Bà Wantanabe Misato (bìa trái) cùng bạn bè trong một buổi giao lưu với các con lại làng Hy Vọng
Hết lòng vì các con
Vốn là một cô giáo của xứ sở Hoa anh đào, năm 2000 bà Misato theo một tour du lịch cùng hội Femin đến làng Hy Vọng. Những hoàn cảnh đáng thương, những ánh mắt khát khao tình thương của các bé đã níu chân bà ở lại với Đà Nẵng, làm mẹ của nhiều đứa trẻ thiệt thòi suốt 15 năm qua. “Đó là những đứa trẻ có đôi mắt rất đẹp. Lúc chúng nhìn tôi, tôi cảm nhận được sự khao khát mãnh liệt trong các đôi mắt ấy. Vì thế, sau khi về nước, tôi quyết định xin nghỉ dạy và xin quay trở lại giúp các em”. – bà Wantanabe Misato nhớ lại.
Từ năm 2005 đến nay, cứ đều đặn mỗi tháng một lần, bà lại đến với những đứa trẻ ở làng Hy Vọng. Có những đứa trẻ tàn tật chỉ có thể nói bằng ngôn ngữ bàn tay, chúng gọi bà bằng “mẹ” và sà vào lòng bà làm nũng mỗi khi bà chơi cùng. Công việc hằng ngày của bà tại làng Hy Vọng là giúp những đứa trẻ được học hành; dạy kỹ năng mềm; hướng dẫn làm thiệp, mộc, may vá,… với mong muốn sau khi rời làng, các con có cái nghề để có thể tự nuôi sống bản thân.
Chắp cánh
![]() |
Bà Wantanabe Misato bên các con tại xưởng may ART Sakura |
15 năm làm việc ở làng Hy Vọng, bà và hội Femin đã giúp đỡ, cưu mang cho hơn 120 trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật. Trong số đó, có 80 em đã tốt nghiệp CĐ, ĐH, 2 em được nhận học bổng sang Nhật du học.
Trong quãng thời gian gắn bó với các con, bà Misato luôn canh cánh nỗi băn khoăn, đó là các con của bà sẽ về đâu sau khi đến tuổi rời làng. Thế rồi, quán cà phê mang tên Sakura Friends Café (số 125, đường Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng) ra đời không chỉ là nơi gặp gỡ giao lưu văn hóa Việt – Nhật mà còn là nơi tạo công ăn việc làm cho 10 đứa trẻ lớn lên từ làng Hy Vọng.
Đến quán Sakura Friends Café, khó ai có thể hình dung Nguyễn Thị Bích Phượng (21 tuổi, hiện đang là sinh viên năm 3 ĐH Kinh tế Đà Nẵng đã từng gắn bó với mái ấm Hy Vọng suốt 13 năm. Quê ở huyện Quế Sơn, Quảng Nam, nhà có 5 anh em nên cuộc sống rất khó khăn. Năm 2006, bố Phượng bị tai nạn qua đời, một mình mẹ không thể nuôi một lúc 5 người con nên đã gửi em vào làng Hy Vọng.
Ngoài việc mở quán cà phê, bà Wantanabe Misato còn chủ trương mở xưởng may ART Sakura để tạo điều kiện cho các con có nơi làm việc. Xưởng may do bà Wantanabe quản lý hiện đang tạo việc làm cho 7 bạn trẻ chủ yếu mồ côi, khiếm thính sau khi rời làng Hy Vọng. Trong xưởng may ART Sakura, cô gái nhỏ nhắn Hồ Thị Hiền đang thoăn thoắt với các đường chỉ khéo léo. Khó ai hình dung Hiền năm nay đã 33 tuổi. Hiền cũng có tuổi thơ không mấy tròn trịa như bao đứa trẻ khác ở làng. Mồ côi cha mẹ khi còn nhỏ, năm 13 tuổi, Hiền được giới thiệu vào làng Hy Vọng. Tại đây, Hiền học hết THPT và được tạo điều kiện học nghề may. Năm 2013, sau 10 năm sinh sống trong mái nhà tình thương, Hiền được bà Wantanabe Misato để ý và đem về xưởng may ART Sakura làm việc với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Hiện tại, Hiền đang có cuộc sống hạnh phúc bên chồng và hai cô con gái xinh xắn. Nói về bà Wantanabe Misato, Hiền không giấu nổi xúc động: “Chẳng bao giờ mình dám mơ có một cuộc sống đủ đầy như bây giờ. Cuộc sống không khá giả nhưng mình luôn có chồng, con bên cạnh. Tất cả những điều đó đều nhờ mẹ Misato”.
