![](<p class=)
UBND TP Uông Bí đã giao cho cho Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử chịu trách nhiệm tổ chức triển khai việc thu tiền công đức và nộp vào Kho bạc thành phố.Trường Sơn thu nhỏ trong Bảo tàng đường Hồ Chí Minh
Rà soát, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Khu nhà Vương
Tới thăm khu tưởng niệm liệt sĩ tại Bảo tàng đường Hồ Chí Minh
Thực hiện ý kiến chỉ đạo trong Văn bản số 489/UB - VX1, ngày 23/1/2017 “về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương về tiền công đức tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh” của NBND tỉnh Quảng Ninh và Thông báo số 975-TB-TU của Thường trực Thành ủy “về công tác quản lý tiền công đức tại các cơ sở thờ tự trên địa bàn TP Uông Bí”, UBND TP Uông Bí đã giao cho cho Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử chịu trách nhiệm tổ chức triển khai việc thu tiền công đức và nộp vào Kho bạc thành phố.
Theo đó, các phòng, ban chức năng của TP chịu trách nhiệm trước UBND TP giám sát việc thu, chi nguồn tiền công đức; sư trụ trì tại Khu Di tích Yên Tử có trách nhiệm phối hợp giám sát việc thu tiền công đức tại các chùa. Nguồn thu từ tiền công đức sử dụng chi cho công tác tổ chức lễ hội, đầu tư xây dựng cơ bản, trùng tu tôn tạo, tu bổ di tích…
Hàng tháng Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử báo cáo tình hình thực hiện việc thu tiền công đức; hàng năm UBND TP chỉ đạo cơ quan chuyên môn, tổ chức kiểm tra thẩm định, quyết toán, thu chi công đức tại Yên Tử.
![{keywords} {keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/11/02/18/se-quan-ly-tien-cong-duc-tai-yen-tu.jpg) |
Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử chịu trách nhiệm tổ chức triển khai việc thu tiền công đức và nộp vào Kho bạc TP. |
Đại đức Thích Đạo Hiển, Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh kiêm Chánh Thư ký, cho rằng, quy chế này không phù hợp với hoạt động của tôn giáo.
“Chưa tìm được hướng giải quyết quản lý hòm công đức trên địa bàn toàn tỉnh, chưa lấy ý kiến rộng rãi của các chư, tăng, ni trên địa bàn, thì UBND TP Uông Bí lại đề ra quy chế quản lý hòm công đức một cách áp đặt khiên cưỡng. Chủ thể trong quy chế này là Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử, là đơn vị trực tiếp quản lý hòm công đức, trong lúc đó chùa do sư trụ trì. Như thế là bất hợp lý”, Đại đức Thích Đạo Hiển nhấn mạnh.
Đại đức Thích Đạo Hiển lấy dẫn chứng về Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng tôn giáo, điều 56 quy định rõ về việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng tôn giáo: “Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo bao gồm tài sản được hình thành từ đóng góp của thành viên tổ chức, quyên góp, tặng cho của các tổ chức, cá nhân hoặc các nguồn khác theo quy định của pháp luật”.
“Như vậy tiền công đức, tiền giọt dầu tại các chùa Phật giáo là tài sản của Giáo hội và của các cơ sở thờ tự Phật giáo bất khả xâm phạm, không một tổ chức, cá nhân nào có quyền niêm phong hoặc xâm phạm. Điều này cũng phù hợp với các quy định về tài sản, tiếp nhận tài sản, hưởng dụng tài sản và định đoạt tài sản quy định trong Bộ Luật Dân Sự năm 2015 và đúng với khoản 6 Điều 7 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 -Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có quyền nhân tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho”, Đại đức Thích Đạo Hiển cho biết.
Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội tại Hội trường của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa 14, ngày 27/10/2018, Đại biểu Quốc hội, Thượng tọa Thích Thanh Quyết nêu quan điểm: “Một số địa phương đánh đồng giữa quản lý tôn giáo, với quản lý tín ngưỡng, quản lý di tích lịch sử với quản lý tín ngưỡng tôn giáo và đưa ra cách làm không đúng với luật pháp, tạo nên những bức xúc không đáng có”.
![{keywords} {keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/11/02/19/se-quan-ly-tien-cong-duc-tai-yen-tu.jpg) |
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND Thành phố Uông Bí cho hay, quản lý tiền công đức để hướng tới công khai minh bạch. |
Chia sẻ với VietNamNet, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND Thành phố Uông Bí cho hay, UBND TP đã mời Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Uông Bí tới họp bàn đi tới thống nhất lên phương án quản lý tiền công đức nhưng các thầy chưa thu xếp được thời gian.
