您现在的位置是:Nhận định >>正文
Bé gái sơ sinh mắc bệnh tim, gan, phổi cùng lúc
Nhận định2459人已围观
简介Bé 6 tháng tuổi mắc nhiều bệnh cùng lúc Có những lúc bé khóc tím tái cả người nhưng họ chỉ nghĩ là d...
Bé 6 tháng tuổi mắc nhiều bệnh cùng lúc
Có những lúc bé khóc tím tái cả người nhưng họ chỉ nghĩ là do con khóc quá mới bị như vậy. Họ không biết rằng đó là một trong những dấu hiệu của bệnh. Chỉ đến khi cô con gái bị ho,égáisơsinhmắcbệnhtimganphổicùnglúbáo 24h viêm phổi, nóng sốt đưa tới bệnh viện bác sĩ mới tìm ra một loạt bệnh.
Bé Yến mắc nhiều bệnh cùng lúc. |
Bé Lê Nguyễn Kim Yến (6 tháng tuổi ở trọ tại số 28/3 đường liên khu 89, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân) bị bệnh tim bẩm sinh (tim thủng lỗ) bướu máu gan, viêm phổi.
Theo người nhà kể, vào tháng 5/2019 bà ngoại của bé qua đời, cũng trong ngày đó bé ho rất dữ. Bụng bé Yến lớn hơn bình thường và có dấu hiệu căng cứng. Bé bú mẹ rất ít, quấy khóc cả ngày.
Khi gia đình đưa bé tới bệnh viện tỉnh, bé phải nhập viện điều trị vì tình trạng thiếu máu và gan to, viêm phổi. Những ngày tiếp theo, sau khi làm các xét nghiệm, siêu âm bác sĩ còn tìm thấy bé Yến có các bệnh khác như bướu máu gan và tim thủng lỗ.
Cha mẹ làm công nhân không đủ tiền chữa bệnh cho con. |
Bé Yến được chuyển đến BV Nhi Đồng để điều trị tiếp vì tình trạng khá nặng nề. Bước xử trí ban đầu sẽ được bít nhánh máu vào gan, có thể sẽ phải xử trí nhiều lần.
Quá trình chữa bệnh cho bé Yến sẽ không thể là một sớm một chiều. Sau khi điều trị viêm phổi và bướu máu gan mới tính tiếp đến việc sửa chữa khiếm khuyết ở tim.
Chỉ trong một thời gian ngắn nằm viện, cha mẹ bé đã rất khó khăn vì chi phí chữa bệnh cho con khá nhiều. Mặc dù bé còn đang trong độ tuổi hưởng bảo hiểm y tế, nhưng có một số chi phí, dụng cụ ngoài danh mục người nhà phải trả.
Cha mẹ đều làm công nhân không đủ tiền chữa bệnh
Hai vợ chồng anh Lê Văn Tuấn và chị Nguyễn Thị Kim Ngân từ Đồng Tháp và Bến Tre lên TP.HCM làm công nhân từ nhiều năm trước. Khi chưa lập gia đình, số tiền kiếm được tự nuôi sống bản thân và phụ giúp cho gia đình.
Năm 2018, đôi vợ chồng trẻ có một “mái nhà chung” (phòng trọ). Cưới nhau về chị Ngân có thai rồi sinh con khi họ chưa kịp có tiền tích lũy. Hai vợ chồng dành dụm được 10 triệu tiền khi sinh con.
Việc điều trị bệnh cho bé còn khá dài. |
Có thêm một đứa con, trong căn phòng trọ ấm áp hẳn vì có tiếng khóc của trẻ thơ. Tuy nhiên, từ đây việc lo cuộc sống cũng khó khăn hơn. Chị Ngân chưa đi làm, mọi chi phí sinh hoạt đều do anh Tuấn lo liệu. Điều không may mắn bé Yến bị bệnh phải nằm viện dài ngày nên gia đình đang rất khó khăn. Trong khi bé Yến đang rất cần tiền để tiếp tục điều trị.
