Các tin liên quan |
Đề nghị xử lý sai phạm tại ĐH Kinh tế Quốc dân GS đề nghị cách chức hiệu trưởng ĐH KTQD ĐH Kinh tế Quốc dân lạm thu hơn 51 tỷ |
Như đã phản ánh về sự chậm trễ trong xử lý sai phạm của ĐH Kinh tế Quốc dân,GS-TSKH-NGND, nguyên Hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân Lê Du Phong đã có thư đề nghị BộGD-ĐT kiên quyết xử lý những cá nhân sai phạm, trong đó trách nhiệm chính thuộc vềHiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân Nguyễn Văn Nam.
Ồ ạt bổ nhiệm, tách, nhập khoa phòng gây bất bình lớn
GS.TSKH.NGND Lê Du Phong khi trao đổi với chúng tôi đã chua xót nói rằng, cả cuộcđời làm khoa học, hết mình phấn đấu xây dựng nhà trường xứng đáng với niềm tin yêucủa nhân dân dành cho một trường kinh tế hàng đầu, cánh chim đầu đàn trong hệ thốnggiáo dục đại học quốc dân, vậy mà bây giờ nhìn nội bộ trường “rối ren”, cán bộ, giáoviên và đội ngũ quản lý đang dần mất niềm tin, nhụt chí phấn đấu, ông đau đớn vôcùng. Điều này ông và một số hiệu trưởng tiền nhiệm không thể lường tới.
GS Lê Du Phong cho hay, chính Thanh tra Bộ GD-ĐT tại Kết luận 1255 ngày 5/12/2012đã khẳng định Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam phải chịu trách nhiệm tới 17 vấn đề, chothấy cung cách quản lý hoặc là yếu kém, hoặc là chuyên quyền, coi thường pháp luậtcủa Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam. Trách nhiệm này thuộc Hiệu trưởng và Phòng Tổ chứccán bộ.
Cũng theo Thanh tra Bộ, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam đã xử lý cán bộ một cách vộivàng, quyết liệt không cần thiết, không xem xét kỹ các tình tiết liên quan (trườnghợp ông Linh, ông Bình); bỏ qua, không xử lý triệt để (trường hợp ông Huệ và các cánhân, tổ chức liên quan đến vụ ông Huy); điều động bố trí cán bộ bất hợp lý, thựcchất là giáng chức cán bộ không có lý do, dẫn đến sự thiếu khách quan, thiếu côngbằng, phát sinh các ý kiến bất bình trong một số cán bộ, viên chức và gây ra dư luậnkhông tốt về trường. Thanh tra Bộ kết luận, để xảy ra sự việc trên, trách nhiệm thuộcvề Hiệu trưởng, Đảng ủy trường và Phòng Tổ chức cán bộ.
|
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). |
GS.TSKH.NGND Lê Du Phong còn cho hay, sai lầm nối tiếp sai lầm của Hiệu trưởngNguyễn Văn Nam là khi thực hiện kiểm điểm theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, ông Nam đã giảitrình không thỏa đáng, không nghiêm túc nhận khuyết điểm, biện minh, thậm chí bóp méosự thật và bịa đặt.
GS Lê Du Phong phân tích, ông Nam là người trực tiếp phụ trách sau đại học nên đểxảy ra những sai phạm liên quan đến đào tạo sau ĐH, ông Nam phải chịu trách nhiệm.Vấn đề này gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được. Hơn nữa có 767người được cấp chứng chỉ sau đại học trái phép, trong đó có nhiều người sử dụng chứngchỉ này như một minh chứng của trình độ học vấn sau đại học để thăng quan tiến chức.Lẽ ra, Bộ GD-ĐT phải ra lệnh thu hồi những chứng chỉ đã cấp trái phép nói trên. Vậymà, ngay sau khi có kết luận thanh tra, ông Nam đã cho ký ban hành bản thành tích dài52 trang mà không có lấy một dòng nào gọi là khuyết điểm. Bản thành tích này được gửiđến tất cả giảng viên để làm cơ sở cho việc “thí điểm đánh giá hiệu trưởng”.
Có hay không dấu hiệu hình sự ở những sai phạm về thu chi tài chính và xây dựng cơbản?
GS.TS Nguyễn Văn Thường, nguyên Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân cũng chia sẻ rằng,các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy của trường đều là người tốt, nhưng điều đángtiếc là tập thể Thường vụ lại yếu về đấu tranh phê bình, đã để cho Bí thư, Hiệutrưởng mắc nhiều khuyết điểm, sai phạm lớn kéo dài từ năm 2009 đến nay.