“Trên tinh thần tiền công đức dành hết cho Ban trị sự chi tiêu thực hiện Phật sự và một số nội dung phục vụ cho khu vực Yên Tử. Trước có ban tôn tạo di tích Yên Tử do Ban trị sự đứng ra, chi tiêu như thế nào Ban trị sự sẽ có đề xuất để chủ yếu công khai minh bạch, chúng tôi không lấy tiền công đức làm gì cả. Chúng tôi chỉ quản lý tiền công đức, chứ có quản lý hoạt động tôn giáo của các thầy đâu”, ông Nguyễn Mạnh Hà chia sẻ.
Đại đức Thích Đạo Hiển lại cho rằng vấn đề không phải ở tiền mà ở chủ quyền của người tu hành phải được tôn trọng và pháp luật đã quy định điều này.
“Tiền công đức cũng là tài sản của tôn giáo, chúng tôi không ra quy chế đó thì thôi, người ngoài tự nhiên ra quy định vào bắt chúng tôi thực hiện. Anh có thể ra quy chế phối hợp công tác hoạt động tại Yên Tử thì đúng, chứ quy chế quản lý tiền công đức tại Yên Tử là anh sai. Thêm vào đó, trên địa bàn Uông Bí có hàng chục chùa, sao không quy định chung mà lại quy định quản lý công đức tại mỗi Yên Tử”, Đại đức Thích Đạo Hiển nêu quan điểm.
PGS.TS. Đỗ Văn Trụ Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội văn hoá di sản Việt Nam cho hay: "Đây là một vấn đề tế nhị và phải làm sao cho hài hoà giữa các bên, và phải được sự đồng thuận. Hài hoà giữa quyền lợi của các nhà tu hành và cơ quan quản lý".
Chia sẻ về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thuỷ cho biết: “Theo quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh những nội dung liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn công đức, tài trợ, cụ thể: Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 04/2014/TTLT – BVHTTDL – BNV ngày 30/5/2014, tài sản được dâng cúng, công đức, tài trợ cho các cơ sở tính ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch.
Khoản 6 Điều 19 Nghị định 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 quy định quản lý và tổ chức lễ hội quy định: Bộ tài chính hướng dẫn sử dụng việc quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích”.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ VHTT&DL, hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về nội dung này, vì vậy chính quyền địa phương căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ tài chính và thực tiễn để quyết định cơ chế quản lý và sử dụng nguồn công đức cho phù hợp.
Tình Lê
![Quảng Ninh lập lại trật tự ở chùa Đồng Yên Tử](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/04/01/22/yen-tu.jpg?w=145&h=101)
Quảng Ninh lập lại trật tự ở chùa Đồng Yên Tử
Việc mời chào từ những người bán hàng và thợ ảnh trên chùa Đồng (Yên Tử) đã được UBND Thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) chấn chỉnh.
" alt=""/>Chưa thống nhất về việc quản lý tiền công đức tại Yên Tử
Bạn diễn lâu năm của Trấn Thành tiết lộ, giám khảo Vietnam's Got Talent là người nhiệt tình, hết lòng với người mình yêu quý nhưng lại ngó lơ với những ai mà anh không thích.Gắn bó với nhau từ những tiểu phẩm kịch trong trường cấp 2, 3 và tung hoành tại nhiều sân khấu hài kịch nhưng đôi bạn diễn Trấn Thành và Anh Đức là hai mảng màu khác hẳn nhau.
Trên sân khấu, Trấn Thành nói nhiều, liên tục thì Anh Đức khờ khạo, thỉnh thoảng đâm chọt vài câu. Nếu Anh Đức chỉn chu, lo lắng mọi việc liên quan đến buổi diễn thì Trấn Thành chỉ quan tâm đến vai diễn của mình… Dù khác biệt nhưng cả hai tâm đầu ý hợp đến mức người này chưa nói, người kia đã hiểu. Lần đầu, Anh Đức bật mí những điểm xấu của Trấn Thành.
Tôi không ghen tỵ với Trấn Thành
- Ba mẹ đều làm công an và muốn con trai duy nhất theo nghề của mình. Vậy anh đến với nghệ thuật như thế nào?
- Từ nhỏ tôi đã yêu thích xem hài kịch qua chương trình Trong nhà ngoài phố, những cuốn băng video. Bản thân cũng được bạn bè nhận xét có khiếu hài hước nhưng tôi nhút nhát nên không nghĩ sẽ đi theo nghệ thuật.
