当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Bình Định vs Becamex Bình Dương, 18h00 ngày 1/3: Khách thất thế 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Người chồng (sinh năm 1987) nhập viện trong tình trạng rất nặng, phải thở máy, truyền máu khối lượng lớn. Bệnh viện đã hội chẩn các chuyên khoa, chỉ định phẫu thuật cấp cứu, chuyển mổ lúc 10h.
“Trong quá trình hậu phẫu sẽ phải đánh giá kỹ hơn vì tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao” - bác sĩ Phương nói.
Còn người vợ (sinh năm 1983) có vết thương vùng bụng. Sau khi nhập viện, bệnh nhân đã được xét nghiệm máu, chụp CT Scan bụng, hội chẩn và chỉ định mổ lúc 9h.
Mặc dù tình trạng người vợ ổn định hơn nhưng các bác sĩ cho biết phải chờ kết quả cuộc mổ, chưa tiên lượng được bệnh sẽ diễn tiến nặng hay nhẹ hơn lúc nhập viện.
Trước đó, như VietNamNetđã đưa tin, rạng sáng nay, tại khu vực chợ cá Hóa An (Biên Hòa, Đồng Nai) xảy ra mâu thuẫn giữa một nhóm 3 người và nhân viên bốc xếp tên Toàn.
Nhóm người đã dùng dao đuổi đánh Toàn, nhiều người đã can ngăn. Một lúc sau, Toàn quay trở lại mang theo súng. Gặp nhóm người trên tại một quán cà phê gần chợ, Toàn đã rút súng bắn vào ông M.V.A. và bà Đ.T.T. (vợ ông A.), khiến 2 người phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, sau đó chuyển tiếp lên Bệnh viện Chợ Rẫy.
Ngay sau khi gây án, Toàn bị lực lượng chức năng bắt giữ. Vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Vụ nổ súng ở Đồng Nai: Người chồng tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong
Một phụ nữ Iran đi ngang qua một biển tâm lớn in hình tên lửa ở Tehran ngày 19/4 (Ảnh: Reuters).
Trận đấu "bóng bàn" giữa Iran và Israel
Nhìn từ bên ngoài, tình hình Trung Đông luôn không bình yên. Hai quốc gia Iran và Israel - là đối thủ truyền kiếp, luôn muốn xóa tên nhau trên bản đồ thế giới - đang có những màn "ăn miếng, trả miếng" như trong một trận đấu bóng bàn.
Do hai bên không có chung đường biên giới nên Tehran tiến hành chống Tel Aviv thông qua "Trục kháng chiến" do họ lãnh đạo. Nói cách khác, đó là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Iran, thông qua các "cánh tay nối dài" như Hamas, Hezbollah, Houthi…
Sự cân bằng ở Trung Đông một lần nữa lại bị phá vỡ, khi Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) tiến hành chiến dịch quân sự vào lãnh thổ Li Băng, IDF tiếp tục tấn công Beirut và các vùng ngoại ô một cách không nhân nhượng.
Không thể ngồi nhìn đồng minh đang oằn mình chống đỡ các đòn tấn công như vũ bão của Israel, Iran đã phát động chiến dịch "Lời hứa đích thực - True Promise 2", bằng cách phóng khoảng 200 tên lửa đạn đạo vào lãnh thổ Israel vào đêm ngày 1, rạng sáng ngày 2/10.
Hai điểm chính của đòn tấn công bằng tên lửa của Iran là:
Thứ nhất,tiến hành tập kích ồ ạt, nhằm gây quá tải cho hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng, vốn được ca ngợi của Israel và tiêu hao càng nhiều số lượng tên lửa đánh chặn của Israel càng tốt.
Có lẽ điểm yếu của Israel dường như đã bị các đối thủ phát hiện, đó là diện tích lãnh thổ của họ tương đối nhỏ, các mục tiêu khá rõ ràng, khó có thể che giấu bí mật.
