- “Tôi đố em nào không học thêm mà đỗ vào công lập”- một phụ huynh khẳng định. Câu chuyện cho con đi học thêm được nhiều phụ huynh bàn luận rôm rả trong kì thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM hôm nay.
Không học thêm, con tôi chẳng tự tin đi thi lớp 10
Theo khảo sát nhanh một số phụ huynh đưa con đi thi môn Ngữ Văn sáng nay, thì 100% phụ huynh cho biết, con họ đã phải học thêm rất kỹ để chuẩn bị cho kỳ thi “cân não” này.
“Con tôi học khá, những năm học lớp 6, 7, 8 hầu như không đi học thêm. Nhưng đến đầu năm lớp 9, con chủ động xin bố mẹ cho đi học thêm bởitất cả các bạn của con đều theo một vài lớp ôn luyện nào đó” – anh Hoàng Công Tiến, có con học tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình) cho biết.
Thí sinh chờ dự thi vào lớp 10. Ảnh: Đinh Quang Tuấn Cho con đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường THPT Phú Nhuận, anh Tiến cho biết con anh đi học các môn Toán, Văn và Ngoại ngữ.
“Tất nhiên, khi con xin đi học thêm chúng tôi đồng ý ngay. Mà nếu con không xin thì chúng tôi cũng giục con tìm chỗ học, bởi vì xungquanh mình ai cũng đi học thêm”.
Anh Tiến nhìn nhận “Học thêm đúng là chẳng hay gì. Cái dở nhất của học thêm là triệt tiêu khả năng tự học của các cháu”.
Theo anh Tiến, ở thế hệ các anh trước đây, ngoài giờ học trên lớp thì tự học là chính, không có học thêm. Nhưng bây giờ, học thêm là xu thế, ai không theo sẽ không kịp kiến thức.
Nói rộng ra, anh Tiến cho rằng rất khó để loại bỏ dạy thêm, học thêm bởi đó là cung – cầu của thị trường.
“Nói xa hơn nữa là do áp lực bằng cấp đang đè nặng xuống chúng ta. Ai cũng muốn có một tấm bằng nào đó, nên việc bắt đầu chạy từ khi còn nhỏ là điều khó tránh khỏi. Ai cũng muốn vượt lên, mà để vượt lên thì ai cũnglo rằng kiến thức ở trong trường là chưa đủ, nên sinh ra học thêm”.
Chị Nguyễn Hải Hà có con đăng ký vào Trường THPT Nguyễn Chí Thanh thì cho biết từ sau Tết âm lịch gia đình chị đã mời gia sư về kèm con.
“Trường THPT Nguyễn Chí Thanh có điểm đầu vào khá cao, thường trên 36 điểm, nên chúng tôi khá lo lắng. Trước kỳ thi, nhà trường nơi con học cấp 2 tổ chức ôn tập cho các con trong vòng 1 tháng, nhưng việc ôn tậpđó tôi cho rằng cũng chỉ để các con đạt một mức điểm trung bình thôi. Còn để vào được trường công lập tốt, thì chúng tôi phải cho con học thêm. Tất cả các bạn của cháu cũng học thêm suốt”.
Chị Hà cũng cho biết, để thuê gia sư cho con, mỗi tháng chị tốn khoảng 1,5 triệu đồng. Nhưng đây là khoản đầu tư hợp lý. “Nếu con phải vào trường ngoài công lập, thì chưa nói đến môi trường học, cơ sở vật chất, giáo viên… riêng học phí hàng tháng còn hơn tiền gia sư hiện nay. Nên mình chịu tốn kém một năm để 3 năm tới bớt được gánh nặng tiền bạc”.
Đứng trước cổng THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức) chờ con, chị Thu Hằng cho rằng thành phố không nên cấm chuyện học thêm. “Tôi đố họcsinh nào không học thêm mà đỗ vào công lập” – chị Hằng quả quyết”.
Theo chị Hằng việc học hành, phụ huynh nên đầu tư cho con. “Đầu tư cho con học thêm còn hơn phải học dân lập. Con bé nhà tôi, họcthêm từ đầu chí cuối. Nên tôi cũng yên tâm phần nào”.
Đừng đổ tội cho giáo viên nữa
Có con học tại THCS Hoa Lư (Q.Thủ Đức) đăng kí vào THPT Nguyễn Hữu Huân, chị Thu Trâm cho biết:
“Mọi người cứ đổi tội cho các thầy cô thếnày, thế kia. Nói phải tội, không phải thầy cô nào cũng xấu. Thằng bé nhà tôi họcyếu, để nó khá hơn, đầu năm tôi phải đến tận nhà nhờ cô phụ họa. Cô giáo cũng nói, nếu gia đình thật sự cần thiết thì đem cháu đến, chứ cô không bắt ép”
Theo chị Trâm, không phải giáo viên nào cũng ép học sinh học thêm. Nhiều giáo viên còn khuyên gia đình nên dành thời gian kèm cặpcon để con gần gũi cha mẹ.
