Trường tư thục không được đào tào ngành báo chí
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các cơ sở giáo dục đại học tư thục,ườngtưthụckhôngđượcđàotàongànhbáochíxem lich bong da dân lập trả lời đề nghị của một số trường đại học tư thục về việc đăng kí mở ngành xuất bản, báo chí.
Trước đó, Trường ĐH Kinh tế Tài Chính TP.HCM, dự kiến năm 2021 mở 5 ngành học mới, trong đó có ngành báo chí. Theo kế hoạch trường này đề ra, ngành báo chí sẽ xét tuyển các tổ hợp Toán-Văn- Anh; Văn-Sử-Địa; Văn-Sử- Anh; Văn-Địa-Anh.
Về vấn đề này theo Bộ GD-ĐT, tại điểm 3, mục II về thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp quan trọng đối với công tác báo chí- xuất bản, trong chỉ thị số 22-CT/TW ngày 17/10/1997 của Bộ Chính trị khóa VIII về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản" có nêu: "Đào tạo bồi dưỡng báo chí chủ yếu là trong nước dưới sự thống nhất của Đảng và sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Không mở các khoa, lớp báo chí, xuất bản ở các trường đại học dân lập, tư thục".Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường thực hiện đúng nội dung trên.
![]() |
Hiện cả nước có 9 cơ sở giáo dục công lập đào tạo ngành Báo chí gồm: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường ĐH Khoa học (Đại học Thái Nguyên), Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), Trường ĐH Văn hoá Hà Nội, Trường ĐH Văn hoá Nghệ thuật Quân đội, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Khoa học (Đại học Huế), Trường ĐH Sư phạm (Đại học Đà Nẵng), Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM).
Trước đây, một số trường tư thục cũng đào tạo liên quan tới báo chí gây lùm xùm trong tuyển sinh như Trường ĐH Duy Tân đào tạo chuyên ngành Văn Báo chí.
Lê Huyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến thi năng khiếu vào 10 – 11/7
Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến thi năng khiếu báo chí vào ngày 10 – 11/7. Trường bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký dự thi năng khiếu từ ngày 1/4 đến hết 20/6.
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo Jamshedpur vs Mohun Bagan, 21h00 ngày 3/4: Cửa dưới thất thế
Quỳnh Nga từng tham dự nhiều cuộc thi sắc đẹp trước khi về VTV
Quỳnh Nga bắt đầu lên sóng trực tiếp Chuyển động 24h cách đây hơn 3 tháng và trong thời gian dài là nữ MC duy nhất của bản tin này trước khi Á hậu Thụy Vân trở lại. Trước khi trở thành MC VTV, Quỳnh Nga từng lọt Top 10 Miss World Vietnam 2019 cùng giải phụ Người đẹp truyền thông, giành ngôi Á khôi Sinh viên Việt Nam 2017và giải Hoa khôi tài năng Ngoại thương 2015. Người đẹp còn là đại diện của Việt Nam tại cuộc thi Miss Charm International 2020.
MC Quỳnh Nga là MC trẻ nhất của Chuyển động 24h. Áp lực cả nước đang xem mình trên tivi
- Quá trình từ một người đẹp trở thành MC của một trong những chương trình thời sự trực tiếp được quan tâm nhất là gì? Áp lực ngày đầu lên sóng với Quỳnh Nga có lớn?
Thực ra trước khi dẫn Chuyển động 24h Nga cũng đã có thời gian làm phóng viên và luyện tập kỹ năng dẫn trong trường quay. Nếu tính thời gian làm cả hai công việc đó và tích lũy thời gian, kinh nghiệm dẫn chắc phải mất một năm. Trong khoảng thời gian đó ngày nào Nga cũng tập, sáng hay tối bất kể lúc nào có thời gian là mình tập dẫn luôn. Khi nộp file dẫn lên lãnh đạo thì Nga được xếp vào dẫn chương trình Y tế 24h trước và sau đó có cơ hội được dẫn Chuyển động 24h.
Đối với một người mới như Nga cũng có nhiều áp lực bởi các anh chị đi trước có nhiều kinh nghiệm và dẫn nhiều chương trình trước khi về Chuyển động 24h. Mọi người nhiều kinh nghiệm, giỏi và có phong cách dẫn riêng nên cũng là áp lực với mình. Nhưng Nga không để điều đó đè nặng tâm lý quá mà lấy đó là động lực để học hỏi và trau dồi bản thân hàng ngày. Và mỗi ngày Nga đều nhận thấy mình học được rất nhiều từ các anh chị.
- Đến thời điểm này bạn đã lên sóng được hơn 3 tháng, bạn thấy tự tin hơn nhiều ngày đầu dẫn?
