Một số phụ huynh lo ngại tiêm vắc xin Covid-19 có thể ảnh hưởng lâu dài tới thế hệ tương lai, gây biến đổi gen, bệnh di truyền, PGS Hồng nhấn mạnh, 2 loại vắc xin được cấp phép sử dụng đều là vắc xin thành phần mRNA, đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép tiêm chủng cho trẻ em.
Thành phần này của virus hoàn toàn không tương tác với ADN của người nên không có nguy cơ gây rối loạn biến đổi gen hoặc ảnh hưởng lâu dài, hình thành các bệnh ung thư, vô sinh,…
“Cho đến hiện nay, chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa việc sử dụng 2 vắc xin này với các bệnh trên”, PGS Hồng nói.
Bà Hồng cũng thông tin, thế giới hiện đã có 36 quốc gia triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 của Pfizer cho trẻ em, gồm 19 nước tiên tiến ở châu Âu như Anh, Pháp, Ý, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Ba Lan,… 6 quốc gia ở châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada, Brazil, Chile,… hay rất nhiều nước châu Á phát triển: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Australia, New Zeland,…
“Một lần nữa, tôi xin nhấn mạnh, vắc xin này đã được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai tiêm chủng, Bộ Y tế Việt Nam cho phép. Bởi vậy, các bậc phụ huynh hãy yên tâm đưa con em đi tiêm chủng để đảm bảo phòng bệnh Covid-19. Chỉ có vắc xin mới là giải pháp phòng bệnh bền vững”, PGS Hồng khuyến cáo.
Hiện tại, nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá vắc xin Pfizer phù hợp cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Mỗi trẻ tiêm 2 liều, mỗi liều 0,3ml, cách nhau 3 tuần.
Hiện tại, Mỹ là một trong những nước đi đầu trong việc chủng ngừa Covid-19 cho trẻ. Đến cuối tháng 7, 42% thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi đã được tiêm liều đầu tiên và 32% đã tiêm liều thứ hai vắc xin Pfizer hoặc Moderna.
Vào tháng 5, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) đã phê duyệt vắc xin Pfizer cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi.
Trong khi đa số các nước châu Âu và Mỹ sử dụng vắc xin Pfizer sản xuất theo công nghệ mRNA để tiêm cho trẻ, một số nước ở các khu vực khác sử dụng vắc xin bất hoạt.
Vào tháng 6, Trung Quốc bắt đầu cho phép một số trẻ em từ 3 đến 17 tuổi được tiêm vắc xin do hãng dược Sinovac sản xuất. Quốc gia này đã đặt ra mục tiêu tiêm chủng cho 80% dân số 1,4 tỷ người vào cuối năm nay. Chỉ tiêu này sẽ không thể đạt được nếu không có sự tham gia của lượng lớn người dưới 18 tuổi.
Vắc xin Sinovac cũng được sử dụng phổ biến ở nhiều nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Vào tháng 8, Campuchia bắt đầu triển khai tiêm chủng Covid-19 cho thanh thiếu niên ở Thủ đô Phnom Penh và ba tỉnh.
Trong khi đó, Cuba tiến hành tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên bằng vắc xin Soberana sản xuất trong nước.
>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất
Nguyễn Liên
Sở Y tế tỉnh Bình Dương sáng nay (29/10) vừa ban hành văn bản về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 15 đến 17 tuổi.
" alt=""/>Bộ Y tế phê duyệt 2 loại vắc xin CovidNếu những mẫu xe đời cũ vẫn sử dụng hệ thống chiếu sáng bằng bóng đèn sợi đốt thì những mẫu xe đời mới hiện nay đa phần đã được các hãng chuyển đổi sang công nghệ đèn pha led bởi công nghệ chiếu sáng bằng bóng sợi đốt đã không còn hữu dụng. Ngay cả với hệ thống đèn chiếu sáng trong gia đình hiện nay, các loại đèn led đã thay thế hoàn toàn cho các loại bóng đèn Halogen với công nghệ cũ kỹ trước đó. Với công nghệ mới, các loại đèn led sẽ sáng hơn, không gây ra hiệu ứng mỏi mắt và tiết kiệm năng lượng hơn rất nhiều.
Hệ thống đèn trên ô tô được chia làm 3 nhóm chính, bao gồm: Nhóm đèn chiếu sáng chính: đèn pha, đèn cốt; Nhóm đèn chiếu sáng bổ trợ: đèn sương mù (đèn gầm); Đèn tín hiệu: với các loại đèn như hệ thống đèn DRL (đèn demi, đèn ban ngày), đèn signal, đèn lùi, đèn phanh, đèn chiếu sáng nội thất.
