您现在的位置是:Thế giới >>正文
Giá khủng khiếp của việc đưa hoa hậu đi thi quốc tế
Thế giới52832人已围观
简介-Nhiều người sẽ không tin nổi chi phí để đào tạo,ákhủngkhiếpcủaviệcđưahoahậuđithiquốctếu20 việt nam ...
-Nhiều người sẽ không tin nổi chi phí để đào tạo,ákhủngkhiếpcủaviệcđưahoahậuđithiquốctếu20 việt nam chuẩn bị cho một người đẹpđi thi Hoa hậu Hoàn Vũ (HHHV) hay Hoa hậu Thế Giới (HHTG) đôi khi còn cao hơn cảtổng giá trị giải thưởng cao nhất mà họ đạt được.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Anorthosis vs Ethnikos, 23h00 ngày 31/3: Cửa trên ‘ghi điểm’
Thế giớiHư Vân - 31/03/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...
【Thế giới】
阅读更多Trẻ thoả sức sáng tạo với cuộc thi vẽ tranh ‘Chiếc ô tô mơ ước’
Thế giớiMặc dù chỉ mới đi được 1/3 chặng đường nhưng cuộc thi vẽ tranh “Chiếc ô tô mơ ước” đã nhận được nhiều tác phẩm dự thi từ các bạn nhỏ trên khắp cả. Cuộc thi vẫn tiếp tục nhận các tác phẩm dự thi đến hết ngày 27/11/2020. Kết quả của cuộc thi dự kiến sẽ được công bố vào tháng 1/2021. Sau đó, ban tổ chức sẽ chọn ra những bức tranh xuất sắc nhất để tham gia cuộc thi quốc tế tại Nhật Bản vào tháng 3/2021. Các bức tranh được gửi về sẽ được ban tổ chức chấm dựa trên 3 tiêu chí: thông điệp, sự độc đáo và chất lượng nghệ thuật. Trong 3 tiêu chí trên, thông điệp và sự độc đáo là hai tiêu chí ưu tiên.
Trước đó, lễ phát động cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota "Chiếc ô tô mơ ước" lần thứ 10 - năm 2020 đã diễn ra tại Làng trẻ em SOS (Hà Nội) và trường phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng, Nghệ An trong không khí vui tươi, hào hứng của các em học sinh.
Cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota "Chiếc ô tô mơ ước" năm 2020 đã chính thức đến với các bạn nhỏ đang sinh sống và học tập tại Làng trẻ em SOS Hà Nội Cuộc thi năm nay tiếp tục được tổ chức dành cho các em học sinh dưới 16 tuổi trên cả nước ở 3 nhóm tuổi (dưới 8, 8 - 11 và 12 - 15 tuổi). Mỗi thí sinh sẽ gửi một bức tranh thể hiện ý tưởng về “chiếc ô tô mơ ước” của mình.
Đại diện ban tổ chức chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng cuộc thi sẽ trở thành sân chơi hấp dẫn, là cơ hội để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu hội họa. Chúc các em tiếp tục sáng tạo được những tác phẩm độc đáo, giành giải cao tại cuộc thi trong nước và quốc tế”.
Ông Mạc Quang Quyền - Đại diện Toyota phát biểu tại trường phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng Cuộc thi vẽ tranh “Chiếc ô tô mơ ước” là hoạt động thường niên được tổ chức bởi Tập đoàn Toyota từ năm 2004. Cuộc thi đã trở thành sân bơi bổ ích nhằm khuyến khích trí tưởng tượng và sự sáng tạo của các em học sinh thông qua những bức tranh về chiếc ô tô mơ ước, đồng thời tạo cơ hội cho các em có thể giao lưu với bạn bè quốc tế.
Các em học sinh trường phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng cùng chia sẻ ý tưởng bên những bức tranh Kể từ khi được tổ chức Việt Nam, cuộc thi đã nhận hơn 5 triệu tác phẩm dự thi đến từ các em nhỏ trên khắp cả nước, nhận được sự hưởng ứng tham gia của đông đảo các em học sinh.
Tại sân chơi quốc tế, Việt Nam là quốc gia có số tham gia đông đảo, liên tiếp có tác phẩm dự thi đoạt giải tại cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota tổ chức tại Nhật Bản hằng năm với 1 giải Vàng, 1 giải Bạc, 1 giải Đồng và 4 giải Khuyến khích.
Cuộc thi vẽ tranh quốc tế “Chiếc ô tô mơ ước” là một trong hoạt động thường niên trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và phát triển nhân lực của Toyota Việt Nam, bám sát tầm nhìn và nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh gắn liền với sự phát triển bền vững của xã hội.
