Trong vòng 5 năm qua, lượng người dùng tìm đến các dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) như 1 công cụ cần thiết để bảo vệ mình trước các cuộc tấn công của hacker, ngày càng tăng. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây với gần 300 dịch vụ VPN cho thấy, phần lớn trong số chúng không hoàn toàn đáng tin cậy. Đáng chú ý, các ứng dụng này thu hút nhiều triệu người dùng Android tải về, và chúng có mặt trên kho ứng dụng chính thức Play Store của Google.
Cụ thể hơn, theo một nghiên cứu phân tích mã nguồn và cách thức hoạt động của 283 ứng dụng VPN cho Android thì:
18% trong số này không hề mã hoá traffic (lưu lượng mạng). Điều sẽ khiến người dùng dễ dàng bị các cuộc tấn công man-in-the-middle khi kết nối tới các điểm phát Wi-Fi hay các loại mạng không an toàn khác.
16% số ứng dụng VPN chèn mã vào traffic web của người dùng để thực hiện hàng loạt mục tiêu khác nhau, như chuyển mã hình ảnh. 2 trong số các ứng dụng trong cuộc nghiên cứu chèn mã JavaScript để phân phối quảng cáo và theo dõi thói quen của người dùng. JavaScript là một ngôn ngữ lập trình lớn và có thể dễ dàng bị sử dụng cho mục đích xấu.
84% số ứng dụng VPN làm rò rỉ traffic dựa trên giao thức internet IPv6, và 66% liên tục rò rỉ dữ liệu liên quan đến hệ thống tên miền dẫn tới nguy cơ dữ liệu người dùng bị theo dõi.
Nhiều sản phẩm VPN quảng cáo rằng sẽ cải thiện quyền riêng tư, nhưng lại sử dụng các thư viện theo dõi của bên thứ ba để theo dõi hoạt động online của người sử dụng. Nhiều ứng dụng đòi quyền truy cập các thông tin nhạy cảm, như thông tin tài khoản và tin nhắn.
38% số ứng dụng chứa mã bị công cụ VirusTotal của Google xác định là độc hại. VirusTotal là một công cụ mạnh mẽ có khả năng được đánh giá là tương đương hơn 100 công cụ diệt virus cộng lại.
4 ứng dụng cài các chứng chỉ số để rồi chặn và giải mã traffic TLS được gửi giữa smartphone và website được mã hoá.
" alt=""/>Hầu hết ứng dụng VPN trên Android không an toànLâu nay, App Store vẫn đóng vai trò quan trọng trong chuỗi kinh doanh của Apple. Mặc dù mới xuất hiện năm 2008, nghĩa là chỉ sau ra mắt chiếc iPhone đầu tiên (2007), nhưng tới nay App Store đã đóng góp 13% cho tổng doanh thu của Apple.
Trong năm 2016, App Store mang về cho Apple 20 tỉ USD, tăng 40% so với năm trước đó. Còn tính từ năm 2008 tới nay thì doanh thu của App Store là 60 tỉ USD.
Pokémon Go là ứng dụng được tải nhiều nhất trên App Store, trong khi Super Mario Run được tải nhiều nhất trong dịp Giáng sinh và Năm mới vừa qua.
Xét dưới góc độ địa lý, Apple đạt tỉ lệ tăng trưởng mạnh mẽ tại Trung Quốc. Chỉ tính riêng năm ngoái, thị trường này đạt mức tăng trưởng 90% so với năm trước đó.
Nguyễn Minh (theo DigitalTrends)
" alt=""/>Apple Store mang về 240 triệu USD/ngày3DR Solo được hãng 3D Robotics thiết kế với hệ thống 4 cánh quạt hoạt động độc lập. Về ngoại hình, chiếc 3DR Solo khá đơn giản, thiết bị được tối ưu cho nhu cầu chụp ảnh, chứ không chỉ đơn giản là phục vụ cho những pha nhào lộn hay trình diễn trên không của những người đam mê thiết bị điều khiển bằng radio.
3DR Solo được tích hợp 2 chế độ bay tự động là Cam và Orbit, đây là những công cụ đắc lực dành cho người dùng lần đầu tiên sở hữu một chiếc drone, chưa thành thục trong điều khiển. Người dùng có thể tìm thấy những chế độ bay tự động này với ứng dụng 3DR Solo được nhà sản xuất cung cấp miễn phí.
Được biết, sản phẩm chỉ được bán với thân máy và bộ 4 động cơ đi kèm. Riêng gimbal cho camera, người dùng sẽ phải mua như một phụ kiện chính hãng. Gimbal bán sẵn này được thiết kế để kết hợp 3DR Solo với GoPro Hero4. Và tất nhiên, nếu muốn sử dụng 3DR Solo để ghi hình, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản tiền để mua thêm một chiếc GoPro Hero4.
Tuy có mức giá khá cao, nhưng 3DR Solo đem lại những chất lượng tốt nhất cho người dùng, từ thiết kế được tối ưu mạnh mẽ cho nhu cầu chụp ảnh, quay video từ drone, đến khả năng hoạt động rất ổn định, những chế độ bay thông minh hoàn toàn tự động.
