Từ sáng 27/4, người dùng toàn thế giới đã có thể tải về bản cập nhật iOS 14.5. Rất nhiều người sẽ nhận ra một điều lạ: khi mở ứng dụng, máy sẽ hỏi "Bạn có muốn cho ứng dụng theo dõi không".
Hạn chế ứng dụng theo dõi người dùng là tính năng mà Apple đã hứa hẹn từ khi công bố iOS 14 vào giữa năm 2020. Bất chấp những lời phản đối từ nhiều hãng công nghệ, cũng như nguy cơ bị điều tra độc quyền tại châu Âu, Apple vẫn quyết định để cho người dùng có quyền quyết định việc ứng dụng thu thập dữ liệu. Động thái này có thể thay đổi hoàn toàn ngành quảng cáo.
Lựa chọn của người dùng
Sau khi cập nhật iOS 14.5 và mở các ứng dụng trên iPhone, người dùng sẽ được hỏi liệu họ có muốn cung cấp hành vi của mình cho ứng dụng hay không. Có hai lựa chọn: "Yêu cầu ứng dụng không theo dõi" hoặc "Cho phép".
Theo Financial Times, đứng trước câu hỏi rất rõ ràng như vậy, phần lớn người dùng sẽ chọn không, mặc cho nhà phát triển trình bày lý do mình cần thu thập dữ liệu.
Vậy chính xác thì các ứng dụng theo dõi thứ gì của người dùng?
![]() |
Từ iOS 14.5, người dùng có thể lựa chọn cho phép ứng dụng thu thập dữ liệu hay không. |
Trước đây, các ứng dụng trên iOS được phép thu thập và chia sẻ một tập dữ liệu, bao gồm vị trí, có những app nào trên điện thoại, thời điểm dùng app, địa chỉ email (đã mã hóa), số điện thoại của người dùng. Tất cả những thông tin này được gán với một con số gọi là mã số cho nhà quảng cáo (IDFA).
"Hàng trăm nghìn tỷ hành vi, dữ liệu người dùngđược thu thập mỗi ngày", nhà phát triển Fun Corp cho biết. Vào tháng 5/2019, bài viết trên Washington Post cho thấy đã có tới 5.400 công cụ thu thập dữ liệu hoạt động trên chiếc iPhone của phóng viên trong một tuần. Nhiều công cụ chia sẻ dữ liệu cho rất nhiều ứng dụng khác như Facebook, Google.
Người dùng càng sử dụng iPhone lâu và qua nhiều app thì càng để lại nhiều dấu vết dữ liệu. Các ứng dụng, thông qua mã số IDFA, có thể sử dụng các dữ liệu đó để tạo ra một bộ hồ sơ ảo về người dùng, qua đó hướng các quảng cáo tới họ tốt hơn.
Kể từ iOS 14.5, mọi ứng dụng phải xin phép người dùng để được truy cập dữ liệu gắn với IDFA. Nếu như người dùng từ chối, ứng dụng sẽ không thể lấy dữ liệu gắn với IDFA của họ.
Tính năng này tác động gì tới người dùng?
Từ chối cung cấp dữ liệu cho ứng dụng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ ngừng nhìn thấy quảng cáo. Bạn vẫn sẽ thấy những quảng cáo hiển thị bên trong những ứng dụng trên điện thoại hoặc trên các mạng xã hội.
Tuy nhiên, nếu như không thể truy cập vào hồ sơ ảo của bạn, các quảng cáo bên trong ứng dụng sẽ bớt chính xác, nhắm vào nhu cầu tệ hơn so với trước đây.
Nói cách khác, toàn bộ ngành quảng cáo số, là nguồn doanh thu quan trọng của nhiều ứng dụng miễn phí, sẽ bị ảnh hưởng.
Đây chắc chắn không phải là tin tốt với ngành công nghiệp có doanh thu 350 tỷ USD hàng năm. Nhiều nhà phát triển đã công khai phản đối Apple. Facebook là công ty lớn tiếng nhất, bởi việc xây dựng hồ sơ ảo, nhắm nhu cầu đối tượng là tính năng rất quan trọng trong doanh thu quảng cáo tới 80 tỷ USD mỗi năm của họ.
