Mùa lúa chín vàng ở Tây Bắc đốn tim bất kỳ bạn trẻ nào. Ảnh: Zing
Màu vàng óng của những thửa ruộng đan xen với sự hùng vĩ của những quả núi vẽ nên quang cảnh đẹp, không thể chê vào đâu được ở Hoàng Su Phì. Mùi thơm của lúa, mùi của núi rừng cao Tây Bắc… tất cả hoà quyện vào nhau tạo nên vẻ đẹp đặc trưng làm cho du khách thích thú ngay lần đầu đặt chân tới đây. Nhìn từ trên cao, ruộng bậc thang tựa như một dải lụa tung bay trong gió, trải rộng tới tận chân trời.
Mù Cang Chải, Yên Bái
Vào cuối tháng 9, đầu tháng 10, người dân khắp mọi miền tổ quốc đổ về Mù Cang Chải để được chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp tuyệt vời của mảnh đất vùng cao. Đây là một địa điểm ngắm lúa chín vàng ươm đẹp ngất ngây được nhiều du khách phải trầm trồ thán phục.
Vẻ đẹp hùng vĩ của những thửa ruộng bậc thang vào thời điểm lúa chín mang tới một sắc thái tuyệt đẹp. Sau chuỗi thời gian vượt đèo Khau Phạ, được mệnh danh là tứ đại danh đèo của miền Bắc, du khách có cơ hội vỡ òa khi được tận mắt chứng kiến cảnh đẹp nơi này.
Y Tý, Lào Cai
Nếu như Sapa địa điểm ngắm lúa vàng ươm đã quá quen thuộc với bước chân kẽ lữ hành thì Y Tý lại là địa danh nổi tiếng trong thời gian qua. Điểm đến Y Tý địa danh này cách Sapa chỉ hơn 70km. Ở Y Tý thửa ruộng của người Hà Nhì được xem là nổi tiếng với những bậc thang thửa ruộng đẹp không thể chê vào đâu được.
Các du khách rất thích Y Tý bởi nét hoang sơ, nên nơi đây cũng được nhiều bạn trẻ tìm tới khám phá. Những thửa ruộng bậc thang tại Y Tý được thiên nhiên sắp đặt như những bức tranh thủy mặc làm mê đắm lòng người. Không chỉ có cảnh vật hoang sơ, hùng vĩ, Y Tý còn níu chân người đến đây với cuộc sống mộc mạc, chân chất của người dân.
Tam Cốc, Ninh Bình
Tam Cốc (Ninh Bình) nằm trong quần thể danh thắng Tràng An nổi tiếng. Với hệ thống các hang động, núi đá vôi, cánh đồng lúa nước tuyệt đẹp, nơi đây được ví như một vịnh Hạ Long trên cạn và là một khu du lịch sinh thái đúng nghĩa làng quê Bắc Bộ.
![]() |
Tam Cốc mùa lúa chín đẹp như một bức tranh. Ảnh: I.T
Đến Tam Cốc mùa lúa chín, bạn sẽ thấy thư giãn, hòa mình cùng thiên nhiên của một chốn đồng quê yên tĩnh. Bạn sẽ như lạc vào những thảm sắc màu khi nhìn qua những cánh đồng lúa xanh xen lẫn lúa chín vàng. Ruộng thì chỗ đang gặt, chỗ chờ gặt, tạo nên những mảng màu thiên nhiên thơm mát, nhẹ nhàng và tuyệt đẹp.
Cánh đồng lúa Bắc Sơn – Lạng Sơn
Cánh đồng lúa Bắc Sơn ở thung lũng Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách thủ đô Hà Nội khoảng 160km là một trong những cánh đồng lúa đẹp nhất tại Việt Nam không thể bỏ qua vào mùa lúa chín vàng. Ngắm nhìn những ruộng lúa vàng óng ánh, bạn hẳn sẽ cảm thấy rạo rực, tràn đầy niềm vui phơi phới.
Nơi đây, các ruộng lúa ở chỗ trũng và được bao quanh bởi núi đồi nên Bắc Sơn không chỉ có ruộng lúa nước bằng phẳng mà cũng có khá nhiều ruộng bậc thang cho du khách khám phá. Mùa lúa chín ở Bắc Sơn rơi vào khoảng cuối tháng 7 và giữa tháng 11 dương lịch hàng năm.
