当前位置:首页 > Bóng đá > “Thế hệ cúi đầu” và nỗi lo sách giáo khoa thống trị

“Thế hệ cúi đầu” và nỗi lo sách giáo khoa thống trị

2025-01-27 17:07:49 [Ngoại Hạng Anh] 来源:NEWS

 - Các đại biểu tham dự hội thảo “Sách cho trẻ em nông thôn,ếhệcúiđầuvànỗilosáchgiáokhoathốngtrịbxh bd duc miền núi” không khỏi lo lắng về khả năng tự học và phát triển trí tuệ của trẻ em trước thực trạng: sách giáo khoa đang thống trị thị trường xuất bản sách, còn các thiết bị điện tử ảnh hưởng không mấy tích cực tới văn hóa đọc.

Lo lắng văn hóa đọc của “thế hệ cúi đầu”

Tại hội thảo do “Tủ sách Lam Sơn” tổ chức ngày 29/7, ông Phạm Thế Khang, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam cho biết, trong tổng số đầu sách xuất bản hằng năm ở Việt Nam thì sách giáo khoa chiếm số lượng chủ yếu.

“Năm 2016, Việt Nam đã xuất bản 32.126 tên sách với gần 331 triệu bản sách. Trong đó, sách giáo khoa chiếm hơn 80%, ước tính lên tới gần 265 triệu bản, phục vụ cho khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên. Số còn lại phục vụ cho 90 triệu người dân. Như vậy bình quân mỗi người dân được khoảng 0,75 bản - đây là một tỷ lệ hưởng thụ sách quá thấp”

{ keywords}
Ông Phạm Thế Khang: "Hiện tượng "thế hệ cúi đầu" rất đáng lo ngại"

Ông Khang cũng cảnh báo thực tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng thư viện công cộng quá thấp (chỉ có 0,057% dân số).

Khác với hình ảnh thường thấy của người dân các nước phương Tây trên tàu điện ngầm, ở nhà ga chờ tàu là luôn tranh thủ đọc sách thì người châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng chỉ cúi đầu vào điện thoại.

“Thế giới đã xuất hiện một khái niệm mới để nói về những người trẻ châu Á- “một thế hệ cúi đầu” rất đáng lo ngại” - ông Khang cảnh báo.

Đồng quan điểm, bà Lê Phương Liên (nguyên Trưởng ban Văn học thiếu nhi, Hội Nhà văn Việt Nam) cho rằng tỷ lệ xuất bản khi phẩn lớn chỉ là sách giáo khoa là “mối nguy hiểm” đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ và hạn chế khả năng tự học.

“Tôi vốn là một giáo viên dạy Toán và Lý nhưng tự học thêm nhiều điều qua các sách văn hóa khác”,bà Liên chia sẻ từ thực tế bản thân.

Nhận thấy “tỷ lệ người biết chữ ở Việt Nam rất cao nhưng tỷ lệ đọc sách rất thấp”, dịch giả Nguyễn Quốc Vương (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) nêu câu hỏi: “Tại sao người Việt biết chữ nhưng không đọc sách?”.

{ keywords}
Dịch giả Nguyễn Quốc Vương: "Giáo viên và học sinh không đọc gì ngoài sách giáo khoa hậu quả sẽ khôn lường"

Theo anh, “chúng ta hay nói người Việt ham học, nhưng thường là học để thi còn ham học để khám phá ra những cái mới thì chưa chắc đã là thế mạnh".

Anh cũng cho rằng hiện tượng“giáo viên và học sinh không đọc sách gì ngoài sách giáo khoa, sách luyện thi sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Đơn giản vì tri thức và nhận thức sẽ không tăng lên, lối tư duy đơn giản tìm kiếm đúng sai sẽ phá hủy tư suy sáng tao và phê phán của bộ não".

Chung tay đưa sách đến trẻ em

Từ những trải nghiệm thực tế và những thành công bước đầu, các diễn giả tham dự hội thảo đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để thúc đẩy phát triển việc đọc sách cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khu vực nông thôn, miền núi.

Theo anh Nguyễn Quốc Vương, để phát triển văn hóa đọc, nhà nước và người dân đều phải làm tốt nghĩa vụ của mình và hợp tác cùng nhau. Nhà nước cần có luật để có hành lang pháp lý và ràng buộc các cơ quan chính quyền trung ương, địa phương như phải có một khoản ngân sách dành cho việc khuyến đọc và các thư viện. Công dân, phải tích cực chủ động tham gia vào việc phát triển văn hóa đọc bằng những hoạt động cụ thể và hợp tác với nhau, bắt đầu từ thói quen đọc sách của từng gia đình. Và cuối cùng điều rất cần thiết là sự hợp tác giữa nhà nước và công dân.

