当前位置:首页 > Bóng đá > Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Newcastle, 18h30 ngày 15/4 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Đây chính là một trong những thành tựu nổi bật của ngành Thông tin & Truyền thông trong thời gian qua, theo nhận định của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng, tại Hội thảo khoa học "Thành tựu và định hướng phát triển của ngành TT&TT".
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh, ngành TT&TT đã được ghi nhận là một trong những ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới. Ảnh: Giang Phạm |
Từ một ngành lạc hậu về kỹ thuật, thiếu thốn về cơ sở vật chất và nhiều hạn chế trong quản lý, kinh doanh, trải qua các giai đoạn phát triển, đến nay, ngành Thông tin và Truyền thông đã trở thành một Ngành: vững về chính trị, mạnh về kinh tế; có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới; có tốc độ phát triển cao về quy mô, doanh thu và thị trường; có tỷ trọng đóng góp cho ngân sách nhà nước lớn; công tác thông tin, tuyên truyền hiệu quả.... "Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã ghi nhận Ngành Thông tin và Truyền thông là một trong những ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới và thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước", Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng chia sẻ.
"Có thể nói, sự hội tụ của cả 5 lĩnh vực của Ngành, trong đó lấy CNTT-TT làm nền tảng, đang diễn ra rất mạnh mẽ, mang đến nhiều cơ hội nhưng mặt khác cũng tạo ra những thách thức không nhỏ cho công tác quản lý nhà nước như đảm bảo an toàn thông tin, chất lượng thông tin phù hợp lợi ích của xã hội, bảo vệ thông tin cá nhân và chủ quyền số quốc gia…", ông nói.
Hướng tới phát triển bền vững
Thực tế đã cho thấy, lĩnh vực CNTT - TT là một trong những lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ ở mức rất cao, với tốc độ phát triển vượt bậc mà nhiều người khó hình dung được hết. Chỉ mới 5 năm trước, những khái niệm như SMAC (Mạng xã hội, Di động, Phân tích dữ liệu, Đám mây), Internet của vạn vật... vẫn còn tương đối xa lạ, nhưng hiện đã trở nên quen thuộc và thậm chí còn trở thành xu hướng tất yếu. Internet, smartphone và các công nghệ số đã đi vào mọi mặt đời sống hàng ngày của mọi người.
Tuy vậy, như phân tích của Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng, những thách thức mà ngành TT&TT đang phải đối mặt cũng không hề nhỏ. Mạng lưới bưu chính còn manh mún, phân tán, chất lượng dịch vụ chưa cao, dịch vụ chưa đa dạng; Kết cấu hạ tầng viễn thông hiện đại nhưng chưa thực sự đồng bộ, đầu tư còn chồng lấn, các doanh nghiệp ít chịu chia sẻ, dùng chung hạ tầng, chất lượng dịch vụ còn chưa thỏa mãn được người dùng;
Đối với lĩnh vực CNTT, điểm yếu dễ nhận thấy chính là công nghiệp CNTT phát triển còn manh mún, thiếu công nghiệp hỗ trợ, không có sản phẩm đặc thù tiêu biểu cho Việt Nam và có sức cạnh tranh quốc tế. Ngoại trừ các dự án FDI lớn, doanh nghiệp CNTT nội cạnh tranh khá chật vật và thường ít "ôm mộng toàn cầu hóa". Mức độ ứng dụng CNTT trong xã hội, cơ quan nhà nước còn yếu. Đặc biệt, từ những vụ việc gần đây như tin tặc tấn công Vietnam Airlines hay sự cố khách hàng mất tiền tại Vietcombank, công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng đã để lộ nhiều lỗ hổng, điểm yếu. Trong khi thủ đoạn của tin tặc ngày càng tinh vi, nguy hiểm thì đa số doanh nghiệp, CQNN vẫn còn chủ quan, thờ ơ với An toàn thông tin. Nhiều hãng máy tính nước ngoài thậm chí đã cài phần mềm gián điệp vào trong sản phẩm bán ra thị trường, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh rất cao.