Đối với các con có cơ hội đi du học, bà Misato bày tỏ mong muốn sau khi học xong, các con quay lại Việt Nam để phục vụ cho quê hương, đất nước. “Các con có đôi cánh dài nên các con có thể tự do lựa chọn những vùng trời mới. Nhưng ở quê hương, ở làng Hy Vọng còn rất nhiều hoàn cảnh cần được giúp đỡ. Vì thế nếu các con quay trở lại giúp các em thế hệ sau thì đó là điều tuyệt vời” – bà Misato nói.
Hiện tại, bà Misato đang sống chung dưới một mái nhà với gần 20 người con lớn lên từ làng Hy Vọng. Trong bữa cơm tối thân mật quây quần bên các con, bà Misato vui vẻ: “Đấy, đại gia đình của tôi đấy. Chúng đáng yêu như vậy, ai nỡ nào mà rời xa”.
Làng Hy Vọng thuộc Hội bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo, bất hạnh TP Đà Nẵng, được thành lập năm 1993. Năm 1996 làng bắt đầu nhận sự tài trợ của Hội phụ nữ Dân chủ Nhật Bản (Femin) dưới hình thức đỡ đầu cho các trẻ em ở đây. |
(Theo Đào Phan/Tiền Phong)
" alt=""/>Bà mẹ Nhật ở làng Hy VọngHòn đảo được coi là một trong những nơi biệt lập nhất thế giới với số lượng cá mập sinh sống nhiều hơn con người. Không ai ngờ rằng, đảo san hô này lại là ngôi nhà của một nhân vật 4 chân - chú chó Dadu.
Trong gần 2 thập kỷ, chú chó thuộc giống chó lông ngắn đã dành những năm tháng cuộc đời chứng kiến sự thay đổi của quần thể trên đảo cũng như các nhà khoa học tới đây nghiên cứu.
Dadu được một thủy thủ người Pháp có tên Roger Lextrait đưa tới đảo. Người thủy thủ này làm nhiệm vụ quản lý đảo từ năm 1992 đến năm 1999. Suốt thời gian này, Lextrait có những con chó làm bầu bạn, trong đó có Dadu.
Có thời điểm vì nguyên nhân nào đó, Lextrait phải rời đảo và những con chó buộc phải tự lang thang kiếm ăn xung quanh vùng nước. Đây là nơi có nhiều cá mập san hô.
Alex Wegmann, nhà khoa học hàng đầu của Nature Conservancy, nhớ lại khả năng săn cá mập của Dadu. Năm 2004, khi còn làm việc tại Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Mỹ, Alex tới đảo và được Dadu chào đón. Ông tận mắt chứng kiến chú chó mõm đen có khả năng tung ra cú cắn vào cá mập để săn mồi.
"Chỉ cần bạn vừa xuống thuyền, Dadu đã xuất hiện để chào đón", nhà khoa học Alex nhớ lại.
Sau đó, con vật cùng ông tới các khu vực nghiên cứu. Suốt quãng thời gian Alex ở lại đảo, Dadu giống như một người bạn đồng hành.
"Ở vùng đất biệt lập nhất thế giới, việc có người bạn đồng hành là một chú chó mang tới cảm giác bình thường cho một trải nghiệm rất bất thường. Bạn không thể hiểu cảm giác bị cô lập kinh khủng thế nào. Trước kia Palmyra chưa có Internet vệ tinh và có rất ít kết nối với thế giới thực", nhà khoa học chia sẻ.
Bởi vậy khi làm việc trên đảo và có một người bạn như Dadu đồng hành khiến các nhà khoa học thấy mọi thứ trở nên bình thường hơn.
Khoảng 70 triệu năm trước, các núi lửa ngầm đã hình thành nên Palmyra và quần đảo Line lân cận. Nơi này trở thành điểm trú ngụ của các loài sinh vật biển và chim trong suốt thời gian tồn tại của chúng. Trong khi đó, các nhà khoa học và nhà thám hiểm thường xuyên lui tới đảo san hô Palmyra cũng như khu vực lân cận để lập danh mục hệ động thực vật bản địa.
