Nhận định

‘Thăng hoa’ cùng Chung kết thính phòng Sao Mai 2015

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-04-17 04:25:52 我要评论(0)

Âm thanh, ánh sáng hoành tráng, khán phòng 1.300 chỗ chật ních khán giả, đêm chung kết đầu tiên Sao lịch âm hôm nay là ngày bao nhiềulịch âm hôm nay là ngày bao nhiều、、

Âm thanh,ănghoacùngChungkếtthínhphòlịch âm hôm nay là ngày bao nhiều ánh sáng hoành tráng, khán phòng 1.300 chỗ chật ních khán giả, đêm chung kết đầu tiên Sao Mai 2015 - dòng nhạc thính phòng đã diễn ra trong cảm xúc thăng hoa của các thí sinh, khán giả và cả những người tổ chức chương trình.

Cảm xúc thăng hoa

Một tiếng trước khi đêm chung kết dòng nhạc thính phòng chính thức bắt đầu, khán phòng có sức chứa 1.300 người của Trung tâm hội nghị quốc tế thuộc Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn đã không còn một chỗ trống.

Đối với hàng ngàn khán giả Thanh Hóa đây là lần đầu tiên họ có được cơ hội thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn ngay trên chính quê hương mình. Nhiều người đã có mặt tại Trung tâm hội nghị quốc tế từ rất sớm, cả vài tiếng đồng hồ trước giờ khai diễn, bất chấp trời mưa rả rích.

{ keywords}

Anh Hoàng Sơn (thị xã Sầm Sơn) cho biết đã chờ đợi sự kiện này từ nhiều tuần nay. Từ khi Sầm Sơn khai trương quần thể du lịch FLC, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đã được tổ chức tại đây để hưởng ứng Năm du lịch Quốc gia 2015, nhưng Sao Mai là sự kiện lớn nhất, hấp dẫn nhất tính đến thời điểm này vì được tổ chức chuyên nghiệp và được truyền hình trực tiếp cho khán giả cả nước cùng theo dõi.

{ keywords}

Sao Mai 2015 dòng nhạc thính phòng đã diễn ra trong cảm xúc thăng hoa của các thí sinh

Trực tiếp có mặt tại Sầm Sơn để thưởng thức đêm chung kết đầu tiên Sao Mai 2015 không chỉ có những khán giả bản địa như anh Sơn mà còn có rất nhiều người đến từ các tỉnh, thành khác.

Chị Thanh Nga (Hà Nội) cùng gia đình đi nghỉ dưỡng tại khu resort FLC Sầm Sơn và rất bất ngờ khi biết Vòng chung kết Sao Mai 2015 được tổ chức tại chính nơi đây vào dịp này.

{ keywords}

Bà Hương Trần Kiều Dung, Tổng giám đôc Tập đoàn FLC trao phần thưởng cho thí sinh được khán giả bình chọn nhiều nhất

“Sao Mai là chương trình mà tôi rất thích. Tôi đã liên hệ Ban quản lý khu nghỉ để hỏi về cơ hội tham dự thì bất ngờ được họ tặng cho một cặp giấy mời. Tôi thật may mắn”, chị Nga nói.

Tâm trạng háo hức, hân hoan của trên 1.300 khán giả đã lan tỏa và tạo cảm xúc thăng hoa cho 10 thí sinh tham dự lẫn toàn bộ ê kíp thực hiện chương trình, bao gồm từ MC, ban nhạc cho đến các đạo diễn âm thanh, hình ảnh…

{ keywords}

Thí sinh Nguyễn Bảo Yến, số SBD 01 đến từ Nga.

Cả 10 thí sinh đều đã trình bày phần thi của mình một cách xuất sắc, vừa ngập tràn cảm xúc, vừa phô diễn được hết những kỹ thuật vốn đòi hỏi rất cao về độ khó và sự trau truốt của dòng nhạc thính phòng. Cảm xúc và kỹ thuật của các thí sinh được nâng niu và truyền tải nguyên vẹn đến khán giả thông qua hệ thống âm thanh, ánh sáng hoàn hảo trong một khán phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Hứa hẹn một mùa Sao Mai đáng nhớ

Kết thúc đêm chung kết dòng nhạc thính phòng, 4 gương mặt ấn tượng nhất lọt vào đêm chung kết xếp hạng là Nguyễn Tiến Hưng, Lê Thị Dung, Trần Thị Bích Ngọc và Nguyễn Bảo Yến.

