Trong căn biệt thự cổ nhuốm màu thời gian ở quận Ngô Quyền, Hải Phòng, họa sĩ Nguyễn Thị Sơn Trúc (SN 1944) còn lưu giữ khá nhiều kỷ vật về cha mình, doanh nhân Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980).
Cụ là một trong những thương gia hàng đầu của Việt Nam thời Pháp thuộc, được biết đến như ông tổ của nghề sản xuất sơn ở Việt Nam.
Bà Sơn Trúc bên căn biệt thự của gia đình. Ảnh: Diệu Bình |
“Cụ Sơn Hà sinh ra trong một gia đình có 7 anh em ở huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). Con đường khởi nghiệp kinh doanh của cha tôi không hề dễ dàng. Đó là cả một câu chuyện dài…”, bà Sơn Trúc mở đầu câu chuyện về cha mình.
Thời trẻ, doanh nhân Sơn Hà làm thuê cho một hãng sơn của người Pháp ở Hải Phòng. Sau đó, muốn đứng ra kinh doanh độc lập, cụ khởi đầu bằng việc tự chế tạo loại sơn riêng của bản thân.
Để có tiền vốn, Nguyễn Sơn Hà bán chiếc xe đạp, tài sản duy nhất mình có lúc bấy giờ, dùng tiền để mua một chiếc máy xay bột. Loại máy này giúp cụ nghiền nguyên liệu để chế tạo sơn. Tuy nhiên mẻ sơn đầu tiên không thành công, sơn bán ra bị ế. Sơn Hà không bỏ cuộc, tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời những mẻ tiếp theo.
“Trong những câu chuyện sau này của gia tộc kể lại, tôi vẫn thường được nghe về những ngày đầu khởi nghiệp thiếu thốn của cha tôi. Để có tiền, cụ phải tự làm đồ chơi cho trẻ em.
Sau đó, những ngày gần đến trung thu, đêm nào cha tôi cũng mang ra ga tàu bán đến tận khuya. Tất cả chỉ để theo đuổi ước mơ tạo được hãng sơn riêng của người Việt. Tôi thường mường tượng về hình ảnh đó và nó ám ảnh tôi mãi”, bà Sơn Hà chia sẻ.
Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà. Ảnh: Gia đình cung cấp |
Để tạo loại sơn riêng, cụ Sơn Hà chú trọng vào nguồn nhiên liệu có sẵn trong nước như nhựa thông, dầu của các loại cây. Theo cụ, nguồn nguyên liệu này sẽ làm giá thành sản xuất rẻ và an toàn. Sau khi có mẫu sơn ưng ý, cụ đẩy mạnh vào việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
“Cha tôi tìm khách hàng bằng cách bán sơn cho cai thầu người Hoa ở Hải Phòng với giá rẻ, biếu hàng mẫu, gửi sơn cho các hãng buôn lớn bán với lãi suất cao mà lại không phải trả tiền hàng ngay…
Thấy sơn rẻ lại chất lượng tốt, khách bắt đầu đặt hàng. Dần dần, số lượng sơn của cha tôi bán ra ngày càng tăng”, bà Sơn Trúc cho biết.
Năm 1920, Nguyễn Sơn Hà khi đó là một thanh niên 26 tuổi đã xây dựng một cơ xưởng ở Lạch Tray, Hải Phòng với diện tích 7.000 m2. Cụ mở rộng sản xuất, sắm máy xay và các phương tiện hiện đại.
Để chủ động nguồn nguyên liệu, cụ mua đất ở các huyện trồng các loại cây như trẩy, thông… Doanh nhân này cũng đăng tuyển những thợ giỏi nhất và mày mò nghiên cứu tìm nguyên liệu đa dạng để tạo màu cho sơn.
Chất lượng sơn của cụ đã chinh phục nhiều người tiêu dùng với giá thành sơn rẻ hơn rất nhiều so với các loại sơn khác. Sơn của Sơn Hà xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc sau đó có mặt tại Sài Gòn. Chưa dừng lại ở đó, nó còn được tiêu thụ tại Lào, Campuchia.
“Đặc biệt, trước năm 1945, cha tôi từng đưa sơn của công ty sang Pháp tham dự hội chợ. Ông muốn quảng bá sơn của người Việt ra thế giới”, họa sĩ Sơn Trúc cho biết.