“Bé nằm viện miết chúng tôi cũng đuối cả về tiền bạc và sức lực. Mẹ bé phải ở viện suốt, tôi cũng lúc làm lúc nghỉ thu nhập cũng giảm. Tiền chi tiêu viện phí cứ ngày một nhiều mà tiền không còn phải vay mượn. Hôm thông gan cho bé, tiền dụng cụ phải chi trả 35 triệu đồng. Bé vẫn chưa ổn còn phải nằm viện điều trị dài dài cả về phổi, gan. Khi nào hai bệnh kia ổn, bác sĩ mới tính tới sửa chữa khiếm khuyết ở tim cho cháu. Nhìn con yếu ớt, chúng tôi hết tiền bạc những ngày tới không biết sẽ ra sao”, anh Lê Văn Tuấn than thở.
Đức Toàn
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: anh Lê Văn Tuấn (trọ tại số 28/3 đường liên khu 89, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.164 bé Lê Nguyễn Kim Yến Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Những giọt nước mắt đau đớn của người mẹ nghèo trong phòng bệnh nhi
- Mỗi lần thiếp đi tỉnh dậy, chị lại quơ tay tìm con. Chị sợ điều bất trắc xảy ra…
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Colombia vs Paraguay, 7h00 ngày 26/3: Đâu dễ cho chủ nhà
Nhận địnhPhạm Xuân Hải - 25/03/2025 06:53 World Cup 20 ...
阅读更多Giải đáp về ngành kỹ sư công nghệ thông tin Phần Lan
Nhận định- Chương trình học hệ cử nhân quốc tế chuyên ngành Quản trị An ninh mạng do Viện Đào tạo Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM phối hợp với Đại học Turku, Phần Lan có ưu điểm gì vượt trội?
Viện Đào tạo Quốc tế là một thành viên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM với kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghiên cứu và vận hành các chương trình đào tạo liên kết quốc tế và du học hàng đầu cả nước.
Đây là lần đầu tiên chuyên ngành Quản trị an ninh mạng được mở tại Việt Nam, mà còn đặc biệt hợp tác với trường đại học Turku, Phần Lan, là trường đại học lớn thứ 2 ở Phần Lan với lịch sử 100 năm trong đào tạo và nghiên cứu về các ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn. Turku cũng nằm trong Top 1% những trường đại học tốt nhất thế giới theo tổ chức danh tiếng QS University Ranking 2018 của Anh Quốc xếp hạng.
Chất lượng đào tạo là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại Viện Đào tạo Quốc tế. Nội dung và phương pháp giảng dạy của ngành Quản trị An ninh mạng được các giảng viên ưu tú nhất Đại học Quốc gia TP.HCM và đại học Turku nghiên cứu, xây dựng, liên tục đổi mới để đáp ứng thực tế trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Turku là một trường đại học nghiên cứu danh giá với hơn 5800 ấn phẩm khoa học được xuất bản khắp thế giới mỗi năm. Tất cả những công trình nghiên cứu và thành tựu khoa học của đại học Turku sẽ được cập nhật liên tục vào chương trình học, bên cạnh các kiến thức nền tảng phải có. Điều này giúp sinh viên kịp thời nắm bắt những tiến bộ của khoa học, làm chủ công nghệ của tương lai.
Chương trình học được thu gọn các môn đại cương và đưa các môn chuyên ngành vào từ năm thứ nhất để sinh viên làm quen dần.
Viện Đào tạo Quốc tế cũng tăng cường giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành và tiếng Anh giao tiếp, lớp kỹ năng mềm và thể chất để sinh viên phát triển một cách toàn diện và tự tin sinh sống, làm việc tại bất kỳ quốc gia nào.
- Lộ trình học tập ra sao?
Hệ cử nhân chuyên ngành Quản trị An ninh mạng sẽ học trong thời gian 3 năm. Giai đoạn 1 sẽ học 2 năm đầu tại Việt Nam do giảng viên Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Turku giảng dạy tại Viện Đào tạo Quốc tế để hoàn thành 104 tín chỉ. Giai đoạn 2, sinh viên sẽ được chuyển tiếp sang Phần Lan để hoàn thành nốt 76 tín chỉ và nhận bằng tốt nghiệp do đại học Turku cấp có giá trị công nhận toàn cầu.
