Nhận định, soi kèo Cagliari vs Fiorentina, 20h00 ngày 21/4: Nối dài ngày vui

Thế giới 2025-04-24 14:54:29 25972
ậnđịnhsoikèoCagliarivsFiorentinahngàyNốidàingàlịch thi đấu giao hữu quốc tế hôm nay   Hư Vân - 21/04/2025 04:35  Ý
本文地址:http://app.tour-time.com/html/13c792331.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo HNK Gorica vs Dinamo Zagreb, 20h00 ngày 23/4: Sáng cửa dưới

-Phòng GD-ĐT huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên – Huế) vừa nhận được đơn kiến nghị của bà Lương Thị Diệu Hoa (55 tuổi, giáo viên Trường Tiểu học Phú An 1, xa Phú An, Phú Vang) về việc bị một nữ đồng nghiệp trong trường đánh gây thương tích.

Theo đơn, khoảng 7h sáng ngày 9/3/2015, cô Hoa cùng đồng nghiệp  đang chuẩn bị dự buổi lễ chào cờ đầu tuần thì gặp cô S. bước từ trên cầu thang xuống nói “có chuyện cần gặp”.

Khi cô Hoa vừa bước lên cầu thang, cô S. đã lôi ngay vào góc khuất cầu thang, sau đó dùng tay, chân giật tóc, đánh đấm liên tục vào người.

Nhiều giáo viên chạy đến, cố gắng can ngăn nhưng không được. Chỉ khi hiệu trưởng có mặt, sự việc mới dừng lại. Cô Hoa được đưa đi khám ở trạm y tế, có chấn thương vùng đầu, cổ và vai.

Cô Hoa năm nay đã 55 tuổi và chỉ còn mấy tháng nữa là nghỉ hưu. Dù bị tật từ nhỏ (chân trái bị khuyết tật) nhưng cô vẫn luôn cố gắng để hoàn thành tốt công tác giảng dạy của mình.

Cô Hoa cho rằng, nguyên nhân mình bị đánh là do nhiều lần thẳng thắn, chân thành góp ý với công đoàn về việc cô S. từng ăn chưa chuẩn mực, những năm trước khi cô S. thường bỏ giờ, bỏ lớp.

Ban Giám hiệu, Hội đồng kỉ luật nhà trường đã tiến hành họp kỉ luật đối với các cá nhân liên quan đến vụ việc.

Cô S. giải thích việc đánh cô Hoa là vì mấy ngày trước, khi gia đình cô tổ chức đám hỏi cho con tại nhà thì bị một giáo viên đã về hưu đến quậy phá, làm mất thể diện gia đình. Cô S. cũng cho rằng, người đến quậy phá đám hỏi con cô là do cô Hoa xúi giục. Tuy nhiên, cô Hoa cho rằng mình bị vu không.

Sau khi ghi nhận ý kiến của các bên liên quan, hội đồng kỉ luật trường Tiểu học Phú An 1 đã thống nhất kỉ luật cô S. với mức “khiển trách”.

Cho rằng hình thức kỉ luật là “quá nhẹ, không phản ánh đúng bản chất, mức độ nghiêm trọng của vụ việc” và “hành động cô S. hành hung tôi có dấu hiệu hình sự”, ngày 12/3, cô Hoa cùng gia đình đã gửi đơn tố cáo đến công an huyện Phú Vang và phòng GD-ĐT huyện.  

  • Quang Thành
">

Cô giáo đánh đồng nghiệp trước buổi chào cờ

Clip: Quách Tuấn Du nói về ba nuôi Ngọc Sơn: 

Cát-xê ngất ngưởng nhờ cho bầu show cảm giác “lời”

- Vì sao hễ nhắc tới Quách Tuấn Du đều gắn với những con số cát-xê gây sốc?

Thật ra cũng chẳng sốc lắm đâu, ca sĩ lấy nhiều mức cát-xê khác nhau và còn tuỳ theo khả năng bầu show. Họ thấy mời ca sĩ có lợi nhuận thì họ mời thôi.

Thực ra, trong thời buổi này, để hỏi được những con số không khó. Bạn bè chơi thân với tôi hoặc thân với bầu show đều có thể hỏi được giá cát-xê mà. Thậm chí, nếu bạn đóng giả làm bầu show gọi điện book show tôi báo giá là biết ngay thôi. (cười)

Cho đến hiện tại, tình hình show trong nước và hải ngoại của tôi vẫn đều đặn, giá trị nghề nghiệp chỉ lên chứ không tụt. Bởi vì tôi sống đúng luật, chơi đúng cách và hiểu nguyên tắc nghề nghiệp. Đơn giản là tôi làm cho bầu show và khán giả thấy rằng tiền họ bỏ ra là xứng đáng.

Hơn ai hết, bầu show là người biết rõ sức hút của người ca sĩ với công chúng thế nào. Nhiều ca sĩ mới nổi, tên tuổi đang hot nên bầu show mời hát cho khán giả biết mặt vậy thôi. Nếu bạn hát không hay, diễn không tốt thì bầu show không thèm mời nữa.

Tôi tự tin nói bầu nào từng mời mình hát một lần sẽ hài lòng, lần sau mời tiếp. Tôi hát một liên khúc 30 phút trên sân khấu, khán giả không nhàm chán mà còn đòi tôi hát thêm. Sự thật là bầu show mời tôi hát rất lời! Nhiều ca sĩ hát 1 – 2 bài, vỏn vẹn 10 phút nhưng bầu show phải chi ra số tiền rất lớn. Còn tôi đã ra sân khấu là phải hát trên 30 phút chứ không ít hơn.

- Như anh chia sẻ, 2 năm anh chuyển sang hát Boléro remix thì thu lợi rất nhiều, có tiền có tiếng. Nhưng cá nhân tôi và nhiều khán giả không chịu được kiểu Boléro xập xình như vậy. Không ít người còn nói anh hát phản cảm!

Trước khi hát Boléro điện tử, tôi đã chuẩn bị tâm lý bị ném đá. Y như rằng nửa năm đầu, tôi bị ném đá rất dữ. Khán giả yêu Boléro không chấp nhận chuyện có người phá dòng nhạc của mình.

Thật ra, tôi muốn mang đến làn gió mới cho người trẻ. Còn với những thế hệ khán giả trước, tôi nghĩ cần có thêm thời gian để được chấp nhận. Không chỉ Boléro điện tử, nhiều khán giả lớn tuổi cũng không nghe được nhạc trẻ. Tôi hát Boléro trên nền nhạc Dance điện tử, tiết tấu nhanh, phù hợp với giới trẻ. Thậm chí, người lớn tuổi nếu thích sự giải trí, nhộn nhịp cũng rất hợp với Boléro điện tử.

