Dick và Marian Kelly kết hôn vào ngày 22/7/1959. Tính đến nay họ đã ở bên nhau 64 năm.
Yêu nhau từ thời đi học
Khi học sinh cuối cấp trung học Dick Kelly phát hiện ra cô gái tóc đỏ 15 tuổi Marian Wiegel tại buổi khiêu vũ Giáng sinh năm 1956 anh đã mạnh dạn tiến lại gần và mời cô gái đi chơi cùng mình.
Khi ấy, mẹ của Wiegel đứng cạnh con gái khiến Dick lo sợ, e ngại nhưng chàng trai muốn làm điều gì ấn tượng với cô gái ấy.
Dick Kelly, hiện 85 tuổi, nhớ lại: "Khi ấy, tôi sợ chết khiếp nhưng tôi muốn gây ấn tượng và làm điều gì đó".
Ngày hôm sau, Dick đến nhà Wiegel chơi nhưng cô đi vắng. Anh kiên nhẫn ngồi ở nhà cô cả tiếng đồng hồ đợi cô về rồi đưa cô đi xem phim.
Marian Kelly, hiện 82 tuổi, nhớ lại: "Tôi thậm chí không nhớ chúng tôi đã từng nhảy ở buổi khiêu vũ đó. Anh thích mái tóc đỏ của tôi".
Hai người đều lớn lên ở vùng Darlington (Mỹ), ở những trang trại cách nhau không xa. Trong cộng đồng nhỏ của họ, các gia đình đều biết nhau nhưng cặp đôi không thực sự quen nhau cho đến khi bắt đầu hẹn hò.
"Tôi nghĩ buổi hẹn hò thứ 2 của chúng tôi là vào đêm giao thừa và sau đó chúng tôi gần như là một cặp", Marian chia sẻ.
Với Dick, anh không chỉ say mê mái tóc màu đỏ của Marian mà còn vì tính cách dễ chịu, sự thông minh của cô ấy, theo Telegraph.
Kết hôn sớm
Năm 1959, chỉ vài tháng sau khi Marian tốt nghiệp trung học, cặp đôi kết hôn. Sau tuần trăng mật ngắn ngủi ở Chicago, cặp đôi ổn định cuộc sống tại trang trại mà họ đi thuê. Kết hôn khi cả vợ chồng còn trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm sống nhưng Dick và Marian đã hỗ trợ nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn.
Năm 1961, họ mua lại trang trại của bố mẹ Dick. Hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và sau đó họ đã sở hữu thêm 5 trang trại.
"Trở thành nông dân không phải là việc dễ dàng, nhưng chúng tôi đã cùng vượt qua khó khăn", Marian cho biết.
Hạnh phúc viên mãn
Cặp đôi chỉ nghỉ hưu khi sức khoẻ đã suy giảm nhiều cách đây khoảng 6 năm. Giờ đây, cuộc sống của 2 người bắt đầu mỗi ngày vào đúng 6h30 với bữa sáng tại một quán ăn địa phương. Marian thích thỉnh thoảng ra ngoài ăn trưa với bạn bè và thích những thử thách khi chơi trò chơi ghép hình ở nhà.
Khi được hỏi bí quyết để giữ hôn nhân bền lâu là gì, Dick không chắc chắn lắm nhưng ông nói rằng: "Tôi không nhớ chúng tôi có bao giờ cãi nhau hay không nữa. Chúng tôi rất hợp nhau và thích ở bên nhau. Chúng tôi luôn làm mọi chuyện cùng nhau".
Marian cũng đồng tình với suy nghĩ của chồng. "Chúng tôi làm việc cùng nhau như một đội. Chúng tôi có những đứa trẻ rất ngoan. Mọi việc đã được giải quyết ổn thỏa", bà nói. Trong những năm gần đây, Dick đã phải đối mặt với những thách thức về sức khỏe, đe dọa tính mạng của ông. Nhưng ông vẫn lạc quan và vững tin vào cuộc sống.
