Khi bạo lực học đường khoác tấm áo yêu thương
Diễn đàn "Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?ạolựchọcđườngkhoáctấmáoyêuthươgia vàng" hiện vẫn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả VietNamNet.
Dưới đây là những chia sẻ của thầy giáo Nguyễn Hiếu Quân, Trường THPT Dân tộc nội Trú tỉnh Lâm Đồng (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).
Nếu như liệt kê các vấn đề nổi cộm, nhức nhối nhất của trường học, thì đó sẽ là bạo lực học đường, gian lận thi cử, bệnh thành tích và các áp lực mà giáo viên phải gánh chịu. Tôi nghĩ, khi giải quyết triệt để các vấn đề trên, thì môi trường giáo dục mới mang lại các giá trị cho xã hội, nâng cao phẩm giá con người, và mang lại hạnh phúc.
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đề cập đến một khía cạnh của bạo lực học đường, vì vấn đề này quá rộng, bao gồm những hiện tượng như học sinh đánh nhau, hay thầy cô đánh học trò, thậm chí trò đánh thầy… Đó là tôi chỉ muốn nói đến tư duy giáo dục bằng đòn roi của không ít giáo viên.
Nhiều giáo viên vẫn biện hộ cho các hành vi của mình bằng câu tục ngữ “thương cho roi cho vọt” khi bị phản ánh xúc phạm thân thể học sinh. Tôi cho rằng, đây có lẽ là khởi nguồn, nguyên nhân của mọi hiện tượng bạo lực khác.
Khi việc dùng đòn roi được ẩn dưới cái áo tình yêu, trách nhiệm, và nhờ đó được cổ xúy, thì tư tưởng dung bạo lực để giải quyết mọi vấn đề, và tư tưởng kẻ có sức mạnh, có vị thế luôn đúng đã được nhen nhóm trong các em học trò.
Các em sẽ dùng các lý do “đẹp đẽ” như bảo vệ danh dự khi bị bạn xúc phạm, thể hiện sự dũng cảm, oai phong khi có xung đột. Khi ra ngoài xã hội, các lý do được sử dụng bạo lực sẽ ngày càng nhiều hơn, nhan nhản khắp nơi, như vì tình yêu sẵn sàng ra tay đoạt mạng người yêu, vì giành làn đường hay va chạm nhỏ khi tham gia giao thông, hoặc vì bị lấn vài mét đất mà sẵn sàng gây hấn, đâm chém... Như vậy, hệ lụy từ việc hạt giống sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề đã được gieo xuống, khi còn đang ngồi ghế nhà trường sẽ nhanh chóng biến thành cỏ dại, thành đốm lửa lan tràn trong tâm hồn học trò nhỏ. Nó âm ỉ ở đó, được nuôi dưỡng và bùng nổ, ngay khi gặp đúng vấn đề, đúng hoàn cảnh nào đó. Nguy hiểm vô cùng.
Đến giờ, tôi vẫn còn nhớ hồi nhỏ bị một người rất khả kính bạt tại, hiển nhiên, với lý do đúng đắn như người lớn vẫn giải thích. Tôi về nhà không dám nói với ai, vì biết rằng, mình sẽ còn bị la mắng thêm. Thời gian đã rất lâu, nhưng cảm giác đau đớn, tủi nhục, và tức giận vẫn gợn lại, khi tôi nhớ đến cái bạt tai ấy. Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp người lớn ấy, nhưng sự kính trọng thì tuyệt nhiên không có. Tôi biết rằng, bạo lực dù mang trên nó cái áo lý do đẹp đẽ như thế nào, vẫn hằn sâu trong tâm hồn trẻ nhỏ những vết sẹo chẳng thể lành.
Nhiều người, trong đó có các thầy cô, bảo rằng hổi nhỏ tụi tôi cũng bị ăn đòn hoài nên giờ mới thành người. Hồi nhỏ bị nhéo tai, roi vọt các kiểu nên giờ mới ngoan. Nhưng tôi biết, người đó không nhận ra rằng sâu thẳm trong họ là rất nhiều mất mát.