Liên quan đến những sai phạm trong thu chi tài chính, xây dựng cơ bản, mà ngườiđứng đầu chịu trách nhiệm là Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam, dư luận đặt câu hỏi: nhữngtưởng, với một trường đại học đầu ngành trong cả nước, dạy sinh viên cách quản lýkinh tế theo pháp luật, thì việc quản lý đồng tiền sẽ phải được triển khai một cáchbài bản, nhưng Kết luận thanh tra của Bộ GD-ĐT đã chỉ ra rằng, ĐH Kinh tế quốc dân đãthu sai, thu vượt nhiều khoản như: thu kinh phí đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ không cótrong quy định số tiền hơn 22,173 tỷ đồng; thu vượt quy định về học phí nâng điểm hệsố chính quy số tiền là hơn 3,073 tỷ đồng; thu vượt quy định lệ phí tuyển sinh các hệđào tạo, số tiền là hơn 7,906 tỷ đồng; thu ngoài quy định số tiền là hơn 18,407 tỷđồng…
Như vậy, số tiền trường ĐH Kinh tế quốc dân thu sai quy định lên đến hơn 51 tỷđồng.
Theo các chuyên gia kinh tế, về nguyên tắc thu sai thì phải hoàn trả cho người bịthu, trường hợp không trả lại được thì phải nộp ngân sách nhà nước. Tại sao Bộ GD-ĐTchỉ kiến nghị sung công quỹ 3 tỷ đồng. Theo giải thích của Kết luận thanh tra thì 48tỷ đồng đã được nhà trường chi hết cho các hoạt động - cũng là một điều vô cùng khóhiểu.
Cũng liên quan đến sai phạm về tài chính, Thanh tra Cục Thuế Hà Nội kết luận, đãcó quyết định truy thu và xử phạt, trong hai năm 2009 và 2011 đã là 7,067 tỷ đồng,mặc dù tính đến ngày 22/10/2012, trường đã khắc phục bằng cách nộp 5.774.542.960 tỷđồng. Dư luận đặt câu hỏi, đây có phải là hành vi trốn thuế, gian lận thuế…
Dư luận đang trông chờ một thái độ kiên quyết, dứt khoát cùng một hình thức xử lýkỷ luật nghiêm minh của lãnh đạo Bộ GD-ĐT đối với Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam và cáccá nhân liên quan nhằm thiết lập lại kỷ cương phép nước ở một trường ĐH Anh hùng…
Có dấu hiệu vi phạm luật hình sự Theo phân tích của đại diện văn phòng luật sư tại Hà Nội, số tiền thu vượt, thu sai hơn 51 tỷ đồng có dấu hiệu tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “có tổ chức” được quy định tại Điều 280 Bộ luật Hình sự phải được chuyển cho cơ quan điều tra xử lý theo thẩm quyền. Ngoài ra một số kết luận của Thanh tra Bộ thực chất Bộ không đủ thẩm quyền cũng phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để giải quyết theo theo pháp luật (như vụ “bôi trơn” 300.000 USD và dấu hiệu “thông thầu” vi phạm Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng)... |
(Theo CAND)" alt="Hậu quả lớn từ lối quản lý yếu kém"/>
Hậu quả lớn từ lối quản lý yếu kém
- Sau thời gian ở ẩn, nghệ sĩ Kiều Oanh khiến khán giả bất ngờ khi lần đầu khoe ảnh con gái thứ 2 vừa tròn một tháng tuổi.Chồng cũ Kiều Oanh kết hôn với vợ kém 20 tuổi sau 3 tháng yêu nhau
Danh hài Kiều Oanh ‘mất não’ vì ảo thuật gia quá đỉnh
Đầu năm 2017, danh hài Kiều Oanh vẫn xuất hiện đều đặn trên sóng truyền hình khi góp mặt trong những gameshow về hài kịch. Tuy nhiên, trong một năm trở lại đây, nữ nghệ sĩ gần như vắng bóng khỏi showbiz Việt.
Mới đây, Kiều Oanh bất ngờ đăng tải hình ảnh con gái vừa tròn một tháng tuổi trên trang cá nhân. Đây cũng là lời giải đáp mà Kiều Oanh gửi đến khán giả và người hâm mộ trước sự mất tích của cô.
