Chúng tôi dừng lại trước căn nhà đóng kín cửa. Một thanh niên,ảnhsốngkhôngđiệnnướcởxómnghèogiữalàngđạihọtrận đấu đội tuyển pháp có lẽ nghe tiếng động, mở cửa bước ra. Xóm nghèo giữa làng đại học Làng đại học Thủ Đức là tên gọi cũ của vùng đất thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Rộng hơn 643 ha, Đại học Quốc gia TP.HCM nằm trên địa giới của phường Linh Trung (Q. Thủ Đức, TP.HCM) và phường Đông Hòa (TP Dĩ An, Bình Dương).
Trong khu vực thuộc phường Đông Hòa, kết cấu đất chỉ gồm một lớp đất mỏng bên trên, bên dưới là đá tảng. Nhiều đơn vị vào khai thác đã để lại những hồ đá rộng lớn với độ sâu vài chục mét. Lâu ngày, nước mưa đọng lại. Hiện nay, tình trạng khai thác đá chấm dứt đã lâu. Những người làm nghề đá đã tản mạn khắp nơi. Duy chỉ có một xóm nhỏ với những mái nhà xiêu vẹo ẩn dưới tán rừng vẫn còn tồn tại, cách ngã tư Quốc Phòng vài trăm mét. Chủ nhân trong những căn nhà vốn là công nhân làm đá trước đây. Khi đơn vị khai thác giải thể, họ không có nơi cư trú, nên dựng nhà ở đây làm chốn dung thân. Thấm thoắt, thời gian trôi qua cũng đã hơn 10 năm. Sau khi vượt qua vài trăm mét đường mòn chỉ đủ lọt bánh xe, xuyên qua cánh rừng mỏng bị cháy lá vì nắng nóng, chúng tôi đến xóm nghèo này. Xóm vắng. Đón chúng tôi, một bầy chó hơn 20 con mập mạp sủa vang trời. Dạo quanh xóm, không nhà nào còn nguyên vẹn: Có nhà rách, có nhà mái tôn cũ kỹ rỉ sét, có nhà cửa mở, nhà cửa đóng, trông rất ảm đạm.
Người hướng dẫn chúng tôi là ông Hồ Ngọc Hải 62 tuổi. Đưa chúng tôi đến trước căn nhà đóng kín cửa, ông nói, 'Nhà của tôi đó'. Có lẽ đây là căn nhà khang trang nhất ở xóm. Nhà có khung sắt đỡ mái tôn. Bốn phía cũng bằng tôn còn rất mới. Chỉ ra nhà cũ ở phía sau, nơi còn một đống đổ nát, ông cho biết: 'Đó là căn nhà mà vợ chồng ông đã dựng từ hơn 20 năm trước. Vì nhà ở khu vực bãi đá nên mỗi lần bắn đá, đá văng trúng, thủng mái, gãy cột, hư nát nhiều'. 'Đa số nhà ở đây đều chung tình trạng như thế. Ai có điều kiện thì tu sửa. Riêng tôi, sau khi vợ mất để lại đứa con bệnh tật, tôi không thể cải thiện được. Gần đây bà con giáo dân ở nhà thờ trong khu vực đã quyên góp làm lại cho tôi căn nhà này …', ông nói tiếp, tay chỉ về căn nhà có mái tôn còn mới. Mảnh đời cơ cực
Ông Hải mời chúng tôi vào nhà. Căn nhà tối, ông phải lấy bật lửa, đốt ngọn đèn dầu. 'Ở đây, từ khi đơn vị giải thể, chúng tôi sống trong tình trạng không điện không nước. Ban đêm, đốt đèn dầu. Để có nước tắm giặt, chúng tôi phải đi khá xa, đến khu vực ngày xưa khai thác đá, giờ đã thành hồ để múc về dùng. Nước uống thì chúng tôi mua từng can 20 lít …'. 'Trước đây, khi mỏ đá còn hoạt động, cả xóm có đến vài chục căn nhà. Sau đó, cũng vì không có điện nước, họ bỏ đi, chỉ còn vài hộ bám trụ'. Nói đến đây, ông dừng lại. Gương mặt ông chùng xuống. 'Nó lại đi nữa rồi', ông buột miệng, rồi thở dài sau khi nhìn quanh nhà. 'Ngày nào cũng vậy, hết đóng cửa ở trong nhà, nó ra ngoài ngồi nắng. Nó cứ ngồi một chỗ, đến nỗi da đen sạm đi'. 'Nó' ở đây là con trai ông. Người mà chúng tôi đã gặp khi vừa đến. Chàng trai có dáng người cao, mảnh khảnh. Nét đờ đẫn hằn rõ trên khuôn mặt.
Ông Hải quê ở Núi Sam, Châu Đốc (An Giang), lấy vợ năm 1982. Ông vốn là thợ làm đá. Khi các mỏ đá ở quê nhà ngưng hoạt động, người cậu gọi ông lên khu vực này để cùng làm. Làm ở đây được vài năm thì vợ ông mang theo Hồ Minh Tiến - đứa con thứ 2 lúc đó mới 6 tháng tuổi từ quê lên sống cùng chồng. Hàng ngày, ông đẽo đá, vợ kinh doanh tự do, cuộc sống cũng có đồng ra đồng vào. Không ngờ, 3 năm sau, vợ ông qua đời vì u não, bỏ lại đứa con còn thơ dại. Người con trai cả của ông thì lêu lổng, bê tha rồi cũng ngã bệnh chết. Khi mỏ đá đóng cửa. Ông xoay ra nghề chạy xe ôm, một mình gà trống nuôi con. Cuộc sống cứ thế trôi dần. Cậu con trai thứ 2 lớn lên, biết thương cha vất vả đã tìm nhiều công việc để làm. Tiền kiếm được bao nhiêu, Tiến mang về phụ với cha lo bữa ăn hàng ngày. Không may, một ngày vào 5 năm trước, trong lúc leo giàn giáo xây dựng nhà, Tiến ngã xuống, đầu đập mạnh vào vật cứng và trở thành người bệnh tâm thần từ đó.
8 năm nay, cứ 5h sáng, ông Hải thức dậy, ra điểm tập kết chạy vài cuốc xe rồi mua thức ăn sáng mang về. Hai cha con cùng ăn. Ăn xong, ông đi làm tiếp. Bữa trưa và khi chiều về, ông đều mua cơm để hai cha con ăn. Ông cho biết, từ khi bị bệnh, Tiến không làm hại, cũng không nói với bất kỳ ai một lời nào. Nhưng thỉnh thoảng lên cơn, Tiến lại cầm dao rượt chém bố. May mắn, lần nào ông cũng thoát. 'Tôi già rồi. Chỉ mong được khỏe để chạy xe có tiền nuôi con bệnh tật. Điều băn khoăn nhất của tôi bây giờ là nếu tôi có mệnh hệ gì, ai sẽ là người có thể chăm lo cho Tiến được đây?', ông Hải nói với chúng tôi, đôi mắt đã đỏ hoe. Cứu cô gái bị nạn giữa đêm, người đàn ông Sài Gòn gặp cảnh không ngờKhi ông vừa tiếp cận cô gái, bất ngờ từ trong bụi rậm hơn 10 thanh niên tay cầm mã tấu nhào ra. |