Máy ảnh 570 megapixel giá 35 triệu USD
![]() |
Camera 570 megapixel to bằng chiếc Mini Cooper |
当前位置:首页 > Thời sự > Máy ảnh 570 megapixel giá 35 triệu USD 正文
![]() |
Camera 570 megapixel to bằng chiếc Mini Cooper |
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Sochi vs Yenisey, 23h00 ngày 31/3: Cửa trên thắng thế
Ngày từ đầu khi mới lên sóng, Nơi giấc mơ tìm vềđã không được khán giả đón nhận nhiệt tình. Không ít người chê về kịch bản phim rời rạc, dàn diễn viên dù gạo cội hay trẻ đều không tạo được điểm nhấn. Nhiều người hy vọng càng về cuối, tình tiết gay cấn sẽ cải thiện điều đó. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, bộ phim vẫn nhận "bão" lời chê dù đã kết thúc.
Một số khán giả bày tỏ, họ chưa hiểu tên phim có ý nghĩa gì gắn với nội dung và thông điệp ê-kíp muốn truyền tải tới người xem là gì?
"Phim lủng củng nhất tôi từng xem, chưa hiểu tên phim dựa vào đâu, thông điệp là gì. Càng cuối phim càng không hiểu ai là nữ chính, ai là nữ phụ. Biên kịch thật hài hước", một người chia sẻ cảm nhận.
"Tôi thấy phim buồn cười quá, đang chuyện tình cảm quay về quá khứ thế là quên chuyện tình cảm rồi kết phim. Đây là phim có tình tiết, nội dung rời rạc nhất tôi từng xem. Diễn biến cũng không có sự kết nối. Tôi xem đến tập cuối mà chẳng hiểu nội dung nói về cái gì, diễn viên thì nhạt nhoà", một khán giả khác đánh giá.
Bạn đọc Ngọc Binhận xét: "Mấy tập cuối xoay tình thế nhanh như chớp. Tình yêu của Gia An và Phương đúng chỉ là giấc mơ, chuyện ở viện dưỡng lão cũng quá hời hợt. Theo dõi 45 tập mà tôi không thể nuốt trôi cục tức, phim không đầu không cuối".
Một người khác tiếp tục đồng tình: "Tại sao một kịch bản tệ đến thế này mà cũng cho lên sóng. Bộ phim vừa dở, vừa nhạt nhẽo vừa chán, chả ra đâu vào đâu. Thường 1 bộ phim người thích hay không thích có tỷ lệ 50/50. Tôi thấy phim này chắc 99% khán giả không thích".
Nhiều người khó tính hơn còn gọi đây là "thảm họa phim Việt" và treo giải "Mâm xôi vàng" cho bộ phim này trong năm nay. Họ bày tỏ, phim không mang ý nghĩa sâu sắc nên có tính giải trí nhiều hơn.
Bạn đọc Thu Uyên bình luận: "Thật sự thất vọng về kịch bản và cách đóng của dàn diễn viên. Lãnh Thanh không lột tả hết được nhân vật. Minh Thu gây khó chịu, cứ thét gào vô lễ với người già. Bà nội Lê Khanh đóng hời hợt thực sự. Việt Hoa vai chính mà không được diễn mấy. Phim không có cao trào khiến người xem khó chịu. Có thể gọi đây là “thảm họa” của phim Việt không?".
![]() | ![]() |
Kết phim, nhân vật Gia An về với Mai Anh khiến người xem thấy nhân vật Phương và tình tiết cảm nắng của cô với Gia An là "thừa thãi". Chi tiết này cũng không được giải quyết triệt để mà chỉ đề cập luôn đến nội dung khác của phim khiến người xem chưng hửng.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, họ thích cái kết Gia An về với Mai Anh vì "đàn ông chịu chơi thì phải chịu trách nhiệm".
Bạn đọc Khánh Huyền nói: "Mặc dù mình không thích phim này nhưng xem đoạn Gia An về với Mai Anh xúc động thật sự. Cảm hoá một người đàn ông quay về yêu thương lại mình không phải là dễ và chỉ có yêu thương chân thành mới có được trái ngọt với nhau".