Để biết thêm thông tin chi tiết về cuộc thi, tham khảo tại: http://www.toyotavn.com.vn/chiecotomouoc/ hoặc https://www.facebook.com/chiecotomouoc
Ngọc Minh
">...
【Thế giới】
阅读更多Lịch thi lớp 6 THCS Cầu Giấy, Thanh Xuân và các trường chất lượng cao năm 2024
Thế giớiHà Nội có 5 trường THCS chất lượng cao, gồm Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Lê Lợi (Hà Đông) và Chu Văn An (Long Biên). Khác với trường công lập thông thường, nhóm này được tuyển sinh toàn thành phố, có thể tổ chức thi tuyển. Trong số này, ba trường đầu tiên xét tuyển bằng cách kết hợp điểm thi (nhân hệ số hai - tối đa 60 điểm) với điểm học bạ (10 điểm). Trường Lê Lợi và Chu Văn An chỉ tính điểm thi và điểm ưu tiên.
Để nộp hồ sơ, học sinh phải đạt từ 8 điểm trở lên ở các bài kiểm tra cuối năm môn Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh trong 5 năm tiểu học. Với THCS Cầu Giấy, Thanh Xuân, mức này trên 9.
Lịch tuyển sinh lớp 6 của 5 trường THCS chất lượng cao ở Hà Nội:
Trường THCS Chỉ tiêu Phương thức tuyển sinh Lịch nhận hồ sơ Lịch thi Điểm xét tuyển Công bố kết quả Nam Từ Liêm 288 Xét học bạ kết hợp kiểm tra 25-31/5 Sáng 11/6: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh Điểm học bạ + Điểm kiểm tra x 2 + Điểm ưu tiên 22/6 Thanh Xuân 342 Xét học bạ kết hợp kiểm tra 18-25/5 - Sáng 4/6: Tiếng Việt, Tiếng Anh
- Chiều 4/6: ToánĐiểm học bạ + Điểm kiểm tra x 2 + Điểm ưu tiên Trước 18/6 Cầu Giấy 440 Xét học bạ kết hợp kiểm tra 27-30/5 Sáng 15/6: Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh Điểm học bạ + Điểm kiểm tra x 2 + Điểm ưu tiên 25/6 Lê Lợi 245 Kiểm tra 31/5-5/6 Sáng 12/6: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh Tổng điểm ba môn kiểm tra + Điểm ưu tiên 27/6 Chu Văn An 210 Kiểm tra 28/5-4/6 - Sáng 15/6: Tiếng Việt, Tiếng Anh
- Chiều 15/6: ToánTổng điểm ba môn kiểm tra + Điểm ưu tiên 24-26/6 Năm ngoái, trường duy nhất chỉ xét điểm ba môn thi là Chu Văn An, lấy điểm chuẩn 20/30. Với xét tuyển kết hợp, THCS Cầu Giấy có điểm trúng tuyển cao nhất - 58,5/70 điểm, tiếp theo là trường Thanh Xuân và Lê Lợi, lần lượt là 53,75 và 53,19 điểm. Cuối cùng là THCS Nam Từ Liêm với 50,9 điểm.
Theo Luật thủ đô, các trường chất lượng cao có tiêu chí riêng về cơ sở vật chất, giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục.
Hiện, sĩ số/lớp ở các trường này là 30-35, thay vì 45 như trường công bình thường. Trường được đầu tư bể bơi, nhà thể chất, các lớp học có điều hòa cùng nhiều trang thiết bị hiện đại khác.
Ngoài ra, các trường được thử nghiệm dạy chương trình nước ngoài, tăng cường tiếng Anh, song song với chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học phí trường công chất lượng cao hiện là 5,1-6,1 triệu đồng một tháng, mức cụ thể do HĐND quận, huyện quyết định.
">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Soi kèo phạt góc Lazio vs Torino, 1h45 ngày 1/4
- Mẹ chồng đề nghị chúng tôi nuôi con cho chị xây tổ ấm mới
- Nín thở đi qua những con đường nguy hiểm nhất thế giới
- Tiền vào chứng khoán thấp nhất 5 tháng
- Nhận định, soi kèo Jeju SK FC vs Suwon FC, 12h00 ngày 30/3: 3 điểm nhọc nhằn
- Nấm đắt nhất thế giới bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu
最新文章
-
Kèo vàng bóng đá Nottingham Forest vs MU, 02h00 ngày 2/4: Vượt qua thách thức
-
Tấm biển dễ thương này đặt tại cây xăng Thuận Bình Yên 1 (ấp Phú Hòa 1, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, An Giang - hướng lộ Tẻ đi Tri Tôn, Châu Đốc) của ông Nguyễn Văn Lính (60 tuổi). Tấm bảng thông báo đi vệ sinh miễn phí ở cây xăng làm dân mạng nức lòng Ông Lính chia sẻ, trạm xăng dầu này ra đời năm 2017. Thời điểm đó, ông thấy nhiều du khách đến An Giang tham quan, du lịch thiếu nơi đi vệ sinh sạch sẽ nên ông nảy sinh ý tưởng xây dựng 10 phòng vệ sinh khang trang và làm bảng thông báo đi vệ sinh miễn phí mà không cần hỏi hay đổ xăng.
