm, Báo đều có báo cáo về những hoạt động từ thiện của mình, mọi khoản chi vào-ra với giấy tờ xác đáng.
"Minh bạch, sao kê", những từ khoá gây xôn xao dư luận thời gian qua là cơ hội để chứng tỏ bản thân và cái tâm của người làm từ thiện, không phải lời kết tội hay gánh nặng với bất cứ ai. Một xã hội tiến bộ là xã hội biết nhìn nhận và đánh giá, biết đúng sai, không để những lời hoa mỹ, những điều đẹp đẽ giả tạo che đậy. Chưa để đến khi được yêu cầu, những người có trách nhiệm với xã hội sẽ tự tìm cách chứng tỏ bản thân. Còn ai cảm thấy không thể thực hiện được, xin im lặng tránh sang một bên để những tấm lòng nhân ái thực sự được toả sáng.
Nguyễn Đăng Tấn
Hiệu trưởng đôn đáo tìm tài trợ điện thoại cho học sinh nghèo học online
Thầy Đào Duy Đạt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Quang A, Ba Vì kể rằng khi phải dạy học học online, có nhiều gia đình học sinh quá khó khăn không thể có máy tính và điện thoại để học.
" alt="Minh bạch, sao kê và trách nhiệm của người làm từ thiện"/>
Minh bạch, sao kê và trách nhiệm của người làm từ thiện