Sau khi phim kết thúc, dàn diễn viên trẻ như Lãnh Thanh, Việt Hoa, Minh Thu đều bày tỏ Nơi giấc mơ tìm vềđã cho họ nhiều kinh nghiệm quý giá. NSND Lê Khanh cũng xin lỗi về lời thoại được cho là coi thường những người kinh doanh online trong những tập đầu của phim.
Thu Hà
Kết thúc phát sóng, phim của Lê Khanh vẫn nhận 'bão' lời chê
Vị khách hàng có tên Mark Miller đã mua chiếc Toyota Highlander hybrid đời 2006 và lái nó hàng ngày. Hiện tại, anh đang sở hữu một công ty chuyên thi công lát nhựa đường nên nhiều lúc anh đã sử dụng chiếc SUV hybrid của mình như một văn phòng di động.
Anh Mark chia sẻ: "Tôi rất yêu chiếc SUV này vì nó đã gắn bó và đồng hành cùng với mình trong nhiều năm cũng như vượt qua cột mốc 1 triệu dặm mà không phải ai cũng có thể làm được. Thật buồn là nó đã bị cuốn trôi trong cơn bão Ian đổ bộ vào bang Florida".
Trước đó, khi Mark trao đổi với đại lý bán xe rằng chiếc xe của anh đã đi được 500.000 dặm (800.000km), Toyota cũng đã tặng cho anh một thùng giữ nhiệt. Và khi chiếc xe của anh đi được 1 triệu dặm (1,6 triệu km), một lần nữa anh lại được gọi mời đến đại lý.
Và Toyota đã gây bất ngờ bằng việc tặng miễn phí cho anh một chiếc Highlander 2023 mới. Đây là cách mà hãng xe Nhật Bản thể hiện sự đánh cao về lòng trung thành của khách hàng này đối thương hiệu mà họ đã gắn bó.
Toyota cũng ghi nhận chiếc Highlander thuộc sở hữu của Miller trước đây đều được làm bảo dưỡng tại đại lý Germain Toyota. Hãng cũng không đề cập đến bất kỳ hạng mục bảo dưỡng nào được thực hiện trong quá trình sử dụng xe.
Vì vậy, không có gì đảm bảo liệu động cơ, hộp số và pin ban đầu đã bị thay thế hay chưa. Tuy nhiên, Mark cho biết xe "rất đáng tin cậy", bằng chứng chiếc xe này cũng đã được nhiều ưa chuộng và công nhận tại Mỹ.
Phiên bản Highlander hybrid 2023 màu đồng mà anh Mark được nhận là sản phẩm mới nhất của Toyota. Chiếc SUV hybrid này có thiết kế kiểu dáng đẹp và phong cách, kết hợp với hiệu suất mạnh mẽ và các tính năng tiên tiến.
Toyota Highlander hybrid 2023 được trang bị động cơ I-4 2.5L cùng hai mô-tơ điện cho tổng công suất 243 mã lực, đi kèm với hộp số biến thiên liên tục bằng điện (eCVT) và hệ dẫn động bốn bánh AWD.
Trên thực tế, việc tri ân khách hàng sử dụng chiếc xe chạy cán mốc 1 triệu dặm tại Mỹ bằng cách tặng một chiếc xe mới là điều không phải quá mới mẻ. Trước đó, vào năm 2018, một khách hàng nữ có tên Farrah Haines sở hữu chiếc Hyundai Elantra 2013 cũng đã đạt được điều này sau 5 năm sử dụng.
Kết quả của chiếc Elantra tạo ra sự hoài nghi với nhiều người và ngay cả với đội ngũ cấp cao của Hyundai. Tuy nhiên, sau khi chứng minh tính xác thực của câu chuyện, chi nhánh Hyundai tại Mỹ đã dành tặng cho vị khách hàng nữ này một chiếc Elantra phiên bản 2019 đời mới.
Chi nhánh Hyundai tại Mỹ đã làm riêng cho cô một biểu tượng độc quyền 1M (viết tắt của 1 Million: 1 triệu) để gắn trên đồng hồ công tơ mét như một chứng nhận cho thành tích đáng nể này.