Với chương trình trực tiếp và với những người mới dẫn như tôi đều có áp lực nhất định, áp lực quen trường quay và áp lực cả nước đang xem mình trên tivi. Những ngày đầu tiên tôi nghĩ khán giả cũng nhận ra nét mặt áp lực của mình và có nhận xét rằng trông rất căng thẳng nhưng dần dần cố gắng thoải mái hơn. Tôi hỏi kinh nghiệm các anh chị đi trước, qua đó cố gắng cải thiện kỹ năng dẫn hàng ngày. Khi quen trường quay mình cũng đỡ áp lực hơn. Tuy nhiên tôi nghĩ cũng không cần quá áp lực mà phải cố gắng làm tốt nhất khả năng của mình hiện tại để truyền tải thông tin rõ ràng nhất với khán giả.
- Nga có nhớ trước ngày lên sóng trực tiếp đầu tiên của Chuyển động 24h? Bạn có lo lắng đến mức mất ngủ?
Trước hôm đó tôi quá bận chuẩn bị mọi việc. Thời điểm ấy tôi được báo lên dẫn khá gấp nên phải chạy theo mọi người để học hỏi thêm xem cách làm việc trong 1 bản tin trực tiếp thế nào, rồi trau dồi bản thân để sẵn sàng cho buổi dẫn đầu. Những việc đó đã gần hết thời gian của tôi nên không còn thì giờ để nghĩ ngợi hay mất ngủ nữa. Tôi chỉ muốn ngủ nghỉ thật tốt để làm tốt nhất cho bản tin của mình.
- Cơ hội đến nhanh chóng có nghĩa bạn không có nhiều thời gian chuẩn bị trước cho bản tin trực tiếp như vậy?
Nếu nói không có thời gian chuẩn bị cũng không đúng vì trước đó tôi cũng đã tập rất nhiều ngày rồi. Chỉ là cơ hội được lên đúng là đến sớm hơn mình nghĩ một chút. Tuy vậy điều đó cũng không quyết định nhiều vì Nga đã có sự chuẩn bị trước đó khá lâu.
Người đẹp 25 tuổi không áp lực khi bị so sánh với các đàn chị. Sự so sánh của khán giả đương nhiên
- Hôm đầu tiên tôi hơi bất ngờ vì Quỳnh Nga là người mới nhưng dẫn trưc tiếp mà không vấp váp, rất trôi chảy dù hơi cứng một chút. Hỏi thật bạn có sợ bị so sánh với các đàn chị đã gắn bó lâu năm với Chuyển động 24h như Thu Hương hay Thụy Vân?
Việc so sánh không thể tránh khỏi vì khán giả đã quen với những gương mặt các anh chị dẫn Chuyển động 24h rồi. Nhưng như tôi nói mình cũng không nên quá đặt nặng chuyện đó. Áp lực đó chỉ để mình trưởng thành hơn, cố gắng hơn và học hỏi các anh chị chứ không phải để buồn bã hay tức giận, tự ti với bản thân. Sự so sánh của khán giả đương nhiên là sẽ có rồi và mình đã có thể lường trước. Điều quan trọng là mình phải trau dồi và chứng tỏ bản thân trong tương lai.
- Người đẹp làm MC VTV rất nhiều, vậy bạn muốn định vị hình ảnh bản thân thế nào cho khác những người đẹp khác?
Có thể nhiều người nghĩ MC chỉ là dẫn chương trình thôi nhưng đối với VTV24, tất cả MC đều phải làm phóng viên, biên tập, tham gia sản xuất nội dung bên cạnh dẫn chương trình. Do vậy những MC khi đi làm chương trình bên ngoài sẽ hiểu hơn nội dung mình dẫn để đưa tới khán giả. Việc mình hiểu những nội dung đó cũng sẽ toát ra bên ngoài những người dẫn chương trình ở VTV24. Tôi mong muốn hướng tới hình tượng một người dẫn chương trình trẻ trung, được quốc tế hóa và cố gắng học hỏi được lối dẫn tự nhiên của MC nước ngoài.
MC Quỳnh Nga hậu trường một buổi lên sóng trực tiếp. - Điều gì ở công việc truyền hình, nhất là thời sự trực tiếp hấp dẫn Nga, một công việc đòi hỏi cường độ làm việc cao và ít có thời gian cho bản thân?