![]() |
Bản cập nhật này đã khơi nguồn cho cuộc tranh cãi dai dẳng giữa Apple và Facebook nửa năm qua. Ảnh: BBC. |
Facebook thậm chí còn mua quảng cáo trên nhiều báo giấy để nói rằng thay đổi của iOS 14.5 sẽ làm các doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng, khi họ không thể tiếp cận khách hàng dễ dàng như trước đây. Công ty do Mark Zuckerberg điều hành còn cáo buộc Apple dùng các lợi thế sẵn có để ưu tiên hình thức thu thập dữ liệu của mình, hạn chế những đối thủ.
"Họ nói họ tôn trọng quyền riêng tư, nhưng thực ra chỉ quan tâm tới lợi nhuận. Chúng tôi không bị lừa đâu", Facebook bày tỏ quan điểm trong bài viết phản hồi.
Trái với Facebook, Google dường như không quá lo lắng. Công ty này đã quyết định sẽ không sử dụng IDFA để định hướng quảng cáo nữa. Lý do là Google đang sở hữu những hệ sinh thái với rất nhiều dịch vụ khác nhau, và họ có thể thu thập dữ liệu trên những ứng dụng của mình thay vì phải nhờ đến IDFA.
Dù không đồng ý cung cấp IDFA, bạn vẫn sẽ bị thu thập dữ liệu nếu dùng các dịch vụ Google như Search, Maps, Chrome hay Gmail.
Apple được lợi gì?
Vài năm qua, bảo vệ dữ liệu người dùng luôn là một tôn chỉ được Apple đề cao. Hãng cho rằng việc tôn trọng dữ liệu của người dùng là điều cần có đối với những sản phẩm cao cấp của Apple. Tuy nhiên, theo Financial Timesthì việc giới hạn nhà quảng cáo cũng có thể gián tiếp đem lại lợi nhuận cho Apple.
Khi không thể kiếm được nhiều tiền như trước từ quảng cáo, những nhà phát triển sẽ có động lực lớn hơn để đưa ra bản ứng dụng tính phí. Apple thu phí từ 15-30% cho tất cả doanh thu phát sinh qua nền tảng App Store. Do đó, Táo khuyết hoàn toàn có thể hưởng lợi nếu nhiều ứng dụng không còn hoạt động theo mô hình "miễn phí, bán quảng cáo".
![]() |
Tất cả ứng dụng, bao gồm Facebook, phải công khai thông tin thu thập. Ảnh: Apple Insider. |
Ngoài ra, nhiều nguồn tin cho thấy Apple cũng đang phát triển nhiều giải pháp để tham gia thị trường quảng cáo. Trước đó, hãng đã bán các vị trí đầu trên App Store cho nhà phát triển chịu bỏ tiền.
Nếu là một người dùng Android, thay đổi trên iOS 14.5 sẽ không ảnh hưởng bạn ngay lập tức. Tuy nhiên, Google cũng có thể sẽ phải thay đổi theo cách nào đó để bắt kịp Apple. Nói cách khác, iOS 14.5 sẽ là bản cập nhật khiến toàn bộ ngành quảng cáo phải sửa cách tiếp cận.
Theo Zing/Financial Times
Apple đã chính thức phát hành iOS 14.5 và iPadOS 14.5 cho người dùng. Đây là bản cập nhật lớn thứ năm đối với iOS 14 và iPadOS 14 từ tháng 9/2020.
" alt=""/>iOS 14.5 đang làm rung chuyển cả ngành quảng cáoCụ thể, khi đi, đến (check in, check out) những địa điểm công cộng như chợ, siêu thị, nhà hàng, công viên, bến xe, bến tàu, bệnh viện… người dân cần quét mã QR để ghi nhận nhằm khai báo y tế. Giải pháp này được thực hiện đồng thời với việc ghi nhận tiếp xúc gần bằng ứng dụng Bluezone trên smartphone.
Việc quét mã QR để khai báo y tế có thể thực hiện thông qua tính năng “Quét QR” trên 1 trong 3 ứng dụng là Bluezone, NCOVI và Vietnam Health Declaration.
Trong trường không có smartphone, người dân có thể sử dụng máy tính tại nơi cần khai báo, thực hiện truy cập hệ thống tokhaiyte.vn, in mã QR hoặc đọc số điện thoại để được xác nhận.