Cơ hội học bổng, việc làm
- Sau khi chuyển tiếp sang Phần Lan, sinh viên có ý định học thêm các chuyên ngành khác thuộc nhóm ngành Công nghệ Thông tin có được không, khi tốt nghiệp sẽ được công nhận như thế nào?
Trong 2 năm đầu, sinh viên sẽ được học các môn cơ bản về tin học và toán trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin. Từ cuối năm thứ 2 trở đi, chương trình học sẽ đi vào chuyên ngành Quản trị An ninh mạng.
Khi chuyển tiếp sang Phần Lan, sinh viên có thể đăng ký thêm các môn học mở rộng thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin ngoài các môn bắt buộc phải hoàn thành của chuyên ngành Quản trị An ninh Mạng.
Bằng tốt nghiệp do đại học Turku cấp sẽ là hệ cử nhân Công nghệ Thông tin được công nhận trên toàn cầu.
- Sinh viên Việt Nam có được xét học bổng ở Phần Lan không?
Tại Việt Nam, Viện Đào tạo Quốc tế hằng năm đều xét học bổng đầu vào và học bổng cho sinh viên có quá trình học tập tốt.
Khi chuyển tiếp sang Phần Lan, với thành tích học tập xuất sắc, sinh viên có thể nộp hồ sơ xin học bổng toàn phần hoặc một phần như bất kì sinh viên quốc tế nào.
- Cơ hội học lên thạc sĩ như thế nào?
Đối với sinh viên có nguyện vọng học tiếp lên thạc sĩ hoặc cao hơn, Viện Đào tạo Quốc tế và các trường đại học đối tác luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất. Thời gian học thạc sĩ khoảng 2 năm.
Sinh viên có thành tích học tập xuất sắc còn được xét học bổng để tiếp tục nghiên cứu, nâng kiến thức lên một tầm cao mới.
- Cơ hội làm việc hoặc định cư sau khi tốt nghiệp tại Phần Lan?
Với bằng tốt nghiệp có giá trị được công nhận trên toàn cầu, không chỉ ở Phần Lan, sinh viên có rất nhiều cơ hội để làm việc tại các tập đoàn lớn trên thế giới, định cư hoặc nhập cư dài hạn với tỷ lệ đậu visa lên đến 96%.
Đại học Turku cũng là đối tác của hơn 400 trường đại học uy tín và các tập đoàn lớn trên toàn thế giới. Đây là cơ hội để sinh viên “săn” được học bổng lớn hoặc tìm kiếm việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp.
Để biết thêm chi tiết, liên hệ Viện Đào tạo Quốc tế:Giải đáp về ngành kỹ sư công nghệ thông tin Phần Lan
Cơ sở Nội Thành
Địa chỉ: 08 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM
ĐT: (028) 3931 3586 - Fax: (028) 3931 3997
Hotline: 0983 01 06 12">...
阅读更多Công nghệ bản sao số hỗ trợ đào tạo những công dân toàn cầu
Nhận địnhBộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia đã chủ trì sự kiện ra mắt Pythaverse Sử dụng công nghệ Digital Twin, nền tảng Pythaverse tích hợp dữ liệu thời gian thực để tạo ra các kịch bản mô phỏng ảo cho học sinh, sinh viên thiết kế và kiểm tra các giải pháp thực hành. Lớp học kỹ thuật số được dẫn dắt bởi mô phỏng này nhằm tăng cường trải nghiệm học tập cho học sinh tiểu học và trung học (từ 5 - 18 tuổi).
Cụ thể, Pythaverse có thể cung cấp cho cộng đồng giáo dục nhiều giá trị như: các trải nghiệm học tập nhập vai với bản sao kỹ thuật số thông qua các metaverse đa biến mở và bền vững; các chương trình học tập thực hành được cá nhân hóa, theo lộ trình phát triển năng lực toàn cầu và kỹ năng STEM gắn với các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc; dịch vụ chuyển đổi kỹ thuật số trường học; nền kinh tế sáng tạo cho giáo viên và cộng đồng học tập.