Mọi người nhìn bên ngoài vào có thể nghĩ đây là công việc hào nhoáng, được làm ở một nơi đẹp và hiện đại nhưng đối với chúng tôi đó là công việc vất vả và cần nhiều thời gian trau dồi để đạt hiệu quả chứ không thể ngày 1 ngày 2 mà đạt được. Chính vì hiệu quả đến chậm như vậy nên mỗi ngày tôi cảm nhận là một thử thách cho mình. Mỗi ngày được tiếp xúc với những người mới, đọc tin tức mới và chính bản thân mình cũng trưởng thành hơn. Đó là sự hấp dẫn của công việc này và cũng là điểm khiến tôi và những người làm truyền hình gắn bó với công việc này dù nó rất vất vả.
MC Quỳnh Nga dẫn trực tiếp Chuyển động 24h cùng BTV Sơn Lâm
Quỳnh An
Cuộc sống của MC Thu Hương VTV sau 4 lần phẫu thuật mắt giờ ra sao?
MC Thu Hương chia sẻ thời điểm chưa phẫu thuật cô từng nghĩ nếu mình mù thì thà tự tử chết đi còn hơn. Nhưng có một người đã khiến cô thay đổi tư duy.
" alt="MC Quỳnh Nga VTV24 không áp lực khi bị so sánh với Thụy Vân" />Theo nghiên cứu tại các thành phố, trung bình chủ nhà ở Anh có thể kiếm được 330 bảng Anh (10,6 triệu đồng) mỗi tháng nhờ cho thuê chỗ đậu xe. Và trong một số trường hợp hiếm hoi, con số này có thể lên tới vài nghìn bảng mỗi tháng chỉ bằng cách cho thuê lại chỗ đỗ xe trên lối đi riêng của gia đình.
Nghiên cứu cũng cho thấy, Brighton là thành phố "sinh lợi" cao nhất nhờ dịch vụ này. Người dân sống tại thành phố ven biển có thể kiếm được trung bình 636 bảng Anh (20,5 triệu đồng) một tháng bằng cách cho thuê lối đi riêng hoặc chỗ đậu xe không sử dụng. Chỗ đỗ xe đắt nhất được niêm yết ở thành phố này là 5.000 bảng (161 triệu) mỗi tháng.
London cũng đứng đầu danh sách với mức thu nhập trung bình hàng tháng từ việc cho thuê chỗ đậu xe ở đây là 480 bảng Anh (gần 15,5 triệu đồng). Chỗ đỗ xe đắt nhất được niêm yết ở Thủ đô nước Anh có giá lên tới 1.057 bảng một tháng (hơn 34 triệu đồng).
Glasgow và Edinburgh của Scotland cũng là nơi người dân có khoản thu trung bình là hơn 400 bảng Anh mỗi tháng (hơn 13 triệu đồng) khi cho thuê chỗ đậu xe không sử dụng.
Mark Newman ở thành phố Sheffield là một trong số chủ nhà đã biến chỗ đậu xe của mình thành nơi kiếm ra thu nhập, phần lớn là nhờ những người hâm mộ bóng đá đến sân vận động gần đó để xem trận đấu vào cuối tuần.
“Lần đầu tiên tôi bắt đầu cho thuê chỗ đậu xe là khi một người đàn ông gõ cửa nhà tôi để hỏi về việc này khi muốn để nhờ xe và vào sân vận động xem trận đấu của Sheffield Wednesday, đồng thời sẵn sàng chi tiền cho việc này. Lúc đó, tôi phát hiện ra mình có một vị trí tuyệt đẹp để kiếm tiền", ông Mark cho biết.
“Tôi đồng ý cho ông ấy đậu xe ở lối ra vào nhà với giá 10 bảng Anh (332 nghìn đồng). Những trận đấu sau đó, người này tiếp tục đỗ vào cửa và tự bỏ một phong bì màu trắng vào trong nhà, trong đó có tờ 10 bảng cùng với lời cảm ơn", ông Mark tiếp tục kể.
Theo người đàn ông này, những vị "khách quen" đã đến và đậu xe để xem các trận bóng đá vào cuối tuần nhiều năm nay và mỗi lần như vậy, họ đều để lại 10 bảng cho khoảng 3 giờ đậu xe.
"Việc kiếm vài trăm bảng một tháng chỉ nhờ vào vị trí ngôi nhà gần sân bóng có lẽ là rất thú vị. Và quan trọng hơn là tôi hầu như chẳng phải làm gì", vị chủ nhà chia sẻ.