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Bị mất chiếc Toyota Highlander chạy 1,6 triệu km, hãng tặng khách luôn xe mới
Chị Thanh (38 tuổi), vợ anh Trương, nói với bà Nga giọng ấm ức: “Cháu nhờ cô xét nghiệm ADN cho con cháu và bố nó. Hôm nay, cháu phải làm rõ ràng mọi chuyện ở đây. Và dù kết quả có thế nào, cháu cũng nhất định ly hôn”.
Nói rồi, chị Thanh kể về câu chuyện nghi ngờ của chồng. Chị khẳng định cả đời chỉ có một mình người chồng hiện tại nhưng anh ta vẫn không tin. Bởi chị Thanh rất xinh đẹp lại từng có nhiều người yêu cũ. Nghe chị Thanh nói, bà Nga có chút hoảng. Cháu bé còn đang ngồi trước mặt mà bố mẹ lại nói chuyện ly hôn.
Dù đã hết lời can ngăn nhưng bà Nga vẫn không thể cản nổi khí thế bừng bừng của người vợ. Thấy vợ làm găng, anh Trương cũng có phần nhụt. Nhưng nếu không làm rõ, những câu nói khích bác của bạn bè mãi ám ảnh, chị Thanh cũng không được minh oan. Cuối cùng, bà Nga đành chấp nhận làm xét nghiệm.
Sau 3 ngày, nhận được kết quả, chị Thanh nghẹn ngào gọi điện cho bà Nga: “Cô ơi, cháu cảm ơn cô, nhờ cô mà cháu được giải oan rồi. Dù con cháu cần bố nhưng cháu không cần người chồng như vậy. Lần này cháu nhất định ly hôn. Cháu không thể sống với người đàn ông nghi ngờ, xúc phạm mình. Cả đời cháu chung thủy lại bị vấy bẩn bởi chính người mình yêu thương”.
Cuộc điện thoại đặc biệt
Nghe chị Thanh khóc, bà Nga hiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Từ một chuyên gia về xét nghiệm ADN, bà trở thành “nhà tâm lý học”. Bà khuyên chị Thanh nên bình tĩnh suy xét mọi chuyện.
“Ở đời, ai cũng có sai lầm cháu ạ. Cô làm xét nghiệm cho mọi người nhưng không mong tờ kết quả ấy lại khiến gia đình tan nát, con cái chia ly ba mẹ. Cháu hãy nghĩ kĩ lại những năm chung sống, chồng có tốt với cháu không, có đối xử tệ bạc với mẹ con cháu không? Nếu không thì cháu nên cân nhắc. Tìm được người chồng yêu thương mình thực sự rất khó. Điều quan trọng là giữ cho đứa trẻ một mái ấm trọn vẹn.
Chuyện ngày hôm nay dù cháu thiệt thòi nhưng có thể bỏ qua thì nên bỏ qua. Dù sao có kết quả cũng giúp cháu được minh oan và chồng cháu cũng không còn khúc mắc, nghi ngờ. Điều này đôi khi lại tốt, khiến cả hai tin tưởng nhau nhiều hơn trong tương lai.
Hơn cả, cô cho rằng, chồng cháu ngoài nghi ngờ còn thiếu tự tin khi có một người vợ xinh đẹp như cháu. Vì vậy anh ấy mới yêu cầu làm xét nghiệm chứ không phải vì hết yêu mẹ con cháu đâu. Cháu phải làm cách nào để khiến chồng tự tin hơn, tin vào tình yêu của cháu”.
Nghe những lời bà Nga phân tích, giọng chị Thanh dịu lại. Chị nói sẽ suy nghĩ kĩ mọi chuyện rồi đưa ra quyết định. Bẵng đi một thời gian, bà Nga không còn nhận được tin của chị Thanh nhưng trong lòng bà vẫn không quên câu chuyện của vị khách ấy. Hình ảnh đứa trẻ khóc lóc đòi bố mẹ cứ ám ảnh trong tâm trí bà nhiều ngày.