Trong thời gian qua, nữ danh hài đã có bầu với nghệ sĩ cải lương Hoàng Nhất và hạ sinh con gái. "Con xin gửi lời chào và kính chúc mọi người hạnh phúc, bình an bằng nụ cười của con nhé. Con tên Callie Hoàng Trần, tên Việt là Trần Hoàng Yến Xuân. Vừa tròn một tháng tuổi", Kiều Oanh viết.
|
Nghệ sĩ Kiều Oanh bên con gái Yến Xuân vừa tròn 1 tháng tuổi. |
|
Cô tổ chức tiệc mừng đầy tháng cho con gái. |
Kiều Oanh là một trong những nữ nghệ sĩ xinh đẹp và đa tài của làng hài Việt. Tuy nhiên, con đường tình duyên của cô lại rất trắc trở. Nữ nghệ sĩ phải chia tay người chồng đầu tiên trước áp lực từ phía gia đình nhà chồng, bởi khi đó, cô nhận kết luận từ bác sỹ là bị bệnh, không thể có con.
Sau đó, nữ danh hài đã kết hôn cùng ca sĩ Lê Huỳnh và có chung một người con gái tên Whitney - Yến Khang. Năm 2013, cô khiến khán giả bất ngờ khi thông báo đã chia tay Lê Huỳnh. Bên cạnh đó, Kiều Oanh cũng bị nam ca sĩ tố đã lừa và lấy đi của anh một số tiền lớn.
|
Kiều Oanh và bạn trai - nghệ sĩ Hoàng Nhất. |
Sau khi ly hôn chồng thứ hai, Kiều Oanh cũng tìm được tình yêu mới cho mình. Nữ danh hài cho biết trước khi quyết định sống cùng một nhà với nghệ sĩ cải lương Hoàng Nhất, cả 2 đã là bạn được 13 năm và từng hợp tác nhiều lần trong công việc. Hoàng Nhất không chỉ là tình yêu mà còn bao gồm cả tình bạn, tình anh em, tri kỷ.
Lưu Hằng
Vân Sơn, Kiều Oanh làm giám khảo gameshow xiếc đầu tiên ở Việt Nam
Những màn biểu diễn nguy hiểm, bất ngờ, khéo léo sẽ được các nghệ sĩ xiếc Việt Nam thể hiện trong Kỳ tài lộ diện gồm 13 tập phát sóng tối thứ 6 hàng tuần, từ 15/9.
" alt="Danh hài Kiều Oanh mở tiệc đầy tháng cho con gái thứ 2"/>
Danh hài Kiều Oanh mở tiệc đầy tháng cho con gái thứ 2
Các tin liên quan |
Chọn trường 'sôi sùng sục' diễn đàn mạng Thứ trưởng GD gỡ rối chuyện học trước lớp 1 'Dạy trước khi vào lớp 1 là có tội với trẻ' |
Bé Ngân, con chị H. Thy, ngụ quận Gò Vấp - TPHCM, năm nay vào lớp 1. Theo tuyến, cháu sẽ học ở Trường Tiểu học Chi Lăng của quận nhưng chị Thy lại muốn xin cho cháu học ở Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận 1. Chị Thy cho biết mình công tác tại một ngân hàng có văn phòng tại quận 1. Nếu con chị được chấp nhận học ở quận 1 sẽ rất thuận lợi cho việc đưa đón cháu, đồng thời chị cũng rất hài lòng vì đây là trường “nổi tiếng”.
|
Trong giờ học của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận 10, TPHCM. |
Đang nóng
Để đạt được mục đích, chị Thy cho biết từ tháng 3, chị đã vận dụng hết các mối quan hệ, từ bạn bè đến đồng nghiệp, hễ ai có dây mơ rễ má với lãnh đạo trường hoặc lãnh đạo ngành giáo dục là tìm đến nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có kết quả.
Cơn sốt chạy trường của phụ huynh đã thực sự nóng vào những ngày đầu tháng 4. Hàng loạt tên trường được đưa vào “tầm ngắm” của phụ huynh như Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Ngọc Hân, Đinh Tiên Hoàng (quận 1); Hoàng Diệu, Lương Thế Vinh (quận Thủ Đức); Đinh Tiên Hoàng (quận 9); Chính Nghĩa, Bàu Sen (quận 5)…; THCS Nguyễn Du (quận 1), Nguyễn Du (quận Gò Vấp); Lê Văn Tám (quận Bình Thạnh), Hồng Bàng (quận 5)... Họ đang tìm mọi cách để kiếm một chỗ học cho con trong năm học tới.
