Năm nay, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kỳ thi được tổ chức bằng hình thức trực tuyến trong ngày 14/8 với sự tham gia của 488 thí sinh khối 10 và 314 khối 11 đến từ 55 trường chuyên trong cả nước.
Điều đặc biệt, trong bối cảnh đa phần địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội, lần đầu tiên đa phần thí sinh đã phải ngồi tại nhà tham dự kỳ thi qua ứng dụng Zoom.
Thí sinh làm bài thi qua ứng dụng Zoom
Thầy giáo Lê Thanh Bình, Tổ trưởng tổ Tin, Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương, thành viên Ban Tổ chức kỳ thi cho biết, tổ chức môt kỳ thi trực tuyến, với việc các thí sinh làm bài tại nhà là một thách thức lớn đối với Ban tổ chức. Cái khó nhất là làm sao đảm bảo được sự trung thực, minh bạch nhất có thể.
Một trong những giải pháp là ngay trước kỳ thi, Ban Tổ chức đã gửi thư kêu gọi sự tự giác của mỗi thí sinh.
“Do làm bài ở nhà, mọi phương pháp trông thi đều dễ dàng bị “hack”, các bạn sẽ rất dễ trao đổi, hỏi bài, search Internet.
Ban Tổ chức kêu gọi các bạn học sinh cố gắng xứng đáng là học sinh chuyên, xứng đáng với nỗ lực của các thầy cô giáo, giữ gìn danh dự và giữ vững trách nhiệm bản thân: Hãy trung thực trong khi thi”, thư viết.
Thầy Bình cho biết, các thầy cô trong Ban Tổ chức coi kỳ thi là một dịp để học sinh được rèn luyện tính trung thực. Tham dự kỳ thi, các em không chỉ thi về kiến thức, mà còn để các em có cơ hội thử thách bản thân, vượt lên chính mình và trưởng thành.
Trong quá trình thi, máy tính thí sinh không bị ngắt mạng, các em cũng không bị cấm nói chuyện qua mạng xã hội. Ban Tổ chức có dùng các biện pháp để giám sát các em, nhưng vẫn có những sự cố bất khả kháng, nếu muốn, các em vẫn có thể tìm cách “lách”, cho nên quan trọng nhất, vẫn kêu gọi ý thức của mỗi cá nhân.
Thầy giáo Hồ Đắc Phương, giáo viên phụ trách đội tuyển Tin, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, sau khi thí sinh nộp bài, bài làm của thí sinh được gửi đến cho toàn bộ giáo viên để họ có thể kiểm tra, giám sát, phát hiện gian lận (nếu có), mọi thắc mắc có thể gửi về Ban tổ chức kỳ thi. Quá trình thi của thí sinh cũng được quay lại và công khai trên youtube, các thí sinh có thể giám sát chéo lẫn nhau. Tất cả để đảm bảo sự minh bạch, trung thực nhất có thể.
"Đáng tiếc, Ban tổ chức đã nhận được báo cáo về việc có sự gian lận, giống nhau trong bài làm của thí sinh. Sau khi kiểm tra lại, bài làm của thí sinh đó đã nhận điểm 0. Tất cả để các em thấy rằng, kỳ thi đặt sự trung thực, nghiêm túc lên cao nhất, chứ không phải vấn đề điểm số" - thầy Phương nói.
Vì sao thi online?
Thầy Lê Thanh Bình chia sẻ, theo kế hoạch, kỳ thi diễn ra vào cuối tháng 5. Tuy nhiên, giữa tháng 5 dịch bùng phát, kỳ thi buộc phải hoãn. Đến tận tháng 8, dịch vẫn diễn biến phức tạp, Ban tổ chức đã bàn bạc, đi đến quyết định vẫn tổ chức kỳ thi cho các em, bằng hình thức làm bài từ xa.
Lý do là vì, các thầy cô muốn giữ lại cho các em một sân chơi bổ ích. Các thầy cô coi đây là cơ hội để giữ lửa cho phong trào học tập của các em.
“Và điều đặc biệt, việc tổ chức thành công kỳ thi sẽ truyền cho các em tinh thần vượt qua khó khăn, vượt lên dịch bệnh”, thầy Bình chia sẻ.