Bạn có thể kiểm chứng độ tuổi của những tài khoản bình luận khen dưới sản phẩm của tôi, sẽ thấy phần lớn là khán giả trung niên. Khi đi diễn, khán giả của tôi là những cô chú, anh chị rất nhiều. Thậm chí có những cụ bà còn lắc lư theo nhạc xập xình.

Bí quyết là tôi hát Boléro đúng hồn nhạc của nó chứ tôi không hát kiểu nhạc trẻ. Giọng hát, cách hát vẫn đậm chất trữ tình, chỉ là hát trên nền nhạc điện tử cho vui tươi hơn. Tôi đánh đúng tâm lý, đúng thời điểm khán giả bắt đầu chán Boléro nguyên thủy. Hiện tại, tôi là người tiên phong và đang đánh mạnh dòng Boléro điện tử nhất, chưa có ai hát dòng này ăn khách bằng tôi cả.

{keywords}
Quách Tuấn Du từng gây xôn xao khi được đại gia mời hát trọn tiệc cá nhân giá 1 tỷ đồng.

Không nhận ba nuôi vì Ngọc Sơn giàu có, nổi tiếng 

- Điều gì học được từ ba nuôi Ngọc Sơn khiến anh tâm đắc nhất?

Chắc chắn đó là tình người, tình nghệ sĩ. Ông là người sống rất giản dị, chan hòa với đồng nghiệp. Một điểm tôi học, nhưng cũng rất giống ông, là sự hiếu đạo với cha mẹ.

Tôi và ba đều sống đơn độc, dù rất thương yêu cha mẹ nhưng lại không hòa hợp được. Tôi thương mẹ nhưng ít khi chia sẻ gì với bà. Ba Ngọc Sơn cũng vậy, rất lễ phép với bà nội, một câu “Con thưa mẹ”, hai câu “Dạ mẹ” nhưng khó để tâm sự nhiều.

Từ nhỏ, tôi không thân với cha mẹ nhưng trong lòng luôn tâm niệm lớn lên phải báo hiếu. Nhiều đứa trẻ sống thiếu tình thương của cha mẹ rất dễ sa ngã, hư hỏng nhưng may là tôi không như vậy.

Ngoài ra, tôi cũng học ở ba nuôi về bản lĩnh và sự chính trực trong nghề. Ông sống ngay thẳng nên không sợ ai hại. Tôi học theo ông nên dù không giỏi, không giàu bằng ai nhưng vẫn tự tin ngẩng đầu, ngước mặt nhìn mọi người. Từ xưa tới giờ, tôi chưa từng dựa dẫm, nhờ vả ai, kể cả ba nuôi Ngọc Sơn.

Mười mấy năm trước, ba nhận tôi làm con nuôi khi tôi đã nổi tiếng, có tên tuổi rồi. Tôi nhắc lại chuyện này vì có người nói tôi không có tên tuổi mới phải tìm người giàu có, nổi tiếng để nhờ vả, dựa dẫm.

Dù thực tế, không ít người trẻ đang đi theo con đường này. Bạn tìm người dựa dẫm, nếu thành công cũng chẳng đáng tự hào, nhưng nếu thất bại thì rất xấu hổ.

{keywords}
Quách Tuấn Du giống ba nuôi Ngọc Sơn ở sự hiếu thuận nhưng khó hòa hợp với mẹ.

- Anh và ba nuôi thực sự rất giống nhau, từ cách hát, phát ngôn, đắt show, chăm từ thiện đến… đời tư luôn luôn ồn ào. Đây cũng là những điều anh học được từ Ngọc Sơn?

Có nhiều chuyện xảy ra, như mọi người thấy, là vô tình chứ không phải cố ý. Chẳng hạn như chuyện tôi bị ông Đoàn Ngọc Hải cẩu xe về đồn, hoàn toàn là tai nạn chứ làm sao tôi dàn dựng lên được? Dù vậy, tôi thừa nhận mình quá vô tâm, cứ tin theo chỉ dẫn của người bảo vệ nên đậu xe mà quên mất chiến dịch dẹp vỉa hè.

Tôi cũng bị chỉ trích nhiều vì hát Boléro trong bối cảnh các chàng trai, cô gái mặc bikini nóng bỏng ở hồ bơi. Thật ra, tôi muốn phá cách một chút cho MV của mình có không khí. Tôi thấy quay MV như vậy quá bình thường. Những diễn viên tôi chọn đều là người đẹp, họ mặc bikini quay ở hồ bơi chứ có đi ra đường đâu? Trong khi trên thế giới, người ta còn mặc bikini lên sân khấu hát mà. Vì vậy, không thể nói MV của tôi phản cảm được.

Chuyện ồn ào nhất là lần tôi xuống tóc trên sân khấu. Mọi chuyện liên quan đến tôn giáo đều có thể thành bĩ cực nếu chúng ta đi sai hướng. Thật ra, trước show, tôi đã có tham khảo ý kiến của các quý thầy. Được thầy Thích Nhật Từ và nhiều thầy cho phép, tôi mới dám làm.Trong show, tôi đã xuống tóc trước sự chứng giám của thầy Thích Nhật Từ. Nếu tôi làm sai, các sư thầy sư cô chắc chắn là người phản đối đầu tiên!

Tôi làm show đó để cảm ơn những thứ đời cho mình. Tôi luôn muốn xuống tóc quy y, đồng thời để sám hối những gì mình từng làm sai. Sau lần xuống tóc đó, tôi sống cẩn trọng hơn.

{keywords}
Quách Tuấn Du xúc động khi nhắc chuyện từng suýt có con với bạn gái cũ.

Từng suýt có con với bạn gái cũ

- Chuyện anh không hợp với mẹ, thực hư thế nào?

Từ nhỏ, tôi không học hành nhiều, tới lớp 10 thì nghỉ, sau đó học bổ túc văn hóa đến lớp 12. Tôi từng vấp ngã trong tình cảm, công việc và các mối quan hệ. Tôi không có tiền, không biết khéo léo, luồn lách và cũng không dựa dẫm ai. Đôi khi nhìn lại, tôi không tin rằng mình đã đứng vững trong một môi trường đào thải khốc liệt như vậy.

Hồi xưa, do còn trẻ lại sống lang thang nên tôi rất nóng tính. Mẹ có 5 đứa con, lo không xuể nên tôi phải bỏ nhà đi, vất vả tự mưu sinh sớm nhất. Vì vậy, tôi thường xuyên cãi mẹ, khiến bà vì tôi khóc rất nhiều.