Khu nhà vệ sinh sạch sẽ được ông Lính xây dựng phục vụ miễn phí cho tất cả mọi người Đến nay, ông Lính có 3 cây xăng: 2 cây đặt ở huyện Châu Thành, 1 cây đặt huyện Tịnh Biên, và cả 3 đều có những tấm bảng thông báo như trên.
Theo ông, tâm lý của những người đi đường khi có nhu cầu đi vệ sinh hay rửa mặt thì vào quán nước, quán ăn hay cây xăng dọc đường.
“Tuy nhiên, khi vô quán thì phải ăn uống mới đi vệ sinh được. Cây xăng cũng vậy, ghé vào phải đổ xăng mà có khi nhà vệ sinh có khi không được sạch sẽ lắm... Tôi thấy bà con gặp nhiều bất tiện, phiền toái, nhất là người già và phụ nữ, nên quyết định làm nhà vệ sinh miễn phí”, ông Lính nói.
Tấm biển: Nhà vệ sinh nam - nữ, đi tự do không cần phải hỏi, khỏi mua xăng dầu... Phòng vệ sinh dành tiên cho người già và người tàn tật Theo quan sát, xung quanh cây xăng của Lính có rất nhiều bảng thông báo dành cho người đi đường như: “Nhà vệ sinh nam - nữ, đi tự do không cần phải hỏi; khỏi mua xăng dầu, chạy xe vô luôn; có phòng ưu tiên cho người già và người tàn tật.
Mời quý khách rửa tay, rửa mặt và tắm cho mát rồi hãy đi. Xin quý khách đừng bồi dưỡng tiền cho nhân viên. Miễn phí tất cả”.
Đặc biệt, nhà vệ sinh được thiết kế riêng và ưu tiên cho người già, tàn tật. Ngoài ra, trong nhà vệ sinh còn trang bị vòi tắm... phục vụ tài xế hoặc người đi đường. Các phòng vệ sinh đều được nhân viên dọn dẹp sạch sẽ.
Ông Lính đặt tấm biển nhắc nhở nhân viên phải lấy ghế mời khách đứng chờ xe, đợi mưa... Ngoài ra, ông Lính còn treo nhiều tấm bảng với những câu triết lý về đời sống, khuyên răn người trẻ báo hiếu cha mẹ, ông bà...
“Đừng có hại nhân viên của tôi bằng cách cho tiền bồi dưỡng dưới mọi hình thức, vì ai gặp tiền cũng ham. Nếu nhân viên của tôi vi phạm, sẽ bị buộc cho nghỉ việc. Mong quý ông bà và khách hàng thông cảm cho”, - tấm biển tại cây xăng của ông Lính.
Ông Lính, mong khách hàng đừng cho tiền nhân viên của trạm dưới mọi hình thức Ông Lính còn mở quán ăn chay phục vụ mọi người với giá 10.000 đồng Ông Lính còn yêu cầu nhân viên, khi khách đến chờ xe để đi, chờ người thân quen hoặc đục mưa, phải lấy ghế cho khách ngồi, lấy nước cho khách uống và phải nhã nhặn, vui vẻ, lịch sự.
Để du khách có nơi dừng chân lịch sự, sạch sẽ, có thể thư giãn sau một quãng thời gian di chuyển, được ăn, uống thoải mái... ông Lính còn mở thêm quán ăn chay phục vụ với giá 10.000 đồng/phần ăn.
Nhân viên đều được ông Lính căn dặn ăn mặc lịch sự, nói chuyện tế nhị.
15 năm làm shipper miễn phí cho bếp ăn từ thiện và nhà chùa
Mười lăm năm qua, ông Việt (50 tuổi) rong ruổi trên chiếc xe máy làm shipper miễn phí thực phẩm từ các tiểu thương gửi tặng cho bếp ăn từ thiện và nhiều ngôi chùa ở Cần Thơ.
" alt="Chuyện sau tấm bảng 'mời khách đi vệ sinh, tắm miễn phí' ở miền Tây">Chuyện sau tấm bảng 'mời khách đi vệ sinh, tắm miễn phí' ở miền Tây
-
Ni sư Diệu Nhân tâm sự, bà căn cứ vào cá tính của từng em để có cách ứng xử, giáo dục phù hợp. “Thay vì giáo dục nghiêm khắc, tôi dạy các con bằng sự cảm thông sâu sắc. Với những đứa trẻ có hoàn cảnh, cần phải dùng trái tim để cảm hóa”, ni sư Diệu Nhân nói.
