Một phụ nữ đến từ tỉnh Chiết Giang,ảUSDchocôngtymaimốivẫnkhôngtìmđượcbạchelsea fc miền Đông Trung Quốc đã chi 130.000 NDT (20.100 USD) cho các dịch vụ mai mối trong hai năm qua, nhưng vẫn không thể tìm được bạn đời, Global Timesđưa tin.
Người phụ nữ 30 tuổi họ Lu, làm việc trong ngành công nghiệp dược phẩm ở Hàng Châu, đã đăng ký làm thành viên của trang web hẹn hò jiayuan.com của Trung Quốc từ tháng 11/2019. Cô hy vọng tìm được một nửa hoàn hảo thông qua các dịch vụ mai mối.
Phí thành viên hàng năm của trang web hẹn hò là 68.800 NDT. Trong hai năm qua, Lu đã chi hơn 130.000 NDT để tìm người yêu.
Ngành mai mối "hái ra tiền" nhờ 200 triệu người độc thân ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, người mai mối của trang web hẹn hò đã giới thiệu những người đàn ông đã ly hôn cho Lu bất chấp tiêu chí của cô về các ứng viên tiềm năng. Điều này khiến cô gái 30 tuổi vô cùng thất vọng.
Một người đàn ông thậm chí còn nói với Lu rằng người mai mối đã tiết lộ thông tin riêng tư của Lu cho anh ta.
Lu đã báo cáo vụ việc với cơ quan giám sát thị trường địa phương, yêu cầu công ty mai mối hoàn lại toàn bộ tiền và bồi thường 5 tháng tư cách thành viên miễn phí.
Năm 2019, Trung Quốc có khoảng 200 triệu người độc thân, cứ 100 nữ thì có tới 114 nam, theo Financial Review. Đây là kết quả của chính sách một con kéo dài suốt mấy chục năm, kèm theo đó là tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”.
Thực trạng này đã dẫn đến sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp mai mối. Các ứng dụng, trang web hẹn hò hay công ty mai mối mọc lên tràn lan, thu lợi hàng trăm triệu USD/năm.
Nhiều người Trung Quốc đầu tư hàng trăm nghìn USD để tìm bạn đời hoàn hảo. Công ty Diamond Love có trụ trụ sở tại Thượng Hải cho biết họ có tới 5 triệu khách hàng sẵn sàng trả 15.000 USD/tháng để có được cô dâu, chú rể lý tưởng.
Theo Zing
Thử thách tình yêu, cô gái nhập viện sau 3 tháng tự xích mình và bạn trai
Một cặp đôi tự xích mình lại với nhau như một thử thách tình yêu cuối cùng đã phải nhập viện do xuất hiện những vết loét "rất đau đớn" trên tay cô gái.
Trong khu tập thể ga Vinh, nhiều người đang bàn tán, chia sẻ niềm vui, tự hào cùng em Trang và gia đình.
Với số điểm mà Trang đạt được ở 3 môn: Toán 10 điểm, Lý 9,8 điểm và Hóa học 9,6 điểm. Ở Nghệ An đang xôn xao gọi Trang là “Nữ thủ khoa đầu tiên ở Nghệ An tính tới thời điểm hiện tại”.
Bất ngờ về điểm tuyệt đối môn Toán
Sinh ra trong gia đình trí thức, mẹ làm giáo viên, bố là cán bộ hành chính - Trang sớm đã ý thức được việc học tập và luôn cố gắng để không phụ lòng mong mỏi của gia đình.
Trong cuộc trò chuyện, Trang e dè: “Em rất bất ngờ về số điểm đạt được, nhất là môn Toán, trong ba môn thì môn Toán khó nhất. Em không ngờ sẽ đạt được điểm tuyệt đối như vậy”.
Chia sẻ về bí quyết để đạt điểm cao, Trang nói: “Em đã tìm hiểu tài liệu ôn thi rất nhiều, học kỹ chương trình trong sách giáo khoa, các kiến thức cơ bản. Ngoài ra, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo em đã có một kỳ thi thành công.”