Cùng với việc tích hợp hỗ trợ AI, Metaverse, IoT và Robotics, nền tảng Pythaverse cung cấp nhiều tính năng mới mẻ, thu hút người dùng như học tập nhập vai, tăng động lực nội tại và cảm giác thân thuộc; lớp học ảo cho phép cộng tác và giám sát học sinh và giáo viên trong môi trường vật lý mạng; thế giới mô phỏng từ thế giới thực với các thiết bị thực được kết nối với các phòng thí nghiệm ảo. Ngoài ra, nền tảng cũng cho phép đánh giá cập nhật liên tục về tình hình hoạt động của người dùng, khuyến khích việc dạy và học thông qua dữ liệu được tổng hợp tự động từ các hoạt động đám mây.
Sản phẩm do ông Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ DTT và Pythaverse PTE Ltd. cùng đội ngũ sáng lập gồm các nhà giáo dục, chuyên gia STEM kỳ cựu từ Việt Nam, Malaysia, Hoa Kỳ, Úc và Philippines nghiên cứu phát triển. Pythaverse PTE là startup trong lĩnh vực công nghệ giáo dục được thành lập tại Singapore vào năm ngoái. Startup đặt mục tiêu phát triển Pythaverse trở thành nền tảng học tập kỹ thuật số hàng đầu, cung cấp các cơ hội học tập chân thực, hấp dẫn và thực tế cho học sinh trên toàn thế giới.
“Tiếp xúc sớm với các công nghệ như trí tuệ nhân tạo - AI, robotics và khái niệm mới nổi của thế giới ảo sẽ biến đổi môi trường học tập thành một môi trường học tập phối hợp, hấp dẫn hơn - một trải nghiệm mà chúng tôi tin rằng sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho các thanh thiếu niên Malaysia khi họ lớn lên trong thời đại kỹ thuật số”, ông Yang Berhormat Tuan Chang Lih Kang chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Thế Trung, khu vực ASEAN là thị trường chiến lược của Pythaverse. (Ảnh: T.Trinh) “Với sự trợ giúp của AI và công nghệ đám mây, các học sinh trong Pythaverse sẽ có các công cụ ảo hóa mới nhất ngay trong tầm tay, cung cấp cho họ tất cả tài nguyên cần thiết để thách thức bản thân với các giải pháp sáng tạo cho những vấn đề thực tế", nhà sáng lập Pythaverse bộc bạch.
Theo kế hoạch, nền tảng Pythaverse sẽ được cung cấp tới người dùng từ ngày 27/3 trên cả nền tảng di động và PC. Trung tâm và Học viện giáo dục STEM 5T3M đảm trách việc phân phối sản phẩm tại Malaysia và DTT Eduspec tổ chức cung cấp ứng dụng tại Việt Nam. “ASEAN là thị trường chiến lược của Pythaverse, thay vì chỉ tập trung phát triển và cung cấp sản phẩm tại Việt Nam như trước đây. Sau đó, chúng tôi sẽ mở rộng phát triển tiếp ở các thị trường châu Úc và Mỹ”, đại diện Công ty công nghệ DTT chia sẻ thêm với VietNamNet.