Xác định ngành TT&TT luôn gắn chặt với sự phát triển của công nghệ cao, đổi mới công nghệ liên tục, định hướng phát triển ngành trong giai đoạn 2016-2020 là phải tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện, chặt chẽ nhưng thông thoáng, tạo điều kiện cho cả 5 lĩnh vực bưu chính, CNTT, viễn thông, báo chí, xuất bản phát triển. Đặc biệt, các chính sách phải xây dựng được một môi trường cạnh tranh theo đúng quy định, minh bạch hóa, bình đẳng và công khai giữa các doanh nghiệp; đảm bảo cho doanh nghiệp quyền tiếp cận bình đẳng với thị trường. Chỉ có như vậy, thị trường mới có thể phát triển một cách bền vững.
Đồng thời, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp chủ lực vươn lên trở thành thương hiệu quốc gia của Việt Nam, tiến ra khu vực; tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp điện tử Việt Nam, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D), chuyển giao công nghệ, chú trọng phát triển công nghiệp phụ kiện.... Phát triển, ưu đãi những ngành Việt Nam có thế mạnh như phần mềm, dịch vụ và nội dung số....
Đặc biệt, cần đảm bảo ATTT cho các hệ thống thông tin trọng yếu, tăng cường tổ chức diễn tập, ứng phó kịp thời sự cố bảo mật, hướng tới xây dựng một chiến lược ATTT quốc gia....
Đối với lĩnh vực báo chí, sẽ tập trung đặt hàng những cơ quan báo chí có thương hiệu tốt, tăng thời lượng tự sản xuất kênh chương trình PTTH phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền của quốc gia và địa phương...
Bài viết có sự hợp tác của Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
T.C
Sự phát triển vượt bậc của ngành TT&TT tại Việt Nam được thể hiện rõ nét qua những con số trong báo cáo của Viện chiến lược được công bố tại Hội thảo. Doanh thu dịch vụ bưu chính toàn ngành năm 2015 đạt khoảng 700 triệu USD, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2010. Việt Nam tiếp tục là một trong những thị trường viễn thông có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới trong suốt 10 năm qua. Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động đã đạt 95% diện tích, tổng số thuê bao điện thoại hiện có trên 131 triệu máy, cao gấp 10 lần so với năm 2005; cả nước có hơn 45 triệu người sử dụng Internet, chiếm một nửa dân số. Doanh thu viễn thông năm 2015 đạt hơn 17 tỷ USD, lợi nhuận hàng năm khoảng 2.5 tỷ USD.... Thị trường dịch vụ viễn thông và Internet trong nước được quy hoạch khá tốt với khoảng 25 doanh nghiệp đã được cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và hơn 90 DN được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông. Không chỉ làm chủ thị trường trong nước, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã đầu tư ra nhiều nước khác như Lào, Campuchia, Myanmar, Mozambique, Peru, Tanzania... Tương tự, Công nghiệp CNTT cũng đang là một điểm sáng trong bức tranh phát triển của ngành TT&TT với kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện hàng năm đạt hơn 32 tỷ USD. Nhiều tập đoàn quốc tế như Samsung, LG, Panasonic, Intel, Canon... liên tục mở rộng đầu tư, sản xuất tại Việt Nam với những dự án tỷ USD. |
Trước tình cảnh tan hoang của khúc ruột miền Trung, cư dân mạng đã không ngừng bày tỏ sự sẻ chia nỗi khổ đau, nhọc nhằn của đồng bào nơi đây, đau đáu hơn hết là những người con xa quê hướng về mảnh đất miền Trung đang vật lộn trong bão lũ. Nhiều tranh cãi, tranh luận cũng nổ ra vì đợt bão lũ này.
Trong thảm họa này một lần nữa người dân Việt Nam lại thể hiện tinh thần sẵn sàng đùm bọc tương trợ, tương thân tương ái với hành động thiết thực.
