Tống Văn Thanh (SN 2000) xuất thân trong gia đình bố mẹ đều làm cơ khí ở TP Thái An,ữsinhtuổiđỗđạihọctuổihọctiếnsĩkqbd liga tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Nữ sinh ham học hỏi từ nhỏ, thích xem các anh chị đọc viết và thảo luận nội dung học tập.
Lên 6 tuổi, Tống Văn Thanh được bố mẹ đưa đi đăng ký học tại Trường Tiểu học Thực nghiệm số 1 Thái An (Trung Quốc). Trong quá trình phỏng vấn đầu vào, nữ sinh trả lời được toàn bộ những câu hỏi liên quan đến Toán học khiến cô giáo và những người có mặt ngạc nhiên.
Sau khi đánh giá và kiểm tra, nhà trường quyết định để Tống Văn Thanh học thẳng lên lớp 3. Với khả năng tự học, nữ sinh mất 2 năm để hoàn thành chương trình tiểu học từ lớp 1-6.
Ở tuổi lên 8, nữ sinh đỗ vào Trường THCS Bác Văn Thái Sơn (trường chuyên trọng điểm của TP Thái An, Trung Quốc). Với vóc dáng nhỏ bé, gia đình lo Tống Văn Thanh sẽ bị bạn bè bắt nạt. Nhưng bằng 'sức mạnh' kiến thức nữ sinh sở hữu, ai trong lớp cũng phải nể phục.
3 năm sau, thời điểm Tống Văn Thanh lên cấp 3 đã nghĩ đến việc thi đại học sớm. Xác định mục tiêu từ đầu, nữ sinh chủ động học. Đến kỳ 2 năm lớp 10, Tống Văn Thanh đăng ký thi tuyển sinh vào Trường Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam.
Thử thách bản thân thi đại học ở tuổi 11, Tống Văn Thanh gặp phải cú sốc đầu đời vì không đủ kiến thức đáp ứng tiêu chuẩn kỳ thi. Do đó, nữ sinh để đến lớp 12 thi lại. So với lần 1, kết quả thi đại học ở tuổi 13 khiến Tống Văn Thanh mãn nguyện.
Cô đạt được 609/730 điểm, đỗ vào lớp cơ sở của Học viện Ngô Kiện Hùng (dành cho sinh viên chưa đủ tuổi thi đại học) trực thuộc Đại học Đông Nam.
Thông tin Tống Văn Thanh đỗ đại học ở tuổi 13, trong khi bạn bè đồng trang lứa đang học lớp 7 nhanh chóng lan truyền, được nhiều người biết đến. Bước vào môi trường đại học sớm, nữ sinh không khỏi bỡ ngỡ. Do đó, kết quả học tập năm nhất của cô không khả quan, ở mức trung bình.
Càng học sâu, Tống Văn Thanh nhận thấy kiến thức hổng. "Nếu tình trạng này vẫn diễn ra, tôi tốt nghiệp đại học sẽ giống sinh viên bình thường. Ra trường, bước vào xã hội tôi cũng chỉ là người bình thường. Thiên tài nếu không học hỏi, cuối cùng sẽ trở thành người bình thường. Tôi không muốn hướng đến điều này", cô chia sẻ.
Vực dậy tinh thần, năm 2 đại học, nữ sinh tự tìm ra phương pháp học tập riêng. Đồng thời, cô cũng tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Kết quả, năm cuối đại học, nữ sinh xuất bản thành công bài báo đầu tiên trên tạp chí khoa học quốc tế SCI. Ở tuổi 16, Tống Văn Thanh nhận bằng đại học loại xuất sắc chuyên ngành Điện tử.
Với thành tích này, khi được hỏi: "Bạn có phải là thiên tài không?". Tống Văn Thanh khiêm tốn cho rằng, may mắn vì phát hiện ra sở thích sớm. "Về IQ, tôi không hơn nhiều bạn bè. Nếu phải nói, điều tôi hơn có lẽ là được tiếp xúc với khoa học sớm và kiên cường theo đuổi.
Tôi lớn lên cùng ngành cơ khí, điện tử. Bố mẹ tôi học Khoa học máy tính và làm việc trong lĩnh vực cơ khí. Hồi nhỏ, tôi hay nghịch những sản phẩm cơ khí như đồ chơi có thể tháo rời. Khi tôi lớn, bố mẹ chia sẻ nhiều hơn về ngành nghề này", nữ sinh kể.
