您现在的位置是:Nhận định >>正文
Nhận định, soi kèo Al
Nhận định81人已围观
简介 Pha lê - 05/10/2023 06:03 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Moreirense, 02h30 ngày 19/4: Không được phép sẩy chân
Nhận địnhLinh Lê - 17/04/2025 16:42 Bồ Đào Nha ...
阅读更多Bạc Liêu ra mắt kênh truyền hình hỗ trợ dạy và học trực tuyến
Nhận địnhVNPT Bạc Liêu tài trợ chương trình dạy và học trực tuyến VnEdu-LMS.
Theo ông Nguyễn Chí Dũng, Giám đốc VNPT Bạc Liêu, kênh truyền hình “Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu” được phát trên nền tảng hệ thống MyTV của VNPT. Theo đó, hệ thống này tận dụng cơ sở hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin hiện có của VNPT. Đặc biệt, kênh truyền hình này giúp Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ trên cơ sở đó thực hiện việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh được tốt, thuận lợi hơn; giáo viên chủ động trong việc giảng dạy, không còn phụ thuộc vào giờ phát sóng của kênh truyền hình Bạc Liêu (BTV) như nhiều tháng qua.
Theo đó, sau khi ra mắt, kênh sẽ hoạt động thường xuyên, liên tục kể cả khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát. Đồng thời, với khả năng mở rộng sang nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng học khác nhau như phổ cập kiến thức pháp luật, kiến thức các chuyên đề khác…, giúp giáo viên, học sinh trong tỉnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa rất thuận lợi, thiết thực, bổ ích.
VNPT Bạc Liêu trao hỗ trợ ngành giáo dục 10.000 SIM điện thoại. Nhân dịp này, VNPT Bạc Liêu đã hỗ trợ ngành giáo dục Bạc Liêu 10.000 SIM (miễn phí SIM và 2 tháng cước sử dụng đầu tiên) trị giá 900 triệu đồng, kết nối trực tuyến trong quá trình học tập cho các em học sinh trong tỉnh.
Cũng theo ông Nguyễn Chí Dũng, Giám đốc VNPT Bạc Liêu, trước đó, ngày 23/11 vừa qua, được sự ủy quyền của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), đại diện lãnh đạo VNPT Bạc Liêu đã trao tặng 2.000 máy tính bảng và SIM 4G để ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Phương Dung
">...
阅读更多Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Lễ công bố quyết định Chủ tịch VNPT
Nhận địnhThay mặt lãnh đạo Bộ TT&TT, tôi xin chúc mừng đồng chí Tô Dũng Thái nhận nhiệm vụ Chủ tịch Tập đoàn VNPT. Đây là vinh dự, nhưng cũng là trách nhiệm rất nặng nề. Xin chia vui và cũng chia sẻ với đồng chí tân Chủ tịch. Tâm trạng của một người lãnh đạo có trách nhiệm khi nhận nhiệm vụ mới thì bao giờ cũng là vừa mừng vừa lo. Nhận vị trí cao hơn thì lo nhiều hơn.
Ngành viễn thông đang đi ngang mấy năm nay. Không có tăng trưởng luôn là nỗi lo lớn nhất của người đứng đầu một doanh nghiệp. Bởi lẽ, một tổ chức không tăng trưởng là một tổ chức thụt lùi, vì kinh tế vẫn tăng trưởng 6-8%. Một tổ chức không tăng trưởng là một tổ chức không đặt ra thách thức mới, không có hưng phấn khai phá một vùng đất mới, và vì vậy mà bao trùm là không khí ảm đạm.
Tạo ra không gian mới cho VNPT lúc này là thách thức lớn nhất với tân Chủ tịch. Không gian mới này lại phải đủ lớn và đủ xa để VNPT có thể đi một chặng đường dài. Không gian mới cho một tập đoàn lớn như VNPT thì không phải ngàn tỷ, cũng không phải chục ngàn tỷ, mà phải là trăm ngàn tỷ và lớn hơn. Không gian mới này cũng không phải cho 1 năm, cho 5 năm hay 10 năm mà phải dài hơn.
Không ít người đã từng nghĩ 3G là không gian mới so với 2G, 4G là không gian mới so với 3G hay sắp tới 5G là không gian mới so với 4G đối với nhà mạng. Không phải như vậy. Chiếc ô tô chạy tốc độ 100km/h và chiếc ô tô chạy 150km/h thì vẫn là chiếc ô tô thôi.
Dữ liệu là một loại tài nguyên mới, một loại đất đai mới. Canh tác trên đất đai này sẽ tạo ra giá trị. Càng nhiều dữ liệu thì càng nhiều đất đai. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con người không chỉ tiêu xài tài nguyên mà còn tạo ra tài nguyên. Vậy thì hạ tầng dữ liệu có phải một không gian mới không? Hạ tầng xử lý dữ liệu có phải không gian mới không? Cloud Computing có phải hạ tầng của nền kinh tế số không? Và nếu vậy thì nó lớn cỡ nào? Chắc chắn phải lớn hơn hạ tầng alô rồi.
