Một nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô của THACO tại KCN Chu Lai, Quảng Nam (Ảnh: Hoàng Hiệp)Có 8 địa phương được hưởng lợi khi thu từ 2 sắc thuế này, là các tỉnh, thành phố có nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đóng chân trên địa bàn, gồm: Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Nam, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh.
Cụ thể: Tại Vĩnh Phúc có nhà máy của Honda và Toyota Việt Nam; Hải Dương có Ford Việt Nam; Hải Phòng có VinFast, Ninh Bình có nhà máy của Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công; Quảng Nam có nhà máy của THACO (sản xuất các dòng xe KIA, Mazda, Peugoet, BMW,...); Bình Dương có nhà máy của Mitsubishi Motors Việt Nam; TP. HCM có nhà máy của Mercedes-Benz Việt Nam.
Trước đó, từ đầu năm tới nay, UBND các tỉnh Quảng Nam, Ninh Bình cùng Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) và Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) liên tục kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Đầu tháng 6 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo hướng giảm 50% so với hiện hành, áp dụng từ 1/7.
Mức thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô dưới 9 chỗ ngồiVới xe sử dụng động cơ đốt trong, thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống được tính theo dung tích xi lanh. Xe có động cơ dưới 1.5L chịu mức thuế 35%; loại trên 1.5-2.0 L chịu thuế 40%, trên 2.0-2.5L chịu 50%, trên 2.5-3.0L chịu 60%, trên 3.0-4.0L chịu 90%, trên 4.0-5.0L chịu 110%, trên 5.0-6.0L chịu 130% và trên 6.0L chịu 150%.
Với ô tô điện, từ ngày 01/3/2022- 28/2/2027, ô tô điện chạy pin dưới 9 chỗ ngồi được giảm từ 15% xuống mức 3%; từ 10-16 chỗ ngồi và bán tải được giảm từ 10% xuống mức 2%; từ 16-24 chỗ ngồi được giảm từ mức 5% xuống mức 1%.
">