Trong phần thi của mình, thí sinh Nguyễn Tiến Hưng với trường ca “Sông Lô” của cố nhạc sĩ Văn Cao đã có sự tiết chế, hoàn thiện vượt bậc so với những đêm thi trước. Với chất giọng đẹp, âm vang và ấm áp, Nguyễn Tiến Hưng đã ngày càng hoàn thiện mình để bước vào môi trường âm nhạc thính phòng chuyên nghiệp. Tiến Hưng cũng là thí sinh nhận được nhiều bình chọn nhất từ khán giả và được Tập đoàn FLC tặng thưởng 10 triệu đồng.

{ keywords}

Thí sinh Nguyễn Tiến Hưng, SBD 09, người được khán giả bình chọn nhiều nhất qua tin nhắn.

Ca khúc “Tiếng chim hoạ mi hót trên đỉnh Phan Xi Păng” của nhạc sĩ Lưu Hà An đã mang đến thành công cho thí sinh Nguyễn Thị Bích Ngọc, dù không phải là một ca khúc dễ hát, nhưng bằng cách hát tình cảm, cách nhả chữ chuẩn xác, tròn vành, Nguyễn Thị Bích Ngọc đã hoàn toàn chinh phục khán giả cũng như Ban giám khảo.

Điểm đặc biệt trong đêm thi Sao Mai 2015 đầu tiên là thí sinh Nguyễn Bảo Yến, cô có lối xử lý tinh tế ở từng câu chữ, cùng tư duy xử lý mới mẻ, văn minh khi thể hiện ca khúc “Khúc hát đêm nay” (Trích đoạn trong vở nhạc kịch Con Dơi).

Trong khi đó, thí sinh Lê Thị Dung đã gửi tới khán giả ca khúc “Dòng Danube xanh” như một lời tri ân sâu sắc. Trong phần thi của mình, Lê Thị Dung đã xử lý rất khôn khéo và thông minh khiến khán phòng như nín thở lắng nghe cô thể hiện.

Ngày 1/8 tới, đêm Chung kết thứ 2 Dòng nhạc Dân Gian sẽ tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc Tế thuộc Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn, Thanh Hoá. Tiếp sau đó, vào các ngày 8/8 sẽ diễn ra đêm Chung kết phong cách nhạc nhẹ và ngày 15/8 sẽ là đêm Chung kết xếp hạng Sao Mai 2015.

Từ thành công của đêm diễn đầu tiên, cùng với sự hâm mộ của khán giả, công tác chuẩn bị chuyên nghiệp của Ban tổ chức và sự hỗ trợ tối đa về cơ sở vật chất tiêu chuẩn 5 sao quốc tế của Tập đoàn FLC, mùa Sao Mai 2015 hứa hẹn sẽ thành công và để lại ấn tượng tốt đẹp, sâu đậm trong lòng khán thính giả yêu nhạc.

Thúy Ngà

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Thực hư tin đồn Nhật Bản phê duyệt quỹ ETF Bitcoin

{keywords}Facebook có những dấu hiệu của việc phạm pháp khi đây là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại Việt Nam nhưng lại không tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo thông tin từ phía cơ quan chức năng, sau một thời gian theo dõi, rà soát, Facebook hiện đang có rất nhiều sai phạm tại Việt Nam, chủ yếu trên 3 lĩnh vực lớn là quản lý nội dung thông tin, vi phạm các quy định về quảng cáo, bên cạnh đó là những vấn đề về thuế đối với các dịch vụ thanh toán xuyên biên giới.