Kinh tế số là sử dụng công nghệ số như một loại công cụ sản xuất mới để tạo ra sản phẩm trong mọi lĩnh vực. Mọi doanh nghiệp sẽ đều là doanh nghiệp công nghệ. Mỗi người dân cũng sẽ sử dụng công nghệ số để sáng tạo, để tạo ra sản phẩm. Vậy ai sẽ là người cung cấp các công cụ sản xuất này cho hàng triệu doanh nghiệp, hàng trăm triệu người dân? Liệu có phải doanh nghiệp viễn thông không? Không có ai đang ở vị trí tốt hơn nhà mạng để làm việc này: Cung cấp công nghệ số như là một dịch vụ. Thị trường này có lớn không? Công cụ sản xuất của một nền kinh tế thì chưa bao giờ là nhỏ cả. Nó sẽ xung quanh 10% GDP. Trong khi doanh thu của viễn thông alô và data đang chỉ xung quanh 3% GDP.
Hai ví dụ trên đây thì có thể gọi là không gian mới cho nhà mạng.
Hạ tầng số là hạ tầng chiến lược quốc gia. Hãy làm rõ khái niệm này để tìm không gian mới cho VNPT.
Một doanh nghiệp nhỏ thì ngày mai là quan trọng. Một doanh nghiệp lớn như VNPT thì 3-5-10 năm tới mới là quan trọng. Phải suy nghĩ, phải chuẩn bị, phải đầu tư cho 3-5-10 năm tới. Và đây sẽ là việc của Chủ tịch VNPT.
Một doanh nghiệp bình thường thì lợi nhuận là quan trọng. Một doanh nghiệp vĩ đại thì sau lợi nhuận là gì mới là điều quan trọng. Doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải có lợi nhuận, nhưng lợi nhuận không phải mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là thực hiện một sứ mệnh đối với đất nước, với nhân loại. Vậy sứ mệnh của VNPT là gì? Và đây cũng là việc của Chủ tịch Tập đoàn.
Doanh nghiệp nhà nước thì đầu tiên là để thực hiện chiến lược quốc gia, đi đầu, đi trước, là đầu tàu trong thực hiện chiến lược quốc gia. Thị trường thì mạnh trong ngắn hạn, nhà nước thì phải mạnh trong dài hạn. Và doanh nghiệp nhà nước là công cụ vật chất để nhà nước thực thi sức mạnh dài hạn của mình. Với VNPT thì là thực hiện chiến lược ngành TT&TT. Năm 2021 là năm ra đời các chiến lược quốc gia về: Hạ tầng số, Chính phủ số, Kinh tế số và xã hội số, An toàn thông tin, Công nghiệp công nghệ số. Xác định phần của mình trong các chiến lược quốc gia nói trên cũng là việc của Chủ tịch Tập đoàn. VNPT mà không nhận thì Chính phủ cũng sẽ giao, Bộ cũng sẽ giao. Nếu không như vậy thì VNPT đâu phải là doanh nghiệp nhà nước.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Chủ tịch và Tổng giám đốc trong một doanh nghiệp nhà nước có ý nghĩa quyết định. Hai người này có lúc là một và có lúc là hai. Họ là một khi nói đến mục tiêu chung của công ty, họ là một khi cùng vì lợi ích chung của công ty, họ là một khi đại diện cho sự đoàn kết của cả công ty. Họ là hai khi bổ sung cho nhau để làm tốt việc sản xuất kinh doanh của công ty. Chủ tịch thì tập trung vào chiến lược, vào việc tạo cơ chế mới, động lực mới, vào việc giám sát và cảnh báo sớm để bảo vệ Tổng giám đốc. Tổng giám đốc thì tập trung vào thực thi. Sự thất bại của VNPT thì luôn là trách nhiệm của cả hai. Thực thi kém luôn có trách nhiệm của Chủ tịch. Vì thực thi kém có thể do chiến lược sai, hoặc chiến lược đúng nhưng giải pháp trong chiến lược lại không phù hợp. Thực thi kém có thể do không tạo được cơ chế mới, động lực mới phù hợp để thực thi chiến lược. Thực thi kém cũng có thể do công cụ giám sát, cảnh báo không kịp thời để điều chỉnh Tổng giám đốc.
VNPT là một doanh nghiệp lớn và quan trọng của ngành TT&TT. Bộ TT&TT có trách nhiệm định hướng chiến lược cho VNPT, giao các nhiệm vụ quốc gia cho VNPT, tạo môi trường và chính sách để các doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh lành mạnh cùng phát triển. Bộ là nơi khi VNPT khó khăn gì thì tìm tới. Không chỉ vậy, VNPT phải đầu tư thoả đáng cho bộ phận nghiên cứu thể chế, chính sách, công nghệ, dịch vụ để đề xuất với Bộ TT&TT những vấn đề mới giúp cho ngành phát triển, cũng tức là giúp cho đất nước phát triển.