Mười mấy năm trước, mẹ tôi ở dưới quê lên đây sống, suốt ngày chỉ loanh quanh ở nhà với các con. Từ xưa giờ, bà cũng ít tiếp xúc ngoài xã hội nên quen sống tằn tiện. Tôi nói rất nhiều với mẹ rằng cuộc sống bây giờ tốt hơn xưa nhiều, tôi cũng là người nổi tiếng nên cần thường xuyên thay đổi quần áo. Vậy mà mẹ cứ để ý, hễ tôi mua quần áo là bà la rầy.

Còn mẹ tôi thì nào giờ vẫn vậy, chỉ có 1 – 2 bộ quần áo mới do tôi ép, còn lại đều là đồ cũ mặc từ xưa. Hồi đó, nhiều khi bà còn mặc đồ rách đi chợ, tôi thấy thương mà cũng giận mẹ. Lỡ người ta nhìn vào lại nói tôi bạc đãi mẹ. Nhưng hễ tôi nói thì bà cự lại, kêu “Kệ tao”.

Giờ mẹ cũng dần thay đổi rồi. Bà đang sống vui, khỏe, hai mẹ con cũng bớt cãi vã nhiều. Tôi từng hứa: “Những gì mẹ mất đi, con sẽ bù đắp lại cho mẹ”, và tôi nói được làm được. Bà từng bán căn nhà ở quê để nuôi các con, bây giờ tôi mua lại một căn khác ở đó.

- Có hiềm khích nào xảy ra giữa những anh chị em trong gia đình có một người nổi tiếng?

4 anh em của tôi đều không có ai đi theo nghệ thuật. Mấy năm thời trẻ, đúng là có chuyện mọi người nói sau lưng tôi rằng “Anh Du bị mắc bệnh sao”. Lúc đó, tôi tìm hiểu mới biết chuyện mấy lúc mọi người tổ chức ăn uống, nhậu nhẹt với hàng xóm ở dưới quê mà tôi không tham gia.

Dĩ nhiên, hồi trẻ thì mấy chuyện này rất bình thường, nhưng bây giờ làm sao tôi lao vào ăn nhậu, hát hò, thức thâu đêm suốt sáng nói chuyện phiếm được? Vì vậy, mọi người nghĩ vì tôi đã nổi tiếng nên thay đổi tính tình, dần dần tạo thành khoảng cách.

Mẹ tôi thì có xu hướng thương những đứa con thiệt thòi hơn đứa đầy đủ. Mẹ đinh ninh tôi là đứa đầy đủ, nhưng bà quên rằng tôi là đứa cực khổ nhất. Tôi không muốn so sánh vì sợ mích lòng anh em nhưng đây là một sự thật khá phổ biến ở các gia đình. Tôi cũng không vì mẹ thiên vị mà giận anh em của mình.

Những chuyện này xảy ra trước đây thôi, giờ mọi người hòa thuận, thương nhau lắm. Tôi cũng có tiếng nói trong gia đình. Nghe thì hơi quá nhưng sự thật tôi là người xây dựng nên cơ đồ của gia đình. Sau khi tôi bắn phát súng đầu tiên, các anh em cũng chuyên tâm làm ăn hơn.

Điều tôi tự hào chính là thay cha giữ lại gia đình này. Bạn biết đấy, sự nghèo khổ thường làm tan rã các gia đình. Đơn cử, anh em chúng tôi chẳng ai tranh chấp đất đai, nhà cửa gì cả. Nhà tôi xây lên, ai muốn hưởng cũng được, tôi không tính toán.

- Anh tính khi nào có con?

Cách đây nhiều năm, tôi từng yêu một người. Lúc đó, dù không công bố chuyện kết hôn, cưới hỏi gì nhưng chúng tôi đã sống với nhau như vợ chồng rồi. Tôi từng gần như có con nhưng do mâu thuẫn, xích mích mà chúng tôi chia tay. Sau đó, cô ấy cũng không giữ con nữa. Vì những tổn thương ấy mà đến giờ, tôi vẫn còn sốc, chưa dám tính lại chuyện kết hôn.

Gia Bảo

Ảnh, clip: Bảo Hòa

Quách Tuấn Du tậu nhà 4 tỷ Sài Gòn và nhà rộng lớn dưới quê báo hiếu mẹ

Quách Tuấn Du tậu nhà 4 tỷ Sài Gòn và nhà rộng lớn dưới quê báo hiếu mẹ

Có quá khứ cơ cực, khi thành danh, nam ca sĩ báo hiếu mẹ bằng những món quà có giá trị.

">

Bạn gái bỏ con sau khi mâu thuẫn, chia tay Quách Tuấn Du

{keywords}

Tác giả trong thời gian du học tại Úc - Ảnh do nhân vật cung cấp

Tôi, một phụ nữ vừa bước vào tuổi ba mươi lăm, khăn gói lên đường du học sau cuộc chia tay đầy nước mắt với chồng và hai đứa con. Chuyến bay dài tám tiếng của Hãng Hàng không Việt Nam đưa tôi đến với Melbourne, thành phố lớn thứ hai sau Sydney của đất nước Úc rộng lớn và xinh đẹp.

Melbourne vào thu thật lãng mạn và trữ tình. Những tòa nhà với kiến trúc Victoria ngập tràn hoa hồng, lãng đãng phủ đầy dây thường xuân. Muôn ngàn lá đỏ, lá vàng xào xạc dệt lên sắc xanh mượt mà của những thảm cỏ trải dài theo các đại lộ.

Xe của trường đưa tôi và ba cô bạn khác đi qua trung tâm thành phố. Tôi như choáng ngợp trước vẻ đẹp hiện đại của các tòa cao ốc của Melbourne. Xen lẫn trong sự kiêu hãnh của một thành phố phát triển, đâu đó chấm phá nét trầm mặc của những tháp nhà thờ cổ kính. Melbourne đã được tạp chí “The Economist” bình chọn là “Thành phố dễ sống nhất thế giới” dựa vào các tiêu chí văn hóa, thời tiết, giá cả sinh hoạt và điều kiện xã hội.

Tôi bận rộn việc học tiếng Anh của mình tại campus Clayton, trường Đại học Monash, một trong tám trường đại học hàng đầu của nước Úc. Clayton cách trung tâm thành phố khoảng 45 phút đi tàu điện. Tôi được nghỉ hai tháng sau khi kết thúc khóa học bồi dưỡng tiếng Anh. Melbourne lúc này bắt đầu vào đông. Cảm thấy chán vì mình đã khám phá gần hết thành phố xinh đẹp này, tôi lao vào cuộc hành trình mới để thử sức mình ở đất lạ xứ người.