23 tuổi 'nuôi tham vọng' giúp đất nước tự chủ công nghệ
Sau khi tốt nghiệp đại học, cô tiếp tục học lên thạc sĩ và bảo vệ luận văn thành công ở tuổi 18. Trong quá trình học thạc sĩ, Tống Văn Thanh tiếp tục xuất bản bài báo thứ 2 trên tạp chí SCI. Ở tuổi 19, nữ sinh được tuyển thẳng vào hệ tiến sĩ của Đại học Nam Kinh với hướng nghiên cứu chính là chip trí tuệ nhân tạo.
Một lần tình cờ, cô nhìn thấy thông báo tuyển thực tập sinh của Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về truyền thông di động tại Đại học Đông Nam. Trưởng nhóm hướng dẫn là Giáo sư đầu ngành Điện tử, ông Trương Xuyên.
Sau khi trao đổi với Tống Văn Thanh, giáo sư ngưỡng mộ tài năng của nữ sinh: "Tôi tin Tống Văn Thanh có năng lực nghiên cứu và giúp đỡ được quốc gia trong lĩnh vực chip trí tuệ nhân tạo". Chính cuộc gặp gỡ này, đã mở ra nhiều cơ hội cho nữ sinh.
Chia sẻ về tình hình học tập và công việc, Tống Văn Thanh cho biết đang tham gia nhóm công nghệ không dây của Giáo sư Lý Lệ tại Khoa Khoa học và Công nghệ Điện tử, Trường Khoa học và Kỹ thuật Điện tử trực thuộc Đại học Nam Kinh.
"Phòng thí nghiệm tôi tham gia tập trung vào thiết kế chip và đang nghiên cứu cấu hình chip trí tuệ nhân tạo. Tôi trẻ nhất trong số 20 người. Tôi chịu trách nhiệm quản lý và lập lịch trình của nhóm, phân công, điều phối nhiệm vụ, bao gồm cả thiết kế cấu trúc tổng thể", nữ sinh chia sẻ.
Ngoài giờ học, Tống Văn Thanh thường ngồi máy tính trong phòng thí nghiệm, sử dụng nền tảng mô phỏng thiết kế FPGA (mảng phần tử logic có thể lập trình) để viết code từ front-end (thiết kế luận lý) đến back-end (thiết kế vật lý).
Tống Văn Thanh tâm sự, áp lực trong phòng thí nghiệm lớn hơn học nghiên cứu sinh: "Để tạo ra con chip có thể sử dụng, tôi không được phạm phải sai sót. Nếu viết sai một dòng code, tất cả chip phải bỏ".
"Trong nghiên cứu khoa học, nếu gặp phải ‘nút thắt’, tôi có thể giải quyết từng thứ. Nhưng khi viết code chip, mỗi bước đều cẩn trọng, dù 24 tiếng tôi không được ngủ cũng phải hoàn thành chính xác", cô trải lòng.
Nhiệm vụ của người nghiên cứu chip ở Trung Quốc thời điểm hiện tại không dễ dàng, bởi mục đích hướng đến là ngành công nghệ tự chủ. Hiểu được trọng trách bản thân, cô luôn tự tin vào lĩnh vực này: "Tôi hy vọng sẽ tạo ra được những con chip hữu ích".
Với Tống Văn Thanh, được dấn thân vào công việc thiết kế chip là niềm khao khát: "Hạnh phúc hiện tại của tôi là từng bước hình thành con chip. Mỗi lần giải quyết được vấn đề, tôi thấy sảng khoái".
Khi được hỏi về dự định sắp tới, cô giãi bày: "Tôi ấp ủ 'tham vọng' góp phần giúp đất nước trở thành cường quốc tự chủ công nghệ. Do đó, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu hoặc đầu quân vào một trường đại học chuyên về lĩnh vực này. Gia nhập Huawei cũng là ước mơ của tôi".
Cô khẳng định, điều không thay đổi là sự cống hiến nhiều hơn cho đất nước và xã hội. Bởi Tống Văn Thanh quan niệm được làm những thứ ý nghĩa là mục đích sống của bản thân.
Về tương lai, cô cho biết điều gì cũng có thể xảy ra, còn ước mơ và định hướng công việc dần được hình thành rõ ràng hơn. "Tôi không có câu trả lời cụ thể cho tương lai, có lẽ thứ tôi vẫn tiếp tục là học hỏi càng nhiều càng tốt", nữ sinh nói.
Theo Sohu, NetEase
Thành tích đáng nể của nữ sinh 16 tuổi được Thủ tướng Pakistan tặng quà
Phá vỡ kỷ lục của thần đồng Anh trước đó, Mahnoor Cheema (16 tuổi) là học sinh đầu tiên hoàn thành 34 môn trong chương trình GCSE (chứng chỉ giáo dục THPT tại Anh).