Nguyễn Sơn Hà hướng dẫn bí quyết làm sơn cho kỹ thuật viên Sở Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Gia đình cung cấp |
Uy tín trong giới làm ăn ngày được củng cố, Nguyễn Sơn Hà nhanh chóng vươn lên là một trong những nhà tư sản lớn ở Việt Nam thời bấy giờ. Doanh nhân này sở hữu rất nhiều đất đai, biệt thự tại Hải Phòng, Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận.
Năm 1939, vợ chồng Nguyễn Sơn Hà được vua Bảo Đại mời vào Huế để dự tiệc chiêu đãi. Cũng trong lần đi này, cụ Sơn Hà có cơ duyên gặp mặt cụ Phan Bội Châu, người đang bị Pháp quản thúc tại Huế.
Cuộc gặp gỡ này đã tác động sâu sắc đến vị doanh nhân đất Cảng.
‘Còn đất nước thì sẽ còn của cải’
Cùng với Bạch Thái Bưởi, Trịnh Văn Bô, Trương Văn Bền… dư luận nhắc đến Sơn Hà không chỉ là một doanh nhân thành đạt, cụ còn có nhiều đóng góp lớn cho sự nghiệp cách mạng.
Trước cách mạng, Nguyễn Sơn Hà tham gia thành lập các cơ sở từ thiện, mở trường nuôi dạy trẻ lang thang, cơ nhỡ.
Cụ còn cho người đến Hà Đông học nghề dệt vải để sau đó về mở cơ sở sản xuất tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân và mua tặng dân làng 4 máy dệt.
Trong nạn đói Ất Dậu (1945), cụ dùng số thóc thu được từ 200 mẫu ruộng ở Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) vào việc phát chẩn cứu đói. Vợ cụ Sơn Hà là Nguyễn Thị Ngọc Mùi (1918 - 1997) cùng các con trực tiếp nấu cháo và làm bánh tấm, bánh cám để phát cho dân.
Đặc biệt, trong Tuần lễ vàng, Nguyễn Sơn Hà rất tích cực đóng góp tiền vàng và vận động các nhà tư sản khác tham gia.
Cụ Sơn Hà (ngoài cùng bên phải) và vợ Nguyễn Thị Ngọc Mùi (ngoài cùng bên trái). Ảnh: Gia đình cung cấp |
Cụ thể, cụ Ngọc Mùi và con gái trong lần ủng hộ đầu tiên đã hiến tặng 105 lạng vàng ròng và số nữ trang của gia đình (gồm vàng bạc, đá quý) lên đến 10,5 kg vàng.
“Có giai thoại kể lại rằng, trong sự kiện này, cha tôi không ngần ngại tháo ngay chiếc nhẫn quý bằng platin cẩn kim cương bỏ vào thùng hiến tặng”, bà Sơn Trúc kể.
Ngoài ra, gia đình cũng ủng hộ vào quỹ Ủy ban chuẩn bị tổng khởi nghĩa (Tháng 8/1945), 4 vạn 5.000 đông dương (năm 1945, trị giá khoảng 2.000 lạng vàng). Số tiền trên ông ông Vũ Quốc Uy, chủ tịch TP Hải Phòng đương thời, tiếp nhận.
Bà Sơn Trúc tiếp tục chia sẻ: “Sau Cách mạng tháng Tám, cha tôi cũng tổ chức một đoàn tàu vượt biển ra Côn Đảo đón tù chính trị bị giam giữ trở về đất liền trước thời điểm Pháp nổ súng gây hấn và chiếm lại Nam bộ ngày 23/9/1945.
“Lý giải cho hành động của mình, cha tôi từng nói: “Còn đất nước thì sẽ còn của cải nếu mất nước, tiền và của cải nhiều cũng chẳng để làm gì”, bà Sơn Trúc kể lại.
(Còn nữa)
"Món quà giản dị của cụ Hoàng Thị Minh Hồ thực sự khiến chúng tôi xúc động"...
" alt=""/>Chuyện rút nhẫn kim cương, hiến 10.5kg vàng của doanh nhân đất CảngJapan Airlines (JAL) được biết đến là một trong những hãng hàng không lớn nhất ở châu Á và xếp thứ 5 trên toàn thế giới về số lượng hành khách, hàng hóa vận chuyển. Nếu bạn muốn tự thưởng cho mình chuyến bay thực sự thoải mái để tận hưởng những tiện ích của dịch vụ hàng không mang đẳng cấp quốc tế, Japan Airlines sẽ làm bạn hài lòng.