Một thời gian sau, bà nhận cuộc điện thoại từ một người đàn ông: “Cô Nga ạ, cháu là Trương lần trước có đến trung tâm của cô làm xét nghiệm cha con”.
Cái tên Trương khiến bà Nga nhớ ra ngay. “Cháu cảm ơn cô rất nhiều. Nhờ có cô mà cháu mới giữ được gia đình này. Vợ cháu không còn đòi ly hôn cháu nữa rồi cô ơi. Cháu đã sai lầm khi nghi ngờ con gái của mình, khiến cháu suýt mất đi tất cả. Hôm nay, cháu gọi điện để cảm ơn cô đã đưa ra lời khuyên cho vợ cháu, giúp cô ấy hiểu và tha thứ cho chồng. Hôm nào rảnh, vợ chồng cháu xin phép được đưa con tới nhà cô chơi ạ”.
Lời cảm ơn đó cuối cùng cũng khiến bà Nga thở phào. Bao năm làm nghề, xét nghiệm ADN tìm ra huyết thống là trách nhiệm, công việc của bà. Nhưng chưa khi nào bà mong muốn những tờ kết quả ấy lại là "bản án" đè lên đầu những đứa trẻ đang cần được che chở, yêu thương, cần có một mái ấm có cả cha và mẹ.
“Làm nghề xét nghiệm nhiều năm, gặp nhiều trường hợp éo le chỉ vì những hiểu lầm nhỏ mà nghi ngờ, mang con đi xét nghiệm, tôi không còn lạ những tình huống như thế này. Là một người làm nghề, tôi mong có khách hàng đến trung tâm. Nhưng là một người vợ, người mẹ, tôi hiểu ly hôn là điều không ai mong muốn. Tôi luôn đưa ra những lời khuyên chân thành, giúp những người phạm sai lầm sửa sai, những người bị hiểu lầm có thể bao dung, tha thứ”, bà Nga chia sẻ.
(*) Tên nhân vật đã được thay đổi
Một giải đấu có ít nhất một trận quốc tế loại A cấp độ 1 thì được tính là giải đấu giao hữu chính thức.
Hội thảo dự kiến quy tụ 250 đại biểu, trong đó có lãnh đạo thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương; ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy; các hội văn học nghệ thuật địa phương và nhiều nhà khoa học.
Tại cuộc họp báo chiều 15/12, TS. Ngô Phương Lan, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương - đơn vị tổ chức hội thảo cho hay, một trong những nội dung quan trọng của hội thảo là tìm cách phát huy vai trò của văn nghệ sĩ cả nước trong quá trình xây dựng nền văn học, nghệ thuật hiện đại, hội nhập quốc tế.
"Ban tổ chức đã nhận được hơn 150 bài tham luận được phân loại 11 chủ đề như: Đánh giá về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ, vai trò của văn nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật; Văn học nghệ thuật với vấn đề chuyển đổi số và chiến lược phát triển văn hóa; Nâng cao chất lượng lý luận phê bình; Văn học nghệ thuật với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo; Văn học nghệ thuật với vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc; Chọn lọc và tiếp thu các thành quả lý luận văn học nghệ thuật trong nước và ngoài nước;
Thực trạng vấn đề xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật, đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý, nâng cao chất lượng tham mưu văn học nghệ thuật; Phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, Phát huy vai trò của văn học nghệ thuật; Xây dựng văn hoá lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực văn hóa và văn học nghệ thuật; Đấu tranh chống quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Số lượng tham luận cho thấy sự hưởng ứng của đông đảo cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình và văn nghệ sĩ cả nước với chủ đề của hội thảo”, TS. Ngô Phương Lan chia sẻ.
Hội thảo cũng sẽ đánh giá những thành tựu, hạn chế sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 23 trong các lĩnh vực: Sáng tạo, nghiên cứu, phát triển lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; công tác xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ; công tác củng cố, đổi mới hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật; công tác giao lưu và hợp tác quốc tế về văn học, nghệ thuật; công tác xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật quần chúng... ở các ngành, hội, đơn vị trung ương và địa phương.