Lúa Bắc Sơn không phải đều được gieo cấy vào cùng một thời điểm nên người dân thường thu hoạch lúa nhanh và không cùng lúc. Vì thế nên mới có cảnh ruộng bên này đã chín vàng rồi mà ruộng bên có khi còn đang cấy.
Tổng thống Donald Trumps là một nhà kinh doanh tài giỏi. Khách sạn Trump của ông ở New York đã được độc giả một tạp chí du lịch hạng sang vinh danh là khách sạn tốt nhất thế giới.
" alt=""/>Điểm du lịch check![]() ![]() |
Anh Hưng trả lại số tiền cho người bị mất. Ảnh: NVCC. |
Khoảng một giờ sau, người bị mất đồ là chị Hà gọi điện với giọng hốt hoảng. Anh Hưng báo địa chỉ và bảo chị sang để nhận lại.
"Chị có gửi tiền cảm ơn, mình cũng nhận một triệu đồng để chị thấy thoải mái. Mình rất vui khi có thể làm được một việc tốt, hạnh phúc đôi khi đơn giản chỉ là cho người khác có thêm niềm tin vào mình", anh Hưng bày tỏ.
Anh Hưng quan niệm tiền bạc, vật chất có thể mất đi nhưng tình cảm và niềm tin, giá trị của con người luôn còn đó.
Chia sẻ câu chuyện của mình, anh hy vọng lan tỏa cách sống đẹp, mọi người hiểu rằng trả lại đồ cho người mất đem lại hạnh phúc gấp nhiều lần so với việc lấy luôn món đồ đó.
Số tiền gần 100 triệu đồng và chiếc điện thoại đắt tiền được anh chủ quán bún trao trả lại chủ nhân.
" alt=""/>Nam thanh niên trả lại 50 triệu đồng nhặt được ở cây ATMChuyến hành hương dài 2.400 km đường bộ bắt đầu từ chùa Prathatphangau tỉnh Chiang Rai (Thái Lan), qua cửa khẩu tới thị trấn Tachileik (Myanmar), sau đó đi qua Lào tới tỉnh Điện Biên (Việt Nam) rồi trở lại Luang Prabang và Viêng-chăn (Lào). Hành trình kết thúc tại Xiêm Riệp (Campuchia).
Đây là lần thứ 2 chương trình được tổ chức tiếp nối thành công của sự kiện lần đầu tiên vào năm 2017. Các hoạt động tôn giáo xuyên suốt sự kiện nhằm mục đích kết nối, tăng cường giao lưu văn hoá Phật giáo giữa 5 quốc gia lưu vực sông Mê Kông.
Trong suốt chuyến đi, 53 nhà sư cùng các chư tăng địa phương đã thực hiện nhiều nghi lễ truyền thống của Phật giáo nguyên thuỷ tại các ngôi chùa ở mỗi địa phương bên cạnh hoạt động trồng cây, cầu nguyện, rước nến…
Chia sẻ về hành trình dài 18 ngày, Đại đức Thích Pháp Hảo – một trong số 3 nhà sư Việt Nam tham gia chuyến hành hương, cho biết: ‘Năm 2017, khi hành trình Dharma Yatra được tổ chức lần đầu tiên, tôi đã được đón đoàn tại chùa Thiên Trúc (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang). Năm nay, tôi rất vinh hạnh khi được mời tham gia chuyến đi này. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được giao lưu với các nhà sư 5 quốc gia trong cộng đồng Phật giáo nguyên thuỷ. Mặc dù Phật giáo nguyên thuỷ có những sự khác biệt ở mỗi quốc gia về cách sinh hoạt, nhưng điểm chung là đều hướng con người tới sự hoà hợp, rộng hơn là sự hoà bình giữa con người, các dân tộc với nhau’.
![]() |
Chuyến khất thực ngắn trước cửa đền Preah Ang Chek và Preah Ang Chorm - 2 ngôi đền nổi tiếng khu vực Angkor, Xiêm Riệp, Campuchia. |
‘Điều gây ấn tượng với tôi nhất trong chuyến đi này là sự chào đón hoan hỉ của người dân ở mỗi quốc gia mà chúng tôi đi qua. Không phân biệt người giàu, người nghèo, tất cả đều nở nụ cười ấm áp, thân thiện. Mặc dù do khác biệt ngôn ngữ, chúng tôi không giao tiếp được nhiều với nhau, nhưng sự hoan hỉ đó là hình ảnh của tình yêu thương, của hoà bình giống như Đức Phật đã từng dạy rằng hoà bình là ở chính con người, chứ không phải tới từ thần linh’.