Tôi học chung với Trấn Thành từ năm lớp 7 đến cấp 3, mà Trấn Thành là người xông xáo nên tôi ảnh hưởng cậu ấy ít nhiều. Thành rủ tôi tập những tiết mục hài kịch để tham gia văn nghệ trong trường.
Đến khi tốt nghiệp phổ thông, Trấn Thành thi vào trường sân khấu, tôi vẫn là bạn diễn hỗ trợ nhưng không đăng ký thi. Thầy cô hỏi tôi: “Tại sao em không thi luôn”. Gia đình muốn tôi theo nghành công an. Đến năm thứ 2, Trấn Thành tiếp tục rủ rê tôi vào học chung. Tôi thi đỗ với 10 điểm năng khiếu.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/05/03/08/20160503085638-anh-duc1.jpg) |
Anh Đức và Trấn Thành gắn bó với nhau từ thời học cấp 2. Ảnh: NVCC |
- Gia đình anh nề nếp, khó tính, phản ứng thế nào khi con trai thường nghỉ học để đi diễn từ cấp 3?
- Riêng phần học hành, tôi tự tin không để gia đình lo lắng. Ngay từ nhỏ tôi đã ý thức rất rõ, mình cần làm gì. Thời gian học trong trường, chúng tôi nhận được sự ủng hộ và yêu quý của các thầy cô.
Tôi và Thành không đến nỗi bỏ học để đi diễn mà chỉ xin nghỉ vài tiết học. Sau đó, tôi hỏi lại các bạn và học bài đầy đủ. May mắn là tôi cũng tiếp thu khá nhanh nên ba mẹ chưa từng khổ sở vì chuyện học của tôi. Tôi chỉ bị mời phụ huynh vì nói chuyện quá nhiều.
- Trên sân khấu Trấn Thành hoạt ngôn, anh chuyên trị những vai khờ khạo. Vậy ngoài đời, anh và bạn diễn khác nhau thế nào?
- Trên sân khấu, Trấn Thành lúc nào cũng hoạt ngôn, "tép lặn tép lội", nói không ngừng còn tôi ít nói, ngờ nghệch, chân chất, có những câu đâm chọt, phá bĩnh. Vì sự đối lập đó khiến mọi người cười phá thích thú. Tôi rất thích nhận xét của bạn bè và khán giả rằng, Anh Đức là người tung hứng "hợp rơ" với Trấn Thành nhất.
Ngoài đời, tính cách chúng tôi cũng khác nhau như trên sân khấu. Khi học trong trường, tôi thích và giỏi các môn tự nhiên hơn thì Thành có thế mạnh về môn văn và ngoại ngữ. Nếu Thành ăn mặc chỉn chu, có tính thẩm mỹ cao thì tôi lại thích style thể thao, năng động.
Đi diễn với nhau, tôi lo rất tốt mọi chuyện bên ngoài còn Thành chỉ lo diễn trên sân khấu. Đi diễn xa, tôi là người gặp nhà tổ chức để bàn bạc, sắp xếp giờ diễn, còn Trấn Thành chỉ lo việc duy nhất là diễn.
- Trấn Thành đa số viết kịch bản tiểu phẩm hai người diễn chung và nói nhiều trên sân khấu. Mặc dù, mọi người cho đó là sự bù trừ, tung hứng nhưng cũng có nhận xét anh bị bạn diễn lấn át. Anh nghĩ gì về điều này?
- Chúng tôi diễn rất ăn ý, nếu thực sự có sự lấn át, cạnh tranh thì tôi và Trấn Thành không gắn bó với nhau lâu như thế. Chúng tôi tôn trọng nhau và biết thế nào là tốt nhất. Nếu trên sân khấu, Anh Đức cứ im lặng thì Trấn thành sẽ tự giết chết mình. Ngoài những phút chạy nhảy khắp nơi, Thành cũng biết điểm dừng để bạn diễn phối hợp.
Nhiều người hỏi tôi có ghen tỵ với Trấn Thành không? Không! Mỗi người có cách diễn khác nhau, mỗi người có số phận khác nhau. Thành may mắn được Tổ đãi, thành công sớm với nghề. Tôi mừng cho bạn mình.
- Nhưng hỏi thật, anh có từng phải buồn phiền khi so sánh sự thành công giữa hai người cùng có xuất phát điểm?