Như vậy, nếu Iran và các đồng minh, tiến hành một cuộc tấn công với số lượng từ 1.000 đến 1.500 tên lửa liên tục, có thể làm suy yếu đáng kể tiềm năng phòng thủ của đối phương nhưng Israel không thể thực hiện một chiến dịch tấn công trên bộ, để giải quyết "tận cùng" vấn đề.
Thứ hai,cuộc tấn công chỉ làm số lượng nhỏ dân thường Israel thương vong. Chính xác là chỉ có một người Palestine thiệt mạng khi một mảnh tên lửa của Iran bị đánh chặn, đã rơi trúng người đàn ông bất hạnh. Điều này cho thấy tính chọn lọc mục tiêu trong cuộc tấn công của Iran và rõ ràng là công nghệ tên lửa của họ có độ chính xác cao.
Bất chấp quy mô của chiến dịch Lời hứa đích thực 2, các hành động của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) dường như bị "giới hạn có điều kiện". Có vẻ như Iran không đặt mục tiêu gây ra một thất bại nặng nề cho quân đội Israel, để tránh tình hình bị đẩy đi quá xa.
Câu hỏi chính trong câu chuyện tấn công của Iran, là phản ứng của Israel. Nhiều chuyên gia nhận định, đừng bao giờ đánh giá thấp quyết tâm trả thù của người Do Thái, nên nhớ Israel được coi là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, điều mà Tel Aviv hiện không công nhận cũng không phản đối.
Một quốc gia có vũ khí hạt nhân, đã bị đối thủ "không đội trời chung", tấn công một cách dữ dội bởi hàng trăm tên lửa đạn đạo, hành động này đơn giản là không thể chấp nhận được với Israel.
Theo các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ, dường như chiến dịch "True Promise 2" của Iran thế là đủ, không nhằm mục đích gây thêm sát thương cho đối thủ.
Biểu hiện là Iran không tấn công toàn lực, mà hành động mang tính chất chính trị và tuyên truyền nhiều hơn. Như vậy không còn nghi ngờ gì nữa, Tehran có thể tấn công mạnh mẽ hơn nhiều.
Tiêm kích F-15 Israel (Ảnh: AFP/Getty).
Khi nào Israel sẽ tấn công trả đũa Iran?
Có cảm giác rằng, ở Trung Đông mọi quốc gia đều tuân thủ một quy định về một "luật chơi nhất định". Chính xác hơn, trên khắp thế giới, họ đang cố gắng chơi theo luật, nhưng xung quanh Israel là nơi các trò chơi không theo luật nào.
Tehran và Tel Aviv đang tham gia vào cuộc "đấu bóng bàn" trả đũa qua lại lẫn nhau và "quyền giao bóng" lúc này thuộc về Israel. Nếu trận đấu giữa hai bên ở mức độ tối đa, IDF có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran.
Gần đây, Israel cố gắng không khiêu khích và hạn chế phá hoại Iran tại các địa điểm chiến lược. Thứ nhất, Tehran có thể đáp trả; Thứ hai, Iran không quá xa Israel và Tel Aviv hoàn toàn có thể tấn công các mục tiêu hạt nhân của đối thủ, ít nhất là trong thể thức đối đầu hiện tại.
Nếu muốn phá hủy máy ly tâm và các cơ sở hạt nhân khác của Iran, Israel cần phải thực hiện nhiều đợt bắn phá trong hơn một tuần, và lúc này cuộc chiến có thể được đẩy lên mức toàn diện.
Hiện Không quân Israel không có máy bay ném bom chiến lược, để có thể mang được những loại bom xuyên đất trọng lượng lên tới cả chục tấn, nhằm phá hủy các cơ sở hạt nhân của Iran nằm sâu dưới lòng đất.
Do vậy, một cuộc tấn công trả đũa của Không quân Israel vào các mỏ dầu và nhà máy chế biến, dường như còn hợp lý và dễ tiếp cận hơn. Khi các mục tiêu này có kích thước lớn, dễ cháy và không dẫn đến thảm họa hạt nhân.