Theo The Sun
Mời bạn đọc chia sẻ bài viết, video cộng tác tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cụ ông đỗ xe ở bệnh viện theo hướng dẫn, khi về nhà bất ngờ nhận vé phạt vô lýANH - Một người đàn ông 73 tuổi đỗ xe ở bệnh viện để thăm người ốm và thanh toán 6 bảng cho ứng dụng thu tiền tự động. Nhưng không lâu sau, ông bất ngờ nhận được phiếu phạt tới 160 bảng vì không trả tiền theo quy định." alt="Chủ nhà kiếm tiền 'nhẹ tênh' nhờ cho thuê chỗ đậu xe xem bóng đá cuối tuần" />Người dân Việt Nam cần ít nhất 7.5 năm thu nhập để mua được Vinfast Fadil. Ảnh: Vietnamnet
Theo số liệu công bố từ Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân (TNBQ) 1 người/1 tháng của Việt Nam năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng. Như vậy, nếu như "không ăn, không tiêu", trung bình một năm mỗi người dân Việt Nam sẽ để dành được khoảng 50.4 triệu đồng.
Trong khi đó, danh hiệu chiếc xe bán chạy nhất trong 6 tháng đầu năm tại Việt Nam đang thuộc về chiếc Vinfast Fadil, một chiếc xe sản xuất trong nước có giá bán 382 triệu đồng cho phiên bản tiêu chuẩn và 449 triệu cho phiên bản cao cấp.
Như vậy, trung bình người dân Việt Nam sẽ mua được xe ô tô sau khi tiết kiệm ít nhất 7.5 năm.
Malaysia (dưới 1 năm)
Chưa cần tới 1 năm thu nhập, người dân Malaysia đã mua được chiếc xe quốc dân. Ảnh: Wapcar Theo số liệu thống kê từ Worldbank, TNBQ của người dân Malaysia trong năm 2020 vào khoảng 10.400 USD. Dòng xe bán chạy nhất tại quốc gia này cũng là một thương hiệu nội địa, chiếc Proton Saga. Với giá bán bắt đầu từ 32.000 RM (7.650 USD) cho bản tiêu chuẩn và 42.300 RM (10.113 USD) cho bản Limited, người dân Malaysia chưa cần tới 01 năm thu nhập cũng có thể sắm được một chiếc xe ô tô.
Nếu muốn mua Toyota Vios 1.5E bản hộp số CVT, với giá khoảng 82.000 RM (19.605 USD) , người dân nước này sẽ phải tiết kiệm khoảng gần 2 năm.
Thái Lan (gần 3 năm)
Mất gần 3 năm để người dân Thái Lan mua được chiếc bán tải yêu thích. Ảnh: Car24 Trong khi đó tại Thái Lan, nhiều năm nay danh hiệu chiếc xe bán chạy nhất vẫn là cuộc đua song mã giữa Toyota Hilux và Isuzu D-Max. Phiên bản rẻ nhất của Toyota Hilux có giá 770.000 Baht (23.079 USD), và của Isuzu D-Max là 686.000 Baht (20.561 USD).
Theo số liệu thống kê từ Worldbank, TNBQ năm 2020 của người dân Thái Lan khoảng 7.189 USD. Như vậy người dân Thái Lan sẽ phải tiết kiệm gần 3 năm để mua được chiếc Isuzu D-Max, và hơn 3 năm một chút nếu muốn mua Toyota Hilux.
Indonesia (3.6 năm)
Chiếc Toyota Avanza 7 chỗ tương đương với 3.6 năm thu nhập của người dân Indonesia. Ảnh: Line Theo số liệu từ Focus2move, Toyota Avanza đang là chiếc xe bán chạy nhất tại Indonesia vào thời điểm hiện tại. Chiếc xe 7 chỗ của Toyota có giá bán bắt đầu từ 200 triệu Rupiah (14.036 USD) với phiên bản số sàn.
Với mức thu nhập 3869 USD trong năm 2020 (nguồn Worldbank), người dân Indonesia sẽ mất khoảng 3.6 năm để mua được ô tô.
Singapore (gần 1.4 năm)
Tại Singapore, chiếc Toyota Corolla Altis có giá tới hơn 81.000 USD. Ảnh: Carbuyer Là quốc gia giàu có nhất Đông nam á, thu nhập trong năm 2020 của người dân Singapore vào khoảng 59.800 USD (nguồn Worldbank).
Tuy nhiên, giá xe tại quốc đảo này thuộc hàng đắt nhất thế giới. Toyota Corolla Altis, chiếc xe phổ biến nhất tại Singapore cũng có giá lên tới 110.000 SGD (81.353 USD). Vì vậy, dù có mức thu nhập cao nhưng người dân tại đây vẫn cần tiết kiệm gần 1.4 năm để mua xe.
