Thủ tướng Singapore là người đầu tiên tình nguyện không dùng Internet tại công sở

作者:Giải trí 来源:Bóng đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-18 11:52:26 评论数:

Thủ tướng Lý Hiển Long (ở giữa) đang có chuyến thăm chính thức tới Myanmar. Ảnh: EPA

Trước đó,ủtướngSingaporelàngườiđầutiêntìnhnguyệnkhôngdùngInternettạicôngsởc1 như đã đưa tin, Singapore sẽ bắt đầu thử nghiệm việc cấm công chức nước này truy cập trực tiếp Internet trong giờ làm việc. Động thái này là nhằm hạn chế khả năng rò rỉ thông tin từ email công việc và tài liệu chia sẻ trong lúc các mối đe doạ bảo mật ngày càng tăng.

Đáng chú ý, người đầu tiên tự nguyện không có bất kỳ truy cập Internet trực tiếp trên máy tính làm việc của mình lại chính là Thủ tướng Lý Hiển Long của nước này.

Theo thời báo Straits Times, Thủ tướng Singapore cũng là người phải đối đầu với nhiều thách thức hồi đầu năm khi các chuyên gia an ninh thông báo rằng chính sách này là cần thiết nhằm bảo vệ hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) của hành chính công khỏi các cuộc tấn công mạng.

Liên quan tới trải nghiệm mới mẻ này, nhân dịp công du nước láng giềng, ông đã chia sẻ với các phóng viên ở Myanmar vào ngày hôm qua (9/6) rằng: "Quả thật khá phiền toái, phải mất một thời gian để làm quen, nhưng rồi bạn cũng làm được thôi".

Thay vì biệt lập khỏi Internet, Thủ tướng Singapore sử dụng hai hệ thống tách biệt, một dành cho e-mail và một dành cho truy cập Internet.

"Vậy nếu giờ đây tôi thấy một đường dẫn hay một bài viết nào đó, tôi phải làm sao?" Ông sẽ phải "giải quyết vấn đề" của việc chép đường dẫn này vào một file PDF rồi gửi file này sang hệ thống khác – gửi vào e-mail công việc của mình. Sau đó ông có thể truy cập e-mail cho công việc này và mở bài viết ra xem.

Nếu ông muốn chia sẻ nó với các cộng sự thì chỉ việc chuyển tiếp (forward) nó thông qua e-mail trên máy tính công việc của mình. "Tôi chia sẻ nó với các cộng sự thông qua PDF, do vậy họ không cần phải đi ngược lại quá trình mà tôi đã làm trước đó nữa, tôi chỉ việc gửi qua và sau đó họ có thể duyệt nó".

Thủ tướng Lý Hiển Long cũng nói rằng ông quyết định trở thành "tình nguyện viên số 1" trong phương thức tiếp cận mới để chống lại các cuộc tấn công mạng, là bởi vì nếu ông có thể thực hiện được, "thì tôi nghĩ sẽ có cơ hội để đưa hệ thống này vào hoạt động", và nếu không thể thì đây có thể không phải là một lựa chọn khả thi.

Kể từ tháng tới, các công chức của nước này sẽ không còn có thể truy cập Internet trực tiếp từ máy tính làm việc của họ. Thay vào đó, họ sẽ phải truy cập Internet bằng một hệ thống máy tính riêng biệt. Họ cũng có thể lướt web bằng các thiết bị di động cá nhân của mình.

Thủ tướng Singapore đã chia sẻ về việc chuyển đổi này rằng, "chúng ta đã dần trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống CNTT, và chúng ta phải đảm bảo rằng hệ thống này an toàn. Chúng ta không thể bị xâm nhập, đánh cắp dữ liệu… hoặc để một ai đó có thể truy cập vào rồi xóa sạch dữ liệu hay "làm trò" trong hệ thống".

Ông cũng nói thêm: "Chúng tôi quyết định phải làm theo cách này, nhưng chúng tôi có vui vẻ không? Tôi không nghĩ thế, bởi nó sẽ làm giảm hiệu suất công việc hằng ngày của mình. Tuy nhiên, sự an ninh, an toàn cho hệ thống và cho công dân cũng như thông tin của chúng tôi liên quan đến họ quan trọng hơn cả, do vậy điều này là cần thiết.

Nếu một ngày nào đó bạn thấy tất cả các số CMND, an sinh xã hội, địa chỉ và thông tin riêng tư của bạn được rao bán trên Internet rẻ mạt dưới dạng cả gói dữ liệu người dùng đến chục GB thì liệu chính phủ chúng tôi sẽ phải giải thích thế nào?"

Vị Thủ tướng này cũng chia sẻ rằng hiện các bộ ngành khác, bao gồm cả Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, đều đang hoạt động theo cách này.

"Đối với các công chức cần dùng Internet để theo dõi những gì xảy ra trên thế giới hằng ngày – đặc biệt là các nhân viên ở Bộ Truyền thông và Thông tin cũng như một số ngành khác – thì họ sẽ được cấp hai máy tính (hoạt động theo 2 chế độ riêng biệt) và họ sẽ phải làm việc theo cách này", ông Lý Hiển Long chia sẻ thêm.