Hãng hàng không Japan Airlines không ngừng nỗ lực duy trì nâng cấp dịch vụ theo các tiêu chuẩn của Skytrax và một lần nữa giành được giải thưởng cho mục “Ghế hạng phổ thông tốt nhất 2018”. Khi lựa chọn ghế phổ thông của hãng, bạn sẽ có cảm nhận như đang đi trên những hạng ghế cao cấp, bởi Japan Airlines đã trang bị ghế ngồi với kích thước 106,68cm và có khả năng chống rung hiệu quả.
Để được xếp hạng là hãng hàng không 5 sao của Skytrax, các hãng hàng không không chỉ cung cấp các tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng dịch vụ mặt đất tại sân bay mà còn cả trên cabin máy bay. Không những đáp ứng đủ, Japan Airlines đã vượt qua mong đợi của khách hàng về sự thoải mái, tiện ích cao cấp và sự cố gắng không ngừng để cải thiện, khởi động các sáng kiến mới lạ, thú vị. Tất cả điều đó đều hướng đến những chuyến bay an toàn và chất lượng cho khách hàng.
Một số điểm nổi bật nhất trong dịch vụ 5 sao của Japan Airlines phải kể tới:
• Phòng chờ dành cho khách hạng nhất của Japan Airlines tại sân bay Narita mang đến không gian sang trọng và yên tĩnh với các món sushi tươi ngon luôn mang đến sự hài lòng cho các hành khách. Còn tại phòng chờ cho khách hạng nhất của sân bay Haneda, hành khách có thể tận hưởng trải nghiệm món nướng teppan kiểu Nhật hấp dẫn. Cùng với đó là các món ăn tuyệt vời trên tất cả các chuyến bay.
• Wifi miễn phí trên các tuyến bay nội địa Nhật Bản cùng các chương trình giải trí máy bay đa dạng, hấp dẫn.
• Đội ngũ tiếp viên hàng không và nhân viên sân bay luôn tận tình và thân thiện với mọi hành khách, thể hiện sự hiếu khách đúng theo phong cách của người Nhật.
• Các suất ăn trên máy bay Japan Airlines đều được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất theo đúng quy trình và theo tiêu chuẩn quốc tế. Những món ăn được chế biến bởi bàn tay tài hoa của những đầu bếp nổi tiếng đến từ các cuộc thi tuyển chọn đầu bếp phục vụ trên máy bay của hãng hàng không, đáp ứng đủ về chất và đẹp về hình thức, đồng thời giữ được bản sắc văn hóa Nhật Bản nhưng cũng hòa nhập với xu hướng hiện đại chung của xã hội để phục vụ khách hàng của nhiều quốc gia khác nhau.
Chứng nhận của Skytrax được coi là một trong những giải thưởng danh giá nhất đối với ngành hàng không, nơi “người chiến thắng” nhận được sự tín nhiệm của khách hàng trên khắp thế giới thông qua cuộc khảo sát về mức độ hài lòng đối với dịch vụ của hãng.
Mỗi sự ghi nhận của khách hàng, của các tổ chức trong nước và quốc tế đã cho thấy hãng hàng không lớn nhất Châu Á, có trụ sở chính tại thủ đô Tokyo - Japan Airlines đang hướng đến mục tiêu trở thành một trong những hãng hàng không được yêu thích nhất trên thế giới với mạng lưới chặng bay rộng khắp ở Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Mỹ Latinh, Úc.
Japan Airlines luôn kiên định với tầm nhìn và sứ mệnh “Theo đuổi sự phát triển thể chất và trí tuệ của tất cả nhân viên, cung cấp dịch vụ tuyệt vời cho khách hàng, tăng giá trị doanh nghiệp và góp phần cải thiện xã hội.”
Ngoài ra, Japan Airlines còn đạt thành tích 9 năm liên tiếp giành danh hiệu “Hãng hàng không đúng giờ nhất” của Tạp chí Flight Global.
Chương trình khuyến mãi “Cùng Japan Airlines thưởng ngoạn trời thu Nhật Bản” với thời hạn lưu trú tối đa là 14 ngày cho khách hàng khởi hành từ ngày 05/09 -30/11/2018. Thời gian xuất vé từ 25/07 -31/10/2018. Chương trình tung ra giá vé hấp dẫn hạng thương gia với giá chỉ 1050USD, hạng phổ thông đặc biệt 790USDvà hạng phổ thông 520USD(Áp dụng với các mã chuyến bay JL751/JL752). Thông tin chi tiết liên hệ các đại lý uỷ quyền của Japan Airlines hoặc Hotline: +8424 3787 2020. |
Vũ Minh
" alt=""/>Japan Airlines