Hôm nay, ngày 10/8/2016, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng và đại diện lãnh đạo một số đơn vị trong Bộ đã có buổi làm việc với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (BCVT).
Học viện đã có bước phát triển quan trọng trong đào tạo
Khẳng định giáo dục đào tạo là lĩnh vực lãnh đạo Bộ đặc biệt quan tâm do tính chất quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển của ngành TT&TT, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đánh giá cao các mặt hoạt động của Học viện Công nghệ BCVT trong thời gian qua, nhất là những kết quả quan trọng trường đã đạt được trong năm học vừa qua.
Bộ trưởng nhận định, Học viện đã có những bước phát triển quan trọng trong công tác đào tạo như: đã tuyển dụng, tăng cường thêm nguồn lực giảng viên cơ hữu chất lượng cao, trong đó nhiều giảng viên được đào tạo bài bản ở nước ngoài, góp phần nâng cao chất lượng và từng bước đáp ứng được quy mô đào tạo của Học viện; Tổ chức thành công kỳ tuyển sinh đại học chính quy năm 2015, mặc dù đây là kỳ tuyển sinh có nhiều sự thay đổi, biến động lớn về quy chế, quy định theo hình thức tuyển sinh hoàn toàn mới song Học viện đã tuyển đủ chỉ tiêu ngay từ đợt đầu với chất lượng đầu vào cao, nằm trong nhóm các trường đại học có điểm đầu vào cao nhất cả nước, vượt hơn so với mức trung bình các kỳ tuyển sinh trước từ 3 - 4 điểm theo từng ngành.
Bên cạnh đó, theo đánh giá của Bộ trưởng, năm vừa qua, Học viện đã triển khai tốt mô hình hợp tác, kết nối giữa trường đại học và DN; duy trì đào tạo ổn định và có chất lượng các ngành đào tạo mũi nhọn, tiếp tục là điểm đến tuyển dụng uy tín của nhiều DN, tập đoàn trong và ngoài nước; đẩy mạnh hoạt động đào tạo ngắn hạn theo đặt hàng của các đơn vị và DN trong nước và nướcngoài.
Đồng thời, với việc mở ngành và tổ chức tuyển sinh, đào tạo lĩnh vực Báo chí và Truyền thông, Học viện trở thành đơn vị thứ hai trên cả nước có đào tạo ngành này, góp phần nâng cao vị thế của Học viện và giúp bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng tốt phục vụ phát triển ngành TT&TT. Sự ra đời của khoa Đa phương tiện - khoa đào tạo mang tính chất đón đầu về lĩnh vực Công nghệ cũng như lĩnh vực Truyền thông Báo chí với 2 ngành Công nghệ đa phương tiện và Truyền thông đa phương tiện, Học viện trở thành trường đại học đầu tiên trên cả nước đào tạo về ngành đa phương tiện, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực của xã hội.
Ngoài ra, Học viện cũng đã rà soát, chọn lọc và mở rộng quan hệ quốc tế với các trường đại học tại các nước có uy tín về đào tạo; mở rộng đào tạo liên kết quốc tế, được Bộ GD&ĐT phê duyệt đề án 599 về đào tạo Thạc sĩ nước ngoài sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.
![]() |
Cũng trong thời gian qua, theo đánh giá của Bộ trưởng, Học viện đã tích cực xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt các cơ chế, quy định quan trọng, căn bản để vận hành Học viện với vị thế mới là trường Đại học tự chủ trực thuộc Bộ TT&TT. Tháng 2/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 222 phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Học viện, đưa Học viện trở thành 1 trong 13 trường đại học công lập đi đầu trong cả nước tự chủ cả về chi thường xuyên và chi đầu tư. Cũng với Quyết định 222, Học viện là trường đại học đầu tiên được Chính phủ giao thí điểm vận dụng cơ chế đặc thù, đó là được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp.
Với cơ chế hoạt động mới, hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) và triển khai các dịch vụ KHCN vào thực tiễn sản xuất kinh doanh đã được Học viện thúc đẩy. Cùng với việc khôi phục lại các hoạt động NCKH, tiếp cận công nghệ mới trong lĩnh vực TT&TT tại các viện nghiên cứu thuộc Học viện và các khoa đào tạo, đồng thời hình thành một số nhóm nghiên cứu mạnh và phòng thí nghiệm (Lab) để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới; Học viện cũng đã mở rộng, đẩy mạnh hơn việc hợp tác toàn diện với các đối tác là đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước như ký thoả thuận hợp tác toàn diện với VNPT, Mobifone, VNNIC, Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam, với Samsung ...
" alt=""/>PTIT phải là nơi đào tạo nguồn nhân lực CNTT chủ lực cho đất nướcGiá trị của vụ sáp nhập này là 35 tỷ USD. Các nhà đầu tư vào Uber Trung Quốc (một chi nhánh công ty thuộc quyền sở hữu của Uber San Francisco), Baidu và các nhà đầu tư khác sẽ nhận được 20% cổ phần của công ty sau khi kết hợp. Uber sẽ tiếp tục quản lý ứng dụng của hãng tại Trung Quốc trong thời điểm hiện tại.
Nguồn tin này còn cho hay, Didi đang tiến hành đầu tư 1 tỷ USD vào Uber. Hiện tại, phía Uber từ chối đưa ra bình luận còn Didi thì vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận.
Travis Kalanick, CEO của Uber từng viết trên blog cá nhân: “Là một doanh nhân, tôi đã học được rằng để thành công cần phải lắng nghe cái đầu và đi theo trái tim mình. Uber và Didi Chuxing đều đầu tư hàng tỷ USD vào Trung Quốc, và cả hai công ty đều chưa thu về được lợi nhuận tại thị trường này. Kiếm lợi nhuận là cách duy nhất để xây dựng một công việc kinh doanh bền vững nhằm phục vụ người dùng, lái xe và các thành phố Trung Quốc một cách tốt nhất trong thời gian dài”.
" alt=""/>Uber Trung Quốc chấp nhận giá 35 tỷ USD để sáp nhập với đối thủ Didi