Đại hội XIII của Đảng đã xác định phát triển đất nước dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, công nghệ số và chuyển đổi số. Đất nước có cường thịnh hay không là phụ thuộc vào động lực này. Muốn vậy thì phải có nhân lực, nhất là lãnh đạo có kiến thức về công nghệ số và chuyển đổi số. Nguồn cán bộ này hiện đang rất khan hiếm. VNPT phải xác định là nơi cung cấp nguồn lực này cho đất nước, trong đo có cả cán bộ quản lý, lãnh đạo. Khi có yêu cầu là lên đường, như vừa qua đã có 1 đồng chí của VNPT về làm giám đốc sở TT&TT của tỉnh.
Muốn có cán bộ giỏi thì lãnh đạo VNPT phải nghĩ ra việc khó và giao cho nhân viên. Qua đó họ sẽ trưởng thành lên. Việc trung bình thì tạo ra người trung bình, việc khó thì tạo ra người giỏi, việc vĩ đại thì tạo ra người vĩ đại. VNPT hãy gọi tên những việc vĩ đại của đất nước, của ngành, của VNPT và hướng nhân viên của mình vào đó. Việc khó và thách thức chính là cái nôi để đào tạo nhân viên thành những nhà quản lý, lãnh đạo xuất sắc.
Anh Thái - Chủ tịch, anh Liêm - Tổng giám đốc có ít thì cũng phải một nhiệm kỳ làm lãnh đạo VNPT. Hãy theo công thức 1-3-5. Mỗi năm một dự án quan trọng, qua 5 năm là có 5 công trình quan trọng làm nền tảng phát triển VNPT. Trung bình 2 năm một dự án lớn để qua 5 năm là có 3 công trình lớn tạo ra sự thay đổi đột phá cho VNPT. 5 năm thì phải có một dự án để đời thay đổi toàn diện và căn bản VNPT. Sau 5 năm, VNPT phải có một diện mạo mới, với các không gian tăng trưởng mới, để alô không còn là nghề chính của VNPT nữa. Ngành của chúng ta đang thay đổi nhanh, rất nhanh, công thức 1-3-5 là hoàn toàn khả thi với VNPT.
Cán bộ lãnh đạo cấp cao nhất của VNPT đã được kiện toàn. Bây giờ là hành động và tạo ra kết quả. Nếu 1 năm, 2 năm, 3 năm và 5 năm tới mà VNPT không có sự thay đổi căn bản thì tức là việc bổ nhiệm anh Huỳnh Quang Liêm hồi tháng 7/2021 và anh Tô Dũng Thái ngày hôm nay là thất bại của công tác cán bộ. Và trong đó có trách nhiệm của anh Phạm Đức Long, trước đây là Chủ tịch VNPT và bây giờ là Thứ trưởng Bộ TT&TT, đã đề xuất nhân sự, của anh Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn nhà nước đã lựa chọn và đề xuất, và của cả tôi nữa, với tư cách là Bộ trưởng của ngành TT&TT khi được tham vấn về lãnh đạo VNPT. Vậy là anh Thái, anh Liêm bây giờ trách nhiệm là rất cao vì đang cầm trong tay mình uy tín của chúng tôi.
Tôi chúc anh Tô Dũng Thái, anh Huỳnh Quang Liêm và toàn bộ VNPT đoàn kết, đồng lòng, nhiều sức khoẻ, niềm vui và thành công, đưa VNPT thành một công ty vĩ đại, góp phần to lớn vào công cuộc chuyển đổi số của đất nước, chuyển đổi Việt Nam thành một quốc gia số. Qui mô của VNPT sau 5 năm nữa ít nhất phải gấp đôi, tức là phải tăng trưởng 15%/năm. Đất nước muốn đạt mục tiêu do Đại hội XIII đặt ra thì phải tăng trưởng 7-7,5%/năm. Mà ngành ta là hạ tầng thì bao giờ cũng phải đi trước và tăng trưởng ít nhất gấp đôi tăng trưởng GDP.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí!
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu về chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số
VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 sáng 6/12 vừa qua.
">...
阅读更多
热门文章
- Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Newcastle, 23h30 ngày 19/4
- Sao Hàn ngày 23/3: Jennie (BLACKPINK) bị mỉa mai vì biệt danh 'cây Chanel sống'
- Tin sao Việt 22/3: Hồng Ngọc viết thư ‘thương nhớ’ Đàm Vĩnh Hưng
- Tốt nghiệp 98% sao phải miễn thi 20%?