“Trên cơ sở đó, Hội đồng sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm trong hoạt động tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 23. Kết quả hội thảo là những luận cứ khoa học để Hội đồng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được Thường trực Ban Bí thư giao,” bà Lan cho hay.
Dịp này, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cũng sẽ tổ chức Kỳ họp thứ hai (nhiệm kỳ 2021-2026) ngày 20/12 để thảo luận, đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022, nhiệm vụ dự kiến triển khai trong năm 2023 và cả nhiệm kỳ 2021-2026.
Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: Xây dựng, đề xuất và thực hiện Chương trình nghiên cứu tổng kết thực tiễn văn học, nghệ thuật thời kỳ đổi mới và hội nhập; thực hiện Chương trình xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam (giai đoạn 2); xây dựng Chương trình dịch thuật, chương trình biên tập, xuất bản các công trình trọng điểm quốc gia về văn học, nghệ thuật nhằm giới thiệu các công trình lý thuyết văn học, nghệ thuật và mỹ học quan trọng của thế giới, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập.
Bên cạnh đó, Hội đồng tiếp tục nhiệm vụ đẩy mạnh đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật; đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả các công việc thường niên của Hội đồng.
" alt="Tìm cách phát huy vai trò của văn nghệ sĩ để xây dựng nền văn học, nghệ thuật"/>Tìm cách phát huy vai trò của văn nghệ sĩ để xây dựng nền văn học, nghệ thuật
NSƯT Đức Lưu sinh năm 1939, bà nổi danh với vai Thị Nở trong phim Làng Vũ Đại ngày ấycách đây hơn 40 năm. Bà vừa có một thời gian dài sống ở TPHCM cùng vợ chồng người con trai thứ 2. Tuy nhiên các con của bà vừa quyết định về Hà Nội sinh sống nên bà cũng theo các con về ngoài Bắc.
Căn nhà nhỏ ở Xã Đàn (Hà Nội) sạch sẽ, ấm cúng vì có bàn tay chăm sóc của bà. Khi có người đến chơi nhà, nữ nghệ sĩ tuổi U90 hoan hỷ khoe ảnh, kỷ vật của gia đình. Đó là bức ảnh chụp khoảng năm 1951 - 1952 gồm toàn thể anh chị em và bố mẹ bà khi sơ tán ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Hay ảnh bà cùng con trai cả chụp cùng nhau sau ngày thống nhất đất nước, lúc đó nghệ sĩ Đức Lưu để tóc dài. Hoặc ảnh bà chụp với người chồng quá cố - GS.TS Trần Hạ Phương.
Nhà bà treo nhiều tranh quý. Thời trẻ, nhiều danh họa đã vẽ bà, có cả bức tranh họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ chân dung của chồng bà. Những bức tranh khác được treo trang trọng trong nhà như nhắc nhớ quá khứ đầy tự hào, hạnh phúc của người nghệ sĩ già.
Ở một góc không thể thiếu trong căn nhà, bà trưng bày 2 bức tượng Chí Phèo và Thị Nở - hình ảnh của bà và NSND Bùi Cường - trong bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Thong thả, bà mới chia sẻ cuộc sống, công việc của mình với phóng viênDân trí.
Cho đến bây giờ khán giả vẫn nhớ tới bà với vai diễn Thị Nở trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy", nhiều người tò mò bà đến với nghệ thuật thế nào?
- Quê gốc tôi ở Ba Vì (Hà Tây cũ, nay là Hà Nội), sau khi vào trường Văn công của Tổng cục Chính trị, tôi được cử sang trường Điện ảnh Việt Nam khóa I năm 1957 để học cùng với những diễn viên như: NSND Lâm Tới, NSND Trà Giang, NSND Minh Đức, Lân Bích…
Sau đó tôi về xưởng phim truyện (nay là Hãng phim truyện Việt Nam) làm việc, thời gian sau tôi chuyển sang Nhà hát Kịch Hà Nội công tác đến khi nghỉ hưu.