Nhưng việc Israel tấn công các mỏ dầu của Iran, có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhiên liệu trên toàn thế giới, giống cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Và Mỹ đang nỗ lực rất nhiều để kịch bản này không xảy ra, khi họ sắp có cuộc bầu cử tổng thống và việc giá dầu tăng không thể tránh khỏi, sau đòn trả đũa của Israel là "rất không phù hợp".
Washington đang cố gắng ngăn cản sự leo thang căng thẳng hơn nữa của Israel, chính là vì lý do này.
Bất chấp sự hiện diện trên Vịnh Ba Tư, ngay sát gần lãnh thổ Iran, nhưng Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ không có nhiều cơ hội để giúp đỡ Tel Aviv, khi tất cả các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông, đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp cầm vũ khí chống lại Israel.
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út và UAE dường như đều sẽ không góp phần vào hành động gây hấn của Mỹ chống lại Iran. Thời kỳ mà các hoạt động được Liên đoàn Ả Rập hỗ trợ như chiến dịch "Bão táp sa mạc" tấn công Iraq đã qua đi vĩnh viễn khi họ nhận thấy chiến lược của Mỹ và cả Israel là làm suy yếu khối này.
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, Nhà Trắng chắc chắn không muốn một cuộc chiến ở Trung Đông với sự tham gia trực tiếp của họ, khi họ "gánh Ukraine" là quá đủ. Iran hiểu rất rõ điều này và tin tưởng vào phản ứng có chừng mực của Israel.
Rất có thể, Tehran có thể lợi dụng tình hình căng thẳng trước bầu cử và một lần nữa, tiếp tục phóng tên lửa vào Israel mà không sợ bị đáp trả, khi rủi ro đối với đảng Dân chủ ở Mỹ là quá lớn.
Không thể nêu chính xác thời gian, địa điểm và ngày tháng Israel tấn công trả đũa. Việc họ chưa có phản ứng ngay lập tức, điều đó có nghĩa là Iran đã không vượt qua "ranh giới đỏ" của Tel Aviv. Phản ứng chậm trễ của IDF cũng sẽ được điều chỉnh và phù hợp về mặt chính trị, không hơn, không kém.
Vào ngày 9/10, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant - trong chuyến thị sát Đơn vị Tình báo 9900 của quân đội nước này - khi trả lời phỏng vấn của Times of Israelđã tuyên bố cứng rắn rằng, cuộc tấn công của Israel vào Iran sẽ "chết người, chính xác và bất ngờ".
Ông Gallant nhấn mạnh, trong cuộc tấn công mới nhất của Iran, lực lượng không quân Israel không bị thiệt hại gì, tất cả các đường băng đều hoạt động bình thường và không có binh sĩ hay dân thường nào bị thương. Ông cũng cho biết, toàn bộ hệ thống an ninh của Israel nhất quán trong việc tấn công Iran.
Tất nhiên, những sự kiện bi thảm ở Trung Đông đang gây hậu quả nặng nề. Hàng nghìn người dân vô tội đang chết, không ai mong muốn xung đột sẽ leo thang mạnh mẽ đến mức không thể kiểm soát được.
Tất cả các bên của cuộc chiến đang diễn ra từ lâu, đã chấp nhận các quy tắc của trò chơi "giao hữu bóng bàn là tôi phóng tên lửa vào anh và anh ném bom vào tôi". Có thể nhận thấy, họ chưa sẵn sàng phá vỡ chúng.
Nhưng điều này chỉ đúng cho đến khi một trong các bên hành động sai lầm. Iran đã tiến gần đến việc phát triển vũ khí hạt nhân và nếu thành công, khu vực sẽ rung chuyển nghiêm trọng. Tehran, khi đó, với tư cách là một cường quốc hạt nhân, sẽ không bao giờ đồng ý với vai trò mà người Mỹ đã chuẩn bị cho mình.
" alt="Xung đột Israel"/>Tổng thống Peru Dina Boluarte (Ảnh: EPA).
AFPđưa tin, cơ quan chức năng Peru đang điều tra liệu Tổng thống Dina Boluarte, 62 tuổi, có tạm thời rời bỏ nhiệm vụ của mình để bí mật phẫu thuật mũi hay không.