Đưa trí tuệ nhân tạo vào giáo dục, y tế và đời thực
Tại Zalo AI Summit 2022, các chuyên gia đã trình bày việc ứng dụng AI trong lĩnh vực giáo dục, y tế và chặng cuối là vào đời thực.">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Benin vs Nam Phi, 23h00 ngày 25/3: Diễn biến khó đoán
- Cuốn sách khai phá tiềm năng và nhận thức
- Sao Việt hôm nay 30/9: Quyền Linh trở về sau 4 tháng đi từ thiện
- 4 câu đố có thể khiến đầu óc bạn “quay cuồng”
- Nhận định, soi kèo Nữ Lyon vs Nữ Bayern Munich, 0h45 ngày 27/3: Quá khó để ngược dòng
- Thời trang xuân hè 2017 của NTK Xuân Lê
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Puntarenas vs Sporting San Jose, 08h00 ngày 27/3: Thắng vì ngôi đầu
-
NSƯT Quang Thắng và Vân Dung đang tham gia bộ phim 11 tháng 5 ngày. Trong phim, cả hai từng có mối quan hệ tình cảm với nhau và hiện vướng phải cuộc tình tay ba đầy rắc rối nhưng cũng không kém phần hài hước. Cặp đôi Thanh Sơn - Khả Ngân xuất hiện trong Trò chuyện cuối tuầncách đây 2 tuần cũng khiến khán giả vô cùng thích thú bởi vậy sự góp mặt của Vân Dung - Quang Thắng hứa hẹn sẽ mang lại những phút giây thư giãn.
Bộ đôi nghệ sĩ Quang Thắng - Vân Dung đã gắn bó với nhau trên các sân khấu gần 20 năm nay. Chia sẻ về Vân Dung, Quang Thắng khẳng định anh và nữ nghệ sĩ luôn có sự ăn khớp trong diễn xuất mỗi khi cùng đóng cặp: "Khi diễn cùng nhau, Quang Thắng - Vân Dung luôn tung hứng rất ăn ý. Có những thứ không nằm trong kịch bản nhưng chúng tôi nhìn nhau tự sáng tạo ra cực ngọt và ăn khớp. Cả hai quá thân thiết rồi, Vân Dung nói gì tôi hiểu và đoán được ngay tiếp theo để tung hứng, mang lại sự vui vẻ cho khán giả".
Quang Thắng và Vân Dung trong '11 tháng 5 ngày'
Phương Linh
Cười bể bụng với tiểu phẩm NSƯT Quang Thắng đưa bạn gái đi xem phim
Xuất hiện trong tiểu phẩm hài của Cuộc hẹn cuối tuần, NSƯT Quang Thắng gây bất ngờ với diện mạo trẻ ra cả chục tuổi bên cạnh Huyền Thạch.
" alt="NSƯT Quang Thắng bảnh bao, hát 'Người tình Mayahee' cực hài hước">NSƯT Quang Thắng bảnh bao, hát 'Người tình Mayahee' cực hài hước
-
Bộ đầm cao cấp dành riêng cho Lý Nhã Kỳ này được khâu tay thủ công trong300 giờ giúp cô khoe vẻ đẹp lộng lẫy trên thảm đỏ khai mạc LHP Cannes.Lý Nhã Kỳ tự in chân dung trên pano quảng bá Việt Nam ở Cannes" alt="Cận cảnh bộ váy cầu kỳ trên thảm đỏ Cannes của Lý Nhã Kỳ">
Cận cảnh bộ váy cầu kỳ trên thảm đỏ Cannes của Lý Nhã Kỳ
-
Quế Anh biểu diễn ở chung kết Mr World 2024 nhưng bị chê. Ảnh: FBNV.
Kỹ năng của Quế Anh chưa đủ để đứng trên sân khấu của sự kiện lớn như chung kết Mr World 2024. Thậm chí, một bộ phận khán giả nghi ngờ hoa hậu hát nhép ở một số đoạn. Bởi lần đầu biểu diễn trực tiếp, cô không để lộ tiếng thở, hay đôi chỗ chênh phô thường thấy với ca sĩ khi hát live. Có đoạn Quế Anh đưa miệng ra xa micro nhưng âm thanh không hề thay đổi.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến bênh vực Quế Anh và cho rằng đây là sân khấu lớn đầu tiên của hoa hậu nên có thể thông cảm với những hạn chế của cô.
Võ Lê Quế Anh (sinh năm 2001) đăng quang Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2024 vào đầu tháng 8. Chiến thắng của cô vấp phải tranh cãi của khán giả.
Trong một tháng kể từ khi đăng quang, Quế Anh tham gia một số sự kiện giải trí, trình diễn thời trang, hoạt động từ thiện hoặc trở về trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ. Vừa qua, Quế Anh tham gia Miss Grand International 2024 (Hoa hậu Hòa bình Quốc tế) nhưng trượt top 20.