Tôi vui vì người ta cứ nhắc tới Đức Lưu là nhắc tới Thị Nở trong Làng Vũ Đại ngày ấycủa đạo diễn Phạm Văn Khoa năm 1982. Có lẽ, vai diễn này là định mệnh của tôi.
Thời đó, đạo diễn Phạm Văn Khoa đã đi tìm diễn viên đóng Thị Nở cả năm trời, có đến gần 20 người thử vai này nhưng đều bị trượt. Một trưa hè, khi tôi đang ở căn nhà trên phố Triệu Việt Vương (Hà Nội), thì ông Khoa gõ cửa. Nhìn thấy ông ấy, tôi đã biết ngay ông đi tìm diễn viên cho phim của mình.
Ông Khoa nói: "Tôi muốn gặp cô để mời vào một phim". Tôi trả lời: Em biết anh tìm vai gì rồi, là vai Thị Nở đúng không?". Anh Khoa gật đầu và đưa kịch bản cho tôi. Khi đọc kịch bản, tôi cảm giác như "cá gặp nước", nghĩ đúng vai diễn định mệnh đây rồi, vai Thị Nở thuộc về tôi thật là may mắn.
Tôi thường nói với mọi người, cả đời tôi ăn lộc của… Thị Nở, lộc chính là cái danh, từ khi vào vai này, ai cũng biết đến tôi dù vai diễn ngắn. Lộc của tôi không phải là tiền mà cơ hội làm nghề, được gặp gỡ nhiều người.
Bà có nhiều kỷ niệm gắn liền với vai diễn Thị Nở không?
- Nhiều chứ. Vào vai Thị Nở, tôi phải hóa trang xấu hơn, răng đen, mặt nhom nhem, mặc váy đụp… xấu hơn ngoài đời, nhưng nhân vật này vẫn có sự hấp dẫn của một người phụ nữ lực điền.
Ngay sau khi ông Phạm Văn Khoa đến tìm tôi thì ngày hôm sau tôi đến đoàn thử phục trang, vừa mặc váy vào, tôi thoại: "Ăn cháo đi, sao hôm qua liều thế, nếu trúng gió là chết toi đấy", và... dúi cho bạn diễn một cái.
Thế là cả đoàn phim vỗ tay rào rào. Hội đồng nghệ thuật của phim gồm đạo diễn Hải Ninh, Phạm Văn Khoa... đều đứng lên nói: "Thị Nở đây rồi", khiến tôi rất xúc động. Đến giờ, tôi vẫn không quên được khoảnh khắc này.
Hôm đó, tôi vẫn chưa gặp Bùi Cường - người đóng Chí Phèo của phim. Cường là người ngoại đạo, làm phim tay ngang, tôi lại đang nổi tiếng nên cậu ấy rất tôn trọng tôi. Cường ít tuổi hơn tôi, chúng tôi xưng chị - em ngoài đời với nhau. Sau này, có thời gian làm phim nhiều nên hai chị em thân và hay đi cùng nhau.
Có điều đặc biệt là sau này, nhiều nơi, nhiều làng gốm, mỹ nghệ ở miền Bắc thường lấy hình ảnh chúng tôi trong phim để làm tượng Chí Phèo - Thị Nở để trang trí trong nhà, góc sân... Nhiều khán giả gặp chúng tôi cũng mang những bức tượng nhỏ của hai nhân vật này tặng khiến chúng tôi rất vui.
Tôi vẫn thường nghĩ, là nghệ sĩ có được danh khó, việc giữ được danh càng khó hơn. Nhiều nghệ sĩ làm nghề đến già, đến hết đời mà không ai biết mặt đặt tên. Tôi luôn được nhắc đến với vai diễn đặc biệt trong một bộ phim nổi tiếng nên rất hạnh phúc.
Bà nổi tiếng từ các bộ phim, sân khấu kịch... Ở thời kỳ hoàng kim, cát-xê chắc rất cao?
Tôi được biết đến với vai diễn trong phimCô gái công trường, nhưng sau khi đóng Làng Vũ Đại ngày ấy, tôi nổi tiếng gấp 10 lần, được cả nước biết đến Đức Lưu nhưng tôi… không có tiền.