Và thế là… tôi đi làm ở “Tây”.

Nông trại

“Tây” chỉ là cách ví von của người Việt Nam nếu một ai đó đi ra nước ngoài. Sau nhiều ngày tìm việc trên mạng, tôi đã được mộtfarm (nông trại)nho ở vùng Tongala, cách Melbourne 300 km nhận làm.

Người chủ farm nho là một người Úc gốc Việt. Chị có giọng nói nhỏ nhẹ, dễ thương đặc trưng của người Nam Bộ. Công việc chính của tôi ở farm chủ yếu là cắt cành nho. Một luống nho khoảng 5 cây. Một ngày trung bình nếu cắt được hai luống nho, tôi sẽ được trả 100 đô-la Úc.

Chị chủ nông trại bảo tôi việc nhẹ nhàng và đơn giản, chỉ cần siêng năng là có thể kiếm được 1.400 đô trong hai tuần. Phát cuồng vì nghĩ mình sắp kiếm được món hời, tôi rủ thêm ba cô bạn ở cùng đi làm farm. Cả bọn thích thú chuẩn bị hành lý lên đường.

Đúng 10 giờ vào một ngày Chủ nhật đẹp trời, chúng tôi lên Southern Cross, ga trung chuyển giữa các tuyến tàu qua CBD của Melbourne để bắt chuyến tàu Vlines về Tongala. Sau hơn bốn tiếng đồng hồ lắc lư trên tàu, chúng tôi được vợ chồng chị chủ ra tận ga đón về farm. Đường về farm đi ngang qua các cánh rừng vắng vẻ, không thấy bóng dáng người, chỉ thấy những chú căng-gu-ru ngơ ngác nhảy ngang qua đường.

Khác với mường tượng của chúng tôi về một nơi ở thôn dã hiền hòa xinh đẹp như chúng tôi đã từng xem trong bộ phim “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên”, nơi mà chúng tôi sẽ ở trong suốt hai tuần trông tạm bợ, tuềnh toàng và nhếch nhác như các lều đào vàng ở vùng Ballarat.

Phải có chừng hơn 40 người đến từ các nước khác nhau của Châu Á để làm farm như chúng tôi. Bốn chúng tôi cùng ở trong một căn phòng nhỏ hẹp mà mỗi ngày mỗi đứa phải trả 10 đồng. Không có nước máy sinh hoạt ngoại trừ nước mưa và các ao hồ nhỏ hẹp, vàng quánh. Bốn chúng tôi ngao ngán nhìn nhau, tự hỏi không biết mình đang làm gì ở cái chốn khỉ ho cò gáy này.

Một đêm ngủ say như chết sau chuyến đi dài. Người quản lý farm gọi chúng tôi dậy từ lúc 5 giờ sáng. Mắt còn cay xè vì ngái ngủ, chúng tôi cố gắng chuẩn bị thức ăn của ngày hôm trước để chuẩn bị ra farm. Lụ xụ trong chiếc áo phao dày xịch, tôi vội vàng xỏ chân vào đôi bốt và bước ra ngoài. Tiết trời lạnh giá khiến tôi ù hết cả tai, mắt cay xé. Người quản lý bảo 40 người chúng tôi sẽ chia làm hai nhóm. Mỗi nhóm lên hai xe để đi ra farm nho.

Đường lên farm nho vắng rợn người, chỉ có những tiếng kêu buồn thảm thiết của những chú quạ. Đó đây xuất hiện những dấu chân không biết của loài thú nào trông kỳ dị và bí hiểm. Tôi liếc mắt nhìn ba cô bạn của mình.

Kể từ khi đến nơi ở cho đến bây giờ, chúng tôi vốn là những đứa lắm lời, nhiều chuyện không biết tự tắt tiếng khi nào. Chẳng ai thèm nói với ai một lời. Tôi đọc được trong ánh mắt của ba cô bạn sự hoang mang và lo lắng. Cố gắng mở miệng để tếu táo đùa một câu cho không khí bớt phần ảm đạm nhưng hơi lạnh thọc sâu vào cổ họng khiến lưỡi tôi cứng đơ.

Từ nơi ở lên farm nho mất một tiếng đồng hồ. Đến nơi, mỗi chúng tôi được giao một chiếc kéo để cắt cành nho. Tôi bắt đầu công việc đầu tiên của mình từ khi đặt chân lên nước Úc với hai luống nho dài.

Đưa kéo cắt một dây nho đầu tiên, tôi lấy hết sức bình sinh mới cắt được. Thân nho tuy nhỏ, mảnh nhưng lại rất dai. Rồi nhát thứ hai, ba, tư rồi thứ năm, hai tay tôi tê cứng, lòng bàn tay sưng rộp lên. Cắt mãi vẫn chưa hết được một cây nho, tôi thảng thốt nhìn sang cô bạn “đồng nghiệp” người Nepal ở bên cạnh. Có vẻ như cô cũng mới vào làm giống tôi. Nhìn cô bặm môi bặm miệng cố cắt đứt thân nho trong cái giá lạnh tê người, tôi chợt nhếch miệng cười. Một nụ cười khan, khô và cay đắng.

Tôi là một sinh viên cao học, được học bổng do chính phủ Úc và Việt Nam hợp tác tài trợ. Lương một tháng của tôi dư sức để ăn, ở và chi tiêu ở Melbourne. Tại sao lại gồng mình đến nơi này? Tôi vừa rủa thầm sự ngu ngốc, dại dột của mình, vừa miệt mài làm theo quán tính cho đến khi họng khô rốc, bụng đói cồn cào.

Chúng tôi í ới gọi nhau ăn trưa. Không có lò vi sóng để hâm thức ăn, chúng tôi trệu trạo nhai lát bánh mì kẹp thịt xông khói cứng đơ, vất vưởng mùi ôi thiu của ngày hôm trước. Không khí nặng nề bao trùm. Vẫn không ai mở miêng nói được câu nào. Chúng tôi uể oải kết thúc bữa ăn với chai nước mưa mà tôi nhanh tay lấy được từ chỗ trú chân tối hôm qua.

Bìa rừng là nơi chúng tôi thường đến để giải quyết vệ sinh cá nhân trong suốt hai tuần làm farm. Nếu như ở Melbourne, nhà vệ sinh công cộng nhan nhản khắp nơi và không hề thấy bóng dáng ai tè bậy ngoài đường, thì ở trên farm, chúng tôi trở lại với thói quen như khi mình đang ở Việt nam. Mấy cô bạn người Nepal khinh khỉnh bảo chúng tôi cứ tè bậy như họ ngay ở luống nho mình làm. Đi ra bìa rừng vừa mất thời gian, vừa nguy hiểm vì lỡ có thú dữ tấn công.