Những đồn đoán về việc bà Boluarte phẫu thuật mũi vào mùa hè năm ngoái đã xôn xao trên truyền thông và mạng xã hội địa phương một thời gian, song chỉ chính thức được xác nhận trong tuần này khi cựu Thủ tướng Alberto Otarola tiết lộ với một ủy ban quốc hội.
"Bà ấy nói với tôi bà ấy sẽ đi phẫu thuật nâng mũi, một cuộc phẫu thuật trên mũi, nhưng vì vấn đề về hô hấp", ông Otarola nói với các nhà lập pháp đang tiến hành cuộc điều tra về vấn đề này.
Ủy ban giám sát quốc hội đang điều tra liệu bà Boluarte đã ở đâu trong khoảng thời gian từ ngày 28/6 đến 10/7 năm ngoái khi bà vắng bóng hoàn toàn trước công chúng.
Truyền thông địa phương nói rằng đây là thời gian mà Tổng thống Boluarte thực hiện ca phẫu thuật tại một phòng khám ở Lima mà không thông báo cho công chúng hoặc ủy quyền công việc cho quốc hội.
Tuy nhiên, ông Otarola cho biết trong thời gian hồi phục sau phẫu thuật, bà Boluarte hầu như đã thực hiện nhiệm vụ của mình. "Lúc đó không có chuyện bà ấy bỏ bê nhiệm vụ vì quá trình phẫu thuật cũng không phức tạp", ông nói.
Mặc dù vậy, tiết lộ này khiến dư luận ở Peru dậy sóng, nhiều người cáo buộc bà Boluarte thiếu trách nhiệm, các nhà lập pháp kêu gọi bà từ chức.
Trước khi xảy ra vụ việc này, bà Boluarte cũng vướng phải những lùm xùm khác. Các công tố viên cáo buộc bà nhận hối lộ các món quà đắt tiền như đồng hồ Rolex, bộ sưu tập trang sức.
Danh tiếng của bà càng bị ảnh hưởng bởi những cáo buộc về sự thờ ơ trước những cuộc khủng hoảng của đất nước, bao gồm tội phạm bạo lực và nền kinh tế đang suy thoái.
Theo AFP" alt="Tổng thống Peru bị kêu gọi từ chức vì phẫu thuật mũi"/>Nhận định, soi kèo Juarez vs Pumas UNAM, 06h00 ngày 28/4: Chủ nhà đi tiếp
Bà Kamala Harris vận động tranh cử tại Las Vegas, Nevada (Ảnh: Reuters).
Giới vận động hành lang đã cố gắng xây dựng quan hệ với những nhân vật thân cận của Tổng thống Joe Biden trong nhiều thập niên. Trong khi đó, bà Harris mới làm việc ở thủ đô Washington chưa đầy 8 năm.
Các nhà vận động phải trả lời hàng loạt câu hỏi: Kamala Harris là ai? Bà quan tâm tới những vấn đề nào? Đâu là những nhân vật thân cận được bà tin tưởng?
Trong thời gian là thượng nghị sĩ, văn phòng của bà Harris thường được coi là không quan tâm tới các thỉnh cầu từ giới doanh nghiệp. Khi là Phó Tổng thống, bà thường không tham gia quá trình ra quyết sách quan trọng.
Dù vậy, những thay đổi chóng mặt trong cục diện chính trị Mỹ buộc giới vận động hành lang tìm cách thích ứng. Họ đang đổ tiền tài trợ cho phe Dân chủ, liên hệ với các nhân viên được dự báo sẽ tiếp tục phục vụ bà Harris, cũng như kêu gọi quyên góp cho chiến dịch tranh cử.
"Bà Harris có ít thời gian ở Washington - phần nào giống ông Obama - và bị đẩy vào một chiến dịch mà bà không điều hành từ đầu. Hai đặc điểm này khiến việc xác định đâu là những người bà lắng nghe và cách thức chính sách hình thành trở nên phức tạp hơn", ông Rich Gold, chuyên gia vận động kỳ cựu của phe Dân chủ, giải thích với Politico.