“Tôi có nghe nhiều trường hợp học sinh không học thêm bị cô o ép. Nhưng đó là ở đâu chứ bản thân tôi chưa gặp. Chắc cũng con sâu làm rầu nồi canh thôi. Đừng đổ tội cho giáo viên nữa. Ngay lớp con tôi, từ đầu năm họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm thông báo, gia đình nào cảm thấy khả năng học lực của con mình yếu thì tự nguyện đăng kí với nhà trường để học thêm, trường không ép học sinh. Chúng tôi nghe vậy nên thấy thoải mái, chứ cô có ép đâu. Tất nhiên, đã nhờ cô dạy thì phải trả phí".
Còn anh Trần Minh Thảo, có con đăng kí dự thi vào THPT Hiệp Bình thì cho rằng, việc học thêm là do chính phụ huynh đề xuất chứ giáo viên ít khi chủ động. Nếu có cũng chỉ vài trường hợp giáo viên cá biệt “gợi ý”với hội phụ huynh để móc nối. Nhưng giáo viên là người bị ảnh hưởng nhiều nhất.
“Nếu phụ huynh không cho học thì thẳng thắn với cô giáo. Còn nói cô giáo “đì” thì trong bài kiểm tra đã có giấy trắng, mực đen. Tôi nghĩ, cấp ba còn được, chứ cấp hai đa số phụ huynh cũng đủ trình độ biết con làm đúng hay làm sai”
Theo anh Thảo, chẳng phụ huynh nào can đảm thừa nhận việc học thêm là do họ (cũng như, đầu năm chẳng phụ huynh nào thẳng thắn thắc mắc là sao nhà trường lại thu nhiều tiền thế). Dù lý do cho con đi học thêm là trăm đường, vạn nẻo như con học kém, con hay chơi, hay chỉ đơn thuần tìm chỗ gửi con cho an tâm.
“Bản thân tôi thấy, cho con học thêm được nhiều thứ. Con có thêm kiến thức, con không hư hỏng, tôi cũng yên tâm đi làm, ” – anh Thảo nói.
Lê Huyền - Ngân Anh
Lễ công bố và trao danh hiệu Sao Khuê năm 2018 được Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức hôm nay, ngày 21/4/2018 tại Hà Nội.
Danh hiệu Sao Khuê là chương trình đánh giá và công nhận các sản phẩm - dịch vụ xuất sắc, uy tín hàng đầu của ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam, được VINASA khởi xướng và tổ chức bắt đầu từ năm 2003. Các sản phẩm, dịch vụ đạt Danh hiệu Sao Khuê đều có chất lượng cao, hiệu quả vượt trội, có ưu thế cạnh tranh trên thị trường...
Trong năm 2018, năm thứ 15 được tổ chức, chương trình bình chọn Danh hiệu Sao Khuê được chính thức phát động từ tháng 1/2018. Giữ vai trò tiên phong trong thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam, Danh hiệu Sao Khuê 2018 đã mở thêm hạng mục dành cho các Sản phẩm, giải pháp và dịch vụ CNTT tiêu biểu trong xu hướng công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV: AI, IoT, Big Data, RPA, VR, AR, in 3D… đồng thời cũng bổ sung, điều chỉnh một số nhóm, lĩnh vực cho phù hợp với các lĩnh vực xét giải của APICTA - giải thưởng uy tín nhất được coi là “giải thưởng Oscar” của ngành CNTT trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, để dễ dàng đề cử cho các Danh hiệu Sao Khuê xuất sắc tham gia giải thưởng này vào cuối năm nay.
Trải qua các vòng Sơ tuyển, Thẩm định thực tế và Chung tuyển, đã có 73 sản phẩm - dịch vụ được bình chọn trao Danh hiệu Sao Khuê 2018. Trong đó, Tập đoàn VNPT có 3 dịch vụ, giải pháp được chọn trao Danh hiệu Sao Khuê 2018 cùng của Công ty CNTT VNPT (VNPT IT) trực thuộc Tập đoàn VNPT, gồm: Giải pháp truyền thông qua màn hình hiển thị VNPT SmartAds; Dịch vụ lưu trữ chia sẻ đồng bộ dữ liệu trực truyến VNPT Drive; Dịch vụ máy chủ ảo trên nền điện toán đám mây SmartCloud.
Đặc biệt, tham dự chương trình bình chọn Danh hiệu Sao Khuê năm nay ở nhóm sản phẩm, giải pháp ứng dụng công nghệ mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giải pháp truyền thông qua màn hình hiển thị VNPT SmartAds của Tập đoàn VNPT đã xuất sắc lọt vào Top 10 Sao Khuê 2018.
Giải pháp VNPT SmartAds là công cụ giúp khách hàng quản lý tập trung các màn hình hiển thị từ xa; chủ động lập lịch và cài đặt lịch trình phát các nội dung multimedia (video, image, text, message…) cho các màn hình hiện thị tại các điểm phát khác nhau; giúp cho việc vận hành hệ thống truyền thông dễ dàng và đơn giản.
Sử dụng VNPT SmartAds, khách hàng còn có thể cài đặt phát một hoặc nhiều nội dung đồng thời, lập nhiều lịch phát định trước, lập lịch phát tập trung cho toàn bộ mạng lưới các thiết bị màn hình hiển thị hoặc riêng rẽ cho từng thiết bị; đồng thời chủ động giám sát và kiểm soát nội dung phát tại các màn hình từ xa một cách chủ động.
" border="0"/>
评论专区