Tâm sự của chị vợ sau đó nhận được gần 1.000 bình luận góp ý. Phần lớn mọi người cho rằng, cách chi tiêu này không hợp lý so với thu nhập, thậm chí có không ít lời chỉ trích chị vợ “bóc ngắn cắn dài” và sống không có kế hoạch cho tương lai.
“Chưa giàu thì mình làm những việc mình cần trước, thay vì làm những việc mình thích” – một người nêu ý kiến.
Có người gay gắt hơn: “Lúc bố mẹ, con cái ốm đau, đi vay tiền người ta cũng cười cho. Họ bảo có tiền một năm đi du lịch 2 lần, mà lúc ốm đau lại phải đi vay từng đồng. Cho nên, nếu không có thì gác việc đi chơi lại, ăn uống thì tăng lên cho thoải mái, còn lại dắt lưng đề phòng biến cố trong cuộc sống”.
Thậm chí, có người cho rằng đây chỉ là lời bao biện nhằm thỏa mãn sở thích nhất thời. “Tới lúc con cái, cháu chắt sống trong phòng trọ chật chội, ngột ngạt… có hối hận không?
Rồi khi thông gia góp cho con cái tí vốn lận lưng để chúng phấn khởi mà phấn đấu làm ăn, mình không có thì có xấu hổ không? Có câu ‘cha mẹ chính là xuất phát điểm của con cái’”.
Bên cạnh đó, có một số người khuyên chị vợ nên biết cân bằng giữa việc tiết kiệm và hưởng thụ. “Chị đi du lịch không có gì là sai. Cái này là quan điểm cá nhân thôi, không thể nói đúng sai được. Tuy nhiên, ở góc độ tài chính thì nó không hợp lý.
Vì đi du lịch là nhu cầu về tinh thần. Mà trong cuộc sống, thể chất nên là cái được ưu tiên trước. Thể chất được hiểu là đảm bảo điều kiện sống như ăn uống, sinh hoạt, phát triển, y tế… Khi những cái đó được đảm bảo thì mới nên nghĩ đến tinh thần”.
Đồng tình với quan điểm này, một người khác đưa lời khuyên: “Mình thấy gia đình bạn chi tiêu cũng khá là tiết kiệm. Bạn cũng vén khéo lắm thì mới tiết kiệm được với khoản thu nhập như vậy.
Nhưng như mọi người góp ý, mình thấy khoản du lịch với điều kiện của bạn cũng có phần chưa được phù hợp lắm. Bạn có thể tiết chế khoản đó lại, thay vì đi nghỉ ở resort, đi nước ngoài, thì mình vẫn đi chơi nhưng chọn những cách tiết kiệm hơn.
Việc mua nhà có thể khó khăn, nhưng chúng ta vẫn cần có khoản dự phòng cho những tình huống phát sinh, ốm đau... Ngoài ra, theo mình, bạn nên dành một khoản kinh phí để học tập, nâng cấp bản thân, tìm kiếm cơ hội để tăng thêm thu nhập. 34 tuổi thì vẫn còn rất trẻ và nhiều cơ hội”.
Hy hữu, có ý kiến cho rằng quyết định ưu tiên cho trải nghiệm là đúng đắn. “Cuộc sống mỗi người là khác nhau. Như bạn này thì chồng con bạn ấy được đi đây đó các nơi, được khám phá trải nghiệm văn hoá các vùng miền.
Con của bạn ấy đang hơn hẳn các bạn nhỏ khác không được đi chơi đấy. Mua nhà mua đất không đơn giản, nên không đủ lực cũng không thể mua được. Con cái sau này lớn lên lại tự túc thôi. Bạn ấy chỉ cần tính toán sao cho có tiền đi du lịch, nhưng cũng cần để dành một phần để tiết kiệm dự phòng là được”.
Mời độc giả chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này theo mẫu bình luận cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail bandoisong@vietnamnet.vn. |
Lúc đầu, Ril chỉ nghĩ trồng nấm cho vui nhưng rồi nó lại trở thành sở thích. Thấy nấm lớn dần, Ril vui sướng lâng lâng.
Sau khi tốt nghiệp, Ril trải qua nhiều công việc tại các khách sạn, resort ở Phú Quốc (Kiên Giang), Hà Nội, TP.HCM. Khoảng thời gian này, Ril không có điều kiện để duy trì việc trồng nấm.