Mỗi khi có em phạm lỗi, ni sư không trách phạt mà cho lên phòng tu tập trên lầu 2, nghe băng đĩa giảng pháp, đọc sách lịch sử và tụng Chú Đại Bi. Cách phạt như thưởng, thưởng như phạt này của bà khiến các em vừa sợ vừa phục.
Bên cạnh nuôi ăn, ni sư Diệu Nhân còn chú trọng dưỡng dục trẻ. Ảnh: Đỗ Ngọc Hà Cậu bé bụi đời nương nhờ cửa chùa
Trong số những đứa trẻ bụi đời mình từng nuôi dưỡng, ni sư Diệu Nhân ấn tượng đặc biệt với Hưng.
Năm xưa, Hưng là đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ đánh đập tàn bạo. Những trận đòn roi không làm Hưng thành người mà khắc sâu vào lòng em như vết sẹo.
Ni sư làm hướng dẫn viên, đưa các em nhỏ thăm khu di tích vua Đinh. Chín tuổi, sau trận đòn khốc liệt của bố, Hưng bỏ nhà ra đi. Cậu kết bạn với những đứa trẻ tầm tuổi mình, ra gầm cầu sống. Ban ngày cả nhóm lang thang xin ăn, hành nghề móc túi.
Cuộc sống đói rét, tủi nhục nhưng Hưng không có ý định quay về nhà. Cậu từng nghĩ thà chết đói còn hơn về với bố mẹ.
Giữa lúc bi đát nhất, Hưng được người lạ rủ đến chùa Yên Ninh sống. Ni sư Diệu Nhân giang rộng vòng tay, đón nhận lũ trẻ.
Có nơi ăn chốn ở nhưng trong lòng Hưng vẫn mang nhiều oán hận, nhắc đến bố mẹ là lòng sục sôi, mắt đỏ ngầu. Lúc nào Hưng cũng bảo: ‘Con sẽ trả thù bố mẹ’.
“Nếu tôi dùng lời khuyên bình thường, bảo con không được như thế… chắc chắn con sẽ không phục. Thay vào đó, tôi nói: ‘Thầy sẽ giúp con trả thù’”, ni sư chậm rãi kể.
Đứa trẻ cảm thấy có người lắng nghe mình, tâm bắt đầu tĩnh lại. Bao nhiêu căm hờn cậu trút ra hết.
Phòng sinh hoạt cộng đồng, đọc sách của các em nhỏ chùa Yên Ninh. Sau đó, ni sư cho Hưng tham gia các hoạt động tăng gia sản xuất phù hợp lứa tuổi, nghe kinh Phật, kể cho Hưng nghe về công ơn sinh thành của bố mẹ, nhân quả của việc báo hiếu.
Mọi thứ cứ thấm dần vào tâm hồn đứa trẻ. Suy nghĩ muốn trả thù bố mẹ cũng biến mất từ bao giờ.
Hưng được ni sư cho ăn học đàng hoàng. Từ đứa trẻ lang thang, anh thành người có trình độ thạc sĩ và sống một cuộc đời an yên - điều thuở nhỏ anh chưa bao giờ dám mơ.
Ngày Hưng chuẩn bị lấy vợ, ni sư Diệu Nhân gọi anh đến. Bà chuẩn bị một mâm lễ đưa anh mang về nhà, gặp bố mẹ và thắp hương gia tiên.
Ni sư dùng tranh ảnh và các câu chuyện về nhân - quả giáo dục trẻ. Sau đó, bố mẹ anh không hẹn mà tìm đến. Họ quỳ xuống cảm ơn ni sư và xin con trai tha thứ. Hai người cho biết, đã đi tìm Hưng nhiều năm mới biết con ở chùa Yên Ninh.
Hưng không còn trách giận đấng sinh thành. Tuy vậy, lần gặp đầu tiên sau nhiều năm xa cách, anh còn nhiều ngại ngần. Ni sư đã đứng ra hàn gắn, giúp gia đình họ đoàn tụ.
“Tôi nói với Hưng, cách trả thù tốt nhất với những người không tốt với mình là phải thật giỏi, có chỗ đứng trong xã hội. Đến lúc họ cần mình, mình sẵn sàng đưa tay ra. Như vậy, họ càng hổ thẹn trong lòng“, ni sư nhớ lại.