Hồi đó, sau khi đóng Làng Vũ Đại ngày ấy, tôi và Bùi Cường (vai Chí Phèo), đi đâu cũng được khán giả nhận ra. Thời đó, nghệ sĩ ít, phim ảnh chưa có nhiều nên xuất hiện bất cứ đâu, chúng tôi được chào đón ghê lắm.
Có nơi mời hai chúng tôi tới nói chuyện nhưng ngày đó, chỉ đi nói chuyện thôi chứ không có thu nhập. Chúng tôi vẫn sống bằng đồng lương của nghệ sĩ do Hãng phim trả. Diễn viên ngày nay còn có sự kiện, có quảng cáo chứ hồi đó nghệ sĩ thuần lắm, chỉ biết làm nghệ thuật mà không đòi hỏi gì.
Thu nhập từ nghề diễn không nhiều thì bà nuôi con thế nào?
- Cũng tiết kiệm mà nuôi con thôi. Tôi sinh 2 con cách nhau 12 năm nên cũng có thời gian để kiếm tiền, dù không nhiều. Hãng phim hồi đó có chế độ tem phiếu. Mỗi tháng, tôi cũng được một ít thịt, gạo, mấy hộp sữa để nuôi con.
Có thời gian, tôi đi làm phim phải mang con theo, tuy vất vả nhưng được sống với đam mê của mình nên tôi cũng vui mà cố gắng vượt qua khó khăn. Thời đó, phim đếm trên đầu ngón tay, nên không có nhiều việc, chúng tôi phải cố gắng diễn trên sân khấu.
Bà và ông xã gặp nhau thế nào?
- Năm 1961, tôi học trường Điện ảnh, còn ông ấy dạy ở trường Đại học Tổng hợp, sinh viên của hai trường đi thực tập ở chùa Thầy. Chúng tôi quen nhau ở đó rồi yêu nhau. Ngày nghỉ, ông ấy thường đạp xe từ Lò Đúc đến chỗ tôi chơi.
Hồi ấy yêu nhau trong sáng, vì hai người ngồi trên 1 chiếc xe đạp khá nặng nên chúng tôi thường dắt xe đi bộ từ Cao Bá Quát chỗ tôi về Lò Đúc chỗ ông ấy và ngược lại, một tối đi lại như thế 2-3 lần là đến 11h đêm, chúng tôi chào nhau ra về.
Thi thoảng, khi đi chơi, ông ấy cũng mời tôi một bát phở. Ngày đó, chúng tôi ăn như thế là sang lắm. Ông ấy đi dạy học rồi nên cũng có tiền hơn tôi.
Ông ấy đi du học ở Đức về nên rất văn minh và ga-lăng. Bố mẹ tôi là cán bộ nên cũng để cho con tự quyết định hôn nhân. Quen nhau một năm thì chúng tôi kết hôn. Ngày đó cũng vất vả, hai vợ chồng chưa có nhà nên phải mượn nhà một anh bác sĩ đi B ở phố Mã Mây để ở. Sau đó, chúng tôi được một bà bác họ cho mượn nhà ở phố Triệu Việt Vương.
Thời gian sau, chúng tôi về ở khu tập thể của trường Đại học Bách Khoa cho đến khi về hưu thì hai vợ chồng mới mua được một căn nhà ở Xã Đàn này.
Chồng làm khoa học, vợ là nghệ sĩ, hai nghề trái ngược nhau vậy ông có tạo điều kiện cho bà làm nghệ thuật không?
- Ông ấy luôn tạo điều kiện và rất hãnh diện khi lấy được một diễn viên, lại nổi tiếng. Bạn bè thường hỏi ông: "Mày làm thế nào mà "cưa" được diễn viên xinh đẹp vậy?".
Quê ông ở Duy Xuyên, Quảng Nam, khi về làm dâu mọi người cũng rất yêu quý tôi. Hồi đó, mẹ chồng tôi còn sống, tôi thi thoảng có về quê chồng.