Một ngày làm việc nặng nề, chậm chạp trôi qua. Tôi chỉ cắt được một luống nho. Không hoàn thành chỉ tiêu, tôi chỉ nhận được 50 đồng. Các cô bạn của tôi cũng thế.

Buổi tối, sau khi tắm rửa trong cái giá lạnh -10C với thùng nước vàng quạch, chúng tôi lại ngủ với nhau trong căn phòng chật chội. Hơi lạnh từ nền nhà tản vào lưng khiến tôi lạnh thấu xương, không tài nào chợp mắt được. Tôi ứa nước mắt. Nhiều trạng thái cảm xúc pha trộn. Tôi nhớ nhà, nhớ hai con. Nhớ hai đôi mắt long lanh như sao, nhớ giọng nói nũng nịu yêu yêu đến lạ. Nếu như bây giờ đang ở Việt Nam, hẳn tôi đang nằm trên một đống chăn nệm thơm tho trong căn phòng ấm cúng cùng với chồng và hai con.

Hai ba ngày một lần, chúng tôi được vợ chồng chủ farm chở ra chợ mua thức ăn. Nói là chợ nhưng nó chẳng khác chợ quê ở Việt Nam là bao lăm. Thức ăn đắt khủng khiếp vì tốn công vận chuyển. Muốn ăn ngon và đầy đủ chất, chúng tôi phải tiêu mất 10 đồng một ngày mỗi đứa. Dù xót tiền nhưng cũng chẵng có cách nào hơn. Một tuần lại trôi qua với ngày làm việc dài đăng đẵng, với những bữa ăn lạnh ngắt, với bàn tay phồng rộp và thân xác mỏi nhừ. Một cuộc sống không internet, không ti vi và không di động.

Tôi tình cờ gặp một người phụ nữ trạc tuổi mẹ chồng tôi 70 tuổi, bà Hoa ở farm nho. Quê bà Hoa ở Vĩnh Long. Bà qua đây đã vài chục năm và cũng làm farm đươc chừng đó thời gian. Không biết ngoại ngữ, không có bằng cấp, chứng chỉ, bà sống lạc lõng giữa cộng đồng người nói tiếng Anh ở Melbourne. Thất nghiệp, bà nhận được tiền trợ cấp xã hội hàng tháng của nước Úc để sinh sống qua ngày.

Bà dạy cho tôi một số mẹo vặt để cắt dây nho nhanh hơn và làm thế nào để không bị đau tay. Trông người bà nhỏ bé, gày yếu như thế nhưng khi bắt tay vào việc mới thấy bà đã được tôi luyện như thế nào trong môi trường quá ư khắc nghiệt này. Bà có thể cắt từ 3 đến 4 luống nho trong một ngày trong khi tôi cố gắng lắm mới cắt được một luống rưỡi.

Nhà hàng

Thời tiết ở Melbourne chẳng dễ chịu chút nào. Nắng đấy, mưa đấy. Lạnh đấy, nóng đấy. Đồng bóng như một bà góa đang vào thời tiền mãn kinh.

Tuần thứ hai của chúng tôi bắt đầu với cái nắng hanh gắt. Phơi mặt cả ngày giữa cái nắng và gió, mặt chúng tôi sạm hẵn đi. Của đáng tội, tiền làm ra không đủ để mua mỹ phẩm bù lại cho làn da xuống cấp. Một lần nhớ đời! Kết thúc vụ làm farm, sau khi trừ chi phí đi lại, ăn uống và ở hàng ngày, chúng tôi nhận được gần 600 Úc kim. Khi chuyến tàu Vlines đưa chúng tôi trở lại ga Southern Cross, cả bọn nhìn nhau mắt rưng rưng. Dường như đang trở lại cuộc sống thân quen mà mình đã đánh mất từ lâu lắm. Khoan khoái mỉm cười. Lại nhìn thấy người rồi!

Cái nết đánh chết không chừa. Tôi vẫn không bỏ cái thói ham công tiếc việc của mình. Lại sục sao các trang mạng tìm việc. Tuy nhiên lần này may mắn hơn, tôi nhận được lời đề nghị thử việc của một nhà hàng Thai Takeaway bận rộn ở Elsternwick. Công việc chính của tôi sẽ là bồi bàn. Tôi nói chuyện qua điện thoại với ông chủ nhà hàng là tôi không có kinh nghiệm về phục vụ bàn nhưng ông khuyến khích tôi là cứ thử xem một lần cho biết.

Y hẹn, tôi đến đấy vào buổi tối thứ Sáu. Do đến sớm hơn giờ mở cửa của nhà hàng, nên tôi được ông bà chủ đón tiếp tận tình, niềm nở. John, ông chủ nhà hàng là người Úc đáng mến và dễ tính như bao người Úc khác. Ông giải thích cặn kẽ công việc của tôi. Chủ yếu là nghe đặt hàng qua điện thoại, ghi lại số liên lạc, địa chỉ nhà, món ăn, hình thức thanh toán của khách hàng.

Thế nhưng khi bắt tay vào việc mới thấy nó hoàn toàn không đơn giản chút nào. Làm sao tôi có thể nhớ một lần cả hàng trăm món ăn của Thái với các tên gọi khác nhau ngay trong ngày đầu tiên. Lại còn phải hỏi khách hàng thích cay nhiều, cay ít và không cay, có nước dừa hay không có nước dừa... Tôi thử vai của ông chủ nhà hàng John nghe điện thoại khách hàng. Do căng thẵng, tôi không thể nghe đúng địa chỉ nhà và tên đường của khách hàng. Có lẽ do tôi chưa biết gì về vùng này nên không quen đường. Thậm chí tôi còn ghi sai số thẻ Master Card của khách hàng.

Rồi các món ăn, cả một mớ hỗn độn mà tôi không tài nào nhớ nổi. Bà chủ nhà hàng người Thái có dáng người đậm, mặt bự phấn. Bà tỏ ra rất khó chịu khi tôi nghe sai thông tin. Lần đầu tiên tôi cảm thấy mất tự tin và nghi ngờ khả năng tiếng Anh của mình. Qua Úc cả năm trời nhưng tại sao vẫn không nghe được dù chỉ là một cuộc điện thoại. Lại nguyền rủa mình, đôi khi tôi suy nghĩ đơn giản là mình có thể làm được mọi việc nhưng thực tế ở nước Úc, người ta làm việc rất chuyên nghiệp và bài bản. Một người tay ngang khó có thể nhận được việc nếu không có kinh nghiệm và được đào tạo đúng ngành, đúng nghề.