Philippines (4.1 năm)
6. Toyota Vios là mẫu xe bán chạy nhất tại Philippines. Ảnh: Philkotse Giống như nhiều quốc gia khác, Toyota Vios đang là mẫu xe bán chạy nhất tại Philippines. Phiên bản Vios số sàn tại quốc gia này đang được bán với giá khoảng 681.000 Peso (13.550 USD). Với mức thu nhập bình quân năm 2020 khoảng 3.298 USD (nguồn Worldbank), người dân Philippines sẽ mất khoảng 4.1 năm thu nhập để mua ô tô.
Ngân Vũ
Mọi ý kiến, bài viết chia sẻ về câu chuyện mua xe gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Với 600 triệu, mua xe gì cho vợ đi trong phố?
Dù gia đình đã có xe SUV 7 chỗ nhưng tôi vẫn muốn mua thêm một chiếc xe sedan nhỏ gọn cho vợ đi làm, đưa đón con cái và thỉnh thoảng "đối gió", tôi có thể lấy đi trong phố cho tiện.
" alt="Tiết kiệm tiền để mua ô tô, người Việt chờ lâu hơn các nước" />Wings Books vừa ra mắt ấn phẩm Artbook song ngữ Việt - Anh Ấn tượng Hà Nội – Từ kí họa những công trình thời Pháp(Impressions of Hanoi - from the sketches of French colonial buildings).
Cuốn sách là tác phẩm của Kí hoạ đô thị Hà Nội(Urban Sketchers Hanoi) - nhóm tác giả được trao tặng giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2019, và là tác phẩm song hành cùng cuốn Artbook Phố cổ Hà Nội – Kí họa và hồi ứccùng tác giả đã được Wings Books xuất bản năm 2019.
Ấn tượng Hà Nội – Từ kí họa những công trình thời Pháptập hợp gần 150 bức tranh minh họa độc đáo bằng nhiều chất liệu khác nhau đến từ các tác giả, kiến trúc sư, họa sĩ chuyên và không chuyên có chung một tình yêu nồng nàn với Hà Nội. Không chỉ thế, cuốn sách còn ghi chép lại những nghiên cứu, khảo cứu của nhiều giáo sư, tiến sĩ, kiến trúc sư và những chuyên gia, học giả hàng đầu Việt Nam về một thời lịch sử hình thành và phát triển của Hà Nội gắn liền với những công trình thời Pháp.
Ấn tượng Hà Nội – Từ kí họa những công trình thời Pháp tập hợp gần 150 bức tranh minh họa độc đáo bằng nhiều chất liệu khác nhau đến từ các tác giả, kiến trúc sư, họa sĩ. Hiện nay, nhiều công trình kiến trúc kiểu Pháp vẫn đang tồn tại và trở thành không gian di sản văn hóa của Hà Nội như Nhà hát Lớn, Nhà thờ Lớn, Ga Hà Nội, ĐH Tổng hợp, Viện Bảo tàng Lịch sử, Nhà giam Hỏa Lò, Cầu Long Biên, Ngân hàng Nhà nước… Mỗi công trình có một câu chuyện riêng song hành cùng lịch sử ở từng giai đoạn phát triển của đô thị.
Các bức ký họa trong cuốn sách đều là góc nhìn đầy thân thương của những người yêu mến Hà Nội. Đặc biệt hơn, cuốn sách có riêng một chương sách tập hợp lại những ấn tượng về nhà Pháp cổ trong mắt các thành viên nhí của Nhóm Kí họa Đô thị Hà Nội. Thành viên nhỏ nhất chỉ mới 6 tuổi nhưng bức tranh em mang đến lại ghi lại hình ảnh một căn biệt thự Pháp đầy màu sắc và chân thực. Nhiều bức tranh độc đáo về Đại sứ quán Pháp, Trung tâm văn hóa Pháp, Nhà hát Lớn, Nhà thờ Cửa Bắc… cũng được các em minh họa bằng những nét ký họa đa dạng và thú vị.
Vẽ lại một phần không thể tách rời của Hà Nội bằng các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc, mỗi bức tranh, mỗi bài viết trong Ấn tượng Hà Nội – Từ kí họa những công trình thời Phápsẽ tái hiện trong lòng bạn đọc một Hà Nội quyến rũ, tinh tế đầy chất thơ của quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
Tình Lê
Giải B sách Quốc gia: Người lưu giữ hồn dân tộc qua sách tranh dân gian
2 cuốn sách về dòng tranh dân gian Kim Hoàng, Đông Hồ góp phần bảo tồn và phát huy dòng tranh vốn là hồn cốt của dân tộc Việt Nam.