Chính trị gia khó tiếp cận
Ngay sau khi bà Harris thay thế ông Biden trong cuộc đua tổng thống, giới vận động hành lang và tư vấn chính trị phải nỗ lực chứng minh với các khách hàng rằng họ có các mối quan hệ có thể tác động tới ứng viên Dân chủ.
Khi bà Harris được bầu vào Thượng viện Mỹ năm 2016, giới vận động hành lang coi bà là chính trị gia cấp tiến, không quan tâm nhiều tới giới doanh nghiệp. Các nhà vận động tiết lộ họ tương đối khó đặt lịch hẹn với văn phòng của bà.
Ngay cả các công ty tại bang California - nơi hàng loạt công ty công nghệ hàng đầu thế giới đặt trụ sở - cũng khó đưa được thông điệp của họ tới bà Harris, một nhà vận động của phe Dân chủ cho biết.
Trên cương vị thượng nghị sĩ, bà Harris có xu hướng quan tâm tới các vấn đề "cấp tiến" như quyền phá thai hay kiểm soát súng đạn - điều mà giới doanh nghiệp không quá quan tâm. Màn thể hiện của bà trong thời gian là phó tổng thống Mỹ cũng không đem lại nhiều thông tin.
"Bà ấy không phải là nhân vật quá quan trọng trong bộ máy hoạch định chính sách của chính quyền Biden", một nhà vận động kỳ cựu nói. "Trong hầu hết lĩnh vực, bà ấy không có vai trò. Bà ấy dường như cũng không có đủ ảnh hưởng để tạo khác biệt trong các cuộc trao đổi chính sách".
Chính quyền Biden cũng được coi là tương đối "đóng cửa" với các nhà vận động hành lang. Ngay từ thời Tổng thống Obama, phe Dân chủ đã có xu hướng tránh các chuyên gia vận động. Nhiều chính trị gia cố ý "né" các khoản tài trợ từ nhóm này.
Trong thời gian là tổng thống, ông Biden cũng ít khi gặp mặt giới lãnh đạo doanh nghiệp. Cam kết đạo đức của chính quyền Biden cũng yêu cầu các cựu quan chức không được tham gia hoặc hỗ trợ vận động hành lang cơ quan cũ.
Giờ đây, các chuyên gia ở phố K, thủ đô Washington (nơi được coi là "thủ phủ" vận động hành lang tại Mỹ) đang cố gắng tìm hiểu đâu là những khác biệt của bà Harris. Một nhà vận động cho biết họ đang tạo dựng quan hệ với các nhân viên dưới quyền bà Harris để không bị đứng ngoài lề. Người này cũng khuyên các khách hàng quyên góp tiền cho chiến dịch của bà.
Chiến dịch của bà Harris tuyên bố không chấp nhận các khoản tài trợ từ các nhà vận động hành lang. Dù vậy, theo New York Times, chính sách này không áp dụng với các khoản quyên góp trực tiếp cho Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC), giúp các nhà vận động có cơ hội "lách luật".
"Tôi xin nhắc lại, DNC chấp nhận đóng góp từ các nhà vận động hành lang", ông David Reid, nhà vận động của hãng Brownstein Hyatt Farber Schreck, viết trong một email gây quỹ ngay sau khi ông Biden tuyên bố rời cuộc đua. "Mọi đồng USD sẽ được gửi đến ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ".
Bà Yasmin Nelson, nhà vận động của hãng Holland & Knight, cũng cho biết bà đang kêu gọi quyên góp tiền cho quỹ Harris Victory Fund - đồng quản lý bởi chiến dịch của bà Harris, DNC và một số ủy ban đảng Dân chủ cấp bang.
Nhiều nhân viên dưới quyền của bà Harris cũng có quan hệ thân cận với ngành công nghiệp vận động hành lang. Ông Michael Fuchs, cựu phó chánh văn phòng của bà Harris, là cố vấn cho hãng tư vấn WestExec Advisors, đồng thời làm việc cho tổ chức từ thiện Open Society Foundations của tỷ phú George Soros.