Cuốn sách đáng đọc về âm nhạc
Sách khảo cứu Lịch sử opera Ý do GS Gianni Kriscak cùng Hiền Nguyễn Soprano (nghiên cứu sinh tại Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương), Trịnh Thị Oanh (giảng viên thanh nhạc tại Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương) thực hiện. Sách ra mắt vào tháng 2 và nhanh chóng được bạn đọc đón nhận.
Sách khảo cứu Lịch sử opera Ý là tác phẩm hiếm hoi về opera được thực hiện bằng tiếng Việt. Qua cuốn sách này, các tác giả đưa ra câu chuyện về một thành tựu văn hóa kinh điển của thế giới nhưng bằng góc nhìn nhẹ nhàng, dễ tiếp cận thay vì quá nặng nề, phức tạp. Các tác giả không đề cập quá nhiều tên, chi tiết và chỉ đưa vào cuốn sách những khoảnh khắc quan trọng, thú vị nhất trong giai đoạn đầu tiên của các vở opera.
" alt="Võ Lê Quế Anh vướng tranh cãi về giọng hát">Võ Lê Quế Anh vướng tranh cãi về giọng hát
-
Nhận định, soi kèo Canberra Croatia vs ANU FC,14h30 ngày 27/3: Tưng bừng bắn phá
-
Những ngày qua, trên địa bàn huyện Sóc Sơn (Hà Nội), nhiều giáo viên như chết lặng khi hay thông tin số phận họ sẽ được quyết định sau cuộc thi tuyển viên chức trong năm tới. Họ là những giáo viên dạy hợp đồng lâu năm, người ít thì 6-7 năm, nhiều cũng ngót nghét gần 30 năm. Trong số này, nhiều người từng là giáo viên giỏi cấp huyện, thành phố, thậm chí nhận được kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục, nhưng giờ đây đứng trước kỳ thi tuyển viên chức quyết định được tiếp tục hoặc chấm dứt nghề giáo.
Không ít trong số 256 giáo viên này hiện giữ các chức vụ gần như chủ chốt ở các tổ chuyên môn, các nhà trường.
Họ cho rằng cuộc thi là cuộc chơi “không cân sức” và thiếu công bằng, khách quan, thậm chí vô lý bởi việc thi tuyển cùng với các sinh viên vừa tốt nghiệp còn trẻ với những chương trình đào tạo mới.
“Kỳ thi này có thể là tin vui với các cháu sinh viên mới ra trường nhưng lại là một “thảm kịch” với chúng tôi. Những năm 90, thế hệ chúng tôi chỉ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, còn ngoại ngữ lại không được dạy trong trường THPT. Sau này học đại học, chúng tôi được đào tạo tiếng Nga – Pháp chứ không phải tiếng Anh. Bởi vậy, nếu chúng tôi thi viên chức cùng các thế hệ mới ra trường sẽ là một cuộc chạy đua không cân sức giữa hai thế hệ. Cái chúng tôi có là sự say mê, tâm huyết, kinh nghiệm nhưng lại không thể mang ra để hoàn thành yêu cầu của cuộc thi”, cô giáo Lê Thị Thu Nguyệt (Trường THCS Minh Phú) giải thích.
Những đợt thi tuyển trước đây, nhiều người trong số họ mắc phải những rào cản như không có hộ khẩu Hà Nội, rồi có những môn thì từ ngày họ đi dạy không có một kỳ thi tuyển nào.
Cô Vũ Thị Yến (giáo viên dạy môn Ngữ văn, Trường THCS Phú Minh) cũng cho biết từ năm 1998 đến nay, trên địa bàn huyện Sóc Sơn chưa một lần tổ chức thi công chức cho giáo viên môn Ngữ văn.
Về Sóc Sơn từ những ngày huyện còn thiếu rất nhiều giáo viên với tấm bằng đại học chính quy, chị Yến kể ngày đó thế hệ chị được chào đón và có thể nói là một trong những người "cứu" cho giáo dục địa phương những năm khó khăn nhất.