Từng đi hướng dẫn cách phát triển sách ở nhiều trường phổ thông, PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Minh (giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội)cho hay: “Việc đọc không phải mang tính bản năng và không phải ai sinh ra cũng có thói quen đọc sách”.

TS Minh gợi ý những bước làm cụ thể: Tạo không gian vui vẻ hứng khởi; tạo khoảng thời gian tự do nhất định trong ngày; kỹ thuật bài trí sách bắt mắt và một kinh nghiệm quý nữa là phải có thách thức nhất định. “Tức là phải có hơn trình độ ngôn ngữ và tư duy của người đọc một bậc thì ngoài sự thích thú còn đạt việc hiệu quả tốt cho tư duy”.

Theo bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), “để phát triển văn hóa đọc, chính phủ xác định quan trọng là do sự chung tay, góp sức của nhiều người, của toàn xã hội. Sự hỗ trợ của nhà nước chỉ mang tính chất định hướng, chủ trương là chính”.

Các mô hình tủ sách không chỉ phát triển văn học đọc mà cũng cho các em cơ hội để tìm được các kiến thức ngoài nhà trường, hình thành thói quen tự học từ nhỏ.

“Để hoạt động có hiệu quả, bền vững thì bên cạnh việc trao sách cho các trường, cũng cần chú ý đến việc nâng cao kiến thức, kỹ năng cho những người phụ trách những tủ sách đó. Bởi có sách là quý nhưng để nhen lên trong học sinh lòng yêu đọc sách mới là điều quan trọng”.

{ keywords}
Chia sẻ thông tin về phát triển thư viện cộng đồng với các thầy cô giáo, tổ chức khuyến học ở nông thôn và miền núi tại hội thảo do Tủ sách Lam Sơn, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Thư viện tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức.

Những năm gần đây, phong trào xây dựng tủ sách lớp học, tủ sách phụ huynh, thư viện dòng họ… đang phát triển mạnh. Nhiều người đã dần biết đến các chương trình “khai dân trí” thông qua đọc sách cho trẻ em nông thôn như sáng kiến “sách hóa nông thôn” của anh Nguyễn Quang Thạch – vừa được giải thưởng UNESCO năm 2016; “góp 1 cuốn để đọc 1.000 cuốn” của thư viện tư nhân Hà Duyên Đạt,v.v...

Được khởi xướng vào tháng 10/2016, dự án Tủ sách Lam Sơn là sự kết nối hiệu quả từ các cựu học sinh với tinh thần “đáp đền tiếp nối”. Chưa đầy một năm, dự án đã tiếp nhận sự hỗ trợ, đóng góp và cam kết của các nhà xuất bản, công ty sách, doanh nhân, các cựu học sinh… với tổng số hiện kim và hiện vật là hơn 2 tỷ đồng. Trong đó, đã tặng gần 400 tủ sách cho các trường ở huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Đông Sơn của tỉnh Thanh Hóa. Điểm dừng chân tới đây sẽ là các huyện Mường Lát, Bá Thước, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Quảng Xương, Yên Định, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc....

{ keywords}

Dự kiến trong năm 2017, Tủ sách Lam Sơn sẽ tiếp tục sẽ trao tặng khoảng 2.000 tủ sách cho các lớp học miền núi và nông thôn Thanh Hoá.

Một thành viên trong dự án chia sẻ: “Thà thắp lên dù chỉ là một ngọn nến nhỏ, còn hơn là chỉ ngồi đó mà nguyền rủa bóng đêm”. Câu châm ngôn này ngày xưa ai cũng từng phân tích khi ngồi ghế nhà trường, và bây giờ chúng tôi lại lấy làm châm ngôn để nhắc nhở nhau làm việc”.

Dẫu biết phía trước còn bộn bề khó khăn bởi những nỗi lo thường trực như: ngọn lửa đã khơi nhưng ai là người chăm chút lâu dài, các cô giáo cấp 1-2 đã bận bịu vất vả như con mọn rồi, liệu có thêm việc thêm gánh nặng lên vai…. nhưng nhìn thành quả bước đầu, những cựu học sinh của ngôi trường nổi tiếng của xứ Thanh tiếp tục dấn bước cho hành trình thắp lửa theo tinh thần của Voltaire, nhà triết học khai sáng Pháp:“Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người”.

Thanh Hùng

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
推荐文章
热点阅读