Họ có còn tự tin nhìn thẳng vào mắt khi đối diện với sếp của họ, hay ám ảnh tuổi thơ đã khiến họ khép nép, rụt rè với đôi mắt luôn cụp xuống, hay lảng tránh người đối diện? Họ có mạnh dạn nói ra ý kiến riêng của mình, hay những lời nạt nộ, những cái thước kẻ ngày xưa khiến họ đã trở nên sợ sai, sợ bị phán xét? Họ có dám thể hiện sự khác biệt của mình, hay vì những lời đay nghiến khi xưa đã khiến họ trở nên ngụy trang cho giống tất cả mọi người cho an toàn?... Tất cả, tôi nghĩ là sự tổn thương về tâm lý, tinh thần sâu sắc khi trở thành nạn nhân của thứ bạo lực – mặc áo yêu thương. Và nguy hiểm hơn, họ không nhận ra điều đó, để rồi lại có những nạn nhân khác.
Trong nền giáo dục khai phóng như hiện nay, tôi thiết nghĩ việc sử dụng bạo lực, dù với bất kì hình thức nào, mức độ nào đều là một hành vi đáng lên án. Vì bên ngoài gia đình, thì môi trường giáo dục là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người, nơi đó tuyệt đối không chấp nhận các hạt giống xấu xa, độc hại len lỏi vào bên trong.
Trước hết, xin hãy nhớ, chỉ có tình yêu, sự nhẫn nại thì người giáo viên mới có thể mở cánh cửa trái tim, tâm hồn học trò, chứ không phải đập phá thô bạo để phá toang nó, dù là bằng cây thước kẻ.
Nguyễn Hiếu Quân
Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn "Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?". Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn. Xin chân thành cảm ơn. |
Giáo viên vô cảm, thu mình khi bị 'tước đoạt' 2 công cụ giảng dạy và giáo dục học sinh
Việc 'tước đoạt' 2 công cụ để giảng dạy và giáo dục học sinh của giáo viên là cho điểm và xử lý học sinh vi phạm khiến giáo viên cảm thấy áp lực, khó hạnh phúc, việc xây dựng trường học hạnh phúc cũng khó hơn.(责任编辑:Thể thao)
- Siêu máy tính dự đoán Las Palmas vs Osasuna, 3h00 ngày 25/1
- Siêu phẩm Devilian Mobile chính thức được GAMEVIL phát hành giới hạn tại Việt Nam
- Độc đáo bộ sưu tập “xác” các đời iPhone ngay tại Hà Nội
- Những cái kết đắng lòng từ việc mua hàng trực tuyến
- Nhận định, soi kèo Farense vs Rio Ave, 22h30 ngày 25/1: Áp sát đối thủ
- 100% tân sinh viên CNTT cơ sở Hà Nội của PTIT được miễn, giảm học phí năm đầu
- iPhone 7 đen bán chạy, Samsung gấp rút phát hành Galaxy Note 7 đen
- Ai cũng một thời 'hai lúa', kể cả những CEO công nghệ nổi tiếng này
- Nhận định, soi kèo Bình Định vs Nam Định, 18h00 ngày 24/1: Khách hoan ca
- Những tình tiết thú vị mà bạn không thể bỏ qua trong Storks (Tiểu Đội Cò Bay)
- Fortinet dẫn đầu mảng tường lửa dành cho mạng doanh nghiệp
- Gian nan cuộc chiến tìm kiếm CEO Uber
- Nhận định, soi kèo Viktoria Plzen vs Anderlecht, 0h45 ngày 24/1: Rút ngắn khoảng cách
- Trailer siêu đẹp đậm chất hổ báo của nhân vật trong Mafia 3
- Nhận định, soi kèo Samaxi vs Zira, 17h00 ngày 24/1: Khó tin cửa dưới
- [LMHT] Lịch thi đấu chính thức của vòng bảng CKTG 2016
- Chết cười với chùm ảnh chế về ông chú hát ca khúc PPAP Apple Pen
- [LMHT] Optimus là “vua” Solo Zed vs Riven
- Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Al Jabalain, 19h35 ngày 23/1: Khách ‘tạch’
- Volvo S90 xuất hiện tại Việt Nam sẽ đánh bật BMW 5 Series và Mercedes