Lớp học ngoại ngữ ở chùa
Ni sư Thích Diệu Nhân ra ngoài giao lưu, tiếp xúc với nhiều người. Bà nhận thấy ngoại ngữ là phương tiện quan trọng giúp trẻ có hành trang vững chắc vào đời.
Bà mong muốn tất cả các em học sinh nghèo của địa phương cũng như các em nhỏ ở chùa có cơ hội nâng cao khả năng tiếng Anh, giao tiếp được với người nước ngoài.
Xuất phát từ suy nghĩ này, ni sư cùng các Phật tử mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí. Nhà chùa lo cơ sở vật chất, kế hoạch học tập, tuyển sinh.
Phòng học ngoại ngữ ở chùa Yên Ninh. Do dịch covid-19 nên lớp học tạm nghỉ. Sau đó, ni sư phân chia các em thành nhóm theo độ tuổi. Giáo viên là du học sinh nước ngoài, sinh viên Việt Nam được ni sư nhờ Phật tử chùa kết nối.
Ngoài nuôi trẻ trực tiếp tại chùa, ni sư còn nhận chu cấp tiền ăn học cho các em học sinh có hoàn cảnh nghèo khó. Hàng tháng, bà sắp xếp, gửi gạo và nhu yếu phẩm đến nhà các trường hợp này.
Ni sư bên những đứa trẻ mình nuôi dưỡng. “Do điều kiện chùa chật chội, tôi không thể đưa các em về nuôi nên dùng cách đó. Hơn nữa, các em vẫn còn cha mẹ. Đứa trẻ được ở với cha mẹ vẫn tốt hơn, không nơi nào bằng được gia đình”, ni sư vui vẻ chia sẻ.
Nhiều đứa trẻ được ni sư cưu mang nay đã trưởng thành, công tác ở nhiều lĩnh vực như: Y tế, quân đội, kiểm sát viên, luật sư…
Chùa Yên Ninh được địa phương tặng danh hiệu "Cộng đồng khuyến học xuất sắc". Ni sư kể, trường hợp đứa trẻ tên Hằng được bà cưu mang, giờ đã làm bác sĩ khiến ai cũng xúc động. Nhiều năm trước, khi đi thi đại học, gia đình Hằng gặp biến cố lớn.
Bố Hằng đưa con gái lên Hà Nội dự thi rồi quay về quê nhà giải quyết việc. Trên đường về, ông gặp tai nạn rồi mất. Ni sư sợ ảnh hưởng đến việc thi của Hằng nên khuyên gia đình giấu kín.
Hằng trên Hà Nội bỗng sốt ruột vì không gọi được cho bố. Ni sư nén tiếng thở dài, bảo Hằng mọi chuyện vẫn ổn. Khi thi xong, Hằng bắt xe về quê luôn. Lúc này, cô đau đớn biết bố qua đời.
Năm đó, Hằng đỗ Đại học Y Hà Nội. Nỗi đau tiếp tục đổ xuống đôi vai cô gái trẻ khi giấy báo nhập học đến tay cũng là lúc mẹ cô phát hiện ung thư xương.
Trước tình thế bi đát, Hằng định bỏ học để đi làm nuôi mẹ. Ni sư biết chuyện đã đến khuyên nhủ. Đồng thời đưa mẹ Hằng vào chùa chăm sóc, cho cô yên tâm học tập.
Hằng tốt nghiệp đại học Y, học tiếp lên cao học. Nay, cô đã có sự nghiệp thành đạt và gia đình nhỏ viên mãn.
Đám cưới Hằng tổ chức theo nghi thức Hằng Thuận ở chùa. (Lễ Hằng Thuận là lễ cưới được tổ chức ở chùa theo nghi thức của Phật Giáo. Hằng nghĩa là mãi mãi. Thuận là thuận hòa, hòa hợp yên ấm).
Ni sư đứng ra tổ chức chung với các cặp đôi khác - cũng là trẻ được nhà chùa nuôi dưỡng. Theo ni sư nhẩm tính, bà đã dựng vợ gả chồng cho 57 đôi vợ chồng trẻ. Hôn lễ được tổ chức đơn giản nhưng ấm cúng. Ngoài nghi thức Hằng Thuận, đám cưới cũng có đón dâu, trao nhẫn…
Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm gieo mầm yêu thương, ni sư khẳng định, bà cảm thấy rất hạnh phúc vì mang đến những quả ngọt cho đời.
Bà Tạ Thị Mai, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh An: "Chùa Yên Ninh nuôi dạy các cháu có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa nhiều năm nay. Việc tiếp nhận trẻ được nhà chùa thực hiện theo đúng quy định pháp luật, khai báo tạm trú, tạm vắng.