‘Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi mình có duyên là đệ tử của Đức Phật, khi được góp phần vào sự kiện này’.
Đồng cảm với những chia sẻ này, anh Bounfaeng Phaymanivong, phóng viên tờ Vientiane Times (Lào) chia sẻ: ‘18 ngày hành hương qua 5 quốc gia là những trải nghiệm mới mẻ đối với tôi, ngay cả khi tôi đặt chân tới những vùng đất mới ở quê hương mình. Tôi nhìn thấy những khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ giữa chúng ta, nhưng tôi cũng nhìn thấy một điểm chung, đó là việc chúng ta có cùng một niềm tin, cách chúng ta thể hiện sự tôn kính với Phật giáo’.
Hình ảnh gây ấn tượng nhất với anh Phaymanivong là hàng dài người dân đứng dọc bên đường để chào đón và cúng dường cho các nhà sư 5 nước khi đoàn hành hương qua biên giới Thái Lan - Myanmar. ‘Đó là hành động hoàn toàn tự nguyện và không dễ gì có được’.
![]() |
Phóng viên các nước tác nghiệp tại sự kiện. |
Phát biểu tại lễ bế mạc, Đức Tăng Hoàng Tep Vong - người có vai trò tái lập vị vua sau thời kỳ Pol Pot nhận định: ‘Hành hương là một trong những cách thức quan trọng nhất để lan toả Phật pháp tới những người trần thế, giúp họ hiểu biết tốt hơn về tầm quan trọng của việc thực hành Phật pháp trong cuộc sống hằng ngày’.
Ông nói, con người đã thực hành đạo Phật được hơn 2.000 năm, đạo Phật đã xây dựng được một nền móng vững chắc và trở thành văn hoá, thói quen, truyền thống của chúng ta. Tuy nhiên, dường như Phật pháp chưa thực sự đi vào trái tim của mọi người dân.
Giáo lý đạo Phật dạy con người biết yêu thương, trắc ẩn, đồng cảm và bình tâm. Để các quốc gia được sống trong hoà bình và thịnh vuợng, chúng ta cần thực hành Phật pháp và lan toả nó ở cả khu vực và trên toàn thế giới’.
![]() |
Lễ trồng cây bồ đề tại chùa Tepphothivong, Xiêm Riệp, Campuchia ngày 30/10. 16 cây bồ đề đã được trồng ở cả 5 quốc gia trong suốt chuyến hành hương. |
Đại diện chính quyền Campuchia, Phó Thủ tướng Samdech Pichey Sena Tea Banh chia sẻ, Campuchia rất vinh dự được chọn làm điểm đến kết thúc và là nơi diễn ra lễ bế mạc sự kiện. Ông cũng bày tỏ sự biết ơn chân thành tới tất cả các nhà sư và Phật tử tham gia chuyến hành hương dài 18 ngày qua 5 quốc gia.
Ông cho rằng, chuyến đi đã góp phần kết nối và tăng cường sự gắn bó mật thiết giữa cộng đồng chư tăng và Phật tử. ‘Hoạt động này cũng giúp quy tụ các ý tưởng chung nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp góp phần giảm thiểu các hành động nguy hiểm và bạo lực trong xã hội. Nó góp phần mang lại hạnh phúc, hoà bình và sự phát triển của 5 quốc gia lưu vực sông Mê Kông.
Sự đóng góp hữu ích này là biểu tượng cho tinh thần trách nhiệm của các nhà lãnh đạo cộng đồng Phật giáo 5 nước. Đó cũng là mục tiêu của chính quyền hoàng gia Campuchia trong việc nỗ lực xây dựng một xã hội hoà bình, hoà hợp và phát triển bền vững'.
Nếu không được giới thiệu, ít ai nghĩ rằng người đàn ông 57 tuổi ấy là một tỷ phú nổi tiếng ở Thái Lan.
" alt=""/>53 nhà sư kết thúc chuyến hành hương 2.400 km đường bộ ở Campuchia