Clip: Cô giáo Sóc Sơn kêu cứu với phóng viên VietNamNet chiều 26/3.
“Năm 1998 có kỳ thi thì khi đó tôi lại chưa có hộ khẩu ở Hà Nội. Nhưng từ sau đó đến nay thì chưa có một kỳ thi tuyển viên chức nào. Tức là có thể nói bản thân tôi chưa bao giờ được tham gia một kỳ thi tuyển viên chức nào”.
Cô Yến kể nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua và là tổ trưởng tổ chuyên môn của nhà trường. Cô từng là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, được kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục và 2 lần được tăng lương trước kỳ hạn.
“Năng lực của chúng tôi hoàn toàn được ghi nhận trên thực tế hằng năm qua học sinh, phụ huynh và tập thể nhà trường” – vì vậy cô Yến cho rằng nhà nước cần có chế độ, chính sách để ghi nhận những đóng góp, năng lực và thành tích của các giáo viên đang thực sự đảm đương những vai trò, trách nhiệm trong các trường.
“Năng lực của một giáo viên như tôi được chứng minh trong suốt 24 năm chẳng lẽ được định đoạt bằng một bài thi, một kỳ thi. Chúng tôi không phải không có năng lực, hay sợ các kỳ thi nhưng một bài thi thì không thể đánh giá được hết tất cả. Không ít giáo viên lọt qua kỳ thi biên chế nhưng vào trường thì không thể hiện được năng lực”, cô Yến nói.
Chị Nguyễn Thị Thơm (Trường Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn) cũng chia sẻ bản thân năm nào cũng có học sinh giỏi dự thi thành phố, nhận được nhiều bằng khen. “Chúng tôi nghĩ mình cũng có chuyên môn nhất định thể hiện qua những minh chứng đó chứ không phải nói suông. Nhưng với việc thi tuyển thì không ai tự tin”.
Chị Thơm nói vậy bởi từng tham gia dự thi 2 lần nhưng bị trượt. “Nhiều người đỗ về trường nhưng rồi nhiều việc vẫn phải về tay tôi làm, từ bồi dưỡng học sinh giỏi,… Thậm chí, hiệu trưởng còn bảo là hướng dẫn việc cho giáo viên mới trúng tuyển về trường. Như vậy tôi nghĩ bây giờ có đi thi thì 100% tôi lại vẫn sẽ trượt bởi tôi từng đi thi và chứng kiến”, chị Thơm nói rồi bật khóc nức nở.
Những giọt nước mắt đã lăn trên má cô giáo Nguyễn Thị Thơm. Làm trong ngành được 20 năm, cô Nguyễn Thị Thu Hiền (giáo viên dạy tiếng Anh Trường Tiểu học Thanh Xuân A) từng đạt giải 3 cuộc thi giáo viên dạy giỏi, nhiều năm được nhà trường cử đi tham gia cuộc thi giáo viên tài năng.
“Tôi thấy mình cũng không đến nỗi là không có năng lực; nhưng tới đây sau cuộc thi có thể thành thất nghiệp. Đó là một sự xấu hổ vô cùng, chưa nói tới việc chưa biết sẽ sống sao khi thu nhập càng eo hẹp”.
Chị Hiền không hy vọng nhiều ở kỳ thi tuyển viên chức bởi bản thân chị từng thất bại ở 2 kỳ thi trước. “Thiết nghĩ thay vì trao cho chúng tôi những cái danh hiệu tài năng hay chiến sĩ thi đua thì hãy cho chúng tôi cơ hội để có thể được cống hiến khả năng tới các học sinh và ngành giáo dục huyện nhà”, chị Hiền bức xúc.
Cô Hiền dựa vào người đồng nghiệp của mình trong buổi chia sẻ với VietNamNet. “Cũng phải hơn 10 năm nay rồi năm nào cũng có học sinh đạt giải của thành phố”- thầy Nguyễn Văn Hùng (giáo viên dạy tiếng Anh của Trường THCS Phú Minh) cho rằng thật chua xót nếu mai này mình bị mất việc vì không qua nổi kỳ thi viên chức.
