PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho hay nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, bệnh răng miệng…
“Các nghiên cứu cho thấy nếu bạn uống 1 lon đồ uống có đường trở lên mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh không lây nhiễm”, bác sĩ Mai cho biết.
Vị chuyên gia dẫn chứng một nghiên cứu ở Mỹ thực hiện trên 106.000 giáo viên cho thấy tiêu thụ ≥355ml đồ uống có đường/ngày có liên quan đến bệnh tim mạch, tái thông mạch và đột quỵ.
Tại nước ta, trung bình mỗi ngày một người tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do, cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo có lợi cho sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Trong một hội thảo về tiêu thụ đồ uống có đường, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết mức tiêu thụ loại đồ uống này gia tăng nhanh là yếu tố quan trọng góp phần làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì ở Việt Nam. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở người trưởng thành là 20%, có địa phương lên tới gần 30%. Đây lại là nguyên nhân của nhiều bệnh không lây nhiễm.
Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu bức thiết để giảm lượng tiêu thụ đồ uống có đường, từ đó góp phần giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong.
"Để hạn chế tiêu thụ đường, cần có ý thức hạn chế cho thêm đường, sử dụng các sản phẩm ít đường hoặc không đường để đảm bảo cơ thể có sự cân đối lành mạnh giữa các dinh dưỡng”, PGS Trương Tuyết Mai khuyến cáo. Cụ thể, lượng đường tự do tiêu thụ một ngày không nên quá 25g hoặc 5-6 muỗng cà phê để có lợi hơn cho sức khỏe. Đồng thời, người dân nên có thói quen đọc nhãn sản phẩm để lượng đường ăn vào là bao nhiêu. Đặc biệt, với người cao tuổi, nhất là những người mắc tăng huyết áp, đái tháo đường, kiểm soát lượng đường đưa vào cơ thể càng quan trọng.
Về chính sách, theo WHO, các quốc gia triển khai kết hợp nhiều giải pháp như giáo dục truyền thông, hạn chế quảng cáo đồ uống có đường đối với trẻ em và áp thuế với đồ uống có đường. Trong đó, áp thuế đồ uống có đường được coi là một trong những chính sách hiệu quả nhất, hiện được áp dụng tại 117 quốc gia/vùng lãnh thổ, giúp giảm tiêu thụ loại đồ uống này để phòng chống các bệnh không lây nhiễm liên quan.
Tại Việt Nam, trong Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/1/2022, hoàn thiện cơ chế, chính sách về dinh dưỡng, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là một trong các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.
Trong Chương trình Hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ, trợ giúp y tế, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là nhiệm vụ và giải pháp đầu tiên.
Cụ thể, triển khai kịp thời chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, lập sổ quản lý theo dõi sức khỏe người cao tuổi ở y tế tuyến xã, ưu tiên nhóm người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên và từng bước mở rộng đến nhóm từ 65 tuổi trở lên...;
Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm bệnh tật, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người cao tuổi;
Phát triển mạng lưới nhân viên chăm sóc, thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại nhà và cộng đồng; tổ chức tập huấn, huấn luyện và hướng dẫn để người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe, thành viên gia đình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
" alt=""/>Căn bệnh tim mạch âm thầm đe dọa nhiều người cao tuổi mà không biếtNăm quy tắc khi ngủ giúp mọi người sống lâu hơn gồm:
- Ngủ 7-8 giờ mỗi đêm
- Không khó bắt đầu giấc ngủ quá 2 đêm/tuần
- Không khó ngủ ngon suốt tối quá 2 lần/tuần
- Không cần dùng thuốc ngủ
- Cảm thấy khỏe khoắn sau khi thức dậy ít nhất 5 ngày/tuần.
Theo Daily Mail, giấc ngủ là thời gian nghỉ cần thiết để não và cơ thể phục hồi. Những người ngủ không đủ giấc hoặc thức dậy nhiều lần trong một đêm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và ung thư.
Gần một phần ba số người trưởng thành ở Mỹ thường xuyên không ngủ đủ 7 giờ mỗi đêm.
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess của Đại học Harvard đã xem xét dữ liệu của hơn 170.000 người có độ tuổi trung bình là 50 trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2018. Những người tham gia chấm 0 hoặc 1 điểm cho mỗi tiêu chí trong số 5 tiêu chí về giấc ngủ. Điểm tối đa là 5 điểm.
Những người đạt được tất cả 5 tiêu chí có nguy cơ tử vong vì bất kỳ lý do gì thấp hơn 30% so với những người không có hoặc chỉ đáp ứng 1 tiêu chí.
