Cây kim tiền mang ý nghĩa phong thủy rất tốt
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ hay còn được biết với tên gọi là cây lưỡi cọp, cây hổ vĩ mép lá vàng. Cây lưỡi hổ không chiếm nhiều diện tích trong căn phòng lại xanh tốt quanh nhau, không cần nhiều công chăm sóc.
Cây này sinh trưởng chậm, phát triển mạnh trong môi trường ấm áp và ánh sáng rực rỡ, đồng thời có thể chịu hạn.
Đây là loại cây có khả năng hấp thụ 107 độc tố lại có ý nghĩa phong thủy rất tốt. Theo quan niệm phương Đông, cây lưỡi hổ có khả năng xua đuổi điềm xui, chống tà ma.
Theo phong thủy, cây lưỡi hổ có khả năng xua đuổi điềm xui, chống tà ma.
Cây trầu bà lá xẻ
Cây trầu bà lá xẻ là loài cây thích hợp được đặt ở những góc móp méo trong nhà hay những ô cửa rộng. Trong phong thủy, cây trầu bá lá xẻ tượng trưng cho sức khỏe bền lâu và ý chí vững vàng.
Trồng cây trầu bà lá sẻ mang lại sự may mắn, bình an cho các thành viên trong gia đình.
Cây trầu bà lá xẻ có ý nghĩa phong thủy bình an
Cây đuôi công
Sinh động và bắt mắt, cây đuôi công có nhiều đặc điểm thú vị. Bạn có biết rằng cây đuôi công xòe lá vào ban ngay và ốp lá dựng đứng vào ban đêm hay không? Ngoài ra, cây đuôi công là cây ưa bóng. Bạn nên trồng cây này ở trong nhà.
Cây đuôi công có nhiều màu sắc sặc sỡ, lá tròn viên mãn là biểu trưng của sự thịnh vượng, tài lộc trong phong thủy. Cây đuôi công thường là món quà tặng bạn bè, người thân trong các dịp khai trương, tân gia….
Cây đuôi công biểu trưng phong thủy là thịnh vượng
Cây huyết dụ
Dẻo dai và cứng cáp, cây huyết dụ là một trong số những loại cây dễ chăm sóc nhất. Cây có thể phục hồi nhanh chóng sau bất cứ điều kiện bất lợi nào. Cây huyết dụ giúp làm giảm lượng benzen, formaldehyde, xylene và toluene trong không khí.
Cây huyết dụ có ý nghĩa phong thủy giữ tài lộc
Đây là cây được NASA liệt vào danh sách những loại cây lọc không khí tốt. Theo nhiều chuyên gia phong thủy, cây huyết dụ không chỉ mang ý nghĩa may mắn mà còn có tác dụng giữ lại tài lộc, ngăn ngừa tà ma.
Cây bàng Singapore
Nếu ngôi nhà của bạn khá rộng rãi và trống trải, hãy đặt ngay một cây bàng Singapore trong nhà để làm không gian thêm sinh động và bắt mắt. Cây có hình dáng thẳng, mọc vươn lên phía trước nên thể hiện cho ý chí vươn lên, thoát khỏi nghịch cảnh.
Phần tán lá lo bản còn mang lại sự giàu sang, sung túc, giúp gia chủ luôn gặp may mắn, tài lộc.
Theo phong thủy, cây bàng Singapore mang lại sự giàu sang, sung túc
Cây phát lộc
Cây phát lộc cây thân thẳng có màu xanh, thân cây chia thành nhiều khúc. Cây phát lộc mang ý nghĩa thu hút sức khỏe, sự giàu có, hạnh phúc và tình yêu.
Người ta cho rằng cây phát lộc càng nhiều nhánh thì càng thu hút được nhiều tiền tài, phúc lộc cho gia chủ.
Cây phát lộc thu hút tài lộc
*Thông tin trong bài chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo.