Dung túng cho các nội dung bịa đặt, xuyên tạc cá nhân, tổ chức

Facebook đã không tiến hành bóc gỡ những fanpage, tài khoản của các tổ chức được Bộ Công An liệt kê trong danh sách khủng bố, phản động. Ví dụ như Việt Tân, Con đường Việt Nam, Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời và nhiều tổ chức phản động lưu vong khác.

Đây các fanpage, tài khoản thường xuyên đăng tải các tin tức vu khống, bịa đặt về tình hình Việt Nam, với mục đích chủ yếu nhằm chống phá chế độ, xúc phạm danh dự, cá nhân của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ngoài ra, còn có rất nhiều các tài khoản phái sinh chia sẻ lại bài viết của các trang này trên Facebook.

{keywords}
Do không được quản lý về mặt nội dung, Facebook đang trở thành công cụ để những kẻ cơ hội mượn gió bẻ măng nhằm tiến hành các chiến dịch nói xấu cá nhân, tổ chức. 

Theo đại diện Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Cục PTTH&TTĐT - Bộ TT&TT), Cục đã nhiều lần gửi email, làm việc chính thức và đấu tranh với Facebook. Tuy nhiên Facebook đều dùng những lý do khác nhau để từ chối việc gỡ bỏ các tài khoản.

Cục PTTH&TTĐT đặc biệt lưu ý tới những tài khoản, fanpage được lập ra với mục đích nói xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước tình hình đó, trong suốt thời gian qua, Cục đã kiên trì đấu tranh, tuy nhiên Facebook vẫn tiếp tục dung túng để cho những tài khoản này tồn tại.

Lý luận được đưa ra của Facebook là các bài đăng không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của mạng xã hội này. Tuy nhiên, ai cũng có thể thấy rằng, đây là những bài đăng với mục đích bôi nhọ, xúc phạm hình ảnh lãnh tụ Việt Nam.

{keywords}
Tại Thái Lan, từng có trường hợp người dân bị xử tù vì nói xấu hoàng gia trên Facebook. 

Trên thế giới, dù ở chế độ nào, việc bôi nhọ, xúc phạm hình ảnh lãnh tụ của một quốc gia hay một tổ chức tôn giáo luôn là những vấn đề tối kỵ.

Hồi năm 2017, Tòa án quân sự Băng Cốc đã kết án 35 năm tù giam với một người đàn ông 34 tuổi vì việc đăng tải các bài đăng xúc phạm hoàng gia Thái Lan trên Facebook. Điều tương tự cũng có thể dễ dàng nhận thấy ở các quốc gia theo Hồi giáo.

Sau khi làm việc với diện cơ quan chức năng Việt Nam, Facebook có gỡ bỏ những bài đăng này nhưng với số lượng rất hạn chế. Do vậy, có thể thấy Facebook đang có dấu hiệu thể hiện sự thiếu tôn trọng pháp luật Việt Nam.

Quảng cáo tiền giả, quảng cáo chính trị bất hợp pháp

Một vi phạm rất rõ ràng của Facebook chính là việc cung cấp quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp tại Việt Nam.

Trong số này, có cả việc quảng cáo tiền giả, vũ khí, vật liệu cháy nổ, pháo, buôn bán người, buôn bán hàng giả, động vật hoang dã, các mặt hàng không được phép quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng như rượu hay thuốc lá.

{keywords}
Các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp đang được quảng cáo nhan nhản trên Facebook mỗi ngày. Trong số đó có cả những đồng tiền giả được kẻ xấu tung ra nhằm phá hoại nền kinh tế Việt Nam. 

Facebook cũng cho phép quảng cáo tràn lan cờ bạc và lô đề trên mạng. Mạng xã hội này cũng có vai trò quan trọng trong việc tiếp tay cho đường dây đánh bạc qua mạng của Rikvip - TipClub phát triển tại Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, dù vụ án đánh bạc qua mạng của Rikvip - TipClub đã được đưa ra xét xử, nhiều quảng cáo game bài khác vẫn đang xuất hiện nhan nhản trên Facebook.

Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là loại hình quảng cáo được thế giới biết đến với thuật ngữ “quảng cáo chính trị”. Đó cũng là lý do chính phủ Mỹ và nhiều nước Châu Âu đang đấu tranh để yêu cầu Facebook làm rõ vai trò của mình khi nhiều đối tượng lợi dụng các dịch vụ quảng cáo trên mạng xã hội này nhằm can thiệp vào các cuộc bầu cử chính trị.

Tại Việt Nam, vào những dịp diễn ra các sự kiện quan trọng của đất nước, xuất hiện rất nhiều quảng cáo chính trị nhắm vào một số đối tượng cụ thể, mà trực tiếp là một số cán bộ lãnh đạo nhằm tác động tới suy nghĩ, nhận thức của các cán bộ đảng viên và người dân.

Không chỉ vậy, trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng cũng ghi nhận đã có rất nhiều chiến dịch truyền thông được tổ chức một cách quy củ trên Facebook để nói xấu các tổ chức, cá nhân như Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, VFF,...

Chưa nói đến tính đúng sai của các thông tin được quảng cáo, việc sử dụng công cụ quảng cáo nhằm mục đích chính trị là một hành vi vi phạm phát luật. Không chỉ Việt Nam, chính phủ nhiều quốc gia như Mỹ và các nước Châu Âu đang tích cực lên án hành vi phạm pháp này.

Khi làm việc về vấn đề này, Facebook cho biết sẵn sàng ngăn chặn trong trường hợp nhận được thông báo của cơ quan quản lý Việt Nam. Tuy nhiên, theo đại diện các lực lượng chức năng, đây là cách làm thiếu trách nhiệm.

Thực tế cho thấy, khi cơ quan chức năng gửi thông báo yêu cầu bóc gỡ tin bài và tài khoản vi phạm, Facebook mất rất nhiều thời gian để đáp ứng. Nguyên do của việc này là bởi Facebook sống nhờ vào quảng cáo. Do vậy, mạng xã hội này âm thầm tiếp tay cho các hoạt động quảng cáo, bất kể đó là các sản phẩm, dịch vụ vi phạm pháp luật.

Kiếm hàng trăm triệu USD, Facebook không đóng 1 đồng thuế cho Việt Nam

Facebook đang kiếm tiền nhờ việc cung cấp dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam. Đây là thực tế đã diễn ra từ rất nhiều năm qua, tuy nhiên cơ quan thuế vẫn đang gặp khó khăn trong việc xử lý đối với Facebook. Lý do của điều này là bởi Facebook vẫn chưa thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Phụng -  Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục thuế), cơ quan thuế muốn thực hiện nhiều biện pháp để thu hồi số tiền thuế đã thất thoát nhưng lại bị vướng về vấn đề pháp lý.

{keywords}
ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục thuế) chỉ ra các thiệt hại khi đối với Việt Nam khi Nhà nước không thu được thuế của Facebook. Ảnh: Trọng Đạt

“Việt Nam đang bị mất 2 nguồn lực thuế. Thứ nhất là những người bán hàng online trên Facebook nhưng không kê khai nộp thuế. Thứ 2 là số tiền Facebook nhận được từ các cá nhân, tổ chức tham gia quảng cáo tại Việt Nam, thế nhưng lại không nộp thuế nhà thầu”, ông Phụng nói.

Nhìn rộng hơn, vị lãnh đạo Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn cho rằng, việc thất thu thuế đồng nghĩa với nguồn lực của đất nước bị chảy ra nước ngoài và rơi vào túi Facebook.  

Thực tế tại Việt Nam đã cho thấy, có rất nhiều công ty đang kinh doanh trên Internet, thế nhưng Tổng cục thuế dù biết cũng không làm gì được họ vì không có chức năng. Trong khi đó, phía các ngân hàng cũng gặp khó vì bị hạn chế bởi các điều luật liên quan tới bí mật đời tư cá nhân của người sử dụng.

Trọng Đạt

" alt="Những dấu hiệu phạm pháp của Facebook tại Việt Nam" width="90" height="59"/>

Những dấu hiệu phạm pháp của Facebook tại Việt Nam