TS Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT TP.HCM), cho rằng hiện các gia đình trẻ chỉ 1 hoặc 2 con nên ai cũng muốn đầu tư những gì tốt nhất cho con mình, đặc biệt là chỗ học. Vì vậy, chạy trường là nhu cầu chính đáng của phụ huynh. Tuy nhiên, TS Điệp cũng cho rằng chất lượng giáo viên bậc tiểu học ở TP.HCM rất đồng đều. Ở những trường ít học sinh (HS), giáo viên càng có điều kiện chăm sóc HS.
Ông Đinh Thiện Căn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 1, cho rằng nếu phụ huynh chọn trường vì giáo viên thì không hẳn các trường có tiếng lại có giáo viên giỏi, điển hình như qua các kỳ thi giáo viên giỏi ở quận 1, những giáo viên đạt giải lại là những giáo viên ở các trường không mấy tên tuổi.
Ngoài yếu tố giáo viên, các yếu tố khác như cơ sở vật chất của trường, điều kiện dạy học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp… đã tác động không nhỏ đến việc chạy trường của phụ huynh bởi HS đến trường không chỉ học mà các em còn cần được vui chơi. Thực tế hiện nay rất nhiều trường không đáp ứng được yêu cầu đó.
Vực dậy các trường yếu
Nhiều năm nay trong những văn bản do UBND TPHCM ban hành về tuyển sinh đầu cấp đều nghiêm cấm các trường tiểu học nhận HS trái tuyến. Tuy nhiên, vẫn có nhiều HS được vào trường khác tuyến với những cách thức riêng.
Ở những “điểm nóng” về tuyển sinh, quy định HS trong tuyến phải có hộ khẩu mới được gọi nhập học dường như không còn chặt chẽ khi Luật Cư trú mới có hiệu lực. Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 5, cho biết có những năm, quận bất ngờ khi phát sinh quá nhiều HS trong tuyến vào một số “trường điểm”.
Những trường hợp này đều có hộ khẩu trong tuyến hẳn hoi. Tuy nhiên, qua kiểm tra thì phát hiện đây là những HS chuyển hộ khẩu về địa bàn để đúng tuyến vào trường này, trường kia. Khắc phục tình trạng này, năm nay phòng sẽ phối hợp ban chỉ đạo tuyển sinh các phường quản lý chặt chẽ hộ khẩu HS.
Thời gian nhập hộ khẩu của học sinh phải từ tháng 1-2013 trở về trước và kèm theo những yêu cầu khác, như người nhập hộ khẩu phải có quan hệ huyết thống, trực hệ với chủ hộ... mới được chấp nhận.
Ngoài cách chạy trường bằng hộ khẩu, hiện nay xuất hiện những phụ huynh vung tiền, tự nguyện làm mạnh thường quân tài trợ cho trường. Cách làm này được cho là hiệu quả hơn chạy trường bằng hộ khẩu.
Thực tế cho thấy những trường được phụ huynh tìm đến đều là những trường “nhà giàu”. Ngoài khoản đầu tư từ ngân sách công, những trường này tận dụng được khá nhiều đóng góp của phụ huynh. Điều này khiến các trường càng có điều kiện đầu tư được nhiều hơn cho dạy, học và trường nghèo thì vẫn tiếp tục khó khăn.
Nghịch lý trường giàu - nghèo
TS Nguyễn Kim Dung, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng chất lượng các trường công có sự khác biệt nên phụ huynh hoặc phải chạy trường hoặc phải chấp nhận cho con mình vào các trường chất lượng không tốt, vì vậy mà tình trạng chạy trường cứ thế diễn ra. Trong khi đó, có thực trạng trường tốt lại nằm ở khu vực phụ huynh có điều kiện kinh tế, đưa đến nghịch lý là có nhiều trường “sống” được mà không cần ngân sách Nhà nước, trường khác thì lại rất cần.
Muốn tránh chạy trường thì “chiếc bánh” ngân sách do Nhà nước đầu tư cần phải thay đổi. Phải tập trung đầu tư và vực dậy các trường yếu trong thời gian nhất định. Nếu không thay đổi được tình hình thì phải áp dụng các biện pháp như thay quản lý, cũng là biện pháp mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng và rất hiệu quả để vực dậy các trường yếu.
Tình trạng chạy trường ở TPHCM không có hồi kết nếu không có biện pháp nâng cao chất lượng các trường nghèo, trường yếu. |
(TheoĐặng Trinh/ Người Lao Động)
" alt="Vì sao phải chạy trường?"/>
Vì sao phải chạy trường?