Theo Dân Việt
" alt=""/>7 cây phong thủy vừa thanh lọc không khí vừa mang tài lộc, phú quý cho gia chủAnh Đình Sơn, thành viên nhóm Nhà báo và Doanh nhân cho biết, những ngày đầu, để có tiền mua rau, các thành viên trong nhóm đã bỏ tiền túi của mình ra trước. Mỗi người 1 - 2 triệu đồng, có người cao nhất lên đến 40 triệu đồng.
Khi biết nhóm mua rau ủng hộ bà con trong tâm dịch, người dân cũng như các tiểu thương ở Gia Lai vừa bán, vừa cho. Có nhiều người bày tỏ, trước đây, Sài Gòn luôn hào sảng trong công tác thiện nguyện, sẵn sàng giúp đỡ những địa phương gặp khó khăn. Vì vậy, bây giờ Sài Gòn “bệnh”, người dân các nơi, trong đó có Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ lại. Ở quê, tiền bạc không nhiều, nhưng tình người luôn khắng khít, họ gửi tất cả những sản vật của chính mình trồng được.
Khó khăn nhất trong quá trình thực hiện hoạt động từ thiện là vấn đề vận chuyển, phải chở hết 25 tấn rau, đảm bảo các biện pháp phòng chống Covid-19. May mắn, nhóm đã kết nối được chuyến xe 0 đồng Gia Lai hướng về Sài Gòn, xe tải, container đông lạnh.
“Vất vả nhất là các anh chị em ở Gia Lai, vừa phải tìm cách đi mua, xin được nhiều, giữ cho rau không bị hỏng. Sau đó đưa về nơi tập kết để đóng gói 25 tấn rau củ và bốc lên xe. Nếu không có lòng nhiệt huyết và trách nhiệm với cộng đồng thì rất khó thực hiện được”, anh Sơn chia sẻ.
![]() |
Rau, củ, quả được tiếp tế trong những ngày thành phố giãn cách. |
Để tránh tập trung đông người trong thời điểm dịch Covid-19 phức tạp, trước khi xe xuất phát từ Gia Lai, nhóm từ thiện đã liên hệ với chính quyền tại địa phương, những tổ chức, cá nhân có phương tiện vận chuyển để nhận hàng. Những người nhận sau đó sẽ có trách nhiệm trao tận nơi cho những người dân không thể ra ngoài. Cùng với đó, nhóm cũng cung cấp đến các bếp ăn từ thiện, bếp ăn 0 đồng, siêu thị 0 đồng... để phục vụ cho người dân đang phải cách ly.
Trong những ngày thành phố chống dịch như chống giặc, dù chỉ là một người dân bình thường, công việc, cuộc sống đều bị đảo lộn, chị Huệ vẫn bắt đầu bằng sức vóc nhỏ bé của chính mình. Từ những ngày thành phố chưa giãn cách, chị tự bỏ tiền túi và kêu gọi người thân quen để mua lương thực thực phẩm tặng bà con.
Kinh phí ít, địa điểm tặng quà nhỏ lẻ. Dần dần nhiều người biết đến người phụ nữ nhỏ bé nhưng tấm lòng rộng lớn, lượng ủng hộ về cho chị ngày càng nhiều. Và ngay cả khi thành phố thực hiện Chỉ thị 16, chị vẫn luôn bận rộn với công việc tiếp nhận, thu gom, đóng gói và mang tặng cho bà con.
Những ngày đầu thành phố giãn cách, chị cũng đã kêu gọi được cả chục tấn lương thực, thực phẩm cho bà con, từ gạo, mắm, muối, rau củ và cả cá. “Những ngày này quay như chóng chóng, mỗi ngày chỉ ngủ 3-4 tiếng, không dám tắt điện thoại, chỉ sợ người giao hàng gọi cho mình không được”, chị bùi ngùi.
Mấy đêm nay, Sài Gòn hay đổ mưa, những người vô gia cư càng khốn khổ hơn bao giờ hết. Trong đêm tối chập choạng ánh đèn, họ được những người mặc đồ bảo hộ tặng cho bọc quà mà rưng rưng.