- Nhận định, soi kèo Gimcheon Sangmu vs Daejeon, 14h30 ngày 19/4: Kỳ phùng địch thủ
- Apple áp dụng các chính sách bảo hành mới tại Việt Nam
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Monza vs Napoli, 23h00 ngày 19/4: Thắng vì ngôi đầu
-
Chết trong giờ học bơi 3 ngày trước sinh nhật
-
Số hộ gia đình tại Lạng Sơn có cửa hàng số trên các sàn Postmart, Vỏ Sò đã tăng tới 109 lần sau 4 tháng.
Thông tin về kết quả triển khai phát triển kinh tế số tại Lạng Sơn, ông Nguyễn Khắc Lịch, Giám đốc Sở TT&TT cho biết, tính đến cuối tháng 11, đã có 109.550 hộ có cửa hàng số trên các sàn Postmart và Vỏ Sò, tăng 109 lần so với thời điểm phát động; 89.817 hộ có tài khoản thanh toán điện tử, tăng 298 lần so với thời điểm phát động.
Cũng đến hết tháng 11, Lạng Sơn đã phát triển được 6.415 hộ gia đình có hàng hóa, nông sản được bán nhiều. Đây là lực lượng đầu tàu trong phát triển kinh tế số tại địa phương. Lực lượng nòng cốt - Tổ công nghệ cộng đồng cũng được phát triển mạnh, với 1.596 tổ và tổng số 5.822 người, mỗi tổ có từ 3 người trở lên gồm trưởng thôn và 2 người biết công nghệ, say mê cái mới.
Đặc biệt, doanh thu của các gia đình đã tăng mạnh nhờ triển khai phương thức kinh doanh mới – qua sàn thương mại điện tử, với tổng số 21.395 đơn hàng và doanh thu tăng từ 30 triệu đồng thời điểm phát động lên đạt khoảng 6 tỷ đồng, tăng 181 lần.
3 chiến lược giúp Lạng Sơn “phủ” cửa hàng số tới hơn 55% hộ gia đình
Chia sẻ kinh nghiệm và cách làm khác biệt của Lạng Sơn, Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Khắc Lịch cho hay, để đạt được kết quả trên, tỉnh đã gắn phát triển kinh tế số, cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử với 3 chiến lược: vết dầu loang, đầu tàu và lực lượng nòng cốt hay còn gọi là Tổ công nghệ cộng đồng.
Với chiến lược vết dầu loang, theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Lạng Sơn đã hoàn thành sớm chỉ tiêu có 50% số hộ gia đình có cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử được đề ra trong Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy. Hiện trên toàn tỉnh, tỷ lệ hộ gia đình có cửa hàng số trên các sàn thương mại điện tử Postmart, Vỏ Sò đã đạt trên 55%.
“Thực tế không phải lúc nào cũng có hộ gia đình tại Lạng Sơn có hàng để bán hay muốn mua hàng. Chúng tôi suy nghĩ rằng, có 10% hộ gia đình thường xuyên có hàng để bán và có mua hàng, họ sẽ là những “đầu tầu” kéo toàn bộ đoàn tầu kinh tế số. Đây là lực lượng phải tập trung để hỗ trợ”, người đứng đầu Sở TT&TT Lạng Sơn chia sẻ.
Tại Lạng Sơn, các Tổ công nghệ cộng đồng sẽ là lực lượng trực tiếp triển khai phát triển cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử, sau khi được các doanh nghiệp đào tạo, tập huấn. Đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng nòng cốt hay còn gọi là Tổ công nghệ cộng đồng, ông Nguyễn Khắc Lịch cho biết, ngay từ cấp cơ sở, mỗi xã, thôn sẽ có quyết định thành lập các Tổ công nghệ cộng đồng với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Lực lượng này được Bưu điện và Viettel Post Lạng Sơn tập trung đào tạo, tập huấn, hướng dẫn để sau đó sẽ triển khai đi hướng dẫn, phát triển các cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử cho các hộ gia đình tại địa bàn thôn, bản, xã.
“Lạng Sơn dựa trên kinh nghiệm rất thành công trong phòng chống dịch là Tổ Covid cộng đồng, chúng tôi đưa ra mô hình Tổ công nghệ công đồng. Cho đến nay chúng tôi thành lập được 1.596 tổ với 5.822 người, với lực lượng Tổ trưởng là các Trưởng thôn, Trưởng bản, cộng với tối thiểu 2 người trong thôn, bản đó biết công nghệ và say mê cái mới”, ông Nguyễn Khắc Lịch thông tin thêm.
Đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn cũng kiến nghị Bộ TT&TT xem xét nhân rộng mô hình phát triển kinh tế số nông nghiệp nông thôn trên toàn quốc để góp phần phát triển kinh tế xã hội, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.