" alt="Ra mắt sách tái hiện Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua những công trình và kiến trúc thời Pháp" />"Phần mềm này rất tiện lợi, có thể điều chỉnh các thông tin", chị Đan nói. Nhiều câu hỏi với các gợi ý trả lời "có" hoặc "không" giúp chị dễ dàng nhớ lại tiền sử bệnh tật khi khai báo. So với việc làm thủ công bằng giấy, chị Đan rất thích hình thức này, giúp chị dễ dàng cập nhật, bổ sung các thay đổi về nhân thân, nơi cư trú, tiền sử bệnh... sau này. Chỉ trong vài phút, chị đã hoàn tất hồ sơ sức khỏe điện tử của mình.
Chị Đan là một trong số những người đầu tiên ở TP HCM khai báo dữ liệu, khi Sở Y tế thành phố phối hợp UBND quận Bình Thạnh khởi động lộ trình lập hồ sơ sức khỏe điện tử tại phường 27, sáng 28/4.
" alt="Người TP HCM bắt đầu lập hồ sơ sức khỏe điện tử" />Cánh đồng lúa rộng hàng ngàn m2 giữa khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi (quận 2, TP.HCM) tồn tại mấy chục năm nay. Xa xa, từng đàn cò trắng từ đâu bay về sà xuống tìm mồi. Mấy căn chòi nhỏ nằm giữa cánh đồng, dựng tạm bằng bạt và lá dừa nước, bên cạnh là giàn mướp, vài tấm biển viết chữ: "Ao đang nuôi cá".
Sau đợt thu hoạch lúa hồi Tết Nguyên đán, hầu hết các đám ruộng đều bỏ không, đất nứt nẻ. Chỉ một vài thửa có nước được tận dụng để trồng rau, nuôi cá.
Cách khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi (quận 2, TP. HCM) chỉ một con đường là cánh đồng lúa rộng lớn tồn tại suốt hơn 20 năm qua. 9 giờ sáng, trời nắng chang chang. Đội chiếc mũ, mang ủng, mặc quần áo lao động, ông Nguyễn Văn Năm (58 tuổi) ra ruộng giăng lưới bắt cá, hái rau chuẩn bị đồ ăn cho bữa trưa.
Ông cho biết, hiện thành phố đang mùa nắng nóng, mực nước sông Sài Gòn thấp vì thế việc trồng lúa phải chờ đến tháng 5, khi mùa mưa tới mới gieo mạ cho vụ hè thu. Tranh thủ mấy tháng “ăn chơi” ông tận dụng những đám ruộng sâu, nước nhiều để nuôi cá rô phi, cá chép, trồng rau muống, rau đắng, bòn bon cho vợ mang ra chợ bán kiếm thêm thu nhập.
“Những năm trước, chúng tôi trồng 2-3 vụ lúa/năm. Bây giờ, trồng lúa phải phụ thuộc nguồn nước và thời tiết, vì thế chỉ được 1-2 vụ thôi. Năng suất giờ cũng không ăn thua nhưng bỏ trống đất, phí lắm”, người đàn ông 58 tuổi nói.
Vợ ông Năm hái rau mang bán cho các mối quen. Tính đến nay, ông Năm đã có hơn 20 năm làm nông dân ở thành phố. Ban đầu, ông chỉ đưa vợ con từ Trà Vinh lên Sài Gòn làm thợ hồ.
Năm 1995, đi câu cá ở khu đất trống trên đường Trương Gia Mô, phường Thạnh Mỹ Lợi, hiện là cánh đồng thẳng cánh cò bay, ông thấy, nơi đây có tiềm năng để trồng lúa. Vậy là, ông về quê mang cuốc xẻng, máy cày lên làm nông dân giữa khu đất vàng.
“Ngày trước, công thuê thấp, đất còn màu mỡ, trồng lúa có lời lắm. Bây giờ, thuê công đắt, khí hậu cũng khắc nghiệt hơn. Đất ở đây cũng đã được quy hoạch, đền bù, chúng tôi làm mà không biết khi nào phải “bỏ xứ” mà đi”, ông Năm tâm sự.
Ông Năm ngồi nghỉ ngơi sau một buổi sáng lao động vất vả. Cách đó không xa, căn chòi nhỏ của ông Nguyễn Văn Tư (76 tuổi) nằm giữa cánh đồng. Đang loay hoay cào rơm ngoài ruộng, người đàn ông có nước da ngăm đen, đôi tay chai sạn vì thời gian dài cầm dụng cụ làm lúa cất tiếng: “Tui đang dở tay, chờ một chút nghe”.
Ông Tư trước đây làm ruộng bên phường An Lợi Đông, quận 2. Khi đô thị hóa phát triển, đất ruộng chuyển thành đất thổ cư hết, ông chỉ biết nơi nào có ruộng là tới.