Sau một ngày dài làm tình nguyện viên tham gia tuyến đầu chống dịch, hết giờ, nhóm tình nguyện lại tranh thủ làm công việc của thành viên câu lạc bộ từ thiện Ánh Sao. Không có nhiều thời gian, họ tranh thủ dọc theo tuyến đường về nhà để phát quà cho những người vô gia cư.
![]() |
Những phần quà được đặt cách người nhận, nhằm đảm bảo an toàn trong mùa dịch. |
Anh Nguyễn Quốc Tiến, thành viên câu lạc bộ chia sẻ, trước đó đã trao đổi với chính quyền địa phương nên đã nắm bắt đúng số lượng bà con đang khó khăn. Cuộc sống bần cùng của họ đến miếng ăn còn khó, việc tiếp cận thông tin lại càng khó hơn, vì vậy, chẳng thể nào đòi hỏi họ thực hiện đúng 5K khi tới tặng.
“Chúng tôi chuẩn bị sẵn khẩu trang trong mỗi bịch quà. Các thành viên trong nhóm không tiếp xúc gần với họ, để bảo vệ cho cả 2 bên”, anh Tiến cho biết.
Mỗi phần quà nhóm anh tặng bao gồm: 15 gói mì tôm, 10 cây xúc xích, 12 hộp sữa, 1 bịch khẩu trang 10 chiếc, 5 cái bánh mì chà bông, 18 cái bánh ngọt, 1 chai dầu gió, 1 vỉ thuốc hạ sốt. Mặc dù với ngần ấy đồ ăn, họ có thể không được no đủ trong mùa giãn cách, nhưng cũng đã ấm lòng để vượt qua.
Bên cạnh đó, câu lạc bộ vẫn tiếp tục kêu gọi những cánh tay nối dài của bà con ở khắp nơi, để hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho bà con trong các khu bị phong tỏa, cách ly, bếp ăn từ thiện.
Trong suốt quá trình “vác tù và hàng tổng”, cũng có lúc những nhà hảo tâm đã phải nản lòng, bởi việc vận chuyển không thuận lợi, bởi hàng đi “lạc”, và cả bởi những lần người dân đến nhận không hợp tác theo quy định 5K. Nhưng rồi ngay sau đó, họ lại hào hứng, nhiệt tình với công việc thiện nguyện.
Khánh Hòa
Dịch bệnh bùng phát dữ dội như một cơn bão lớn khiến cả thành phố đầu tàu kinh tế vốn năng động phải “oằn mình” ngả nghiêng. Trong “cơn bão” đó, những phận người khốn khổ vì nghèo đói, bệnh tật dường như sắp không thể gắng gượng nổi.
" alt=""/>Úc hỗ trợ vaccine cho Việt Nam: Lời cảm ơn từ người vô danhKhi mới lọt lòng, Nay Vực chỉ nặng 2,5kg nhưng mọi thứ bình thường, đến gần 3 tháng tuổi thì bỗng nhiên quấy khóc cả ngày lẫn đêm. Từ đó, đầu của Nay Vực cũng to dần lên bất thường, ngày càng tỷ lệ nghịch với cơ thể gầy gò, chân tay bé tí tẹo của con.
Kể từ khi phát hiện bệnh lạ, vợ chồng chị Nay H’ Đuôr (SN 1985, mẹ đẻ của Nay Vực) đã nhiều lần đưa con đến bệnh viện huyện Phú Thiện để chữa trị theo chế độ hộ nghèo nhưng không khỏi. Được bác sĩ tư vấn đưa đi bệnh viện ở TP.HCM nhưng vì không có tiền, gia đình đành ôm con về trong tuyệt vọng.
Căn bệnh quái ác khiến Nay Vực dù hơn 32 tháng tuổi nhưng vẫn như một đứa trẻ sơ sinh, bị hạn chế về nhận thức, mọi thứ phải phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn. Do hoàn cảnh khó khăn, lâu lâu mới có tí thịt, quả trứng nên thể lực của Nay Vực rất yếu, chỉ nằm một chỗ thoi thóp.
