Cũng đã có đôi lần tôi nói với anh về mong muốn của gia đình tôi nhưng anh gạt đi, anh nói ràng buộc nhau bằng một tờ giấy hôn thú không quan trọng bằng tôi và anh yêu nhau. Chúng tôi cứ sống với nhau như vậy, đến khi nào cả hai cảm thấy tự nguyện chuyện gia đình, con cái thì mới làm đám cưới. Anh nói hiện tại anh chưa sẵn sàng, anh còn nhiều việc phải lo, nhiều dự án tương lai chưa thực hiện xong nên tôi đợi anh, trước sau gì chúng tôi cũng sẽ về chung một nhà.
Là phụ nữ mà cứ đề đạt nhiều chuyện cưới xin, tôi thấy cũng không hay lắm nên một vài lần thấy anh chưa sẵn sàng nên tôi cũng không đề cập nữa. Nhiều lúc tôi cũng tự hỏi hay anh không yêu tôi? Nhưng suy xét thì tôi thấy không phải như thế, ngoài tôi ra, anh không có người phụ nữ nào khác, anh lo lắng quan tâm tới tôi từng ly từng tí. Là phụ nữ nên tôi cảm nhận rõ điều này.
Thực lòng tin anh nhưng nhiều lúc tôi cũng không khỏi chạnh lòng. Bạn bè tôi hầu hết đã yên bề gia thất và con bồng con bế, trong khi tôi vẫn chưa biết đến lúc nào mới có một gia đình riêng cho mình đúng nghĩa. Tôi cũng không thể yêu ai ngoài anh, nhưng cứ đợi anh thế này tôi bắt đầu thấy mệt mỏi. Tôi không biết mình phải làm sao bây giờ./.
Ngoài chăm mẹ chồng bệnh nằm một chỗ, tôi còn lo ăn uống cho cả nhà. Các ngày gia đình tổ chức ăn tiệc, làm đám giỗ... chỉ mình tôi nấu, rửa chén bát.
" alt=""/>Yêu nhau 5 năm, tôi đã U40 nhưng bạn trai vẫn trì hoãn đám cướiThứ nhất,thời điểm 20 năm trước đến giờ, giá vàng đã tăng hơn 10 lần nên chuyện giá đất tăng 5-6 lần cũng là điều dễ hiểu.
Thứ hai,thời điểm tôi 17 tuổi tôi, buổi sáng đi học, tôi mua hộp cơm sườn giá 5.000 đồng. Nay tôi mua cho con mình với giá là 40.000 (gấp 8 lần), tức lớn hơn cả đà tăng giá của bất động sản.
Thứ ba,về mức lương (thu nhập), tôi lấy ví ngành IT của mình. Thời điểm năm 2003 mới ra trường, lương IT khởi điểm trung bình đâu đó hơn 3 triệu đồng một tháng. Khi tôi đi làm những năm 2005-2006, lương ở mức 5-6 triệu đồng. Giờ nhìn sinh viên IT ra trường nhận lương đã hơn 10 triệu đồng, nên không lạ khi giá nhà, đất cũng tăng vài lần.
Nhìn lại, không chỉ nhà, đất, mà các vật giá khác cũng tăng nhanh hơn lương. Nên thu nhập người dân không theo kịp giá nhà, về sau càng khó mua hơn cũng là chuyện dễ hiểu. Các mặt hàng khác thì còn sản xuất được, nhưng diện tích đất thì đâu thể tự sinh ra? Chưa kể, hàng năm, dòng người nhập cư đổ về TP HCM, Hà Nội ngày một lớn nên đất ở ngày càng chật hẹp, dẫn đến giá nhà, đất tăng. Tôi nghĩ, đất tăng do cầu quá cao.
Hiện tỷ lệ sở hữu nhà ở Việt Nam không hề thấp (88,1%). Vấn đề là hàng triệu người đang chưa mua được nhà ở không phải là lỗi của những người đã mua từ trước. Những người mua được bất động sản đã phải làm lụng vất vả, chăm chỉ, tiết kiệm, và đó phần thưởng dành cho họ. Những người này không mua thì cũng có những người kế tiếp mua mà thôi, vì nhu cầu đất ở thành phố là quá đông. Những người có năng lực mua được không có trách nhiệm phải chờ, phải nhường lại cho những người đến sau.