Hàng năm, nhà chùa đều tham gia các hoạt động tại địa phương như: Đưa các em viếng nghĩa trang liệt sĩ vào ngày 27/7, ủng hộ quỹ Khuyến học, chu cấp cho các học sinh nhà nghèo nhưng hiếu học, mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí".
* Tên nhân vật Hưng được thay đổi theo yêu cầu
Ni sư giả điên, tìm cách đưa trẻ bụi đời về chùa cưu mang
Ni sư Thích Diệu Nhân từng hóa trang thành người phụ nữ ăn mày, giả điên, tìm cách làm quen với những đứa trẻ bụi đời và rủ các em về chùa sống.
" alt="Cậu bé bụi đời thành thạc sĩ nhờ lời hứa 'ngược đời' của ni sư">Cậu bé bụi đời thành thạc sĩ nhờ lời hứa 'ngược đời' của ni sư
-
Trung thu tại Việt Nam được xem như ngày Tết của thiếu niên, nhi đồng. Ảnh minh họa.
Tại Việt Nam, tết Trung thu hay còn gọi là ngày Tết thiếu nhi, được tổ chức vào ngày Rằm tháng Tám (âm lịch) hằng năm. Thế nhưng, không phải ai cũng biết về nguồn gốc và ý nghĩa từ xa xưa của ngày lễ.
Giải thích vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Vĩ - nhà nghiên cứu văn học dân gian, nguyên giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay, con người từ xa xưa bằng kinh nghiệm và quan sát tự nhiên thấy trong vòng xấp xỉ 30 ngày đêm thì có 1 ngày trăng tròn. Đồng thời, người ta thấy trong 1 năm có 12 lần trăng như vậy và trong đó có 1 lần trăng tròn hơn tất cả những lần trăng tròn khác.
Khi đó, con người chưa biết cách tính quỹ đạo của mặt trăng, mặt trời nên người ta quan sát xung quanh, cứ đến ngày ánh trăng tròn nhất, sáng nhất, trời mát… thì đi ra khỏi nơi cư trú để giao lưu, nhảy múa, ca hát và thậm chí là đi kiếm ăn trong ngày đó. Và lâu dần thành thói quen.
Sau đó, các hệ thống tín ngưỡng và tập tục, đặc biệt là tôn giáo ra đời, người ta dựa vào đó để tạo ra lễ tiết.
Người phương Đông sử dụng lịch âm dương (hay còn gọi là âm lịch) nên lấy trăng tròn làm mốc. Họ thấy vào mùa thu (tháng Tám âm lịch) trăng thường tròn nhất nên lấy ngày Rằm tháng Tám làm lễ Trung thu.
Khi Việt Nam hội nhập vào nền tảng văn hóa châu Á thì có tết Trung thu. Các nước sử dụng âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… đều có tết Trung thu.
Từ những lễ tiết như vậy, mỗi nơi sáng tạo ra một số truyền thuyết về nguồn gốc ra đời để giải thích cho nhau hiểu vì sao lại như thế. Ở Việt Nam có các sự tích như Hậu Nghệ - Hằng Nga, sự tích chú Cuội…
“Sáng tạo theo truyền thuyết đó là nghệ thuật thì chúng ta nên tôn trọng tác phẩm nghệ thuật dân gian ấy, chứ đó không phải khoa học”, ông Vĩ nói.
Chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ nói thêm, thời kỳ chưa có tôn giáo, Trung thu mang ý nghĩa đó là ngày trăng sáng nhất, mọi người ra khỏi nơi cư trú để giao lưu, nhảy múa, hát ca, gia tăng tinh thần cộng đồng.
Từ khi trở thành nghi lễ, lễ hội, Trung thu mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước hết, ngày tết Trung thu là để con người đoàn viên với nhau, ra tăng sự đoàn kết. Tiếp theo đó là hướng đến trăng (hay còn gọi là Tết trông trăng) và hướng đến truyền thuyết cổ xưa về trăng để không quên gốc gác của mình.
Cuối cùng, Trung thu là dịp để mọi người vui chơi, giải trí, hướng đến cuộc sống an lành, tương lai tốt đẹp hơn. Đây mới là giá trị chính của tết Trung thu.
Tại Việt Nam, theo ông Vĩ, tết Trung thu gần với ngày Tết độc lập (2/9/1945), cũng Trung thu năm 1945, Bác Hồ gửi thư cho thiếu nhi. Do đó, tết Trung thu Việt Nam hướng đến thiếu niên, nhi đồng một cách mạnh mẽ, thậm chí ở Việt Nam còn gọi tết Trung thu là tết Thiếu nhi.
Việt Nam cũng có 1 bài hát “Rước đèn ông sao” ra đời năm 1956 của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Bài hát mang bản sắc Việt Nam và bản sắc cách mạng.