Những người thân của cặp đôi chia sẻ rằng họ chưa bao giờ chứng kiến 2 người cãi nhau hay nói chuyện không tốt về nhau.
"Hai người là minh chứng cho cuộc sống trọn vẹn, họ yêu, kết hôn và sống hạnh phúc mãi mãi", em gái của bà Marian cho biết.
Hẹn gặp Trang ở một quán café trên đường Đại Cồ Việt (Hà Nội), Trang đến rất đúng giờ. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu câu chuyện về cuộc đời mình, Trang bảo Trang muốn được giữ bí mật về thông tin cá nhân.
“Cuộc đời em thì chẳng có gì phải giấu kín, nhưng em còn con, cháu 17 tuổi và vẫn luôn nghĩ mẹ mình là một công nhân”- Trang nói.
Theo lời của Trang, chính vì sợ một ngày nào đó, con nhận ra mẹ mình đang làm cái nghề chưa được xã hội công nhận kia nên Trang không còn bắt khách dọc đường như bao năm về trước mà lui về làm dịch vụ ở một quán đèn mờ bên ngoại thành Hà Nội.
“Mỗi ngày, em phải đi 30 – 40km để làm nghề cũng chỉ vì sợ bị con bắt gặp” – Trang nói. Nói xong, Trang thở dài đầy não nề trước khi kể lại cái ký ức mà đã có cả trăm nghìn lần Trang muốn quên đi nhưng không thể nào quên được.
![]() |
Ảnh minh họa |
“Người ta bảo, miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời nên em nhớ, nhớ đến từng chi tiết về cái ngày mà cuộc đời em đã rẽ sang ngang” – Trang nói.
“Em sinh ra và lớn lên trong một gia đình miền núi, 17 tuổi đã lấy chồng và 18 tuổi đã sinh con đầu lòng. Thế nhưng, cuộc sống gia đình quá khó khăn, chồng chỉ biết ăn rồi chơi nên càng nghèo khổ.
Năm 2005, em phải bỏ con (lúc ấy mới 6 tuổi) ở nhà để lên Hà Nội làm osin cho người ta. Mỗi tháng người ta trả cho em 350 nghìn đồng. Nhưng 350 nghìn ấy cũng chẳng đủ cho chồng em ăn uống chơi bời nên con em vẫn đói rách. Thế rồi, một ngày cuối tuần, nhân lúc đưa chó cưng của chủ đi dạo công viên, em được người hàng xóm tiếp cận, dỗ ngon dỗ ngọt bảo lên cửa khẩu xếp hàng lấy đồ, họ sẽ trả cho em 300 nghìn/ngày. Em nghe con con số 300 mà thèm khát. Vì thế, em đã nhận lời.
Hôm sau, em xin chủ nhà cho nghỉ về quê rồi theo xe lên Lạng Sơn. Lên đến Lạng Sơn, em thấy người ngứa ran nên người đi cùng đưa cho em mấy viên thuốc ngứa. Uống thuốc xong, em ngủ một giấc dài. Lúc tỉnh dậy, em phát hiện mình đã ở trong tay một ông chủ động mại dâm.
Ông chủ này người Việt. Thấy em đã tỉnh táo, ông ấy bắt em ngủ với mình rồi tiếp thêm 4 vị khách nữa, sau đó 6 ngày, ông ta bán em cho một ông chủ người Trung Quốc. Ông chủ người Trung Quốc lại ép em làm những việc giống ông chủ người Việt kia.
Em từ chối thì bị đánh đến thậm tệ. Nhưng ông ta chỉ đánh ở những khu vực kín, còn những phần hở như chân tay, mặt mũi thì ông ta không hề động đến vì sợ khách nhìn thấy sẽ không thuê.
May sao, 3 ngày sau, công an Trung Quốc mở đợt càn quét "động quỷ". Em bị ông chủ nhốt trong nhà tắm để che mắt công an. Vì thế, em đã trèo tường và lao ra khỏi nhà.