Kể về chặng đường 12 năm học để có kết quả ngày hôm nay, mẹ của Trang chị Nguyễn Thị Thu Thủy (giáo viên Trường Mầm non Hoa Sen, TP Vinh) xúc động chia sẻ: Từ lúc nhỏ, Trang đã có ý thực tự giác trong học tập cao, không bao giờ để bố mẹ phải nhắc nhở chuyện học tập. Cứ mỗi lần lên lớp về Trang tự ngồi vào bàn học. Trang được coi là tấm gương cho cậu em trai.
12 năm học phổ thông, Trang đều là học sinh giỏi và cũng có những thành tích cao. Năm lớp 9 Trang đạt giải nhất môn Toán trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố. Sau đó, Trang trúng tuyển vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu.
Năm lớp 11 Trang đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Dù kết quả này khiến Trang không hài lòng với bản thân, nhưng đó lại là động lực để Trang quyết tâm cao độ cho kỳ thi THPT quốc gia.
Có được điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia, Trang đúc rút: “Ngoài ôn tập, chuẩn bị kỹ việc phân phối thời gian để làm bài rất quan trọng. Trang cho biết, em luôn mang đồng hồ để căn thời gian trong khi làm bài. Lựa chọn câu dễ làm trước, câu khó làm sau nhưng phải chặt chẽ, chắc chắn từng câu.”
Không chơi Facebook
Ngoài thời gian học trên lớp, Trang thường xuyên lên các trang diễn đàn về học tập để trao đổi kiến thức, giải đề qua mạng. Điều bất ngờ ở nữ sinh này là “nói không với Facebook”.
Ngoài thời gian rảnh Trang thường “quân sư” cho cậu em trai
Hiện nay, trang mạng xã hội Facebook được hầu hết các bạn giới trẻ sở hữu tài khoản riêng – nhưng Trang quan niệm “chơi Facebook rất mất thời gian.
Do đó, ngoài giờ lên lớp Trang truy cập các web học tập hoặc diễn đàn trao đổi kiến thức, giải đề thi để có thêm kinh nghiệm” - Trang chia sẻ
Một phần thời gian rảnh sẽ đọc sách, chăm sóc cậu em trai, giúp việc nhà cho bố mẹ vừa để thoải mái đầu óc vừa vận động để đảm bảo sức khỏe.
Với số điểm đạt được, Trang dự định sẽ nộp hồ sơ vào khoa Kinh tế đối ngoài – Trường ĐH Ngoại Thương vì đam mê những con số nên Trang lựa chọn ngành này.
Về dự định tương lai, Trang quyết tâm: Sẽ cố gắng học tập tốt tại trường ĐH lựa chọn và mong muốn làm việc tại một tập đoàn kinh tế của nước ngoài.
Lớp học có 9 thí sinh đạt 27 điểm thi ĐH
Lớp 12A1 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu được dự đoán là lớp có nhiều thí sinh là thủ khoa, á khoa kỳ thi THPT quốc gia 2016 tại Nghệ An. Với 9 em tổng điểm trung bình từ 27 điểm trở lên, trong đó có 3 em giành điểm 10 môn Toán.
Thầy giáo Phan Văn Thái - Chủ nhiệm lớp 12 A1, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu cho biết, kết quả thi THPT 2016 của lớp có 9 em đạt 27 điểm trở lên tổ hợp môn xét tuyển ĐH, CĐ. Trong đó có 7 em đạt từ 28 – 29,4 điểm, 2 em đạt trên 27 điểm.
Đây cũng là lớp nắm trong tay 3 điểm 10 môn Toán của các em: Trần Quỳnh Trang, Trần Thu Trang và Lê Khắc Tuấn. Riêng em Trần Quỳnh Trang tổng điểm 3 môn của em là 29,4 điểm (chưa cộng điểm ưu tiên) với Toán: 10; Lý:9,8 và Hóa là 9,6.
Ngoài ra, em Nguyễn Tiến Dũng, khối B của cụm thi Vinh với tổng điểm 29,15 điểm, trong đó Toán: 9,75, Sinh 9,8 điểm, Hóa: 9,6.