Bản thân thầy Hùng là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở nhiều năm, từng đạt giải Nhất cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, giải Ba cấp thành phố và thậm chí được huyện giao cho việc đào tạo học sinh giỏi dự thi cấp thành phố.
Tuy nhiên, anh cho rằng việc đánh giá giáo viên qua một kỳ thi hoàn toàn có thể may rủi, không thể chính xác bằng cả quá trình.
“Tôi thấy thất vọng bởi chúng tôi đã cống hiến từng đó năm, thậm chí thành phố cũng đã trao tặng những giải thưởng nhưng đến giờ phút này như trong tay không có gì cả. Nếu như trước kia khi còn trẻ thì chúng tôi có thể chuyển sang một ngành nghề khác để làm. Đánh đổi cả cuộc đời với một kỳ thi như thế này tôi nghĩ không hợp lý”.
“Đều được đào tạo từ những trường đại học nhưng giờ lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, dở khóc dở cười. Nếu mất việc thực sự chúng tôi suy sụp tinh thần. Bởi ở tuổi này chúng tôi chẳng thể xin việc được ở đâu nữa bởi chẳng cơ quan nhà nước nào nhận chúng tôi vào làm việc nữa”, cô Bùi Hương Lan, (giáo viên dạy Văn tại Trường THCS Đức Hoà với 25 năm công tác) không cầm được những giọt nước mắt.
Chị Nguyễn Thị Nga thì không nhắc đến bản thân mình mà mang theo một tập dày những bằng khen về chuyên môn, đóng góp của đồng nghiệp Nguyễn Hương Trà. Cô Trà cũng là giáo viên hợp đồng 20, dạy cùng trường chị nhưng hiện phải nhập viện.
Chị Nga kể đồng nghiệp mình là một trong 10 người tốt việc tốt của thành phố năm 2014, là giáo viên cốt cán trong bồi dưỡng học sinh giỏi của huyện, 15 năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 7 năm liền có sáng kiến kinh nghiệm loại B cấp thành phố. “Chị ấy liên tục có những lứa học sinh giỏi cấp thành phố, đạt rất nhiều giấy khen các cấp nếu tới đây không thi qua được và thất nghiệp thì vô lý quá”.
Nói đoạn, chị Nga bày cho chúng tôi xem xấp bằng khen dày cộm cho thấy những nỗ lực cống hiến và khả năng của đồng nghiệp mình.
Với những cống hiến, tất cả họ mong có những cơ chế, chính sách phù hợp, nhân văn để đảm bảo cho 256 giáo viên tiếp tục được làm việc cống hiến trong ngành, có thu nhập trang trải cuộc sống, nuôi gia đình.
Nhiều lá đơn “kêu cứu” đã được gửi tới các cơ quan chức năng nhưng chưa được xem xét. Điều đó có nghĩa, nhiều giáo viên trên dưới tuổi 50, thậm chí chỉ còn 2 năm nữa nghỉ hưu, cũng sẽ phải bước vào cuộc thi đầy khốc liệt này. Trường hợp thi không trúng tuyển hoặc không thi thì sẽ bị cắt hợp đồng vào tháng 5/2020.
Để làm rõ hơn vấn đề này, VietNamNet đã làm việc với đại diện phòng Nội vụ, UBND huyện Sóc Sơn. Chi tiết mời quý độc giả theo dõi đón đọc bài sau.
Thanh Hùng - Thúy Nga
Hơn 250 giáo viên Sóc Sơn bàng hoàng trước nguy cơ mất việc
256 giáo viên cấp tiểu học và THCS tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), trong đó có những người đã cống hiến gần 30 năm trong ngành giáo dục, đồng loạt “kêu cứu” trước nguy cơ sắp mất việc.
" alt="Giáo viên có cả 'quyển bằng khen' đứng trước nguy cơ bị đá ra khỏi ngành">Giáo viên có cả 'quyển bằng khen' đứng trước nguy cơ bị đá ra khỏi ngành