“Tôi đến đây thuê đất trồng lúa hơn 4 năm rồi. Nhìn tôi già vậy nhưng tay chân còn mạnh khỏe lắm. Mấy đứa con cứ bắt nghỉ cho khỏe mà tui làm ruộng quen rồi. Ngày nào được mang ủng lội xuống ruộng là tôi khỏe re”, ông Tư cười vang.
Thời gian này, lúa đã thu hoạch, mạ chưa gieo nên ông có thời gian rảnh đi thăm bạn bè, vào rừng dừa nước bên cạnh bắt chim sâu, hái trái ăn. Những ngày vào mùa, công việc bận rộn ông chỉ biết quanh quẩn với đồng ruộng. Hết nhổ cỏ, bỏ phân, ông lại canh nước.
Ông Nguyễn Văn Tư đang cào rơm ngoài ruộng. “Ở thành phố, không kiếm được thợ gặt đâu. Lúa chín, tôi phải về quê kêu công, nhờ người quen lên phụ giúp. Lúc đó, căn chòi của tôi vui lắm”, người đàn ông năm nay 76 tuổi nói.
Ông Tư cho biết, việc làm ruộng ở khu đất vàng này đã được phía ủy ban phường tạo điều kiện. Tuy nhiên, việc không biết sẽ phải bỏ nghề lúc nào vì đất nơi đây đã được quy hoạch, đền bù xong làm ông lo lắng.
“Nhiều khi tôi muốn gieo nhiều để lấy số lượng bù chất lượng, nhưng sợ lắm. Mình cứ thoải mái làm, đang lỡ cỡ bị thu lại thành công cốc”, ông Tư giãi bày.
Cũng vì quá quen với công việc “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, dù đã có nhà cửa đầy đủ trong khu dân cư sầm uất, vợ chồng ông Năm vẫn ra ruộng, dựng chòi ở.
Điện nước phải đi xin về dùng. Đêm đến muỗi vo ve, côn trùng kêu inh hỏi. Thế nhưng, đi đâu ông cũng muốn về đây để được hưởng một không gian làng quê giữa lòng thành phố.
Dù đã có nhà cửa đầy đủ trong khu dân cư sầm uất, vợ chồng ông Năm vẫn ra ruộng, dựng chòi ở để trồng lúa. “Vài năm nữa chúng tôi sẽ được “nghỉ hưu”, vì nơi đây sẽ bị xóa bỏ, thay vào đó là những căn nhà cao tầng, các khu trung tâm thương mại sầm uất”, hướng mắt ra cánh đồng có đàn cò bay lượn trên không trung, ông Năm nói.
Bà trần Thị Phương Thảo, phó chủ tịch UBND phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM xác nhận, đất ruộng ở phường đã có từ lâu, do những người nông dân đến đây thuê đất trồng lúa. Sau này, khu đất này nằm trong diện quy hoạch, nhưng đã giải tỏa, đền bù xong. Phía công ty sở hữu đất đã có dự án nhưng chưa triển khai, đất còn trống nên họ cho nông dân tiếp tục sản xuất lúa kiếm thu nhập. Khi dự án khởi công người nông dân sẽ phải trả lại đất.
Phía Ủy ban phường cũng yêu cầu, các hộ trồng lúa phải theo phương pháp truyền thống. Việc bón phân, phun thuốc trừ sâu phải theo đúng quy định để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và chất lượng nông sản.
Thương 'em bé Mường Lát', vợ chồng Sài Gòn gác giấc mộng ô tô
Cuối năm, vợ chồng chị Phương muốn đổi chiếc ôtô đời mới để đi làm nhưng nhìn thấy cô bé không manh áo, bò lê giữa trời rét, họ đã quyết định đón bé về nuôi, dành tiền tiết kiệm chữa chân cho em.
" alt="Đất vàng xây biệt thự triệu đô, cụ ông dựng chòi cấy lúa trồng rau" />
- ·Soi kèo góc Brisbane Roar vs Macarthur, 15h35 ngày 4/4: Thế trận hấp dẫn
- ·Người nước ngoài mua nhà
- ·Những tình huống giao thông đẹp, giúp 'ấm lòng' trong ngày đầu năm
- ·Ngôi sao đương thời tập 3: Vân Trang khóc nức nở vì bị chê 'vậy mà cũng làm diễn viên'
- ·Nhận định, soi kèo APOEL vs AEK Larnaca, 23h30 ngày 2/4: Khách sa sút
- ·Lần đầu lái xe: Tim tôi đập loạn xạ khi nhìn thấy Cảnh sát giao thông
- ·'Đánh thuế nhà đất theo năm sở hữu tốt hơn bất động sản thứ hai'
- ·'Mẹ rơm' tập 38: Liễu tức giận khi nghe Thược nói về Hạt Dẻ
- ·Soi kèo phạt góc Newcastle vs Brentford, 1h45 ngày 3/4
- ·Hà Nội dự kiến cấm xe máy sớm hơn 5 năm so với kế hoạch
Mở đầu tập 9 Người ấy là ai mùa 3 là sự xuất hiện của dàn cố vấn tài năng gồm hoa hậu Hương Giang, ca sĩ Văn Mai Hương, Thanh Duy idol và “nữ hoàng dance sport” Khánh Thi.