Đánh giá: 5/5.
2. DJI Phantom 3 Professional
Giá bán: 1,163 USD (khoảng 26 triệu đồng).
DJI được biết đến là hãng sản xuất drone nổi tiếng nhất thế giới với loạt sản phẩm Phantom. Gần đây nhất là chiếc Phantom thế hệ thứ 4, tích hợp những tính năng công nghệ được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, phiên bản tiền nhiệm là chiếc Phantom 3 Professional vẫn được coi là chiếc drone phổ biến và thành công nhất của hãng từ trước đến nay, với thiết kế và những công nghệ được tích hợp phục vụ cho nhu cầu của người dùng một cách chuyên nghiệp và hoàn hảo, mang tới những góc quay độc đáo từ trên cao.
Điểm nổi bật đó là Phantom 3 Professional được trang bị sẵn một camera 4K, sử dụng cảm biến Exmor 1/2.3 inch của Sony, đi kèm ống kính 20mm (tương đương trên Full-Frame), cho góc chụp lên tới 94 độ. Ống kính này giảm tối đa độ méo của hình ảnh so với chiếc Hero4.
Camera này có khả năng quay video hệ PAL tại 24fps, độ phân giải Full HD 1080p tại 60fps. Hình ảnh do camera này ghi lại được đánh giá rất cao, các chi tiết rõ nét, màu sắc rất rõ ràng. Ở chế độ quay phim, độ nhiễu cũng được giảm tối đa. Người dùng có thể dễ dàng thao thác với Phantom cũng như camera được gắn kèm theo qua ứng dụng DJI Go dành cho iOS và Android. Ứng dụng này có giao diện cũng như các thao tác rất đơn giản, phù hợp cho tất cả mọi người.
Các chế độ bay tự động của Phantom 3 Professional bao gồm: Follow me, Point of Interest và GPS Waypoint, rất đơn giản để Phantom 3 hoạt động một cách chuyên nghiệp bởi DJI đã lập trình rất tốt cho nó.
Cả 4 cánh quạt của Phantom 3 Professinal hoạt động rất hoàn hảo, uyển chuyển và linh hoạt. Thiết bị có thể thực hiện ngay lập tức những thao tác mà bạn muốn. Tuy nhiên, để trải nghiệm tốt hơn với DJI Phantom 3 Professional, người dùng nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về điều khiển thiết bị bay này.
Đánh giá: 4/5.
3. Parrot Bebop 2 với Skycontroller
Giá bán: 799 USD (17,8 triệu đồng).
Bebop 2 cho người dùng cảm giác giống như một món đồ chơi, khi nó chỉ nặng 500 gram. Parrot Bebop 2 là mẫu drone nhẹ nhất trong 4 đại diện có mặt trong danh sách. Hệ thống Skycontroller điều khiển Bebop 2 và được kết nối với smartphone hoặc máy tính bảng thông qua kết nối Wi-Fi, phạm vi kết nối lên tới 2.1km. Bebop 2 có khả năng vận hành rất tốt, ngay cả trong những điều kiện gió mạnh, thiết bị vẫn có thể giữ nguyên vị trí của mình bằng việc sử dụng tính năng định vị GPS.
Camera trên Bebop 2 được gắn trực tiếp trên thân máy mà không cần thông qua hệ thống gimbal phức tạp. Camera này có thể ghi hình độ phân giải Full HD 1080p tại 30fps, với ống kính có khẩu độ f/2.3, góc quay rộng tới 180 độ, đi cùng là hệ thống chống rung 3 trục.
Bebop 2 rất thích hợp cho những người mới bắt đầu với bộ môn nhiếp ảnh sử dụng phương tiện bay không người lái này. Nếu bạn chỉ cần một thiết bị có khả năng hoạt động bền bỉ, dễ điều khiển và sử dụng thì Bebop 2 chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo.
Đánh giá: 3/5.
4. Yuneec Typhoon Q500 4K
Giá bán: 1,299 USD (khoảng 29 triệu đồng).
Yuneec nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dùng, chất lượng của hệ thống cánh quạt đã được công ty này nâng cấp đáng kể nhờ sự hợp tác với hãng Manfrotto. Q500 có kiểu dáng khá hầm hố, được thiết kế bằng vật liệu hợp kim rất chắc chắn. Bộ kit bán ra được trang bị sẵn một máy ảnh, màn hình Live View, 2 thỏi pin và một bộ gimbal riêng để điều khiển từ mặt đất.
Camera trên Q500 sử dụng cảm biến 1/2.3 inch cùng ống kính 14mm (tương đương trên Full-Frame) với góc nhìn 115 độ. Camera này có khả năng quay video 4K ở tốc độ 30 khung hình/giây. Ở điều kiện đủ sáng, chất lượng hình ảnh ghi lại rất tốt, tuy nhiên, khi ánh sáng yếu, ảnh bị nhiễu khá nhiều, vấn đề về flare cũng khiến khá nhiều người dùng cảm thấy chưa hài lòng.
Đánh giá: 3/5.
" alt=""/>4 chiếc drone tốt nhất đang có mặt trên thị trường