Thời điểm dịch bệnh bùng phát, Ril chuyển sang làm việc online và trồng nấm trở lại. Rau củ khan hiếm, nấm là thức ăn cứu đói của chị trong nhiều tháng giãn cách xã hội.
Thu nhập bấp bênh do dịch, Ril bắt đầu suy nghĩ, định hướng lại công việc trong tương lai. Lúc đó, bố của Ril ở Cà Mau, mẹ thì ở Đồng Nai, Ril và em trai ở TP.HCM. Ril không muốn người thân mỗi người một nơi. Chị thầm mong tìm ra một công việc mà cả nhà có thể làm cùng nhau.
Sau nhiều đắn đo, tháng 11/2021, Ril quyết định khăn gói về Cà Mau trồng nấm. Nếu phát triển được nghề này thì cả nhà của Ril sẽ có cơ hội ở gần nhau.
Lúc mới về, Ril chưa bắt tay vào làm ngay mà nghỉ hẳn một tháng để tinh thần thật thoải mái. Đến tháng 12/2021, chị bắt đầu nhập phôi nấm và trồng thử đợt đầu tiên.
“Ở quê, mọi người chỉ biết đến nấm rơm, không biết nhiều về các loại nấm khác. Nhiều người e ngại, không dám mua ăn. Vì vậy, tôi quyết định mời bà con, hàng xóm dùng thử nấm bào ngư đợt trồng đầu tiên”, chị Ril chia sẻ.
Mọi người dùng thử nấm bào ngư do Ril trồng đều có những phản hồi rất tích cực. Được tiếp thêm động lực, Ril nhập một lượng lớn phôi nấm về trồng. Chị tận dụng căn nhà bỏ trống làm nơi trồng nấm. Bố của Ril cũng hỗ trợ con gái làm kệ, chăm sóc, hái nấm…
Ngoài chăm sóc, hái nấm, Ril một mình phụ trách việc giao nấm cho khách trong bán kính 30km. Khi đơn hàng nhiều lên, Ril đề nghị mẹ và em trai về hỗ trợ.
Nấm linh chi bonsai độc lạ
Chị Ril chia sẻ trồng nấm là việc nhẹ nhưng không nhàn, làm mãi vẫn không hết việc. Thậm chí, chị phải đi thăm nấm lúc nửa đêm.
Sau thành công của nấm tươi, tháng 5/2022, chị Ril bắt đầu trồng thử nghiệm nấm linh chi. Qua tìm hiểu, chị biết được ngoài cách dùng thông dụng, nấm linh chi có thể trồng theo kiểu bonsai.
Tháng 8/2022, Ril quyết định trồng nấm linh chi bonsai để tung ra thị trường vào dịp Tết. Sau khoảng 3 tháng, đợt sản phẩm nấm linh chi bonsai đầu tiên cũng ra mắt thành công.
Chị Ril chia sẻ: “Trồng linh chi bonsai vất vả hơn làm nấm thông thường. Nấm linh chi bonsai phải chia nhiều nhánh, đều và xòe đẹp, khác với nấm ăn chỉ cần ra một tai nấm”.
Mỗi cây nấm bonsai đều có những khác biệt, tùy vào tác động của ánh sáng, môi trường và cách trồng. Muốn tạo nấm bonsai phải trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng, thiếu không khí thì cây mới chia nhiều nhánh, vươn lên cao.
Chị Ril tìm hiểu kỹ thuật cơ bản trồng nấm linh chi bonsai từ internet và tham khảo thêm các chuyên gia. Từ nền tảng này, chị sáng tạo và phát triển loại hình nấm bonsai theo cách riêng.
Nấm linh chi bonsai bao gồm 2 loại: bonsai tươi và bonsai khô. Loại khô được làm từ cây nấm đã qua xử lý sấy hoặc phơi cho khô, phủ bóng sơn chống ẩm mốc. Loại này có thể trưng bày khoảng vài năm.
Người thích dùng nấm linh chi bonsai làm cảnh, rồi sử dụng để uống thì chọn mua cây tươi, hoặc nấm khô không sơn bóng.
Giá của mỗi chậu bonsai tùy theo kích cỡ của chậu và cây nấm, cũng như yêu cầu của khách. Loại thấp nhất có giá 200 nghìn đồng, cao nhất khoảng 2 triệu đồng.