Cụ thể, theo khuyến nghị của Lạng Sơn, chính quyền địa phương các cấp trong quá trình phát triển kinh tế số cần đảm bảo 3 chiến lược vết dầu loang, đầu tàu, lực lượng nòng cốt – Tổ công nghệ cộng đồng và 4 chỉ tiêu cụ thể về hộ gia đình có cửa hàng số, hộ gia đình có tài khoản thanh toán điện tử; số hộ gia đình đầu tàu và phát triển lực lượng nòng cốt - Tổ công nghệ cộng đồng.
Vân Anh
Phát triển kinh tế số tạo cơ hội lớn cho tỉnh miền núi Lạng Sơn vươn lên
Trong lễ ra quân phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh này, ông Hồ Tiến Thiệu nhấn mạnh, phát triển kinh tế số trong thời điểm hiện nay là cơ hội to lớn để tỉnh phát triển.
" alt="3 chiến lược giúp Lạng Sơn “phủ” cửa hàng số tới hơn 55% hộ gia đình">3 chiến lược giúp Lạng Sơn “phủ” cửa hàng số tới hơn 55% hộ gia đình
-
Nguyễn Quốc Toàn, con trai của bà Tư Hường, chủ của Tập đoàn Hoàn Cầu và ngân hàng Nam Á là một doanh nhân có sức ảnh hưởng rất lớn nhưng rất kín tiếng. Tháng 8/2011, làng giải trí Việt xôn xao khi ông kết hôn với Á hậu Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2008 - Dương Trương Thiên Lý kém mình 27 tuổi.
Song song với việc nắm giữ nhiều công ty lớn, ông Nguyễn Quốc Toàn còn sở hữu nhiều khu resort, bất động sản quy mô ở Nha Trang. Đám cưới của cả hai không hề có sự xuất hiện của báo giới. Sau khi lập gia đình, Dương Trương Thiên Lý rời khỏi ngành giải trí để tập trung chăm sóc gia đình. Dương Trương Thiên Lý sinh năm 1989 tại Đồng Tháp. Năm 2008, cô gây chú ý khi trở thành Á hậu tại Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Ngoài sở hữu gương mặt xinh đẹp, vóc dáng hài hòa, Dương Trương Thiên Lý còn được đánh giá cao khi có lý lịch tốt với bố làm giảng viên đại học, mẹ làm bác sĩ. Bên cạnh đó, cô còn là người đẹp biết nhiều tiếng ngoại ngữ như: Anh, Pháp...
Á hậu Thiên Lý từng chia sẻ, cô rất hạnh phúc sau khi lấy chồng lớn tuổi. Người đẹp cho biết: "Chúng tôi đến với nhau không có ép buộc. Tôi nhận ra vợ chồng đúng là duyên nợ, vì nặng nợ nên mới ở với nhau chứ không phải là người khác. Ở độ tuổi tuổi 30, Dương Trương Thiên Lý đã là bà mẹ 2 con và có cuộc sống giàu có, nhiều người phải ao ước. Ngoài ra, cô và ông xã cũng hạn chế chụp hình chung hay sánh đôi trong các sự kiện giải trí. Chỉ các hoạt động của "Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam" và sự kiện thuộc phạm vi công ty, chồng đại gia của Dương Trương Thiên Lý mới lộ diện. Hiện nay, Thiên Lý cũng là người phụ nữ quyền lực của showbiz khi đứng ra tổ chức "Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam" và cử đại diện đi thi quốc tế. Ngoài ra, bà Tư Hường cùng có một người cháu nội được nhiều người biết đến là doanh nhân giàu có John Tuấn Nguyễn. Anh sinh năm 1987 là cháu trai của doanh nhân Nguyễn Quốc Toàn, chồng á hậu Dương Trương Thiên Lý. Chia sẻ về bà nội, chồng Lan Khuê tâm sự luôn coi bà là hình mẫu sống trong cuộc đời. John Tuấn Nguyễn nhiều lần khẳng định sẽ phát huy truyền thống cùng cơ ngơi của gia đình. John Tuấn Nguyễn từng sống và theo học ở Canada nhiều năm trước khi trở về Việt Nam lập nghiệp vào năm 2007. Ngoài 20 tuổi, anh đã đảm đương các vị trí quản lý tại công ty gia đình. Anh hiện là chủ một resort lớn ở Nha Trang, quản lý chuỗi lounge và kiêm luôn vai trò Phó chủ tịch Hiệp hội quảng bá du lịch Nha Trang. John Tuấn Nguyễn gây chú ý khi là ông xã của Lan Khuê, một trong những người đẹp nổi tiếng của showbiz. Cả hai tổ chức đám cưới vào đầu tháng 10/2018.