Thống kê đầu tiên, hiện lớp 12 A1 cũng là lớp có thành tích tốt nhất kỳ thi THPT quốc gia ở Trường THPT chuyên Phan Bội Châu nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
Văn Bình
" alt="Thí sinh gây xôn xao vì điểm thi cao nhất cụm"/>
Chảo Thị Yến ước mơ được đeo đuổi nghiên cứu về quản lý tài nguyên rừng. Ảnh: NVCC.
Khóa học của Yến ở Trường THPT Số 2 Bát Xát cũng là khóa học thứ 2 của ngôi trường này. "Sau khi học xong lớp 9 em phải ở nhà mất 3 năm rồi mới thuyết phục được bố mẹ cho đi học cấp 3" - Yến nhớ lại.
Ban đầu học THPT Yến dự định sẽ thi đại học để trở thành giáo viên. "Ở trên đấy chúng em cũng không biết ngành gì khác ngoài giáo viên với y tế nên em đã chọn ngành giáo viên" - Yến kể.
Thế nhưng trận lũ lịch sử năm 2008 đã làm thay đổi ý định của cô gái dân tộc Dao. "Trong trận lũ đó, có một làng gần nhà em đã bị lũ cuốn hết. Ruộng nhà em cũng bị lũ cuốn mất sạch" - Yến vừa nhớ lại vừa rơm rớm nước mắt. Dường như ký ức về những trận lũ vẫn còn rất khủng khiếp với em.
"Sau này xuống trường được xem ti vi em mới biết là do rừng không bảo vệ tốt nên mới hay có những trận lũ như thế. Vì thế, em đã quyết định theo học ngành quản lý tài nguyên rừng và môi trường để làm kiểm lâm bảo vệ rừng" - Yến nói.
Để thực hiện ước mơ của mình, dù đang học khối C để thi làm giáo viên, cô gái sinh năm 1990 đã quyết định chuyển sang thi khối A vào Trường ĐH Lâm nghiệp. Và Yến đã đậu dù với mức điểm đầu vào không cao.
Ở kỳ đầu tiên của ĐH, khi nghe nhà trường giới thiệu về ngành đào tạo tiên tiến, đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh, Yến đã nộp đơn xin học ngành này. "Em nghĩ là giả dụ em học các ngành mà không biết tiếng Anh thì sau này ra trường không xin được việc nên quyết định xin vào học ngành này để được học cả tiếng Anh" - Yến nói.
Thế nhưng, việc nghe giảng bằng tiếng Anh là một điều không hề dễ dàng với một cô gái dân tộc Dao đến từ vùng cao. Yến kể, mãi tới khi học cấp 3 em mới được học tiếng Anh mà cũng chỉ học số đếm với mấy câu chào hỏi thôi vì thế, khi nghe cac thầy giảng bằng tiếng Anh, em gần như không biết 1 từ nào.
"Thậm chí là bài giới thiệu bản thân đơn giản nhất em cũng không giới thiệu được" - Yến kể. "Năm thứ nhất em nghỉ học suốt vì ngại. Lên lớp nghe giảng thầy giói nói các bạn cười mà em không hiểu vì sao các bạn lại cười nên rất ngại".
Đến năm thứ 2, nghĩ rằng bố mẹ đã phải chịu rất nhiều khổ cực để có tiền cho mình đi học, Yến quyết tâm tìm cách học tiếng Anh bằng được để có thể tiếp thu được bài giảng. Sau một năm nỗ lực, học bằng nhiều phương pháp khác nhau cùng với sự hỗ trợ của bạn bè, cuối năm thứ 2, Yến bắt đầu nghe được các thầy giáo giảng. "Từ năm thứ 3 thì em bắt đầu giao tiếp được bình thường" - Yến nói.
Từ một học sinh có điểm dưới trung bình, Yến đã vươn lên trở thành một học sinh xuất sắc của lớp. Từ năm thứ 3 ĐH, kỳ nào Yến cũng giành học bổng cho học sinh xuất sắc. Điểm khóa luận tốt nghiệp em cao thứ 2 toàn khóa còn điểm tổng kết chung, em xếp thứ 3 toàn khóa.