>> Cái giá phải trả khi nhiều người giàu lên từ đất
Cá nhân tôi ủng hộ thuế mạnh ngay từ bất động sản thứ nhất trên tinh thần ai dùng nhiều đóng nhiều, ai dùng ít đóng ít. Thứ tự bất động sản không phản ánh được giá trị, sự hiệu quả hay mục đích sử dụng của chúng. Nếu chỉ đánh thuế từ bất động sản thứ hai, chúng ta sẽ không phân biệt được ai đầu cơ, ai đầu tư? Và cũng có thể bỏ sót người có số lượng bất động sản ít, nhưng giá trị cao và bỏ hoang. Tương tự, cũng gây gánh nặng cho người có số bất động sản nhiều, nhưng nhỏ, giá trị thấp, lại sử dụng đúng mục đích.
Tôi lấy một ví dụ thế này: Gia đình ông A có năm thành viên và năm bất động sản to, chia đều ra để đứng tên. Cả nhà chỉ ở một nơi và bốn nhà còn lại bỏ hoang hoặc sử dụng không hiệu quả. Nhưng vì ai cũng chỉ đứng tên một bất động sản nên họ bị đánh thuế rất ít hoặc thậm chí không phải chịu thuế.
Trong khi đó, anh B độc thân, hoặc nhà ít thành viên, không có tiền mua bất động sản to. Thế nên, anh chỉ có thể mua từ từ vài bất động sản nhỏ và sử dụng hiệu quả. Như vậy, rõ ràng anh B ít tài sản hơn, sử dụng đất hiệu quả, đúng mục đích hơn, nhưng vì số lượng bất động sản cao hơn gia đình ông A, nên vẫn bị đánh thuế cao hơn.
Ở đây, ông A đại diện cho tầng lớp có điều kiện, thế hệ trước, giàu trước, mua đất to. Còn anh B đại diện cho tầng lớp thấp hơn, thế hệ sau, giàu sau... Rõ ràng, nếu cứ đếm số lượng bất động sản để áp thuế mà không căn cứ vào diện tích hay tổng giá trị thì chưa chắc bên nào thiệt hơn bên nào?
Người có điều kiện sẽ cơ cấu tài sản to sang cho các thành viên trong gia đình nắm giữ như bất động sản thứ nhất và họ né được hết thuế. Bất động sản còn dư ra (nếu có) thường là bất động sản nhỏ và khi đó thuế phải nộp chẳng đáng là bao so với gia đình có 5-7 căn nhà nhỏ. Điều đó đồng nghĩa với việc người không có điều kiện làm giàu nhanh, tích góp từ từ mua từng bất động sản nhỏ, tách biệt, sẽ phải gánh thuế to, mặc dù họ có sử dụng hiệu quả đi nữa.
Tóm lại, dựa vào số lượng bất động sản sẽ không nói lên được điều gì và dễ phát sinh lách luật. Tôi thấy đánh thuế từ bất động sản thứ hai có nhược điểm như trên, trong khi đánh thuế từ bất động sản thứ nhất sẽ đảm bảo công bằng, do dựa trên tổng diện tích và giá trị, ai nhiều hơn sẽ biết ngay, khỏi cần tranh cãi.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>'Thuế bất động sản thứ hai không phân biệt được đầu tư và đầu cơ'Khu vực xảy rạ vụ việc tại thị trấn Đô Lương, Nghệ An (Ảnh: Huy Phan).
Sáng sớm 2/8, thấy khách hàng đến mua đậu phụ của anh V.Đ. nhiều hơn, T.Đ. không kiềm chế được cơn ghen tức nên đã nói những lời lẽ nặng nề. Anh V.Đ không đáp trả khiến T.Đ. càng thêm tức tối, rút dao gọt hoa quả đâm vào người nạn nhân.
"Công an huyện Đô Lương cử cán bộ xuống hiện trường điều tra, thụ lý theo quy định", vị lãnh đạo UBND thị trấn Đô Lương nói.
Được biết, anh V.Đ. được đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương cấp cứu trong tình trạng mất máu nhiều, khó thở. Nạn nhân sau đó được chuyển lên tuyến tỉnh điều trị.
Sau khi gây án, T.Đ. đã được Công an huyện Đô Lương đưa về trụ sở làm việc lấy lời khai.
Được biết, cả hung thủ và nạn nhân đều quê tỉnh Bắc Ninh vào thị trấn Đô Lương, Nghệ An buôn bán đậu phụ nhiều năm nay.
" alt=""/>Người bán đậu phụ bị bạn nghề đâm vì... đông khách