Hiện tại, cây nấm đang cho gia đình Ril việc làm và thu nhập ổn định. Trong tương lai, Ril sẽ phát triển nấm linh chi bonsai với các hình dáng độc lạ, thu hút người chơi.
" alt=""/>Cô gái trẻ bỏ phố về quê, đổi đời nhờ trồng nấm linh chi bonsaiTrong những tập của phần 2 mới phát sóng, NSƯT Thanh Quý có rất nhiều phân cảnh cảm xúc, trong đó nổi lên là những cảnh bà khóc khi đuổi Vân Trang ra khỏi nhà hay dựa cửa nấc lên từng hồi sau khi mẹ Trang quay lại xin nhận con gái. Bên cạnh diễn xuất của NSND Minh Hoà và Huyền Lizzie, những phân cảnh cảm xúc nặng với diễn xuất của NSƯT Thanh Quý thành tâm điểm của bộ phim. Trên các diễn đàn, những phân cảnh liên quan đến NSƯT Thanh Quý đều thu hút nhiều bình luận khen ngợi của khán giả.
Xuất hiện trong chương trình trò chuyện cuối tuần của Chuyển động 24h trên VTV1 trưa 24/4, NSƯT Thanh Quý nói bà không dùng Facebook nhưng đi chợ gặp khán giả "họ nói rằng hôm qua cô làm cho con hết nước mắt đấy". Khi MC Thuỵ Vân hỏi vai bà Nga giống NSƯT Thanh Quý nhất ở điểm nào, nữ diễn viên cho biết: "Nếu chấm thang điểm 10, bà Nga 10 điểm thì tôi chỉ được 5 thôi vì sự tảo tần, chăm chỉ kém, rồi sự ngọt ngào tôi cũng hơi kém. Nhưng tôi cũng có tính nóng nảy như bà Nga, tức là không giữ được".
Nữ diễn viên Huyền Lizzie (vai Trang) nhận xét về NSƯT Thanh Quý: "Mẹ diễn quá đỉnh, bảo tự nhận xét thì đương nhiên mẹ không nhận xét về mẹ rồi. Còn với Huyền, được đóng chung với mẹ mình cảm thấy may mắn vì những phân đoạn đóng chung được đẩy lên cao trào. Mẹ hỗ trợ cho diễn viên trẻ rất nhiều, có phân đoạn xin quay đi quay lại mẹ khóc rất là mệt rồi nhưng mẹ vẫn khóc lại để cho bọn em diễn. Con dạt dào cảm xúc là nhờ mẹ, lúc đầu diễn bị khớp vì thoại sâu nhưng khi diễn với mẹ đã đẩy cảm xúc lên".
Khi MC Thuỵ Vân yêu cầu NSƯT Thanh Quý nhận xét về Huyền Lizzie, nữ diễn viên cho biết bà đóng phim với Huyền từ năm 2012. "Ngày ấy Huyền rất ngây thơ, non nớt. Rất mừng là giờ làm phim với Huyền thấy Huyền ngày càng trưởng thành và chững chạc lên, càng ngày vào phim càng ngọt lên. Con, chị Khánh, em Vân tạo nên cho mẹ cảm xúc yêu thương giống như những đứa con của mình".
NSƯT Thanh Quý từng chia sẻ khi đóng phim bà thương Trang đến quặn lòng, như cô là con ruột của mình. Có quá nhiều cảnh cảm xúc nặng thực sự để lại nhiều dấu ấn cho bà. "Có cảnh quay xong tôi không về nhà được nữa, đang đi đường phải rẽ vào chỗ nào đó bên đường ngồi uống cốc cafe cho tĩnh lại. "Tôi thương bà Nga vô cùng vì có những chọn lựa khiến bà đau đớn vô cùng", NSƯT Thanh Quý chia sẻ.
Đã thử sức với nhiều dạng vai nhưng NSƯT Thanh Quý cho biết bà luôn ước mơ đóng vai bà Nguyễn Thị Lộ, một nữ sĩ tài danh có cuộc đời bi kịch. "Những vai nằm trong văn học được định hình trong suy nghĩ mọi người thì làm sao vừa lòng được tất cả là điều khó. Tôi cho là nhân vật trong văn hoá và lịch sử là khó nhất, là sự thách đố với người diễn viên", bà nói.
Quỳnh An
" alt=""/>NSƯT Thanh Quý: So với bà Nga 'Thương ngày nắng về' tôi chỉ được 5 điểm