Nếu không có smartphone, người dân có thể sử dụng máy tính để khai báo trên website tokhaiyte.vn |
Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, tất cả các địa điểm: công sở, bệnh viện, trường học, siêu thị, chợ truyền thống, các cơ sở lưu trú, nhà hàng… đều phải thực hiện kiểm soát y tế đối với khách đến và đi bằng mã QR.
Các nhà hàng, nơi lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ), trường học, bệnh viện, khu chung cư, các hộ kinh doanh cá thể, tòa nhà văn phòng, các nhà máy… có thể thực hiện “Đăng ký điểm kiểm dịch” bằng cách:
Bước 1: Truy cập địa chỉ https://tokhaiyte.vn để thực hiện khai báo thông tin (Tên điểm kiểm soát dịch/Số điện thoại/ Địa chỉ liên hệ yêu cầu phải chính xác….).
Bước 2: Hệ thống cung cấp cho đơn vị một Mã QR Code.
Bước 3: Các vị thực hiện dán Mã QR-Code ở vị trí dễ nhìn nhất để người dân thực hiện quét.
Việc khai báo y tế được thực hiện thông qua tính năng “Quét QR” trên 1 trong 3 ứng dụng là Bluezone, NCOVI và Vietnam Health Declaration. Ảnh: Trọng Đạt |
Quét mã QR được xem là một trong những biện pháp giúp hỗ trợ các địa phương trong công tác giám sát người dân khi đến và đi trong địa bàn tỉnh.
Trong trường hợp một người được xác định dương tính với Covid-19, các cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào lịch sử quét mã QR của người đó để lọc ra các “mốc dịch tễ” mà bệnh nhân đã tham gia hoặc đi đến trong khoảng thời gian 3 ngày trước khi khởi phát bệnh.
Những người đã đến các “mốc dịch tễ” trong khoảng thời gian bệnh nhân check in, check out sẽ được lập danh sách để cán bộ điều tra truy vết, từ đó xác định ra các F1.
Việc ghi nhận người đến, đi các địa điểm công cộng thông qua quét mã QR cũng là 1 trong 5 giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 bằng công nghệ hiện đang được triển khai.
Thông tin cụ thể về cách triển khai các biện pháp phòng dịch này được chỉ dẫn chi tiết trong bộ tài liệu “Hướng dẫn sử dụng bộ giải pháp hỗ trợ phòng, chống và truy vết COVID-19 trong cộng đồng” được Bộ Thông tin & Truyền thông ban hành.
Trọng Đạt
" alt=""/>Hà Nội yêu cầu người dân check in bằng mã QR để phòng dịch CovidTheo kết quả nghiên cứu từ hãng tư vấn Knight Frank, so với BĐS có vị trí nằm trong nội đô thì những dự án tọa lạc gần các bến cảng và ven biển có mức giá trung bình cao hơn, với chỉ số tương ứng lần lượt là 59,1% - 58,5%. Với tính thanh khoản tốt, nhu cầu cao trong khi nguồn cung giới hạn, BĐS ven biển luôn nổi bật trong danh mục đầu tư và có tỉ lệ hấp thụ nhanh trên thị trường.
![]() |
Một góc thành phố biển Quy Nhơn |
Ở Việt Nam, để tìm kiếm cơ hội với loại hình BĐS ven biển, nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng đến những thành phố du lịch mới với giá đất còn tương đối mềm. Bên cạnh mục tiêu đầu tư, nhiều người còn mong muốn mua đất, xây nhà theo sở thích, để sống bình yên giữa thiên nhiên, tận hưởng không gian trong lành từu biển cả. Các chuyên gia cho rằng, đây là tâm lý chung của rất nhiều gia đình có nguồn tiền nhãn rỗi sau khi trải qua những đợt giãn cách kéo dài.
Cho dù với mục đích đầu tư hay ở, đa số người mua đều ưu tiên tìm kiếm khu vực ven biển có tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế, thương mại, du lịch… trong tương lai gần; để vừa mang lại giá trị sinh lời bền vững nhờ chuyển nhượng và khai thác kinh doanh, dịch vụ lưu trú hoặc cho thuê, vừa là ngôi nhà thứ hai lý tưởng để ở, nghỉ dưỡng.