Trốn khỏi nhà, em chạy lên một chiếc xe khách, nhưng đi được hơn chục km thì họ đuổi em xuống vì không có tiền. Xuống xe, em ra hiệu cho người dân đưa em đến gặp công an.
Sau khi đến trạm công an, em được gặp cả đại sứ quán nhưng sau khi gặp xong, cả công an và đại sứ quán đều không tin em là người bị hại. Họ nghĩ em phạm tội gì đó ở Việt Nam nên trốn sang đây. Vì thế em bị giữ lại ở trại giam Nam Ninh và Đông Hưng gần 6 tháng trước khi được trả tự do về Việt Nam” – Trang nói.
“Đặt chân về đến Việt Nam, em mừng mừng tủi tủi, cứ nghĩ, mọi người trong gia đình sẽ đón chào và cảm thương với em, nhưng không. Ai cũng nhìn em bằng con mắt kinh bỉ, dè bỉu.
Em cố gắng chịu đựng, nhưng chịu đựng được một tháng thì giọt nước tràn ly khiến em dứt áo ra đi”. – Trang nói tiếp.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trang kể: “Hôm đó là giỗ bà ngoại của chồng em. Họ hàng tập trung đông đúc. Ai cũng nhìn em bằng con mắt của kẻ tội đồ. Họ còn “nói kháy” em, bảo “mang tiếng đi nước ngoài về mà không có tấm bánh đồng quà cho các cô, chú, anh chị, bà con”. Rồi họ cười bằng cái giọng khả ố khiến em càng thêm cay cú. Tiếp đến, cả buổi, ai cũng kích bác, dè bỉu và coi thường em. Vì thế, ngay ngày hôm đó, em đã bỏ nhà ra đi.
Khi em đi, vì mang tâm lý trốn chạy, trốn chạy khỏi miệng lưỡi nhà chồng, chốn chạy khỏi những ánh mắt coi thường của nhà chồng nên trong người em không có một xu. Đến bến xe Giáp Bát, em tìm kiếm cả ngày để xin một công việc và một chỗ ở nhưng không có ai giúp. Cuối cùng, lão xe ôm đã bán em cho một chủ chứa ở Lĩnh Nam và từ đó, em bước chân vào nghề bán phấn buôn hương...”.
Lê Thúy - Minh Anh
(còn nữa)
* Tên nhân vật đã được thay đổi
" alt=""/>Ký ức cay đắng của cô gái 11 năm bán phấn buôn hươngĐây là một vinh dự, cũng là cơ hội để ê-kíp của vở diễn có thể gặp mặt, giao lưu, với các phái đoàn, bạn bè quốc tế, những đại diện du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Trong ngày tham dự đầu tiên, đạo diễn Việt Tú, giám đốc sáng tạo của Tứ Phủ, người dẫn đầu đoàn công tác, đã bày tỏ sự háo hức và vui mừng của anh, khi sau một thời gian dài chuẩn bị với nhiều tâm huyết trong năm 2016.
Anh cũng chia sẻ niềm tự hào khi Viet Theatre trở thành đơn vị tư nhân đầu tiên của Việt Nam đưa một vở diễn mang nhiều nét văn hoá dân tộc Việt độc đáo như Tứ Phủ đi ra thế giới, điều chưa từng có tiền lệ trước đó.
![]() |
Đạo diễn Việt Tú trả lời phỏng vấn kênh nước ngoài. |
Trong ngày đầu tiên, Tứ Phủ gây bất ngờ khi có tới hơn 300 lượt khách ghé thăm và chụp hình tại gian hàng của Tứ Phủ. Các kênh truyền hình của Anh, Argentina, Mỹ... đã tới gian hàng để quay và phỏng vấn ê-kíp của Tứ Phủ. Ê-kíp của Tứ Phủ mang theo hơn 300kg thiết bị, hạng mục và độc lập tháo lắp tại hội chợ.
Cận cảnh khu gian hàng của Tứ Phủ:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Minh Minh
" alt=""/>Tứ Phủ Việt Nam được quan tâm tại nước ngoài