Lan Khuê từng đăng quang Siêu mẫu Việt Nam 2013, Hoa khôi Áo dài 2014. Người đẹp sinh năm 1992 đại diện Việt Nam tham gia Miss World 2015 và vào Top 11 chung cuộc nhờ sự bình chọn của khán giả. Sau đó, Lan Khuê đảm nhận vai trò huấn luyện viên The Face 2016 - 2017 và The Look 2017. Năm 2018, cô trở lại làm host chương trình Siêu mẫu Việt Nam. Đám cưới của Lan Khuê cũng gây xôn xao thời điểm đó khi ông xã của cô là một doanh nhân giàu có.
Ngoài ra, ông xã Lan Khuê còn là người có tầm ảnh hưởng trong giới showbiz. Năm 2008, anh góp phần đưa cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 về Việt Nam. Năm 2015, anh giữ ghế Phó trưởng ban tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015, năm Phạm Hương đăng quang. Anh cũng chính là người bỏ vốn đầu tư sản xuất game show hẹn hò The Bachelor Việt Nam.
Thời gian đầu mới về nhà chồng, Lan Khuê khá kín tiếng chuyện đời tư. Tuy nhiên gần đây cô dần để lộ cuộc sống như "bà hoàng" khi trở thành bà xã của một đại gia giàu có. Cụ thể, người đẹp gây chú ý khi đăng tải hình ảnh sống trong biệt thự hoành tráng. Lan Khuê cũng thường xuyên sử dụng hàng hiệu đắt tiền khi xuất hiện trong các sự kiện giải trí và cả cuộc sống đời thường. Hiện tại, cuộc sống giàu có, hạnh phúc của Lan Khuê đang là niềm ước ao của rất nhiều người đẹp trong làng giải trí.
T.N
Hôn lễ như cổ tích của Lan Khuê và cháu nội đại gia Tư Hường
Hôm nay (4/10), đám cưới của Lan Khuê và bạn trai doanh nhân John Tuấn Nguyễn đã chính thức diễn ra với sự góp mặt của đông đảo nghệ sĩ hàng đầu showbiz Việt.
" alt="Chân dung hai đại gia con cháu bà Tư Hường, chồng hai mỹ nhân nổi tiếng">Chân dung hai đại gia con cháu bà Tư Hường, chồng hai mỹ nhân nổi tiếng
-
Nhận định, soi kèo Union Berlin vs Stuttgart, 23h30 ngày 19/4: Thay đổi lịch sử
-
Dùng hai chữ “bình yên” để nói về mình - Vắng bóng trong làng giải trí đã lâu, cảm giác của chị thế nào khi trở lại cùng con gái thời gian qua?
Tôi thấy mọi thứ giờ khác trước nhiều lắm. Tôi nhớ và hồi tưởng rất nhiều về ánh đèn sân khấu, về không khí làm nghệ thuật của những năm tháng xưa. Đối với tôi, việc là người của công chúng không phải là "nợ" mà là "diễm phúc". Đến giờ ngọn lửa nghề vẫn cháy âm ỉ trong tôi, chỉ khác là tâm thế làm nghề của tôi ít nhiều đã khác.
Niềm vui của tôi giờ đây là được bên con, ủng hộ chia sẻ mọi việc trong cuộc sống và nghệ thuật. Đôi khi tập trung vào con, tôi cũng quên mất mình từng là một người nổi tiếng nhận được nhiều sự chú ý.
Thanh Xuân đăng quang Hoa hậu điện ảnh năm 1992. Sở hữu vẻ đẹp lai với đôi mắt to, sóng mũi thanh thoát, chị trở thành một trong những cái tên ăn khách trên thị trường điện ảnh, thời trang thập niên 1990. - Những năm tháng rời xa nghệ thuật, cuộc sống của chị nơi đất khách có gì thay đổi?
Cuộc sống của tôi xoay quanh ngôi nhà đầy hoa với căn bếp, cùng công việc của một nội trợ chăm chồng yêu con. Tôi cũng bỏ đi cái danh vị mà nơi quê hương bao người gọi để tập làm quen với vai trò người phụ nữ bình thường.
Hơn 20 năm, tôi tự học hỏi mọi thứ để làm thế nào giáo dục thật tốt cho hai người con. Đến giờ khi các con đã lớn tôi tự thấy mình đã thoải mái và hạnh phúc vì cả thanh xuân đã dành cho chúng.
Tất nhiên mỗi gia đình sẽ có những câu chuyện khác nhau. Dù vậy, tôi vẫn luôn cố gắng để mọi thứ không quá xáo trộn mà ảnh hưởng đến cuộc sống. Thay đổi lớn hay nhỏ cũng tùy thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người. Còn hiện tại tôi chỉ dùng hai chữ “bình yên” để nói về mình.
- Thời điểm ngừng hoạt động, Thanh Xuân là tên tuổi lớn, được gọi là “Nữ hoàng ảnh lịch” với mức cát-xê rất cao. Lý do gì để chị chấp nhận từ bỏ hào quang từ rất sớm như thế?