Một trong những chương trình quyên góp khẩn cấp ủng hộ đồng bào miền Trung gây được tiếng vang nhất là của MC Phan Anh, khi ông bố nổi tiếng này phát động chuyến đi từ thiện cứu trợ thức ăn và gói làm sạch nước cho khoảng 1.000 người dân Hà Tĩnh và Quảng Bình, đồng thời làm gương trước bằng việc chuyển vào tài khoản chung một số tiền lớn lên đến 500 triệu đồng. Sau gần một ngày số tiền trong tài khoản đã nhanh chóng tăng gấp 4 lần là hơn 2 tỷ từ các nguồn đóng góp của bạn bè, người quen, người hâm mộ.
![]() |
Một chương trình cứu trợ khác của một người con đất Quảng Bình dự tính trao khoảng 300 suất cho người dân nghèo quê mình với các vật phẩm thiết thực như mì Hảo Hảo hoặc đường, muối.
Cư dân mạng có thể nhận thấy còn rất nhiều chương trình thiện nguyện khác trên các diễn đàn, hội nhóm Facebook để lựa chọn tham gia đối với những địa chỉ nào mình biết rõ và sinh hoạt thường xuyên. Những hội nhóm này thường có uy tín với những hoạt động thiện nguyện trước đây nên được nhiều thành viên ủng hộ hết sức mình.
" alt="Dân mạng sôi sục ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả bão lũ"/>Dân mạng sôi sục ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả bão lũ
Hiệp hội Phần mềm & Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã chính thức công bố danh sách và ra mắt Ấn phẩm đặc biệt giới thiệu 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam năm 2016. Theo lãnh đạo VINASA: 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất năm nay được chia thành 3 lĩnh vực gồm: 20 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực BPO/ITO và KPO; 26 doanh nghiệp trong lĩnh vực phần mềm, giải pháp và dịch vụ CNTT; 4 doanh nghiệp trong lĩnh vực nội dung số, ứng dụng và giải pháp cho Mobile (di động).
Trong 4 doanh nghiệp nội dung số là VMG, VNG, VTC Mobile và VTC Intecom được vinh danh trong lĩnh vực nội dung số, ứng dụng và giải pháp cho mobile, có hai doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty VTC. Đây là lần thứ 3 hoạt động bình chọn Top doanh nghiệp CNTT-TT hàng đầu Việt Nam được tổ chức.
Lần thứ hai tham dự giải này, năm nay công ty VTC Intecom là doanh nghiệp đứng thứ 2 trong lĩnh vực nội dung số, ứng dụng và giải pháp cho mobile. Nguồn nhân lực dồi dào, với tổng số nhân viên là 612 nhân viên bao gồm 11 thạc sĩ, 338 cử nhân, 86 kĩ sư và 177 nhân sự ở trình độ khác. Công ty VTC Intecom là một trong những công ty đầu tiên tại Việt Nam khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực công nghệ và nội dung số. VTC Intecom quản lí hai trung tâm dữ liệu tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với khoảng 1.500 máy chủ vật lý, hạ tầng đạt tiêu chuẩn Tier2+. Và hơn 130 chuyên gia hàng đầu về CNTT đảm bảo năng lực hạ tầng và phát triển công nghệ thông tin trong kinh doanh.
" alt="Khối nội dung số của VTC lọt Top 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu"/>Khối nội dung số của VTC lọt Top 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu
Thông tin từ Bộ Giao thông vận tải cho hay, ngày 19/10, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan về tình hình thực hiện Đề án “Giải pháp giao thông thông minh trên nền bản đồ số”.
Công ty TNHH MTV Hanel cho biết, Đề án “Giải pháp giao thông thông minh trên nền bản đồ số” đã được Bộ Giao thông vận tải chỉ định giao Hanel thực hiện ở cả 5 lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ là đường bộ, hàng hải, đường thủy nội địa, hàng không và đường sắt.
Quá trình thực hiện Đề án được chia thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 thực hiện trong lĩnh vực đường bộ; giai đoạn 2 thực hiện với các lĩnh vực còn lại. Bộ Giao thông vận tải giao Trung tâm CNTT thay mặt Bộ thẩm tra, thẩm định Đề án tổng thể.