Trong đó nhu cầu thay đổi nâng cấp chủ yếu tập trung vào hệ thống đèn pha và đèn gầm. Vậy làm thế nào để nâng cấp ánh sáng cho hệ thống đèn chiếu sáng chính này?
Theo đại diện Owleye, với các dòng xe vẫn sử dụng choá phản xạ, thông thường giải pháp cơ bản nhất là thay bóng đèn led. Cần chọn các dòng sản phẩm bóng led chính hãng cho hiệu suất cao. Chủ xe không nên cố gắng tiết kiệm chi phí bởi các dòng sản phẩm giá rẻ có chất lượng vật liệu chế tạo và quang thông kém, không đạt được hiệu quả ánh sáng như mong muốn.
Cần chú ý tới màu nhiệt của ánh sáng, nếu chủ xe thường xuyên lái xe trong nội thành thì có thể chọn màu nhiệt 6000K - 6500K. Với màu nhiệt này bóng đèn sẽ cho ánh sáng trắng, giúp tăng sáng hiệu quả và không gây mỏi mắt. Khách hàng có thể tham khảo dòng sản phẩm bóng led Owleye A488.
Owleye A488, mẫu bóng led ô tô chính hãng hiệu suất cao, thay thế nguyên bản.
Nếu thường xuyên lái xe tại các khu vực thời tiết thất thường hoặc sinh sống trong khu vực vùng núi hay có mưa hoặc sương mù thì khách hàng nên chọn các dòng bóng led có màu nhiệt khoảng 4500K - 5000K, đây là màu nhiệt trắng ấm, pha nhiều ánh vàng, rất bám đường và đi mưa tốt hơn. Với màu nhiệt này sản phẩm như Owleye A4300 là phù hợp.
Trong trường hợp xe đã được trang bị bi cầu thì mẫu đèn Owleye A360 luôn là giải pháp hữu dụng. Owleye A360 hiện chỉ có một màu nhiệt 6000K, những trong tương lai gần sẽ có nhiệt màu 4500K.
Với việc thay bóng đèn led cho đèn pha, hệ thống đèn sẽ được giữ nguyên bản, không can thiệp nhiều tới việc cắt choá đèn. Và nếu muốn tăng cường thêm ánh sáng khi lái xe trên đường cao tốc quốc lộ thì độ thêm đèn gầm cho xe cũng là giải pháp được nhiều người dùng quan tâm.
Với đèn gầm Owleye có hai giải pháp với mẫu Bi led gầm cao cấp F350 có cả chức năng pha cốt. Pha tâm vàng, choá kép. Đây là phiên bản có ánh sáng mạnh với công nghệ mới hiện nay.
Nếu không cần chức năng pha thì bi led gầm F301S sẽ phù hợp với nhu cầu của người dùng. Owleye F301S là dòng sản phẩm nằm trong phân khúc bình dân cho khách hàng mong muốn sở hữu bộ bi led gầm giá rẻ nhưng có thể hỗ trợ tốt khi lái xe trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Đại diện Owleye lưu ý, nếu không muốn can thiệp nhiều đến hệ thống đèn pha của chiếc xe thì giải pháp thay bóng đèn led và trang bị thêm bộ bi led gầm sẽ là giải pháp tốt khi có nhu cầu nâng cấp hệ thống chiếu sáng cho ô tô. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào nhu cầu đi lại, cung đường và thời tiết gặp phải mà khách hàng cần chú ý tới màu nhiệt và quang thông của sản phẩm.
Bích Đào
" alt=""/>Nâng cấp ánh sáng giữ nguyên bản cho đèn pha ô tô, hiệu quả và tiết kiệmQuỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam và Bộ Y tế vừa phối hợp tổ chức hội thảo tham vấn quốc gia về ứng dụng công nghệ di động trong Dự án Phát triển trẻ em toàn diện (MIECD).
Theo Bộ Y tế, MIECD là sáng kiến quan trọng của dự án Phát triển trẻ em toàn diện – một dự án yêu cầu phương pháp tiếp cận đa ngành và liên bộ nhằm đảm bảo sự chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sớm đã được nêu trong Luật Trẻ em.
" alt=""/>Ứng dụng công nghệ di động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe trẻ em