Thời điểm lấy chồng tôi đã nổi tiếng rồi nên ở quê chồng nhiều người biết. Có lần về quê, ông Hồ Nghinh - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam hồi đó - còn cho xe để chở tôi về nhà chồng. Về Quảng Nam mọi người cũng rất quý, đi hội nghị nào tôi cũng được giới thiệu đầu tiên. Sự vinh dự này không tiền bạc nào mua được.
Bà đi diễn kịch bận rộn như vậy thì ai chăm con giúp bà?
- Tôi sinh con đầu năm 1965, 12 năm sau là năm 1977 tôi mới sinh con thứ 2. hai vợ chồng tự thu xếp để lo cho gia đình. Tôi đi làm thì ông ấy ở nhà cơm nước, chăm con và đi dạy học. Khi tôi sinh con thứ 2, cuộc sống đỡ khó khăn hơn, chúng tôi đã có tiền để thuê người giúp việc chăm con.
Ông ấy còn chăm con khéo hơn tôi, nấu ăn cũng ngon. Tôi là kiểu nghệ sĩ lông bông có biết nấu nướng gì đâu. Ông ấy chiều vợ con lắm nên tôi rất hạnh phúc.
Ông ấy trân trọng tôi lắm, chỉ tiếc là ông mất sớm. Ngày xưa có chồng, tôi dựa vào ông ấy nhiều. Ông là người nghiêm túc, tôi ảnh hưởng từ chồng nhiều. Khi ông ấy mất, tôi tưởng không đứng dậy được nhưng cuối cùng tôi vẫn vững vàng, dựa vào con, vào cháu mà sống.
Hiện tại, các con đã trưởng thành, có điều kiện nhưng tôi vẫn muốn ở lại ngôi nhà giữ nhiều kỷ niệm của hai vợ chồng.
Ở một mình tôi cũng cô đơn, nhưng sự cô đơn này là do ngoại cảnh. Tôi nhìn thấy cảnh xã hội nhiều chuyện rối ren, khó kiếm cho mình một người bạn tốt. Con người giờ thực dụng, tính toán quá, tìm một người đồng cảm với mình rất khó.
Cuộc sống hiện tại của bà thế nào?
- Tôi hạnh phúc vì các con trưởng thành, các cháu nội cũng rất giỏi giang. Hàng ngày, tôi cũng phải tu dưỡng và làm gương cho con cháu. Hai con trai ở riêng nhưng mỗi khi rảnh rỗi hay cuối tuần là đến thăm mẹ. Ở đây, tôi có người giúp việc nên không vất vả gì.
Tôi không phải lo kinh tế, các con không để mẹ thiếu thứ gì cả. Tôi có nhiều thời gian và dùng tiền lương, thu nhập của mình đi làm từ thiện, giúp các cháu nhỏ khó khăn ở vùng cao. Đây cũng là việc làm mà nhiều năm nay tôi gắn bó.
Sáng tôi dậy từ 6h rồi ngồi thiền, sau đó ăn sáng và xem ti-vi. Chiều đi bộ ra hồ gần nhà. Ở tuổi 85 nhưng tôi vẫn tự học, học hàng ngày. Ngoài đạo đức, tôi muốn dạy các cháu, dù mình thế nào cũng chưa bằng ai, cần phải rèn luyện thêm để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
![]() | ![]() |
Người ta bảo bà rất đại gia vì vẫn có thu nhập cao từ việc đóng cổ phần ở một trường Đại học?
- Từ năm 1996, tôi và ông Trần Phương là một trong những người đầu tiên sáng lập ra trường Đại học Công nghệ kinh doanh Hà Nội. Tôi có tên trong cổ phần của trường. Hàng tháng tôi vẫn nhận lương từ trường. Tôi có mặt trong thành phần chủ chốt của trường, có những quyết định mới gì thì Ban lãnh đạo nhà trường vẫn phải hỏi ý kiến chúng tôi.
Nói chung, tôi có cuộc sống sung túc, có tiền đi du lịch, làm từ thiện và yên tâm tuổi già.
Ảnh: Toàn Vũ
(Theo Dân Trí)
NS Đức Lưu Thị Nở góp cổ phần ở trường Đại học, sống sung túc vào tuổi 85