Tuy nhiên, trong thế kỷ 19 và 20, hòn đảo từng nguyên sơ này đã bị con người tác động nặng nề. Mặc dù vậy, từ năm 2009, nó được bảo vệ và ngày nay đóng vai trò như một "phòng thí nghiệm sống" ở xích đạo.
Những năm tháng cuối đời của chú chó cô độc
"Việc đưa các loài vật tới đảo hoang dù vì lý do vô tình hay cố ý đều có thể gây ra hậu quả. Một chú chó thuần hóa như Dadu có xu hướng gắn bó với con người, thích ở gần con người và sẽ tác động tới hệ sinh thái bản địa", nhà khoa học Alex nhận định.
Cũng như Alex, nhà khoa học Kydd Pollock ra đảo Palmyra làm việc năm 2008, cũng từng có thời gian tiếp xúc với chú chó Dadu. Khi nhớ về con vật này, Pollock cho biết, những năm tháng cuối đời, Dadu vẫn thích ăn cá. Nó còn duy trì tình bạn với một con cá vẩu khổng lồ có tên Rambo.
"Mỗi tối, Dadu sẽ ra chỗ mép nước và bắt đầu sủa. Khi đó, con cá Rambo ngoi lên và quẫy đuôi mạnh khiến Dadu như phát cuồng. Đó dường như là hoạt động thường ngày giữa chúng", nhà khoa học Pollock nhớ lại.
Ngày 19/10/2013, trên trang chính thức của Liên minh nghiên cứu đảo san hô Palmyra đưa thông tin về cái chết của chú chó Dadu. Cũng giống như những con chó khác từng ở Palmyra, Dadu được chôn cất trên đảo.
"Chúng tôi sẽ luôn nhớ tới anh bạn 4 chân này. Dadu sẽ tới thiên đường ở bãi biển phía Bắc. Nơi chào đón Dadu sẽ là khung cảnh hoàng hôn trên biển. Cậu ấy vẫn luôn là người bạn đồng hành hoàn hảo của chúng ta", nhà khoa học Alex chia sẻ.
" alt=""/>Chú chó có biệt tài săn cá mập để sinh tồn, sống trên đảo hoang gần 20 nămViệc bán đi đứa con tinh thần đã để lại "tâm bệnh" cho nhà sáng lập Christian Reber. Ảnh: Pitch.
Trầm cảm vì mất đi đứa con tinh thần
“Mất đi đứa con mình thương yêu, tôi thấy mình như đứng trên bờ vực trầm cảm. Tôi chẳng thấy vui vẻ chút nào”, anh chia sẻ.
Wunderlist có tới 16 triệu người dùng. Một trong những điểm nổi bật của app này là người dùng vừa có thể thao tác trên điện thoại, vừa có thể sử dụng trên máy tính.
Wunderlist đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của Reber. Do đó, việc bán nó cho Microsoft chẳng hề dễ dàng với doanh nhân trẻ. “Tôi thấy mình như phải rời xa những cộng sự và đứa con tinh thần của mình”, anh tâm sự. Thậm chí, Reber lúc ấy còn đi gặp nhà trị liệu tâm trí để điều trị “tâm bệnh” của mình.
![]() |
Wunderlist là ứng dụng quản lý danh sách việc cần làm từng rất được yêu thích. Ảnh: TechCrunch. |
Vào thời điểm đó, anh dường như chưa chuẩn bị sẵn sàng bán đi Wunderlist, sản phẩm tâm huyết suốt 5 năm ròng của anh. “Tôi thấy mình như mất trí khi đột nhiên bán đi Wunderlist”, Reber cho biết.
Lúc Microsoft đưa ra đề nghị mua lại Wunderlist, Charlette Prevot, bạn gái của anh, đang mang thai.
“Là người sáng lập, tôi phải lựa chọn giữa việc huy động vốn để tiếp tục cố tăng trưởng, hoặc bán công ty của mình lấy số tiền lớn, giúp gia đình độc lập tài chính”, Prevot chia sẻ với CNBC.
Cuối cùng, Reber và Prevot quyết định từ bỏ lĩnh vực start-up từng nhiều lần khiến cả hai mệt mỏi. “Lúc ấy tôi hoàn toàn kiệt sức và cho rằng việc bán công ty là quyết định tốt nhất đối với mọi người”, Reber chia sẻ.