Phụ nữ Việt đa số người nào cũng chọn hy sinh cho gia đình, tôi cũng không ngoại lệ. Tôi quan niệm dù ở đỉnh vinh quang nào thì điều quan trọng vẫn là một tổ ấm. Kể cả cuộc hôn nhân đến cuối đường hay ngừng ở giữa đoạn đường thì tôi vẫn hy sinh vì đó là đức tính của tôi.
Tôi thích mỗi sáng thức dậy, được thấy con, chăm lo cho con đến trường. Chiều về cả gia đình lại quây quần, sum họp. Cứ thế, thời gian cứ cuốn mình đi và cho tôi có những trải nghiệm quý báu về vai trò của người đàn bà trong tổ ấm nhỏ.
Thỉnh thoảng tôi vẫn hay mở những đồ lưu niệm một thời của mình ra xem. Thực ra khán giả thời nào cũng trân trọng nghệ sĩ cả. Thời xưa không có máy móc, thiết bị hiện đại thì họ cũng có cách khác để bày tỏ tình cảm cho nghệ sĩ. Có người đứng trước cổng nhà hát Thành phố để tặng hoa, xin chữ ký hay gửi những lá thư tay cho tôi.
Hay khi giải nghệ, tôi cũng một vài lần gặp lại khán giả của mình. Họ đều bằng hoặc lớn tuổi hơn tôi. Tôi nghĩ 20 mấy năm tuổi trẻ để bây giờ còn ngồi đây và được phỏng vấn, được mọi người quan tâm cũng đã là một sự may mắn.
Hoa hậu một thời vẫn giữ được nhan sắc rạng rỡ sau hơn 20 năm. - Ở vị trí nội trợ, quanh quẩn trong căn bếp liệu có dễ dàng để chị quên được hào quang của mình?
Cũng một đôi lần tôi dự tính quay lại, đó là thời điểm sau khi sinh con gái đầu lòng. Nhưng suy cho cùng bản năng người mẹ luôn muốn chu toàn cho con. Dù nghệ thuật là niềm đam mê từ bé, trong tôi quan niệm, gia đình phải vững, con cái phải tự lập được, tôi mới dành thời gian cho mình.
Nói cách khác, con đường mình đã chọn, cho dù đúng hay sai tôi vẫn phải đi. Có thể là sai lầm đó, thất bại đó, song đến cuối cùng nó vẫn cho chúng ta nhiều kinh nghiệm, giá trị sống cho hôn nhân và xã hội.
Nếu nói có sự nuối tiếc thì bây giờ tôi cũng đã được đền đáp xứng đáng là sự trưởng thành của hai con và sự tiếp nối đam mê của con gái Katleen. Những gì dang dở của mình ngày trước, hôm nay Katleen sẽ có thể thay mình thực hiện.
Tôi luôn nhẫn nhịn để giữ gia đình êm ấm
- Cô con gái của chị Katleen Phan Võ thời gian qua gây chú ý với hình ảnh “đả nữ” và sắp tới là vai chính đầu tay trong dự án “Lật mặt 4”. Bản thân chị kỳ vọng điều gì ở con?
Con gái Katleen từ trước đến nay được gia đình định hướng theo ngành luật như bố. Thế nên ngày đầu tiên khi nghe con gái bày tỏ ý định về nước hoạt động nghệ thuật, tôi khá bất ngờ.
Tôi từng khuyên con rằng nghệ thuật thời nào cũng thế, không phải dễ dàng để chinh phục được khán giả. Dù vậy, bé vẫn kiên trì với ý định của mình. Khi nhận ra quyết tâm của con, tôi và bố bé cũng chấp nhận và để bé về Việt Nam thử sức.
Tôi cũng không kỳ vọng hay định hướng con vì làm như thế là vô tình tạo cho con áp lực. Tôi chỉ mong con gái “chân cứng đá mềm”, bản lĩnh và đủ tỉnh táo trên con đường bé chọn sắp tới.
Lần trở lại với con trong bộ ảnh vừa qua, tôi xem đó như một cách hỗ trợ tinh thần cho Kat để bé có thêm động lực. Tôi cũng đang sắp xếp ở lại Việt Nam ít hôm để hôm ra mắt phim có thể đến ủng hộ Katleen.
Thanh Xuân thấy an ủi bởi dù đã giải nghệ nhiều năm vẫn được quan tâm. Chị kỳ vọng có thể nhường hết hào quang cho con gái, để con có thể vững bước trên con đường nghệ thuật. - Môi trường showbiz luôn phù phiếm và phức tạp với không ít người trẻ, một người đẹp nổi danh từ rất sớm như chị có những căn dặn gì khi con bước chân theo nghề của mình?
Nghệ thuật mỗi thời luôn có sự khác biệt.Với con bây giờ tôi cũng không cần căn dặn điều gì, vì con luôn muốn gia đình vui hãnh điện và hạnh phúc nên dù làm việc gì hay chọn con đường nào để đi, thì luôn làm tốt việc đó bằng sự nhiệt huyết và có trách nhiệm.