Yến cho biết, các khoản học bổng mà em nhận được cũng đủ giúp em đóng học phí còn tiền sinh hoạt thì em đi làm ở sân golf ở gần trường để có thu nhập thêm bù vào. Vì thế, từ năm thứ 3, em cũng ít phải xin bố mẹ tiền nữa. Tuy nhiên, việc cho em đi học đại học lại học ngành tiên tiến với mức học phí cao cũng khiến bố mẹ em chật vật. Em trai của Yến cũng vì thế mà không đi học đại học nữa.
Tốt nghiệp ra trường vào tháng 12/2014, Yến đã xin làm nhiều công việc như phiên dịch cho một công ty may hay làm bộ phận chăm sóc khách hàng cho một công ty du lịch ở Lào Cai. Thế nhưng, mơ ước trở thành một nhà khoa học để bảo vệ rừng vẫn tiếp tục đeo đuổi Yến.
Trong thời gian này, Yến vẫn làm hồ sơ xin học bổng ở Nhật và Đức. Tới đầu năm nay, Yến chính thức nhận được học bổng của chương trình SUFONAMA để theo học thạc sĩ ngành quản lý tài nguyên rừng bền vững của Trường ĐH Gottingen (CHLB Đức).
Ngoài chu cấp hoàn toàn học phí, học bổng này cũng cấp cho Yến mỗi tháng 1.000 Euro sinh hoạt phí trong vòng 2 năm của chương trình đào tạo thạc sĩ. Tổng giá trị của học bổng là 47.500 Euro (hơn 50 ngàn USD).
Yến cho biết sau khi hoàn thành chương trình học ở nước ngoài, em hy vọng sẽ được về nước làm việc. Ảnh: NVCC.
Hỏi Yến về dự định tương lai, sau khi em hoàn thành chương trình thạc sĩ ở nước ngoài, Yến băn khoăn nói rằng: "Em cũng không biết thế nào. Bạn em nói rằng, nếu về nước thì sẽ không có việc làm nhưng em thì vẫn muốn về nước làm việc hơn".
"Em rất thích hướng nghiên cứu về quản lý lưu vực, thủy văn nên em mong muốn được áp dụng những kiến thức học được vào công việc ở Việt Nam sau này" - Yến nói. Em cũng cho biết, chính các thầy giáo trong Trường ĐH Lâm nghiệp, đặc biệt là thầy giáo người Mỹ - GS Lee Macdonald và thầy Bùi Xuân Dũng, người hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp của em chính là những người đã truyền thêm cảm hứng và giúp đỡ em rất nhiều.
Tôi hỏi Yến rằng, em là cô gái sinh ra ở vùng cao mà lại thích theo đuổi nghiên cứu như vậy thì bố mẹ em có phản đối không? Yến cười nói rằng, khi nghe em giành được học bổng và sang Đức học, mẹ em chỉ nói với em là: "Mày cứ đi học thế thì bao giờ mới lấy chồng?". "Bây giờ em về làng thì đã trở thành già làng rồi. Các bạn bằng tuổi em đều đã lấy chồng và sinh con cả" - Yến cười nói.
Cuối tháng 8 này, Yến sẽ lên đường sang Đức để học thạc sĩ với ước mơ của mình. Thế nhưng, ước mơ nhỏ của cô gái dân tộc Dao còn mang theo một ước vọng lớn hơn cho vùng quê Nậm Chạc của mình.
Trong bài luận nói về lý do xin học bổng gửi tới trường ĐH của Đức, Yến viết: "Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng miền núi với trình độ dân trí của người dân rất thấp. Những người ở quê tôi không cho con cái họ, nhất là các bé gái đi học cấp 3 hay đại học do hoàn cảnh kinh tế khó khăn cũng như sự lạc hậu trong nhận thức".
"Nếu tôi có cơ hội ra nước ngoài học, nó sẽ giúp thức tỉnh những người dân quê tôi. Họ sẽ nhận ra sự quan trọng của việc đi học và nhiều trẻ em quê tôi sẽ được đi học ở trường cấp 3 và đại học. Sẽ có thêm nhiều trẻ em vượt qua được những khó khăn của cuộc sống, vượt qua được điều kiện kinh tế khó khăn và sự lạc hậu trong nhận thức của cha mẹ chúng để có được một tương lai tươi sáng hơn".