Hết giờ làm việc, John gói cho tôi phần ăn tối. Ông trả công 4 giờ làm việc vớ vẩn của tôi 60 đồng và hẹn chủ sáng Chủ nhật sẽ gọi lại. Tôi không biết hẹn gọi lại có phải là cách từ chối khéo léo của người Úc hay không nhưng mỗi khi tôi nghe ai đó ở Úc nói sẽ gọi lại có nghĩa là mình sẽ không được nhận việc.

Cổ cồn trắng

Chán với các công việc thời vụ, tay chân, tôi cố đăng ký vào một công việc phù hợp với kinh nghiệm ở Việt Nam và phù hợp với ngành mình đang học ở Melbourne.

Tình cờ tôi nhận được mẫu quảng cảo của Career One trong hộp mail của mình. Một công ty truyền thông tư nhân, Loungcraft ở Dandenong cần tuyển biên tập viên truyền hình. Tôi vội vã mông má đơn xin làm việc và CV của mình cùng với người tham khảo là hai ông giáo sư tiến sĩ đang trực tiếp dạy tôi ở trường Đại học Monash. Một tuần sau tôi nhận được thư mời phỏng vấn. Vì công ty Loungecraft chỉ cần tuyển người làm bán thời gian nên họ không quan tâm việc tôi là người bản xứ hay định cư lâu dài hay không. Vội vàng quơ mấy cuốn sách ở thư viện, tôi mang về nhà nghiến ngấu đọc lấy đọc để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn và làm bài kiểm tra.

Tôi bước vào bài kiểm tra kiến thức bằng việc dựng một trailer trên Macbook với phần mềm Final Cut Pro. Cùng thi với tôi có khoảng 10 ứng viên đến từ các nước khác nhau. Phân nửa là các bạn người bản xứ. Hy vọng tràn trề là mình sẽ nhận được việc này vì mình quá kinh nghiệm và được đào tạo bài bản, tôi cố gắng thể hiện hết tất cả những gì có thể. Trong số các trailer, tôi và một bạn ở địa phương được đánh giá cao về ý tưởng, kỹ thuật dựng và xử lý hiệu ứng hình ảnh. Tôi cố gắng thuyết trình về bài tập của mình một cách súc tích và hiệu quả. May mắn tôi được công ty đánh giá cao và lọt tiếp vào vòng hai.

Bước vào phần thi thứ hai với In Design, một phần mềm chuyên dụng dành cho tạp chí. Tôi vẫn đang còn học phần mềm này trong khóa học của mình. Loay hoay như gà mắc tóc vì không rành về lĩnh vực này, bài kiểm tra của tôi bộc lộ hết những điểm yếu của một người không chuyên. Vẫn là anh bạn người bản xứ và hai ứng viên khác đến từ Ấn Độ hoàn thành bài tập của họ một cách xuất sắc. Người quản lý của Loungecraft nói với tôi vì đây là công việc cần người gấp và trả lương nên họ không thể chờ đợi và đào tạo.

Trên chuyến tàu về ga Flinder street, tôi suy nghĩ rất nhiều. Có lẽ nếu người Úc hoặc các nước khác đến, họ chỉ cần nỗ lực 100%. Riêng tôi phải nỗ lực đến 200% hoặc hơn thế thì may ra mới kiếm được công việc “cổ cồn trắng” ở Melbourne.

Lúc còn ở Việt Nam, tôi sống trong ảo tưởng rằng mình là người có kiến thức và giỏi giang. Nhưng thực tế từ khi qua Úc cho đến bây giờ, tôi vỡ ra nhiều điều. Nhược điểm lớn nhất của tôi và phần lớn du học sinh Việt nam tại Úc đó là khả năng giao tiếp tiếng Anh. Chúng ta kém nhiều so với các bạn đến từ nước khác ở Châu Á, thậm chí còn thua các nước Đông Nam Á. Người Việt hay chê Trung Quốc nói tiếng Anh kém nhưng các sinh viên Trung Quốc mà tôi biết nói tiếng Anh tốt không thua gì người bản ngữ. Họ rất siêng năng và có tư duy nhạy bén.

Tôi cố vớt vát bằng cách xin thực tập ở đó một thời gian để lấy kinh nghiệm và học hỏi. Chỉ sau một thời gian, tôi phải bỏ dở công việc thực tập vì chỉ tính việc đi lại từ nơi tôi ở đến Dandenong và ngược lại ngốn mất của tôi 5 giờ đồng hồ vàng ngọc. Đành lỡ hẹn chờ dịp khác tốt hơn.

Gạ tình, lừa tiền trên Gumtree

Mặc dù cô bạn nhỏ của tôi nhiều lần cảnh báo về việc gạ tình lừa tiền trên Gumtreenhưng tôi vẫn kiên trì tìm việc ở trang web này. Thực ra tôi cũng muốn kiếm thêm chút tiền nhưng điều quan trọng nhất vẫn là hòa mình vào cuộc sống của Melbourne để khám phá nó.

Kích vào mục tìm người giúp việc (cleaner), tôi đọc được mẫu quảng cáo cần tìm người cho một người đàn ông độc thân bận bịu ở khu South Melbourne. Việc làm 3 giờ một ngày, tuần làm một lần. Tiền công 12 đồng một giờ kiêm thêm chi phí đi lại. Nghe cũng ổn, tôi viết mail cho người đàn ông này. Ông ta, Errold hồi âm và hẹn gặp tại nhà để chuẩn bị cho công việc. Đó là một căn phòng bừa bộn và cực kỳ luộm thuộm. Nếu như dọn dẹp sạch sẽ và gọn gàng chắc phải mất 5 tiếng đồng hồ. Cuộc gặp chóng vánh trôi qua, tôi nhanh chóng được ông ta ưu ái cho nhận việc.

Ngày đầu tiên, ngày thứ hai rồi ngày thứ ba trôi qua, Errold ở nhà nói chuyện với tôi. Errold bảo do công việc ngập đầu ngập óc cho nên đến ngần này tuổi ông vẫn chưa kết hôn. Ông ấy bảo đã vài lần qua Việt Nam, thích các món ăn Việt và rất ngưỡng mộ phụ nữ Việt. Rồi, Errold chùng giọng bảo tôi có việc muốn nói. Tim tôi đập loạn xạ, tôi sợ có việc không hay sẽ xảy ra với mình trong căn hộ này. “Tôi không muốn làm em hoảng sợ nhưng thú thật là tôi rất thích em. Tôi muốn em là người phụ nữ của tôi ở Úc. Tôi biết em có gia đình và vì thế em hãy giữ bí mật về điều này. Tôi sẽ cung cấp tiền cho em hàng ngày để ăn ở và đi lại”, Errold nói.