Nhơn Hội New City - tương lai về “đô thị vàng” bên vịnh Kỳ Co
Quy Nhơn những năm gần đây được biết đến là “miền đất hứa” của vùng duyên hải miền Trung khi có tốc độ phát triển nhanh chóng, hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện và hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia. Với những bãi biển trong xanh như ngọc, ngành công nghiệp không khói tại Quy Nhơn cũng tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua.
Sở hữu trọn vẹn 2 đòn bẩy: “động lực” tăng trưởng kinh tế và “trợ lực” cảnh quan thiên nhiên, Quy Nhơn thu hút các nhà phát triển BĐS lớn triển khai các dự án quy mô, đồng bộ. Trong đó, dự án Nhơn Hội New City do Tập đoàn Danh Khôi phát triển theo mô hình đại đô thị kiểu mẫu đang tạo “sức nóng” đặc biệt trên thị trường.
![]() |
Phối cảnh dự án Khu đô thị Nhơn Hội New City |
Dự án Nhơn Hội New City toạ lạc tại Khu kinh tế Nhơn Hội thuộc bán đảo Phương Mai - nơi được biết đến là “kinh đô nghìn tỷ” quy tụ hàng trăm dự án đầu tư trong và ngoài nước và giữ vai trò quan trọng trong kết nối liên vùng. Bên cạnh đó, đây còn là dự án đất nền ven biển hiếm hoi sở hữu cùng lúc 8 tầm nhìn - 8 hướng kết nối độc đáo: sân bay quốc tế Phù Cát, Linh Phong Thiền Tự, đầm Thị Nại, trung tâm TP. Quy Nhơn, Kỳ Co - Ghềnh Ráng, Eo Gió, vịnh Phương Mai và biển Đông.
Với quy mô lên đến 116 ha, dự án Nhơn Hội New City đã và đang chứng minh sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. Đặc biệt, pháp lý sở hữu lâu dài càng đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh của dự án. Thời gian qua, Tập đoàn Danh Khôi cũng đã bàn giao sổ cho khách hàng của dự án.
![]() |
Khách hàng dự án Nhơn Hội New City nhận bàn giao sổ đỏ |
Bên cạnh đó, dự án còn thu hút bởi hệ tiện ích đẳng cấp, khi tái hiện các phân khu của dự án thành phiên bản “tiểu Đông Á” độc đáo. Theo đó, phân khu 2 được phát triển theo phong cách Singapore chú trọng vào các yếu tố giáo dục với các tiện ích trường học tiêu chuẩn quốc tế. Phân khu 4 được phát triển theo phong cách Nhật Bản, chú trọng các tiện ích hướng đến chăm sóc sức khỏe. Phân khu 9 theo phong cách Hàn Quốc, với công viên ánh sáng được lấy cảm hứng từ công viên Everland nổi tiếng…
![]() |
Hệ tiện ích hiện đại mang phong cách xứ sở kim chi trong lòng phân khu 9, dự án Nhơn Hội New City (Ảnh phối cảnh) |
Trong giai đoạn hiện nay, đơn vị phát triển dự án dành ưu đãi hấp dẫn qua chương trình “Tết an khang - Nhận vàng may mắn”. Theo đó, khách hàng chuyển giao dịch thành công sẽ được tặng 3 chỉ vàng trị giá 18 triệu đồng; tặng 2 lượng vàng SJC khi mua nền nhà phố liên kế; tặng 3 lượng vàng SJC khi mua nền nhà phố liên kế thương mại; hay tặng đến 100 triệu đồng nếu xây nhà ngay.
Ngoài ra, các chương trình trước vẫn được áp dụng song song gồm: hỗ trợ 0% lãi suất; ân hạn nợ gốc trong vòng 24 tháng; chiết khấu lên đến 10% nếu chọn phương thức thanh toán nhanh…
Dự án Nhơn Hội New City: Hotline: 0931636838 Website: nhonhoinewcity.com.vn |
Doãn Phong
" alt=""/>Đất nền ven biển sở hữu lâu dài Quy Nhơn ‘tăng nhiệt’