游客发表
Người dân yêu thích sự tiện lợi và giá cả minh bạch mà các dịch vụ này mang lại. Tuy nhiên,ôngquảnđượcthìcấphim sex hấp dẫn các tài xế xe ôm truyền thống cảm thấy bị ảnh hưởng nặng nề. Họ không thể cạnh tranh về giá và tốc độ phục vụ.
Lúc đó, nhiều thành phố bắt đầu lên tiếng về việc cần có biện pháp "quản" xe ôm công nghệ. Thay vì tìm giải pháp cân bằng giữa các mô hình kinh doanh, một số ý kiến đề xuất hạn chế hoặc cấm hoạt động với xe công nghệ. Họ cho rằng, nếu không quản lý được sự gia tăng của mô hình này, thì tốt hơn là cấm nó để bảo vệ những lợi ích đã tồn tại từ trước.
Đúng là trong một khoảng thời gian, tại một số địa phương, có nhiều lệnh cấm tạm thời và hạn chế giờ hoạt động của xe ôm công nghệ. Tuy nhiên, những mệnh lệnh này gặp phản ứng mạnh mẽ từ người dân. Họ cho rằng cấm đoán không giúp giải quyết gốc rễ vấn đề, mà chỉ làm hạn chế quyền lợi của người tiêu dùng.
Thay vì giải quyết được tình trạng xung đột giữa xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ, các lệnh cấm làm gia tăng sự bức xúc, tạo nên các cuộc phản đối của giới tài xế công nghệ. Cùng lúc đó, thị trường ngầm bắt đầu nở rộ, xe công nghệ hoạt động chui. Rủi ro về an toàn giao thông tăng lên vì các tài xế phải liên tục đánh võng, lẩn tránh cơ quan chức năng.
Cuối cùng, các thành phố phải điều chỉnh lại chính sách. Thay vì cấm đoán, họ đưa ra quy định mới, buộc các ứng dụng phải đăng ký kinh doanh, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc đóng thuế và đảm bảo quyền lợi cho cả tài xế và khách hàng. Việc tìm ra sự cân bằng giữa mô hình xe ôm truyền thống và công nghệ đã giúp giải quyết mâu thuẫn, giữ được sự phát triển ổn định mà không cần dùng đến biện pháp cực đoan "không quản được thì cấm".
Kinh nghiệm cay đắng về chuyện "không quản được thì cấm" có ở nhiều nơi trên thế giới.
Ví dụ nổi tiếng là Thời kỳ Cấm rượu (Prohibition Era) ở Mỹ từ năm 1920 đến 1933. Chính phủ Mỹ khi đó ban hành Tu chính án thứ 18, cấm sản xuất, vận chuyển và buôn bán đồ uống có cồn trên toàn quốc. Mục tiêu của chính sách này là giảm thiểu tệ nạn xã hội liên quan đến rượu, như bạo lực gia đình, tội phạm, và lạm dụng chất cồn. Ban đầu, chính sách được nhiều người ủng hộ, nhưng không lâu sau đó, những tác động tiêu cực bắt đầu bộc lộ.
Thị trường ngầm phát triển mạnh mẽ. Dù rượu bị cấm, nhu cầu của người dân vẫn còn. Các băng nhóm tội phạm bắt đầu buôn lậu và sản xuất rượu lậu, hình thành nên những tổ chức như băng nhóm Al Capone. Những quán rượu lậu mọc lên khắp nơi, gọi là "speakeasy", nơi người ta uống rượu trong bí mật.
Tội phạm không giảm mà còn tăng lên. Các băng nhóm đấu đá nhau, gây ra hàng loạt vụ thanh toán bạo lực.
Rượu được sản xuất trong điều kiện không hợp vệ sinh, không được kiểm soát, dẫn đến chất lượng kém. Hàng nghìn người chết hoặc nhập viện do uống phải rượu độc hại.