Ông Phạm Duy Ninh - Giám đốc Trung tâm CNTT - Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan quản lý duy nhất một bản đồ giao thông kỹ thuật số thống nhất trên toàn quốc. Các cơ quan, đơn vị có thể triển khai xây dựng các ứng dụng trên nền bản đồ số này theo các lĩnh vực chuyên ngành. Bộ sẽ xây dựng quy chế cập nhật và chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan. Trung tâm CNTT được Bộ Giao thông vận tải giao trực tiếp quản lý bản đồ số của Bộ và là đầu mối cung cấp bản đồ cho Tổng cục và các Cục theo quy định.
Theo bà Bùi Thị Hải Yến - Phó Tổng giám đốc Công ty Hanel, giải pháp tổng thể quản lý giao thông thông minh trên nền bản đồ số kết nối các ứng dụng, cơ sở dữ liệu từ cả 5 lĩnh vực trên nhằm giúp Bộ Giao thông vận tải có một hệ thống quản lý tổng thể và sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn như: tối ưu hóa hiệu quả quản lý nhà nước bằng ứng dụng CNTT; giải quyết được các vấn đề nhức nhối nhất hiện nay cho các doanh nghiệp và đơn vị vận tải; cung cấp cho người dân các thông tin chỉ dẫn giao thông, điểm đen, điểm ùn tắc, cảnh báo tốc độ và tạo môi trường giao thông an toàn; nâng cao ý thức tham gia giao thông, tạo niềm tin và sự an toàn cho người dân.
Phó Tổng giám đốc Hanel Bùi Thị Hải Yến cũng cho biết thời điểm hiện tại, Công ty Hanel đã xây dựng xong các ứng dụng quản lý vận tải đường bộ theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải gồm hệ thống giám sát hành trình, hệ thống biển báo tốc độ, hệ thống tích hợp ứng dụng quản lý tuyến cố định, hệ thống giám sát hành trình hai chiều, hệ thống sàn giao dịch vận tải và hệ thống điều hành taxi.
![]() |
![]() |
Đưa vào vận hành giải pháp giao thông thông minh trên nền bản đồ số từ 1/1/2017
Đáng chú ý, khoản thua lỗ này chỉ tính cho quý mới nhất, tính từ tháng 7 tới tháng 9 vừa qua. Đây là khoản thua lỗ lớn nhất của mảng di động LG từ trước tới nay, và là quý thứ 6 sụt giảm liên tiếp trong thời gian qua.
Thua lỗ của mảng di động đã kéo báo cáo doanh thu của LG xuống đáy. Hãng điện tử Hàn Quốc vừa công bố lợi nhuận hoạt động quý 3 giảm 51,6% so với quý trước, một mức giảm khủng khiếp báo hiệu những khó khăn rất lớn với hãng điện tử này trong thời gian tới.
Quý 3 vừa qua, LG đã bán ra thị trường 13,5 triệu chiếc smartphone, ít hơn con số 13,9 triệu chiếc trong quý trước.
Thua lỗ kỷ lục của mảng di động LG bị đổ tội cho mẫu điện thoại module G5 cao cấp của hãng. Các nhà phân tích cho biết LG chỉ bán được 2,2 chiếc G5, thấp hơn số 2,5 triệu chiếc Galaxy Note 7 mà Samsung bán ghót nghét chỉ trong một tháng.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do LG không thể cạnh tranh trong mảng smartphone cao cấp với các đối thủ như Apple và Samsung, trong khi mảng smartphone tầm trung cũng không có cửa gì.
LG vừa buộc phải chuyển hàng trăm nhân sự từ mảng di động sang mảng phương tiện, đồng thời cho biết sẽ tập trung tăng doanh số bán chiếc LG V20 và các sản phẩm tầm trung dòng K và X.
Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)
" alt="Mảng smartphone của LG thua lỗ kỷ lục, báo hiệu ngày tàn"/>