- Tôi bước vào nghề không quá đơn giản nhưng không quá khó khăn. Sau mỗi đêm diễn, trở về nhà, tôi mang trong mình bao ưu tư, suy nghĩ như tại sao cuộc sống của mình quá phẳng như vậy hay vì sao mình cống hiến và tích cực với nghề mà vẫn chưa được khán giả quan tâm. Sự suy tư ấy tôi nghĩ là tâm tư của nhiều nghệ sĩ như mình chứ không phải trong sự so sánh với Trấn Thành.
Tôi nhận thấy khán giả bây giờ quan tâm theo trào lưu như cô này hở bạo, cô kia cặp bồ hơn là chú ý hơn việc một nghệ sĩ ra tác phẩm nghiêm túc. Bản thân tôi lại trung thành với suy nghĩ: giá trị chân thực thì sẽ được đón nhận. Vì vậy, đôi khi tôi hoang mang với chính mình.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/05/03/08/20160503085638-tt1.jpg) |
Trấn Thành và Anh Đức ăn ý với nhau cả sân khấu và ngoài đời. Ảnh: NVCC |
Tôi vẫn đang tìm người yêu chịu được tính điên của mình
- Khán giả nhìn thấy Trấn Thành là người đa năng, làm tốt mọi lĩnh vực. Là bạn bè thân, anh thấy bạn diễn của mình có những khuyết điểm gì?
- Không ai toàn diện được. Ngay cả Trấn Thành cũng thế. Thành là người nhiệt tình, xông xáo và hết lòng với người mình yêu quý nhưng khi đã không ưa thì cậu ấy ngó lơ. Tôi không thích nhất ở Trấn Thành là tính hời hợt. Cậu ấy không quan tâm đến việc khác ngoài hết mình trên sân khấu. Đi diễn chung, nếu tôi không lo đạo cụ thì thế nào cũng bị thiếu.
Khi đi vào những nơi xa xôi hẻo lánh, tôi là người ngồi cạnh tài xế, tìm hiểu trước đường đi, thời gian đi bao lâu, đi bằng phương tiện gì, làm sao chạy nhanh nhất. Trấn Thành lại không rành và không quan tâm. Cậu ấy cứ lên xe ngồi và đến nơi thôi.
- Vừa qua Trấn Thành liên tục vướng scandal như: tình yêu với Hari Won hay bị phê bình vì bôi nhọ cải lương. Anh đã chia sẻ với bạn thế nào?
- Công việc bận rộn nên chúng tôi ít gặp nhau nhưng có chuyện gì đều chia sẻ với nhau. Có khi tôi chủ động gọi hỏi bạn nhưng cũng có lúc Trấn Thành gọi cho tôi hỏi: có biết chuyện này không, tôi phải làm sao? Tôi hiểu bạn mình nên lúc nào cũng đưa ra lời khuyên và động viên Thành.
- Trong khi bạn diễn liên tiếp ồn ào với scandal thì anh lại khá im ắng. Người ta cho rằng sống an toàn quá cũng là trở ngại khiến mình khó nổi tiếng?
- Tôi vốn nhút nhát nên đi diễn chỉ chào hỏi mọi người ở mức xã giao, không thân mật. Trấn Thành thường bảo tôi: sao cứ an toàn quá vậy, thử quậy như Thành xem sao. Bây giờ, tôi đã mở lòng và cởi mở với mọi người hơn, bớt khó tính và nhút nhát hơn trước.
Nhiều người cũng bảo tôi sao không thử gây chú ý bằng scandal, nhưng tôi không làm được. Từ xưa đến nay, tôi làm gì đều nghĩ trước nghĩ sau. Tôi thích mọi người chú ý đến mình bằng chính công việc và khả năng. Bây giờ, tên tuổi chưa đình đám nhưng tôi hài lòng với những gì mình có.
- Nếu vậy, những tin đồn tình cảm với Hải Băng và Băng Di sau này xem ra đều có một phần là sự thật?
- Khi tham gia cuộc đua kỳ thú, tôi và Hải Băng khá đồng cảm nên thường gặp nhau tâm sự, trao đổi công việc, thân thiết như những người bạn. Sau này có Băng Di nhưng cũng chỉ là bạn bè.
Nghi vấn yêu đương là do mọi người bàn tán thôi. Tôi chưa từng nghĩ đem những chuyện này ra PR. Hiện tại, tôi vẫn đang tìm kiếm một người có thể yêu và hiểu tính nghệ sĩ hơi điên, khác người của mình.
Theo Zing
" alt=""/>Trấn Thành bị ghét