Không có hồ sơ đẹp như người tiền nhiệm đến từ Pháp, nếu tính ngồi ghế lái trưởng thì HLV Kim mới chỉ có 2 năm dẫn dắt CLB Jeonbuk sau thời gian sắm vai trợ lý. Tuy nhiên, ông cũng đã gặt những thành tích đáng chú ý như giúp CLB này giành chức vô địch K-League 2021, Cúp QG Hàn Quốc 2022, cùng đội vào đến bán kết Cúp C1 châu Á...
Đáng chú ý, HLV Kim Sang Sik còn gây ấn tượng và thực hiện đúng lời hứa đội nhà sẽ chơi tấn công kiểm soát bóng đẹp mắt.
Và thực tế, năm đó CLB của tân thuyền trưởng tuyển Việt Nam ghi tới 71 bàn thắng/38 trận, cùng lúc tăng thời lượng kiểm soát bóng lên khá cao so với trước đó.
Chưa hết, Jeonbuk của HLV Kim Sang Sik chỉ để thủng lưới trung bình chưa tới 1 bàn thua mỗi trận nên có thể khẳng định rất biết cách cân bằng trong lối chơi từ tân thuyền trưởng tuyển Việt Nam.
Tuyển Việt Nam sẽ chơi như thế nào dưới thời HLV Kim Sang Sik đang là câu hỏi được quan tâm sau khi đôi bên thống nhất ký hợp đồng 2 năm.
Chẳng dễ có đáp án, nhưng nhìn từ người tiền nhiệm gần nhất là HLV Troussier rõ ràng tuyển Việt Nam không thể đá tấn công vì sự thật khá phũ phàng - năng lực chưa đủ, trừ khi gặp các đối thủ cùng khu vực có trình độ tương đồng.
Nếu thế, khả năng tuyển Việt Nam lại quay về cách chơi chắc chắn tương tự như thời HLV Park Hang Seo. Nhưng điều này rõ ràng không phù hợp với mục tiêu nâng tầm nhằm tiệm cận trình độ châu lục như mong muốn từ giới chuyên môn, người hâm mộ.
Nhìn những gì mà bóng đá Việt Nam sở hữu lúc này thực sự không dễ cho tân thuyền trưởng người Hàn Quốc có thể tạo ra điểm nhấn, sự khác biệt so các đồng nghiệp tiền nhiệm.
Ông Kim Sang Sik cần thời gian với tuyển Việt Nam, U23 Việt Nam trong việc xây dựng lối chơi. Còn trước mắt, ở giai đoạn ban đầu có lẽ sẽ trở về phương án “liệu cơm, gắp mắm” hòng chiến thắng và tạo niềm tin trước.
Sau các giải đấu không thành công gần đây, lúc này người hâm mộ cần tuyển Việt Nam, U23 Việt Nam chiến thắng hơn là những lời hứa cách mạng lối chơi hay triết lý bóng đá.
Xem Trực tiếp Thể thao đỉnh cao trên FPT Play, tại:https://fptplay.vn/
Vì vậy, muốn ngăn ngừa bạo lực, cần phải “xả van” bằng cải cách giáo dục, nhất là hành chính giáo dục để trao quyền tự chủ cho các trường về cả nội dung, phương pháp giáo dục và các hoạt động văn hóa trong trường.
Xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, phong phú, trong đó có văn hóa đọc là nền tảng, việc làm chiến lược, lâu dài. Thực tế, những ngôi trường có văn hóa đọc tốt ở Nhật ít có bạo lực học đường.
Có thể thấy các trường học ở Việt Nam hầu như đều có thư viện. Nhưng thực tế bạo lực học đường vẫn diễn ra, thậm chí ngày một nhiều hơn và mức độ các vụ việc nghiêm trọng hơn. Liệu văn hóa đọc có thực sự chống được bạo lực học đường không, thưa ông?
Nếu đến thăm các trường và nghe thuyết minh ta sẽ thấy mọi việc đều “very good”. Nhưng nếu bước chân vào thư viện ta sẽ thấy choáng vì nó quá… ngay ngắn. Các cuốn sách bìa cứng, to, dày nằm nghiêm trang trên giá; không ai đọc, không ai mượn!