Thầy Bình cho biết, các thí sinh được chia làm 10 phòng thi trực tuyến, mỗi phòng đều có giám thị theo dõi và Ban Tổ chức có thể theo dõi được tất cả các thí sinh.
Trong quá trình thi, cũng có một số sự cố xảy ra như mất điện, mất internet dẫn tới tạm dừng video… Đó là những thứ bất khả kháng, không tránh được. Tuy nhiên, theo thầy Bình, việc tổ chức kỳ thi thành công cho thấy, chúng ta hoàn toàn có thể tổ chức các kỳ thi trực tuyến, góp phần thúc đẩy phong trào học tập của các em.
Việc tham gia kỳ thi hoàn toàn là mong muốn, nguyện vọng của các em, không hề có sự ép buộc từ phía các thầy cô hay Ban Tổ chức. Tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… ngay trong tâm dịch, các thí sinh vẫn tham gia thi được.
"Điều đó cho thấy, nhu cầu có được một sân chơi trí tuệ của các em rất lớn. Và dù khó khăn, nhưng nếu có sự đồng lòng của các thầy cô giáo, nhà trường, phụ huynh và học sinh, chúng ta hoàn toàn có thể làm được những việc tưởng như không thể" - thầy Bình nói.
Em Phạm Quang Minh, học sinh lớp 11 Tin, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TPHCM), chia sẻ, việc giành được huy chương Vàng đối với em là niềm vui lớn. Minh từng là thủ khoa đầu vào lớp 10 chuyên Anh của trường nhưng đã chuyển hướng sang học Tin học.
"Suốt nhiều tháng học online do dịch bệnh, kết quả này giúp em thấy được kết quả của sự nỗ lực, cố gắng. Đặc biệt, khiến em tự tin hơn vào con đường đã chọn" - Minh cho biết.
Mai Nguyễn
Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhằm đảm bảo an toàn và phòng chống sự lây lan, nhiều trường đại học có các bài thi năng khiếu để tuyển sinh đã quyết định chuyển sang hình thức thi trực tuyến (online).
" alt=""/>Lần đầu tiên thi học sinh giỏi Tin các trường chuyên… tại nhàTại World Cup cờ vua 2023, mỗi ván cờ nhanh có thời gian 25 phút, cộng thêm 10 giây cho mỗi nước đi. Nếu vẫn hòa thì Quang Liêm và Ivan Ivanisevic đấu tiếp hai ván cờ nhanh khác (mỗi ván 10 phút, cộng thêm 10 giây cho mỗi nước đi).
Việc Quang Liêm phải đấu play-off là rất đáng tiếc khi anh có hệ số Elo cao hơn (2.740 so với 2.536). Ngoài ra, việc để đối thủ có Elo thấp hơn cầm hòa ở 2 ván cờ tiêu chuẩn khiến Quang Liêm mất 5 bậc Elo.
World Cup cờ vua 2023 diễn ra từ ngày 30/7 đến 25/8 tại Baku (Azerbaijan) với 8 vòng đấu ở giải mở rộng và 7 vòng ở giải nữ. Mỗi vòng thi đấu theo thể thức loại trực tiếp gồm 2 ván đấu (nếu hòa sẽ đánh play-off cờ nhanh, cờ chớp để xác định người đi tiếp).
Giải có tổng giá trị tiền thưởng lên tới 2,5 triệu USD. Quang Liêm là đại diện còn lại duy nhất của Việt Nam tại giải.
" alt=""/>Tiếp tục hòa Lê Quang Liêm đấu playTheo lộ trình Bộ TT&TT đặt ra, mục tiêu chậm nhất đến 15/9/2024 sẽ hoàn thành việc dừng công nghệ 2G. Tuy nhiên, ngày 13/9/2024, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã ký ban hành Thông tư về việc “Ngưng hiệu lực thi hành quy định về việc dừng cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM trong thời hạn 1 tháng, từ ngày 16/9/2024 đến hết ngày 15/10/2024.
Lý do Bộ TT&TT tạm ngưng tắt sóng 2G theo Thông tư số 10 là để đảm bảo nhu cầu thông tin của doanh nghiệp và người dân trong công tác khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 - cơn bão gây thiệt hại nặng nề cho các nhà mạng, làm gián đoạn thông tin liên lạc của khách hàng.
Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, việc dừng công nghệ 2G chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất từ sau ngày 15/10 dừng cung cấp dịch vụ đầu cuối thuê bao 2G.
Đến tháng 9/2026, chính thức dừng toàn bộ cung cấp mạng lưới 2G để dành tài nguyên cho mạng mới hơn như 4G, 5G.
Đại diện của ba nhà mạng lớn gồm Viettel, MobiFone và VinaPhone khẳng định những thuê bao 2G chưa kịp chuyển đổi sau thời điểm sau ngày 15/10 sẽ bị chặn thiết bị nhưng vẫn được giữ lại tài khoản thuê bao.
Tại thời điểm tháng 1/2024, các nhà mạng còn khoảng 18,2 triệu thuê bao 2G Only, nhưng tính đến hiện tại, chỉ còn khoảng 400.000 thuê bao 2G Only đang hoạt động.
Như vậy, con số thuê bao 2G Only tại thời điểm tắt sóng chỉ chiếm dưới 1% tổng số thuê bao hòa mạng, thấp hơn con số 5% mà Bộ TT&TT đưa ra trước đó. Như vậy, việc chuyển đổi thuê bao từ 2G lên 4G đã thành công hơn so với dự kiến ban đầu.
Các nhà mạng cho biết, thời gian qua đã nỗ lực truyền thông đến các tập khách hàng chưa chuyển đổi, bằng các biện pháp trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn nảy sinh một số khó khăn.
Ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng Giám đốc Viettel chia sẻ, tập thuê bao 2G Only còn lại không có nhiều nhu cầu sử dụng, dẫn đến khó liên lạc; số khác ở những vùng sâu xa nhất nên nhân viên chưa tiếp cận được.
Ông Đỗ Mạnh Dũng, quyền Giám đốc Ban khách hàng cá nhân VinaPhone, chỉ ra những cái khó khác mà nhà mạng này gặp phải như một bộ phận người sử dụng chỉ khi không dùng được dịch vụ mới đổi máy, hay do ảnh hưởng của bão lụt, nhiều khu vực không tiếp cận được và người dân tập trung khôi phục đời sống cá nhân trước khi quan tâm đến hoạt động khác.
Trong thời gian vừa qua, các nhà mạng đã thực hiện hỗ trợ kinh phí máy điện thoại 4G Only kết hợp các gói cước chuyển đổi, đồng thời hỗ trợ lên tới 100% kinh phí máy điện thoại 4G.
Các nhà mạng đều chuẩn bị số lượng máy điện thoại 4G để hỗ trợ bù máy (hỗ trợ 100% kinh phí) cho các thuê bao 2G Only của mình.
Một số doanh nghiệp di động có chính sách hỗ trợ tặng máy không cần đăng ký gói cước cho các các hộ nghèo, cận nghèo, thuê bao ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để chuyển đổi sang máy điện thoại 4G.
Theo ông Nguyễn Phong Nhã, sau ngày 15/10, theo đúng quy định, tất cả các thuê bao 2G Only sẽ bị dừng cung cấp dịch vụ hai chiều.
“Sau ngày 15/10, trách nhiệm của doanh nghiệp là duy trì số điện thoại, gói cước, chế độ chính sách với thuê bao cũ, người sử dụng có thể tiếp tục đến các điểm cung cấp dịch vụ hay thông qua số điện thoại để được hướng dẫn đầy đủ thông tin cho việc chuyển đổi. Với các thuê bao bị dừng cung cấp dịch vụ sau ngày 15/10, các nhà mạng tiếp tục có chính sách chăm sóc khách hàng để chuyển đổi các thuê bao này sang đầu cuối 4G, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng”,ông Nguyễn Phong Nhã nói.
Ông Nguyễn Đình Dũng, Phó Ban Dịch vụ Viễn thông MobiFone, cho biết nhà mạng chặn thiết bị nhưng vẫn giữ lại tài khoản, thuê bao cho khách hàng.
VinaPhone tiếp tục duy trì chính sách tặng máy, hỗ trợ máy; chăm sóc khách hàng tại các điểm dịch vụ hoặc trực tiếp tại nhà.
Trong khi đó, Viettel đề xuất chính sách đặc biệt đối với thuê bao 2G Only còn lại, đó là không bị khóa tài khoản, thu hồi số về kho nếu không sử dụng dịch vụ trong hai tháng.