当前位置:首页 > Kinh doanh

Những mảnh ghép cuộc đời Stephen Hawking qua phim The Theory of Everything

> Hình ảnh thiên tài khoa học Stephen Hawking trên màn bạc

Eddie Redmayne trong vai giáo sư Stephen Hawking hồi còn trẻ (ở bên trái) trong phim "Theữngmảnhghépcuộcđờmu vs mc Theory of Everything"

May mắn thay, "The Theory of Everything" (Thuyết vạn vật) lại là một bộ phim điện ảnh đại chúng, dù mang hơi hướng tiểu sử và lãng mạn nhưng đây vẫn là một bộ phim về nhà khoa học này mà ai cũng có thể xem, thay vì chỉ dành cho những người yêu khoa học như nhiều tác phẩm khác liên quan tới ông.

Với những gì đã thể hiện trên màn ảnh, có thể nói giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất năm 2015 của Eddie Redmayne cho vai diễn nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking là hoàn toàn xứng đáng. Trong phim, các cử chỉ biểu cảm trên khuôn mặt cũng như bước chân lê lết và giọng nói khó khăn của Hawking đều được Redmayne thể hiện xuất sắc, nhập vai như "lên đồng", đến mức nhiều người cho rằng các vai diễn sau đó của anh ở các bộ phim khác vẫn chưa vượt qua được cái bóng của "Stephen Hawking".

Dưới đây là một vài cột mốc đáng nhớ của cuộc đời cố giáo sư vật lý và khoa học vũ trụ kiệt xuất này trong bộ phim "The Theory of Everything" (tựa Việt: Thuyết yêu thương).

Phim mở đầu với giai đoạn tuổi trẻ đầy năng lượng của Stephen Hawking (do diễn viên trẻ Eddie Redmayne vào vai), khi cậu cùng các bạn học của mình rong ruổi khắp khuôn viên đại học trên chiếc xe đạp của mình. Trong một dịp tình cờ gặp gỡ Jane Wilde (diễn viên Felicity Jones) - cô bạn của em gái mình, trái tim nhà vật lý tương lai bị lỗi nhịp. Cũng như bao chàng trai trẻ khác, anh đã tìm mọi cách để tiếp cận và chinh phục cô dù cô là một cô gái sùng đạo - khác hẳn với "tôn giáo" của Hawking.

- Tại sao anh không tin vào Chúa hả, Stephen?

- Vì một nhà vật lý thì không thể để những tính toán của mình bị rối loạn bởi niềm tin vào đấng sáng thế siêu nhiên.

Đúng vậy, thẳm sâu trong con người thanh niên trẻ tuổi này vẫn là bộ óc phi phàm đang dần dần được khai phá. Bên cạnh việc chớm nở mối tình với Jane, Hawking cũng được giáo sư hướng dẫn đề tài tiến sĩ của anh sớm phát hiện và trao cho anh cơ hội thỉnh giảng nhà toán học Roger Penrose ở London, chuyến đi đã giúp anh nhận ra hướng đi của mình: Giải mã vạn vật trong vũ trụ chỉ bằng một công thức tổng quát...

Mừng rỡ với những ý tưởng mới xoay quanh bài giảng của Penrose, Hawking quay lại Trinity Hall (Đại học Cambridge) để thực sự bắt tay vào đi tìm lời giải cho bài toán của mình. Trong một lần phấn khích và vội vã chạy ra khỏi phòng nghiên cứu, đôi chân luống cuống của Hawking đã ngã xuống...

Suýt gục ngã trước ngưỡng cửa thanh xuân

Tại bệnh viện, Stephen Hawking lúc này được chẩn đoán mắc bệnh thần kinh vận động Amyotrophic Lateral Sclerosis (ALS), hay còn gọi là Lou Gehrig - tên của vận động viên bóng chày người Mỹ mắc bệnh này. Đây là một dạng rối loạn thần kinh từ từ phá hủy các tế bào não điều khiển những hoạt động cơ bắp thiết yếu, khiến các cơ teo lại và mất dần chức năng hoạt động. Tệ hơn, thời gian sống trung bình của bệnh nhân loại này chỉ rơi vào khoảng 2 năm. 

Tuy nhiên, vẫn như một thói quen khác, thứ đầu tiên Stephen Hawking quan tâm vẫn là khả năng hoạt động trí não để hoàn thành nghiên cứu của mình. Khi được thông báo rằng bệnh nhân ALS vẫn có khả năng hoạt động não bình thường, Hawking đã có một quyết định riêng cho bản thân. Bất lực với các chức năng vận động của cơ thể, anh rơi vào trầm cảm và cho rằng "xác suất" hạnh phúc của anh và Jane là "gần bằng 0", Hawking tìm mọi cách chủ động xa lánh cô để toàn tâm toàn ý cho công việc.

May mắn thay, Jane là một cô gái rất mạnh mẽ và chính cô đã quyết định sẽ gắn bó với anh ngay cả khi người yêu mình được chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo không lối thoát, cũng như sau khi được bố mẹ của Hawking chia sẻ về thực trạng bệnh tật của anh. Mãi sau này, chính giáo sư Hawking đã chia sẻ rằng chính việc đính hôn của ông và Jane vào tháng 10/1964 đã tạo thêm động lực sống cho ông trong suốt quãng đời còn lại...