Tức là có sách nhưng sách “chết”. Thư viện ngắc ngoải hoặc đã “chết lâm sàng”. Thư viện có, thủ thư có, sách có nhưng không mấy ai đọc, mấy ai mượn. Giáo viên có mượn cũng chỉ mượn sách thiết kế bài giảng, sách tham khảo soạn bài, bộ đề...
Tệ hơn, ở nhiều trường, thư viện chỉ có tấm biển và không có gì trong đó. Vài cuốn sách giáo khoa cũ phủ bụi, vài cái bàn chỏng chơ. Tôi đã đến hai, ba trường THCS không xa Hà Nội nhưng không hề có thư viện dù trường thành lập được trên 20 năm. Có một căn phòng gọi là thư viện nhưng ngó vào nó là một căn phòng bỏ hoang. Nhiều trường còn không có nhân sự phụ trách thư viện mà phó mặc cho giáo viên kiêm nhiệm...
Nếu làm một cuộc điều tra tổng thể xem giáo viên mỗi năm đọc bao nhiêu sách, đọc sách gì, học sinh mượn sách gì, đọc sách gì, tôi nghĩ kết quả sẽ làm cho tất cả chúng ta phải suy nghĩ. Tôi có số liệu do chính thủ thư một số trường cung cấp. Nhìn vào đó tôi thấy nhói lòng vì số sách học sinh mượn rất nhỏ, số học sinh đến thư viện ít không thể tin nổi.
Nếu so sánh với Nhật - nơi mỗi năm trẻ em mượn hàng trăm triệu bản sách từ thư viện công, ta sẽ thấy rất buồn, rất choáng váng. Chính vì vậy, có thể nói, văn hóa đọc ở trường học nói chung chưa có, chưa mạnh. Trong cái chung đó cũng có những trường làm tốt nhưng chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Hãy làm một phép thử, điều tra xem các trường xảy ra bạo lực học đường nghiêm trọng xem thư viện hoạt động thế nào, giáo viên, học sinh đang đọc sách gì, đọc thế nào, tôi tin sẽ có kết quả khớp với dự đoán của tôi.
Ông nhìn nhận và đánh giá việc phát triển văn hóa đọc ở các nhà trường hiện nay như thế nào?
Về cơ bản mới ở bước chập chững ban đầu. Một số trường làm được một số việc tốt. Song tổng thể chúng ta phải can đảm thừa nhận rằng còn rất yếu. Các thư viện chưa thu hút được giáo viên và học sinh. Học sinh chỉ đọc sách giáo khoa, giáo viên chỉ đọc sách tham khảo soạn bài là xu hướng chủ lưu.
Hiếm có các trường thư viện là trung tâm của các hoạt động thông tin, giáo dục. Nhiều nơi tổ chức ngày sách và văn hóa đọc nhưng mới chỉ là lễ lạt. Nhìn vào số lượng sách trong thư viện và số lượng học sinh đến thư viện là rõ. Kể cả các trường chuyên, tình hình cũng không mấy khả quan hơn.
Để chống bạo lực học đường bằng văn hóa đọc, theo ông, có cần quan tâm, “kén chọn” kỹcác loại sách?
Sách chọn vào thư viện trường học cần phải được lựa chọn kĩ dựa trên các tiêu chuẩn liên quan đến giáo dục. Như ở Nhật, Hiệp hội thư viện trường học có đặt ra tiêu chuẩn lựa chọn sách rất nghiêm ngặt, chi tiết.
Nếu vào thăm các thư viện trường học Việt Nam hiện nay và khảo sát, ta sẽ thấy có rất nhiều sách “cúng cụ” ở đây. Đó là những sách có nội dung không phù hợp với học sinh, giáo viên, hoặc không có nội dung thiết thực, vô thưởng vô phạt, thậm chí vi phạm bản quyền (xào xáo) nhưng các trường vẫn mua vì bị “gợi ý” hoặc vì chiết khấu của chúng rất cao. Vì vậy số lượng có vẻ nhiều nhưng thực ra lại không hề hữu ích.
Nên tham khảo các chuyên gia, giáo viên… để lựa chọn sách cho phù hợp. Sách cho học sinh cần đảm bảo phong phú và cân bằng. Phong phú là đầy đủ các lĩnh vực: Văn học, lịch sử, địa lý, đời sống, khoa học, triết học... Cân bằng là tỉ lệ sách học tập, khai phóng phải lớn hơn sách giải trí.
Xin cảm ơn ông!