“Không bao giờ”. tôi mím môi. “Tôi không cần ai nuôi. Tôi có tiền. Tôi chỉ đi làm cho vui. Tôi không muốn phản bội chồng tôi.” Tôi định nói với Errold là nếu ông ấy đi quá xa tôi sẽ báo với cảnh sát vì tội quấy rối tình dục. Công việc cleaner của tôi nhanh chóng kết thúc chỉ vỏn vẹn trong ba ngày. Nhưng tôi vẫn tiếp tục tìm việc trên Gumtree. Tôi không hiểu vì sao Gumtree lại có sức hấp dẫn với tôi đến thế.

Một mẫu quảng cáo khá kêu đập vào mắt tôi. Một gia đình có con nhỏ đang tìm người giúp việc một ngày một tuần với giá 38 đồng một giờ. Làm phép tính nhanh, một ngày tôi có thể kiếm được 304 đồng, cao hơn lương nhân viên công sở, nếu được gia đình kia đồng ý. Thư xin việc nhanh chóng được gởi đi và cũng chóng nhận được hồi âm. Trong thư gia đình ấy bảo là họ rất lưu ý đến thư xin việc của tôi và đề nghị tôi gửi CV.

Tôi mừng rỡ khoe với cô bạn nhỏ cùng phòng cơ may của mình khi gia đình kia báo là họ sẽ nhận tôi làm người giúp việc. Họ bảo tôi rằng em họ của gia đình sẽ gọi cho tôi đến dọn dẹp trước ở căn hộ của họ trên đường Lonsdale một tuần nữa. Họ sẽ về nước vào giữa tháng Tư để sinh con. Vì phải trả tiền hàng tuần cho tôi qua tài khoản ngân hàng nên họ yêu cầu tôi gởi cho họ thông tin chi tiết về tài khoản ngân hàng. Họ cũng tha thiết muốn có bức hình của tôi để họ có thể biết mặt ai sắp làm việc cho họ.

Khó tả nổi niềm vui sướng của tôi khi đọc thư. Nếu được việc, tôi sẽ kiếm 1.200 Úc kim một tháng. Việc nhẹ, lương cao. Thỏa sức ăn chơi nhảy múa. Chia sẻ với cô bạn cùng phòng liệu có nên cung cấp chi tiết tài khoản của mình cho gia đình kia không, cô bạn đề nghị nói họ trả luôn tiền mặt. Tự nhiên tôi thấy chột dạ. Tôi nhớ loáng thoáng đâu đó trên Gumtree khuyên các ứng viên là không nên cung cấp thông tin tài khoản của mình cho bất cứ ai ở trên mạng. Tôi vội vàng kiểm tra lại, tá hỏa phát hiện ra Gumtree khuyến cáo không được cung cấp thông tin tài khoản cho bất cứ ai nếu chưa gặp mặt và nhận được việc làm.

Phúc đáp gia đình đó, tôi viết rằng không thể đưa họ thông tin tài khoản. Họ đang vi phạm luật chơi và tôi sẽ báo cáo lại điều này với Ban quản trị của Gumtree. May mắn cho tôi, tiền vẫn còn nguyên trong tài khoản.

Đôi lúc tôi cảm thấy mình chật vật để thích ứng với nhịp sống nhanh và hối hả ở Melbourne, cảm thấy khó nuốt với nền văn hóa đa sắc tộc này. Thế nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn với tất cả các cung bậc thăng trầm vốn có của nó. Tôi vẫn đi học, đi làm, dù làm những việc tay chân. Vui vì mình có việc và hái ra tiền. Chạnh lòng vì mình vẫn chưa bước chân vào được thế giới “cổ cồn trắng” của Mebourne. Một viên chức nhà nước Việt Nam với công việc tốt, có vị trí xã hội, nhưng, không len chân nổi vào xã hội “Tây” vì rào cản ngôn ngữ, IT thấp và chuyên môn kém cỏi của mình.

Trở về nhà sau một ngày làm việc cho hãng di dộng LycaMobile, từ stop 124 B của tram 96, tôi lang thang dọc theo sông Yarra để ngắm cảnh hoàng hôn đang buông phủ xuống thành phố. Một đám đông hiếu kỳ đang vây quanh bên bờ sông. Thì ra là kíp quay phim của hãng truyền thông nổi tiếng ABC của Úc chuẩn bị phỏng vấn trực tiếp một nhân vật nào đó của Quốc hội cho bản tin chiều của họ. Mắt tôi mờ đi, máu hừng hực chảy trong huyết quản. Đây chính là công việc tôi đang học, đam mê và thử vận may. Nhìn ê-kíp quay phim chạy lăng xăng để lấy bối cảnh phỏng vấn, tôi lại nhớ công việc của mình ở Việt Nam.

Trong suốt học kỳ 1, tôi cũng từng vác máy quay phim, đi làm phóng sự truyền hình khắp nơi ở Melbourne. Một người bản xứ trong lần phỏng vấn đã nói tôi rằng ông ấy tin tôi có khả năng làm việc ở đây. Vì tất cả những gì tôi đang làm thể hiện lòng nhiệt tình và say mê. Nhưng nhiệt tình và say mê thì vẫn chưa đủ. Những gì nước Úc cần còn là tính chuyên nghiệp, kỷ luật cao và tận tụy trong công việc. Tôi chợt thấy tiếc thời gian mình đã phí phạm trong suốt hơn chục năm kể từ khi tốt nghiệp ở Việt Nam. Bệnh ì, lười học hỏi và quan liêu trong nghề nghiệp đã hạn chế tôi quá nhiều trong hành trình tìm việc phù hợp ở xứ người. Ở Úc, cơ may hoàn toàn không mỉm cười với kẻ bất tài, lười biếng.

Tôi đứng vô hồn trên mố cầu treo bắc ngang dòng sông Yarra, con sông xinh đẹp không kém gì sông Seine hay Danube chảy qua thành phố Melbourne. Xa xa kia là sòng bài hoàng gia Crown, tòa nhà chọc trời Ereka Skydeck, nơi làm việc của tập đoàn truyền thông ABC, trụ sở tạp chí nổi tiếng “The Herald Sun”. Giọt nước mắt nóng hổi chợt lăn thầm trên má. Một cơn gió nhẹ thổi qua. Gió đưa giọt nước mắt kia hòa xuống dòng sông Yarra hay thổi nó đi ở một phương trời vô định nào?