Có lẽ không chỉ Hawking mà còn có rất nhiều người sẽ phải cám ơn Jane Wilde vì quyết định của cô lúc ấy đã giúp Hawking không trượt dài trong các suy nghĩ tiêu cực để tiếp tục đưa ra các công trình nghiên cứu vĩ đại cho nhân loại sau này... Đám cưới của hai người sau đó diễn ra đơn giản nhưng là một cột mốc quan trọng giúp Hawking không gục ngã trước căn bệnh quái ác ALS...

Điểm kỳ dị không thời gian (gravitational singularity) là nơi mà cả không gian và thời gian đều dừng lại, xảy ra với mật độ vật chất dày đặc bị nén trong các vụ nổ các ngôi sao và hình thành hố đen. Và chính ý tưởng hố đen này của nhà toán học Penrose đã giúp Hawking vượt qua các thiếu sót về toán học của mình để theo đuổi "công thức chung cho vạn vật" dựa trên sự kết hợp giữa vật lý lượng tử và thuyết tương đối rộng của Einstein. 

Tiếp tục theo đuổi luận án tiến sĩ ở Cambridge trong hoàn cảnh bệnh tật vẫn có diễn biến xấu, Hawking đã xuất sắc khi thuyết phục hội đồng giám khảo - trong đó có giáo sư Penrose - về luận án tiến sĩ của mình về vũ trụ học, nhất là về ở chương 4 của luận án, dù 3 chương trước đó của ông vẫn còn nhiều lỗ hổng. Luận án của anh được các giáo sư trong ban giám khảo khen ngợi là "một giả thuyết phi thường". Hiện luận án tiến sĩ này của Hawking đã được Đại học Cambridge cho phép download miễn phí từ tháng 10/2017.

Không dừng lại ở việc đưa ra lý thuyết hay "giả thiết" trong luận án tiến sĩ, sau khi giành được học vị tiến sĩ, Hawking đã quyết tâm vượt qua bệnh tật để tiếp tục chứng minh lý thuyết cũng như tìm ra công thức chung đơn giản cho vạn vật, chứng minh rằng thời gian có điểm khởi đầu. Nghiên cứu này mở ra cho giả thuyết về cách vũ trụ sinh ra và chết đi, "Khi một ngôi sao chết đi sẽ tạo ra hố đen, nhưng rồi sau đó hố đen cũng biến mất. Thực chất, hố đen vũ trụ không hề có màu đen, mà nó tỏa ra bức xạ nhiệt. Sự phát nhiệt liên tục này khiến hố đen mất dần khối lượng và sau cùng biến mất trong một vụ nổ lớn (Big Bang)" - bài thuyết trình này của ông trước Viện hàn lâm khoa học Anh đã khiến không ít giáo sư kỳ cựu từ khắp nơi trên thế giới nổi giận vì cho rằng "nhảm nhí".

Tuy nhiên, giả thuyết về bức xạ hố đen (còn gọi là bức xạ Hawking) lúc đó đã gây ra chấn động giới khoa học và không lâu sau đó đã khiến cả thế giới phải thán phục ngả mũ trước chàng trai gầy gò quắt queo ngồi trên xe lăn nói năng lắp bắp trên bục thuyết trình này. Hawking cũng chính là người đầu tiên dành cả cuộc đời để chứng minh sự tồn tại của hố đen (và thực tế các hố đen quan sát được sau đó đã chứng minh giả thuyết của ông là đúng). 

Còn sống là còn hy vọng...

Hai diễn viên chính trong phim (ảnh màu bên trái) và các nhân vật thật ngoài đời - Giáo sư Hawking và vợ Jane Hawking (hai ảnh đen trắng bên phải).

Quay lại với bộ phim, "The Theory of Everything" không chỉ là bản "ngôn tình của khoa học" để cho chúng ta thấy một Hawking vĩ đại trong vóc dáng tàn tật nhỏ bé lê từng bước trong cuộc sống để vụt sáng trong thế giới khoa học như thế nào, mà còn cho chúng ta thấy sự hy sinh thầm lặng của người vợ Jane Wilde đã âm thầm làm người đồng hành để ghi chép giúp ông các nghiên cứu khoa học. Ngoài ra còn phải kể tới những người bạn kiêm cộng sự tuyệt vời đã đồng hành với ông từ thời đại học cho tới khi ông mất - những "vai diễn vệ tinh" xung quanh nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking đã góp phần không nhỏ giúp ông tìm ra học thuyết chung của vũ trụ vạn vật.

Trailer chính thức của "The Theory of Everything".

Những thước phim "The Theory of Everything" đã cho chúng ta thấy mình bé nhỏ cỡ nào trước nghị lực của Hawking cũng như hiểu biết thêm về sự nhỏ bé của loài người trong vũ trụ này, đúng như thông điệp của chính Stephen Hawking gửi gắm trong phim: "Rõ ràng chúng ta chỉ là một loài linh trưởng bậc cao, sinh sống trên một hành tinh nhỏ bé quay quanh một ngôi sao cỡ trung trong ngoại vi của một trong hàng tỉ thiên hàNhưng, trong buổi đầu của nền văn minh, con người đã khát khao để thấu hiểu trật tự ngầm của thế giới. Phải có điều gì đó rất đặc biệt về điều kiện biên của vũ trụ, và còn gì đặc biệt hơn khi vũ trụ không có giới hạn? Và cũng không nên có giới hạn nào cho nỗ lực của con người, bởi chúng ta đều khác biệt. Cho dù cuộc sống có tồi tệ như thế nào, bạn luôn có thể làm gì đó và thành công. Còn sống là còn hy vọng".

分享到:

相关推荐