Nhận được hơn 93 triệu đồng từ bạn đọc Báo VietNamNet, anh Ksor Oai (cha đẻ của Nay Vực) xúc động nói: “Chúng tôi vô cùng xúc động. Số tiền này lớn quá, ngoài việc dùng để trả nợ, chúng tôi sẽ bồi dưỡng, thuốc men thêm cho cháu và tìm cách để làm ăn, phát triển kinh tế. Không biết nói gì hơn, cảm ơn nhà hảo tâm, cảm ơn Báo VietNamNet rất nhiều”.
Có mặt tại buổi trao tiền, ông Siu Thiên, Chủ tịch UBND xã Ia Piar cho biết, xã Ia Piar phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó thôn Mơ Nai Trang là đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo rất nhiều. Thay mặt chính quyền địa phương, cảm ơn Báo VietNamNet, mong rằng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, chia sẻ của báo đối với những mảnh đời bất hạnh tại địa phương.
Ông Trịnh Văn Sang, Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện mong muốn, đây là số tiền do bạn đọc Báo VietNamNet từ khắp mọi miền Tổ quốc gửi về động viên, chia sẻ nên phải cố gắng giữ gìn, chi tiêu có kế hoạch, góp thêm để phát triển kinh tế gia đình, phải làm sao để số tiền này thực sự có ý nghĩa.
Trước đó, Báo VietNamNet cũng trao hơn 32,5 triệu đồng đến gia đình chị Lê Thị Kiều (SN 1986, trú thôn Bình Trung, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum). Chị Kiều là nhân vật trong bài “Chồng vừa qua đời do ung thư, ba mẹ con lại phát hiện mắc bệnh quái ác” mà VietNamNet đã đăng tải.
Hoàn cảnh gia đình chị Kiều rất éo le. Sau khi anh Nguyễn Chút (SN 1984, chồng chị) vừa qua đời tròn 20 ngày do bị u lympho thì chị cùng 2 con gái (15 tuổi và 10 tuổi) cũng lần lượt phát hiện mắc bệnh tương tự.
Đau khổ, suy sụp nhưng chị vẫn gắng gượng đưa con đi các bệnh viện ở TPHCM, Đà Nẵng, Hà Nội chữa trị. Thiếu tiền, chị bán luôn chiếc máy cày – nông cụ làm nương rẫy của gia đình để lo chi phí.
Hết điều trị theo Tây y, chị lại tìm đến thuốc Nam với hy vọng giành lại sự sống cho bản thân cùng các con. Thời gian đầu cứ 5 ngày, 3 mẹ con bắt xe đi Đà Lạt tái khám rồi lấy thuốc về sắc uống, sau thấy đỡ hơn nên 15 ngày đi kiểm tra 1 lần. Chi phí thuốc men, đi lại quá lớn, không làm ra tiền, chị Kiều phải vay mượn người thân, bạn bè. Biết ai bán bò, bán rẫy mì, chị lại đến năn nỉ vay tiền để làm lộ phí.
Sau nhiều tháng đấu tranh với bệnh tật, đến nay sức khoẻ của chị Kiều cùng 2 con gái đã tiến triển khá tốt, bệnh tình thuyên giảm nhiều. Biết được điều này, mọi người ai nấy đều vui lây cho gia đình chị.
Trao đổi với VietNamNet, chị Lê Thị Kiều bày tỏ: “Rất may có sự quan tâm, động viên, hỗ trợ kịp thời của người thân, bà con lối xóm, chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm và một số cơ quan báo chí nên tôi còn giữ được căn nhà để ở, nếu không thì không biết xoay xở vào đâu. Mẹ con tôi xin đội ơn tất cả mọi người”.
" alt=""/>Bạn đọc VietNamNet hỗ trợ 2 gia cảnh khó khăn gần 126 triệu đồng