“Bán Wunderlist xong, tôi chẳng còn sức đâu mà ăn mừng. Không tiệc tùng, không bữa tối sang chảnh để chúc mừng. Tôi tắt thông báo email và trở nên u sầu”, anh nhớ lại. Reber tâm sự có những lúc bồng con trên tay nhưng anh phải nhờ vợ bế dùm vì sợ đứa bé thấy bố nó đang buồn rầu.
Chàng trai trẻ còn cho biết anh phải mất 1-2 năm để vượt qua cú sốc tinh thần này. “Nhưng điều tuyệt vời là tôi đã có thể độc lập về tài chính”, Reber cho hay.
Nghĩ theo một hướng khác, nhà sáng lập Wunderlist cho rằng ít nhất mình cũng đã làm nên nhiều điều tốt. Mọi người sẽ nhớ về Wunderlist như một ứng dụng bổ ích và nhiều người ở Microsoft sẽ có thêm việc làm. “Thế nên chẳng việc gì tôi phải tiếp tục sầu khổ về nó nữa”, Reber lạc quan chia sẻ.
Microsoft “đem con bỏ chợ”
Nhưng những gì xảy ra với Wunderlist sau đó mới là điều khiến Reber khó chấp nhận.
Vào năm 2019, Microsoft thông báo ngừng hoạt động Wunderlist và thay thế ứng dụng này bằng Microsoft To Do. Cũng trong năm đó, vào tháng 9, Reber ra giá với Microsoft để mua lại đứa con tinh thần của mình.
![]() |
Dù Reber đề nghị mua lại Wunderlist nhưng Microsoft không đồng ý và quyết định dừng hoạt động ứng dụng. Ảnh: Getty Images. |
“Thật buồn khi Microsoft quyết định ngừng hoạt động Wunderlist, dù người dùng vẫn yêu thích và sử dụng nó thường xuyên”, anh viết trên trang cá nhân Twitter của mình vào tháng 9/2019.
“Xin hãy để tôi mua lại Wunderlist”, Reber nài nỉ CEO Satya Nadella và Marcus Ash, Phó chủ tịch mảng sản phẩm và sản xuất của Microsoft.
Tuy nhiên, đề nghị của anh bị Microsoft từ chối và hãng chính thức dừng hoạt động Wunderlist vào năm 2020.
Sau nỗi thất vọng, Reber quyết định không từ bỏ.
Biến nỗi buồn thành động lực cạnh tranh với Microsoft
Đến năm 2021, anh sáng lập một ứng dụng mới có tên Superlist. Đây là “người kế nhiệm không chính thức của Wunderlist”, Reber mô tả.
Một trong những nguyên nhân khiến Reber thất vọng khi nghe tin Microsoft ngừng hỗ trợ Wunderlist là vì nó đã đi trái với mong muốn ban đầu của anh.
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dành cho các doanh nghiệp như Trello, Asana hay ứng dụng thuần danh sách công việc như Things và Todo.
![]() |
Sau Wunderlist, Reber vẫn tập trung vào các app hỗ trợ công việc như Pitch hay Superlist. Ảnh: Pitch. |
“Dường như chẳng có ứng dụng nào có thể làm tốt cả 2 nhiệm vụ. Người dùng hoặc sẽ nhận được một phần mềm có thiết kế lộn xộn, dành riêng cho các nhà quản lý, hoặc sẽ phải sử dụng những ứng dụng lập kế hoạch đậm tính cá nhân, không thể chia sẻ với người khác”, Reber đánh giá.
Reber mong Superlist trở thành “cầu nối hoàn hảo” giữa ứng dụng danh sách công việc và phần mềm dành cho các doanh nghiệp. Sản phẩm được thiết kế để sử dụng với quy mô 100-200 người.
“Tôi tham vọng mình sẽ xây dựng được một đế chế như Microsoft”, Reber bộc bạch với CNBC. Anh thậm chí còn thành lập công ty Pitch với mong muốn cạnh tranh với Powerpoint của Microsoft.
“Sản phẩm của chúng tôi chính là phiên bản kết hợp giữa SlideShare và Docs”, anh khẳng định.
(Theo Zing)
Quỹ đầu tư Berkshire Hathaway của tỷ phú Buffett đã mua 1 tỷ USD cổ phiếu Activision Blizzard vào quý IV/2021, ngay trước khi Microsoft đồng ý thâu tóm hãng game với giá 68,7 tỷ USD.
" alt=""/>Bị trầm cảm vì bán công ty cho Microsoft