(Theo Thùy Mai/ Nhịp Cầu Thế Giới)

">

Ta đi làm ở Tây

Nhận định, soi kèo Slaven Belupo vs Varazdin, 22h00 ngày 22/4: Nối dài ngày vui

-Sáng 27/1, Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới (MOSWC) 2015 phát động Cuộc thi MOSWC 2015 dành cho học sinh trung học trên địa bàn Hà Nội.

Ông  Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc cho biết: “ Sở GD&ĐT Hà Nội xác định dạy và học tin học là một trong những môn học cần thiết. Đây có thể được coi là cuộc thi học sinh giỏi Tin học văn phòng toàn thành phố để chọn ra đội tuyển tham gia vòng thi quốc gia và quốc tế Tin học văn phòng 2015. Cuộc thi được tổ chức nhằm mang đến một sân chơi bổ ích giúp học sinh luyện tập, kiểm tra và đánh giá chính xác trình độ tin học theo tiêu chuẩn quốc tế".

{keywords}
Các thầy cô trao đổi về cuộc thi

Cuộc thi này có điểm khác so với các cuộc thi học sinh giỏi tin học phổ thông từ trước đến nay là sử dụng bài thi quốc tế MOS làm thước đo đánh giá trình độ của thí sinh.

MOSWC là cuộc thi tin học văn phòng lớn nhất trên thế giới với sự tham gia của hơn 100 quốc gia, qua 13 năm. Tại Việt Nam, MOSWC đã trở thành cuộc thi tin học chuẩn quốc tế lớn nhất diễn ra trên quy mô toàn quốc, đã có mặt ở Việt Nam 5 năm.

Ông Đoàn Hồng Nam – Chủ tịch IIG Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức MOSWC 2015 cho biết, sự cạnh tranh này ngày càng khốc liệt do mỗi nội dung thi chỉ có duy nhất một bộ Huy chương Vàng, Bạc, Đồng trong khi số lượng quốc gia tham dự không ngừng tăng lên. Năm 2010 có 29 quốc gia tham gia, năm 2011 là 50 và năm 2014 có 130 quốc gia tham gia".

Năm 2014, đoàn Việt Nam có Huy chương Đồng nội dung PowerPoint 2010, do Trần Phúc Duy – học sinh lớp  10 trường Đinh Thiện Lý (TP.HCM).

Năm 2015, MOSWC được mở rộng quy mô, với sự tham gia đồng tổ chức của Bộ Giáo dục Đào tạo, Viettel, báo Tuổi trẻ  và IIG Việt Nam – đại diện quốc gia của Certiport; phát động cuộc thi tới 63 tỉnh thành và toàn bộ các trường ĐH, CĐ, trường nghề.

Ba Đại sứ MOS 2015 tham dự vòng chung kết thế giới tại Mỹ sẽ có cơ hộinhận được giải thưởng trị giá 5.000 USD cho giải nhất; 2500 USD cho giảinhì và 1000 USD cho giải ba.

MOS là bài thi đánh giá các kỹ năng sử dụng các ứng dụng Tin học văn phòng Microsoft Office: Word 2010, Excel 2010, PowerPoint 2010. 

  • Song Nguyên
">

Hà Nội phát động cuộc thi vô địch tin học văn phòng thế giới

{keywords}


Là đại diện của nhiều trường học uy tín và chất lượng cao tại Canada, từ năm2000 đến nay, Hợp Điểm đã tư vấn và giúp đỡ nhiều bạn trẻ Việt Nam du học thànhcông tại Canada từ bậc trung học lên đến sau ĐH. Một trong những hệ thống trườngtrung học công lập có môi trường sống cũng như cảnh đẹp tại Canada là Khu vựcTrung học School Dist No.69 Qualicum.

Nhóm trường này nằm tại phía bờ tây của Canada, thuộc thành phố Vancouver,Bistish of Columbia, nơi có khi hậu đẹp nhất Canada và là khu vực phát triển,phồn thịnh bậc nhất của đất nước lá phong.

Tại Canada nói chung và Vancouver nói riêng, cộng đồng người Việt sinh sống vàhọc tập tại đây tương đối lơn, tuy nhiên học sinh trung học tại nhóm trườngTrung học công lập School District No. 69 Qualicum hiện nay chưa có học sinhngười Việt Nam nên sẽ là điều kiện lý tưởng để các em có thể học hoàn toàn vớihọc sinh bản địa.  
 
{keywords}


Chế độ trợ cấp của chính phủ Canada

Là nhóm trường Trung học Công lập nên School District No. 69 Qualicum cũng đượchưởng các chế độ trợ cấp từ chính phủ Canada và đặc biệt điều kiện đầu vào củatrường này là học sinh không phải thi mà chỉ cần xét tuyển hồ sơ. Học xongchương trình trung học tại School District No. 69 Qualicum học sinh sẽ có điềukiện học tiếp lên các trường Đại học - College đào tạo từ 1 đến 4 năm với các hệCao đẳng và Đại học hoặc thậm trí cả bậc sau Đại học.

{keywords}


Trường đào tạo cho HS quốc tế chương trình từ lớp 6 đến lớp 12 bao gồm cácchương trình toàn thời gian, tiếng Anh, du học hè,… Đặc biệt, trường không bắtbuộc HS phải có bằng ILETS hay TOEFL khi nhập học, HS hoàn toàn có thể đăng kýkhóa ELS để bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ của mình.

Bên cạnh đó, trường còn tổ chức nhiều những hoạt động ngoại khóa, giúp HS khámphá, mở rộng hiểu biết thông qua những chuyến dã ngoại, tham gia những hoạt độngthể chất,…

Điều kiện đầu vào: xét duyệt hồ sơ học tập của 3 năm liền kề

Phí ghi danh: CAD 150
Kỳ nhập học: tháng 9 hằng năm.
 
Đăng kí tham dự Báo cáo và phỏng vấn Học bổng tại:
https://docs.google.com/forms/d/1qkwckM8SCZRKADoUBakGrFLLZsBsK2ez2k2j0plvoA4/viewform
 
Hoặc vui lòng liên hệ:

Trung tâm Đào tạo Việt Nam Hợp Điểm
26 Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM.
ĐT: (08) 3930 4812 – 3930 4992
192 Lý Thái Tổ, Q.3, TP.HCM.
ĐT: (08) 3833 7747 – 3833 7748
duhoc@vietnamhopdiem.edu.vn
Tầng 4 số 98 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
ĐT: (04) 3623 1665
duhochanoi@vietnamhopdiem.edu.vn
http://www.vietnamcentrepoint.edu.vn
http://duhochopdiem.edu.vn

Thu Hằng

">

Học bổng Trung học công lập tại Canada

友情链接