Sau 13 năm thử nghiệm, chính phủ Mỹ nhận ra lệnh cấm rượu thất bại thảm hại. Tu chính án thứ 21, ban hành vào năm 1933, bãi bỏ lệnh cấm rượu. Mỹ thay đổi chiến lược, chuyển sang quản lý, đánh thuế và kiểm soát việc sản xuất và tiêu thụ rượu một cách hợp pháp.
Liên Xô dưới thời của Mikhail Gorbachev vào giữa thập niên 1980 cũng thực hiện một chiến dịch mạnh mẽ chống lại tiêu thụ rượu. Một loạt biện pháp hạn chế và cấm đoán rượu được triển khai. Sản xuất rượu bị cắt giảm mạnh mẽ, các cửa hàng bán rượu bị đóng cửa, và giờ bán rượu bị giới hạn. Nhà nước thực hiện các chiến dịch tuyên truyền lớn, khuyến khích người dân giảm tiêu thụ rượu và sống lành mạnh.
Cuối cùng, tương tự ở Mỹ, chính sách này cũng khiến thị trường chợ đen và rượu lậu phát triển mạnh mẽ. Người dân bắt đầu tự nấu hoặc mua rượu không rõ nguồn gốc, dẫn đến tình trạng ngộ độc và tử vong do rượu kém chất lượng.
Rượu, đặc biệt là vodka, là một trong những nguồn thu thuế quan trọng của Liên Xô. Việc cắt giảm sản xuất và tiêu thụ rượu gây ra thất thu lớn cho ngân sách, làm trầm trọng thêm các vấn đề tài chính của đất nước trong thời kỳ cải tổ (perestroika).
Cuối cùng, đến cuối thập niên 1980, Gorbachev phải giảm dần các biện pháp cấm rượu. Chiến dịch chống rượu thất bại do không giải quyết được vấn đề cốt lõi và lại tạo ra những hệ lụy tiêu cực cho xã hội và nền kinh tế.
Những ví dụ nói trên đều cho thấy tư duy "không quản được thì cấm" là lợi bất cập hại. Nhưng chính quyền nhiều nước, và nhà quản lý ở nhiều cấp vẫn thường chọn "cấm đoán" vì đây là giải pháp dễ dàng, nhẹ việc cho nhà chức trách, đẩy phần thiệt hại về phía doanh nghiệp hoặc người dân. Tư duy làm chính sách này khá phổ biến và có thể tìm thấy trong mọi lĩnh vực ở Việt Nam, mà câu chuyện về xe ôm công nghệ trên chỉ là một ví dụ.
Mới đây, trong bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu ra một số yêu cầu để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, đầu tiên là đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp. Trong đó phải từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm" trong quản lý và xây dựng pháp luật. Thay vì áp dụng các biện pháp cứng nhắc, việc xây dựng pháp luật phải theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để khơi thông nguồn lực và tháo gỡ các điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội. Điều này giúp tránh những hệ quả tiêu cực khi các quy định cấm đoán quá mức gây cản trở sự phát triển của xã hội.
Đổi mới tư duy trong lập pháp là cần thiết để đảm bảo luật pháp không chỉ phục vụ cho việc quản lý, mà còn phải hỗ trợ phát triển đất nước. Thay vì đưa ra các quy định "tiện cho việc quản lý", cần tạo điều kiện để các địa phương và cơ quan chức năng có thể áp dụng hiệu quả và thúc đẩy sáng tạo.
Từ bỏ được tư duy "không quản được thì cấm" trong lập pháp và quản lý tức là tháo gỡ được một "điểm nghẽn", mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. Thay vì cấm đoán, tập trung vào tìm kiếm các giải pháp quản lý khoa học và hiệu quả sẽ khơi dậy tiềm năng sáng tạo và phát triển kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ, dịch vụ và nông nghiệp.
Điều này cũng giúp giảm thiểu thị trường ngầm và các hành vi vi phạm pháp luật do sự kiểm soát không phù hợp.
Nguyễn Sĩ Dũng
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接