Tất cả những thứ trên đối với chuyên gia Nguyễn Hùng Vĩ đó là một thành quả, một biểu tượng về mặt văn hóa của riêng Việt Nam.
Về mâm cỗ Trung thu, theo ông Vĩ, thường có các loại bánh hình mặt trăng, các bánh hình con vật, tò he, các con vật bằng bưởi, hoa trái. … Mâm cỗ cũng là mâm cúng gia tiên, cúng Phật… tùy theo phong tục của mỗi tôn giáo.
Bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Để quý độc giả tiện theo dõi, VietNamNet xin giới thiệu bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam.
" alt="Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của tết Trung thu không phải ai cũng biết">Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của tết Trung thu không phải ai cũng biết
-
Sòi kèo góc Freiburg vs Union Berlin, 20h30 ngày 30/3
-
Vụ đánh ghen chiều 15/9 trên phố Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã khiến mạng xã hội "nổi sóng". Không chỉ lên án hành vi ngoại tình của người chồng, dư luận cũng cảm thương cho người vợ khi bị chồng đánh thậm tệ để giải cứu cho nhân tình.
Một số người lại cho rằng, chị vợ đánh ghen là đã "đi một nước cờ sai lầm". Về vấn đề này, Bác sĩ Hoàng Thúy Hải, công tác tại Sở Y tế Hà Nội, chuyên gia tư vấn của chương trình “Cửa sổ tình yêu”, cho biết: “Đứng ở nhiều góc độ, tôi thấy đánh ghen là việc tự bôi mỡ vào chân mình”.
Hành động “tự bôi mỡ vào chân mình”
Bà Hải nhấn mạnh, sự việc trên sẽ để lại hậu quả cho rất nhiều bên liên quan. Đó là người vợ, người chồng, các con của họ và cô nhân tình của người chồng.
Về mặt pháp luật, dù ở vị trí, vai trò nào, họ đều có hành vi vi phạm pháp luật. Người chồng và cô bạn gái vi phạm Luật hôn nhân gia đình. Người vợ là nạn nhân nhưng vi phạm về hành vi làm nhục người khác.
Về góc độ xã hội, người vợ là nạn nhân của bạo hành gia đình. Cụ thể, người chồng đi ngoại tình không phải mới ngày một, ngày hai.
Hình ảnh trong video đánh ghen lan truyền trên mạng chiều 15/9. “Câu chuyện ngoại tình từ lúc bắt đầu manh nha đến lúc bắt được quả tang đã kéo dài cả một quá trình. Hành vi cuối cùng, ngoại tình bị bắt quả tang là kết quả của rất nhiều mâu thuẫn trong gia đình.
Người vợ là nạn nhân, bị tổn thương trong quá trình rất dài. Chị đã bị bạo lực về tinh thần, tổn thương về kinh tế khi anh ta mang tiền ở nhà đi để sử dụng cho cô bạn gái kia. Thậm chí có thể là chị đã bị bạo hành về thể chất (đánh đập)...
Như vậy người vợ bị 2 mặt tổn thương đến mức phải sử dụng hành vi đánh ghen, nghĩa là người ta đã quá sức chịu đựng”, bà Hải nhấn mạnh.
Tuy nhiên bà Hải cho rằng, hành vi đánh ghen là vi phạm pháp luật dù người vợ là nạn nhân, được xã hội thông cảm... Hành động làm nhục, xâm hại thân thể người khác nếu có tổ chức có thể khiến người vợ bị khởi kiện.
“Mình đang yếu thế lại tự “bôi mỡ vào chân mình”, tự mình hại mình trước. Không lôi được chồng về lại mở cửa cho sói vào nhà”, bà Hải nói về vụ đánh ghen.
Ngoài ra, hành động ngoại tình và đánh ghen còn gây hậu quả nghiêm trọng đối với các con.
“Sinh ra trong gia đình bố mẹ như vậy, bản thân đứa trẻ đã là nạn nhân, bị sang chấn về tinh thần, tâm lý... Sau này lớn lên, đứa trẻ có thể sẽ là người gây ra bạo lực hoặc trở thành người chịu bạo lực (nín nhịn, chịu đựng)”, bà Hải nói.
Bản chất mối quan hệ Sugar baby - daddy
Cũng theo bà Hải, đối với người chồng, dù bất kể nguyên nhân nào, anh ta là người đáng trách nhất.
Anh ta là chồng, là bố mà không làm chủ được ham muốn, phần “con” nhiều hơn phần “người”. Anh ta thỏa mãn nhu cầu tình dục, thỏa mãn đặc tính của giới (thích cái lạ, chinh phục), không làm tròn vai trò, trách nhiệm với vợ con, gia đình cũng như dư luận xã hội.