Ông Clint Odom, người từng là trợ lý lập pháp của bà Harris khi còn là thượng nghị sĩ, đang phụ trách mảng chính sách công tại T-Mobile. Bà Deanne Millison, người từng làm việc cho bà Harris, đang là nhà vận động cho hãng xe hơi Ford. Ông Christopher Keosian, từng tham gia chiến dịch tranh cử năm 2020 của bà Harirs, đang là nhà vận động đại diện cho nhiều chính phủ nước ngoài.
Bản thân ông Doug Emhoff, chồng bà Harris, từng tham gia hãng luật và vận động hành lang DLA Piper. Ông có quan hệ trong cộng đồng luật sư tại Washington và Los Angeles.
Mỗi khi nước Mỹ có chính quyền mới, các công ty vận động hành lang - và cả các khách hàng của họ - đều phải tìm cách ứng phó với tình hình.
"Ngành công nghiệp" vận động hành lang ở Washington bao gồm các công ty vận động, hãng luật và hãng tư vấn - những công ty hướng dẫn khách hàng cách bảo vệ quyền lợi tại Washington, nhưng không thực sự là vận động hành lang.
Đôi khi những khoản đầu tư sẽ bị bỏ phí nếu một ứng viên không đắc cử. Hồi năm 2016, Microsoft mời Podesta Group - công ty do ông John Podesta, lãnh đạo chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton, đồng sáng lập - để thiết lập quan hệ với mạng lưới của bà Clinton. Gần như ngay sau khi bà Clinton thất cử, Microsoft cắt hợp đồng với Podesta Group.
Khi ông Trump tranh cử lần đầu năm 2016, ông hứa sẽ cắt giảm ảnh hưởng của các nhóm vận động hành lang tại Washington. Ban đầu, ông không có quan hệ sâu rộng với các nhóm vận động truyền thống. Nhờ đó, một thế hệ các nhà vận động mới đã nổi lên và duy trì ảnh hưởng đến nay.
Trong khi đó, trong hàng chục năm hoạt động chính trị tại Washington, ông Biden đã xây dựng đội ngũ thân cận - những người liên tục chuyển đổi công việc giữa khu vực công và tư. Bất chấp chính sách hạn chế của ông Biden, tình trạng này vẫn tiếp tục.
"Họ luôn hạnh phúc khi có quan hệ với nhân vật cấp cao nào đó có thể liên hệ bên lề", một nhà vận động nói.
Theo Politico" alt="Giới vận động hành lang Mỹ tìm cách tiếp cận bà Harris"/>Người sáng lập WikiLeaks Julian Assange đến Tòa án quận của Mỹ ở Saipan, Quần đảo Bắc Mariana ngày 26/6 (Ảnh: Reuters).
Theo RT, ông Assange đã nhận tội và bị tòa án Mỹ kết tội gián điệp. Giờ đây, ông sẽ sớm được tự do trở về quê hương Australia sau 5 năm ngồi tù ở Anh.
Ông Assange vào sáng 26/6 đã nhận tội âm mưu thu thập và phổ biến thông tin quốc phòng tại Tòa án quận Bắc Mariana của Mỹ. Ông sẽ không phải tiếp tục chịu án ở Mỹ, theo thỏa thuận trước đó với Bộ Tư pháp Mỹ.
Trong phòng xử án ông Assange, có sự xuất hiện Đại sứ Australia tại Mỹ Kevin Rudd, Đại sứ Australia tại Vương quốc Anh Stephen Smith và luật sư của ông, Jennifer Robinson. Khi được Thẩm phán Romana Manglona hỏi liệu ông Assange có nhận tội hay không, ông trả lời là "có tội".
Ông trùm WikiLeaks nói với Thẩm phán Manglona ông tin rằng Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ cho phép ông công khai các tài liệu mật của Mỹ. Ông nhận định rằng, Tu chính án thứ nhất và Đạo luật gián điệp của Mỹ "mâu thuẫn với nhau". Mặc dù vậy, ông cho biết quyết định nhận tội vì "sẽ khó thắng được một vụ án như vậy trong mọi tình huống".