Có thể mới bắt đầu Katleen sẽ bị áp lực vì là “con hoa hậu Thanh Xuân” hay “con chưởng môn phái Nam Anh”, nhưng sau đó tôi tin bé sẽ tự có cách để chứng tỏ năng lực của mình theo thời gian. Việc con đi trên hoa hồng hay sỏi đã thì tự bé phải ý thức được để cố gắng thích nghi, thay đổi theo sự việc cho phù hợp, Tôi tin con gái mình ở mỗi thời điểm sẽ đủ sự khôn khéo để nhận thức, những gì cần làm, những gì không nên làm.
Trong cuộc sống hàng ngày, tôi xem hai con như bạn của mình. Tôi tư vấn tình cảm cho con và ngược lại các con cũng tư vấn tình cảm ngược cho mẹ chúng. Tôi quan niệm người mẹ không thể ôm khư khư vị trí phía trên để rồi áp đặt hay định hướng gay gắt những điều chúng không muốn
- Hoa hậu, người đẹp từ xưa đến nay vẫn được mặc định đi cùng với đại gia. Trong khi Thanh Xuân lại chọn người chồng theo nghiệp võ. Để có lựa chọn này, có bao giờ chị đắn đo với quyết định của mình?
Nhiều người cho rằng, tôi còn trẻ quá nên nông nổi. Nhưng tôi không nghĩ mình nông nổi. Bây giờ có quay ngược thời gian, cho tôi được phép chọn lại một lần nữa, tôi vẫn chọn như thế. Tất cả âu cũng đều do duyên số ở từng giai đoạn.
Còn việc quan điểm người đẹp đi đôi với đại gia. Tôi thấy nghĩ thế cũng hơi oan uổng cho người đẹp. Chưa chắc người phụ nữ đẹp thích giàu có, đôi khi có những người phụ nữ bình thường lại thích thì sao? Thực tế cuộc sống của một người mang danh Hoa hậu tôi đơn giản, bình dị lắm. Và tôi tin một số những cô cô gái đã và đang đội chiếc vương miện cũng thế thôi. Quan trọng là tình yêu đến với nhau có hạnh phúc hay không. Còn nếu không hạnh phúc thì cũng nên tạo cho nhau một cơ hội để cùng có một cuộc sống thanh thản, nhẹ nhàng hơn.
Con gái Hoa hậu Thanh Xuân - Katleen Phan Võ được nhận xét thừa hưởng nét đẹp sắc sảo của mẹ. - Chị và chồng - một người đẹp showbiz, một người dân võ - hai thế giới trái ngược nhau. Chị hẳn cũng gặp không ít áp lực?
Ở bất cứ gia đình nào thì tất cả muốn mọi thứ luôn có sự êm ấm thì đều là từ người phụ nữ. Như bạn đã nói thường dân võ sẽ gia trưởng, truyền thống, nghiêm khắc thì người nhịn nhường tất nhiên phải là người còn lại.
Chuyện vợ chồng nhường nhịn nhau, tôi không cho đó là trách nhiệm mà phải là sự tự nguyện từ hai phía. Về phía mình, tôi luôn quan niệm “Thuyền theo lái, gái theo chồng”. Thế nên dù biết tính nết trái ngược nhưng trong thời điểm đó tôi đã nhịn, chung quy cũng từ suy nghĩ cho cuộc sống: "giữ gia đình êm ấm".
- Chị có nghĩ sẽ trở lại nếu nhận được lời mời tham gia nghệ thuật?
Thực ra tôi quay trở lại trước mắt chỉ để hỗ trợ tinh thần của Katleen. Còn việc có quay trở lại nghề hay không, nếu quả thật nhận được lời mời và bản thân thấy thích hợp, lúc đó tôi sẽ lựa chọn. Tôi cũng không mong quay trở lại để được nổi tiếng, vì lúc tôi tạm ngưng hoạt động nghệ thuật là tôi đã xác định được điều chính yếu của đời mình.
Tuấn Chiêu
Ảnh: Trang HoàngMỹ nhân 'vạn người mê' hơn 20 năm trước
Thập niên 1990, khán giả hẳn không quên được gương mặt khả ái của người đẹp Thanh Xuân. Tuy đoạt được giải thưởng lớn về điện ảnh, nhưng Thanh Xuân lại nổi bật trong lĩnh vực thời trang.
" alt="“Nữ hoàng ảnh lịch” Thanh Xuân: Luôn nhẫn nhịn trong hôn nhân với chưởng môn phái Vịnh Xuân Nam Anh">“Nữ hoàng ảnh lịch” Thanh Xuân: Luôn nhẫn nhịn trong hôn nhân với chưởng môn phái Vịnh Xuân Nam Anh