Từ đó, chà đạp lên gia đình và các giá trị đạo đức xã hội. Những người dám đạp lên tất cả để ngoại tình, sau này hậu quả phải gánh chịu rất lớn. Nhưng cũng nhiều người tiên lượng được vẫn sẵn sàng đánh đổi.
Chuyên gia tư vấn Hoàng Thúy Hải. Bác sĩ Hải phân tích thêm, đối với nhân tình của người chồng, cô ta có trách nhiệm rất lớn. Đó là con người không chịu phấn đấu, tu dưỡng, không chịu sống bằng năng lực chính mình. Cô ta vi phạm về chuẩn mực xã hội, đạo đức trầm trọng.
Ngoài ra, “tình trạng Sugar daddy và sugar baby (“bố nuôi” chu cấp cho các cô gái trẻ) đều là hình thức ngoại tình, xa hơn nữa là mại dâm. Đó là hành vi trá hình của mại dâm. Cho dù ngoại tình hay mại dâm, bản chất sự việc đều như nhau - không lao động mà muốn hưởng tiền người khác”, bác sĩ Hải nhấn mạnh.
Dù cô ấy nhận bao nhiêu tiền, thỏa mãn ham muốn vật chất nhưng cuộc đánh ghen đã ầm ĩ, cô ấy cũng rất khó có thể chống đỡ dư luận.
Làm gì khi chồng ngoại tình?
“Là người vợ, không bao giờ thỏa hiệp chuyện ngoại tình. Chúng ta nên đặt ra 2 trường hợp. Nếu độc lập về tài chính, có khả năng chăm sóc cho bản thân và con cái trong trường hợp người chồng tỏ thiện chí hối lỗi, chúng ta có thể cho họ một cơ hội để hàn gắn.
Nếu trường hợp chồng không thiện chí, người vợ nên ly hôn. Bởi vì bản chất những người đàn ông ngoại tình là thích chiếm đoạt, chinh phục. Họ không ngoại tình với cô 20 tuổi này thì sẽ ngoại tình với cô 21 tuổi khác”, bà Thúy Hải nói.
Với người vợ bị phụ thuộc về kinh tế, ly hôn sẽ vô cùng khó khăn. Họ phải đặt ra vấn đề có ly hôn được không và cần xây dựng kế hoạch an toàn trước mắt và an toàn lâu dài cho bản thân và các con.
Họ là người yếu thế cần được bảo vệ. Nỗ lực của họ là chính, sau đó cần hỗ trợ của gia đình, người thân, xa hơn là pháp luật, các tổ chức bảo vệ.
Tuy nhiên bác sĩ Hải cũng có giải pháp khác với trường hợp “Chồng nhu cầu tình dục cao, vợ không đáp ứng được”.
“Chuyện như vậy vô cùng nhiều. Chồng, vợ cùng tuổi nhưng chồng còn phong độ, ham muốn còn vợ thì “điện, nước phập phù” hoặc mãn kinh hoàn toàn.
Trong trường hợp như vậy, cả hai bên đều phải nỗ lực vô cùng mới giải quyết được vấn đề. Người vợ phải vượt qua được mặc cảm tự ti, tìm những biện pháp cải thiện, hỗ trợ. Người chồng phải hi sinh nhu cầu bản thân mới có thể giải quyết được”, nữ chuyên gia nói.
“Tuy nhiên nếu ông chồng chỉ nghĩ đến bản thân, không nghĩ gì đến quá khứ, tình nghĩa thì chúng ta có câu khá hay là “Mắt không nhìn thấy thì tim không đau”. Trong những trường hợp như vậy, đôi khi mình phải chấp nhận vì người ta đã cố tình, mình không thể làm gì khác”, bà nói thêm.
Bà Hải cũng nhấn mạnh, có những người đàn ông đòi ly hôn, chia tài sản theo gái trẻ để thỏa mãn nhu cầu tình dục đến lúc “mỏi gối chân run” lại tay trắng, xin quay về với vợ. Đó là hậu quả về lâu dài mà người đàn ông nên nhận thức để trân trọng gia đình hơn.
Bạn nghĩ sao về vấn đề ngoại tình - đánh ghen? Khi chồng/vợ ngoại tình, theo bạn có nên đánh ghen ầm ĩ hay chọn phương án khác? Hãy gửi cho chúng tôi ý kiến của bạn dưới phần bình luận, hoặc gửi bài viết về email: bandoisong@vietnamnet.vn. Trân trọng cảm ơn!" alt="Đàn bà đánh ghen: 'Không lôi được chồng về lại mở cửa cho sói vào nhà'">Đàn bà đánh ghen: 'Không lôi được chồng về lại mở cửa cho sói vào nhà'