Ông Julian Assange, công dân Australia, là người đã sáng lập ra mạng WikiLeaks vào năm 2006 chuyên rò rỉ các thông tin mật ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
Đợt công bố dữ liệu mật đầu tiên của WikiLeaks bao gồm các hình ảnh cho thấy cuộc không kích vào năm 2007 của quân đội Mỹ ở Iraq khiến nhiều dân thường thiệt mạng.
Đến cuối năm 2010, WikiLeaks tiếp tục công bố hàng chục nghìn tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ và sau đó là một lượng lớn điện tín ngoại giao mật của Mỹ. Ban đầu, WikiLeaks chia sẻ các dữ liệu mật này thông qua một số hãng truyền thông như Guardian, New York Times.
WikiLeaks tiếp tục một đợt công bố tài liệu mật quy mô lớn nữa vào năm 2016, lần này là các thư điện tử của Ủy ban Dân chủ quốc gia Mỹ. Giới tình báo Mỹ sau đó nghi ngờ các thư điện tử này bị tin tặc Nga đánh cắp và chuyển cho WikiLeaks.
Cuộc chiến pháp lý của ông Assange bắt đầu vào năm 2010, khi ông bị cảnh sát Anh bắt giữ vì cáo buộc tấn công tình dục ở Thụy Điển nhưng sau đó đã bị hủy bỏ.
Ông Assange đã được tại ngoại vào năm 2012 và được tị nạn tại đại sứ quán Ecuador ở London. Ông bị bắt vào năm 2019 khi Ecuador thu hồi quyền tị nạn của ông.
Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố bản cáo trạng chống lại ông Assange vào ngày bị bắt. Mỹ khi đó cáo buộc ông mắc 17 tội danh gián điệp.
Sau nhiều năm bị giam giữ, ông Assange đã ký một thỏa thuận với Bộ Tư pháp Mỹ về việc sẽ nhận tội vi phạm Đạo luật Tình báo của Mỹ. Sau đó, ông được tòa án Anh cho tại ngoại và được đưa tới Saipan để xét xử.
Theo RT" alt=""Ông trùm" WikiLeaks nhận tội tại Mỹ để được trả tự do"/>Tổng thống đắc cử Donald Trump (Ảnh: Getty).
Reutersdẫn dự đoán của Edison Researchcho biết, ông Trump được xác định đánh bại đối thủ đảng Dân chủ Harris ở bang Arizona khi giành được 52,6% số phiếu, hơn 6,2 điểm phần trăm so với đối thủ Kamala Harris, khi 87% số phiếu ở bang này đã được kiểm.
Ngoài bang Arizona, ông Trump đã giành chiến thắng tại các tiểu bang chiến trường là Michigan, Pennsylvania, Georgia, Bắc Carolina, Wisconsin và Nevada.
Cho đến nay, ứng viên đảng Cộng hòa, người đã vượt 270 phiếu đại cử tri tối thiểu cần thiết để giành chiến thắng tại Nhà Trắng, có tổng số phiếu đại cử tri cuối cùng dự kiến là 312 so với 226 phiếu của bà Harris.
Năm 2020, Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã đánh bại ông Trump bằng cách giành chiến thắng tại 6 trong số 7 tiểu bang chiến trường và thua sít sao ở Bắc Carolina. Khi đó, ông Biden giành được 306 phiếu đại cử tri so với 232 phiếu của ông Trump.
Ông Trump cũng đã giành được 306 phiếu trong chiến thắng năm 2016 trước đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Trong cuộc bầu cử năm nay, sau khi Quốc hội chứng nhận số phiếu của Đại cử tri đoàn vào ngày 6/1/2025, ông Trump và Phó Tổng thống mới của ông, Thượng nghị sĩ Mỹ JD Vance, sẽ nhậm chức vào ngày 20/1/2025.
Theo Reuters" alt="Ông Trump thắng áp đảo tại tất cả 7 bang chiến trường"/>