Những người có giấc ngủ ngon nhất cũng có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch thấp hơn 21%, vì ung thư thấp hơn 19%, giảm 40% khả năng tử vong vì các nguyên nhân khác.
Tiến sĩ Frank Qian, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết những nguyên nhân khác có thể là tai nạn, nhiễm trùng, bệnh thoái hóa thần kinh bao gồm chứng mất trí nhớ và Parkinson.
Tác động của việc đạt được tất cả năm tiêu chí ngủ đối với nam giới lớn hơn so với phụ nữ. Tuổi thọ trung bình tăng thêm 4,7 năm đối với nam và 2,4 năm đối với nữ. Bởi vậy, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định lý do có sự khác biệt như vậy giữa hai giới.
Trong thời gian khảo sát có 8.681 người đã chết, bao gồm 2.610 ca tử vong (30%) do bệnh tim mạch, 2.052 (24%) do ung thư và 4.019 (46%) do các nguyên nhân khác.
Nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng ngủ quá nhiều hoặc không sâu có thể gây ra những tác động bất lợi cho tim.
Tiến sĩ Qian cho biết: "Chúng tôi nhận thấy chất lượng giấc ngủ càng cao, càng giảm dần tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và tim mạch. Những phát hiện này nhấn mạnh, chỉ ngủ 7-8 tiếng thôi chưa đủ. Bạn thực sự phải có một giấc ngủ ngon và không gặp nhiều khó khăn khi đi vào giấc ngủ. Ngay từ khi còn trẻ, nếu mọi người có thể rèn những thói quen tốt như ngủ đủ giấc, ngủ ngon, điều đó có thể mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe tổng thể lâu dài”.
Trước đó, Sara và Brandon lên kế hoạch tổ chức đám cưới vào ngày 16/2 vì tin rằng họ còn nhiều thời gian trước khi con chào đời. Nhưng em bé lại không theo dự định của cha mẹ. Sara, 39 tuổi, một cảnh sát, nói với Good Morning America: “Chúng tôi đoán mình không thể đợi được tới ngày đó”.
Nhận ra rằng mình đang chuyển dạ sớm, Sara đã đến Bệnh viện Saint Luke's. Cô nói với nhân viên y tế rằng cô và Brandon có thể sẽ bỏ lỡ đám cưới sắp diễn ra của họ.
Một mục sư có mặt tại bệnh viện nghe được câu chuyện của vợ chồng Perry và đề nghị giúp đỡ. Ông nói họ có thể làm lễ cưới trước khi sinh con. Y tá chăm sóc cho Sara cũng cho hay: “Tôi biết điều này nghe có vẻ điên rồ. Nhưng nếu các bạn muốn, có một mục sư tại đây để tổ chức đám cưới cho các bạn”.
Sara và Brandon cũng thấy như vậy là hợp lý, đặc biệt khi họ đã có giấy đăng ký kết hôn và cất trong xe đậu ở bệnh viện. Brandon nói: “Đó là điều mà cả hai chúng tôi đều mong muốn, vì vậy không có lý do gì để trì hoãn”.
Các nhân viên y tế đã bắt tay vào hành động, chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho buổi lễ tổ chức ngay tại khoa sản. Họ trang trí phòng của cặp đôi, làm khăn che mặt và váy cưới, mua một bó hoa và bánh cưới từ căng tin.
Chiếc váy của Sara là tấm ga trải giường màu trắng, được biến hóa một cách sáng tạo thành chiếc váy lệch vai.
Những cơn co thắt của Sara ngày càng tăng cho thấy em bé sắp chào đời nên buổi lễ được tiến hành ngắn gọn, trong vòng chưa đầy 30 phút. Dù vậy, ngày vui vẫn có đủ các thủ tục bao gồm cả màn tung hoa truyền thống với sự tham gia của các y tá.
Chín giờ sau, họ nhận được một món quà cưới hoành tráng: Bé Oliver chào đời lúc 1h47 sáng 14/2. Cậu bé là con đầu lòng của cặp vợ chồng và là con thứ hai của Sara, người cũng là mẹ của một cậu con trai 5 tuổi.
Theo bệnh viện, Oliver đã trải qua tuần đầu tiên trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh và được xuất viện trong tình trạng ổn định. Người mẹ tâm sự: “Oliver chính là món quà Valentine ngọt ngào nhất mà tôi từng nhận được. Chúng tôi sẽ kỷ niệm điều đó trong nhiều năm tới, thật tuyệt vời”.
Sau đám cưới đáng nhớ của họ tại bệnh viện, Sara và Brandon dự định sẽ tổ chức một buổi lễ chung vui với người thân và bạn ở Mexico hoặc Caribe vào cuối năm nay.