Nữ chính tuần này là một cô nàng kiện tướng dance sport trẻ tuổi, nhỏ nhắn nhưng mạnh mẽ - vận động viên khiêu vũ Nhã Uyên. Khánh Thi là người mời Nhã Uyên tham gia thi đấu cùng ông xã Phan Hiển trong bộ môn khiêu vũ, đồng thời cũng là người cổ vũ cô tham gia chương trình lần này.
Nhã Uyên - nữ kiện tướng dance sport xinh đẹp. Nhã Uyên chia sẻ: “Đối với tôi khi yêu một người không cùng nghề nghiệp, tôi thấy khá đơn giản, nhưng đối với người đó thì lại khác. Vì tôi là vận động viên, đứng trên sàn tập một ngày 8 tiếng không được như những cô gái khác, không có nhiều thời gian ra ngoài hẹn hò”. Đó cũng là lý do Nhã Uyên đến chương trình để tìm một người có thể chia sẻ và thông cảm cho cô trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Sau màn xuất hiện của 5 chàng trai, Tiến Đức là chàng trai phải dừng chân đầu tiên vì nữ chính Nhã Uyên cho rằng anh đã có gia đình. Đúng như dự đoán của nữ chính và Hương Giang, Tiến Đức lộ diện trao cho Nhã Uyên ly rượu đỏ khẳng định bản thân đã có chủ.
Dàn cố vấn hài hước trong Người ấy là ai tập 9. Chia tay Tiến Đức, hành trình tìm kiếm chàng trai độc thân cho nữ chính Nhã Uyên tiếp tục với thử thách “Đuổi hình bắt chữ”. Chàng trai tiếp theo phải chia tay chương trình là Quốc Hiệu, Nhã Uyên chia sẻ cô nghe theo trực giác của mình mách bảo chàng trai này đã có chủ.
Đúng với số đông dự đoán, Quốc Hiệu là chàng trai đã có gia đình. Anh mang đến chương trình câu chuyện tình 18 năm cảm động của anh và vợ mình. Quốc Hiệu muốn qua chương trình gửi đến vợ lời nói: “Thứ nhất cảm ơn em, thứ 2 xin lỗi và thứ 3 là chúc mừng vì em đã đầu tư đúng chỗ”.
Quốc Hiệu mang đến chương trình câu chuyện tình 18 năm cảm động của anh và vợ mình. Chia tay 2 chàng trai màu đỏ, cơ hội cho Nhã Uyên ngày càng nhiều để chọn đúng chàng trai độc thân với 3 anh chàng còn lại. Trước những tư vấn hết mình từ các khách mời, Nhã Uyên quyết định chọn kiến trúc sư Trường Hải với lý do mặc dù anh không giỏi về khiêu vũ nhưng cô cảm nhận được sự đàn ông và che chở của anh chàng dành cho mình.
Nhã Uyên quyết định trao hoa cho chàng kiến trúc sư Trường Hải. Màn lộ diện đầu tiên của Phạm Giàu đúng như dự đoán của mọi người, chàng trai màu tím cuối cùng cũng xuất hiện. Phạm Giàu chia sẻ anh mất mẹ từ lúc 8 tháng tuổi và dì anh là người nhận nuôi anh từ mái ấm tình thương. Chàng trai này đến đây mong muốn dì và gia đình sẽ hiểu cho mình.
Đông Khuê là chàng trai tiếp theo lộ diện. Đúng với dự đoán của dàn cố vấn, Đông Khuê là chàng trai màu xanh đầu tiên xuất hiện từ đầu chương trình. Chàng trai đến từ Bình Dương chia sẻ anh có đam mê với âm nhạc và hiện đang kinh doanh nhà hàng. Đông Khuê chia sẻ sau khi trải qua nhiều mối tình, anh chỉ muốn điều cuối cùng đó là bình yên.
Đông Khuê là chàng trai độc thân duy nhất. Trường Hải - chàng trai được nữ chính lựa chọn xuất hiện cuối cùng với màn lộ diện được mong chờ nhất. Tuy nhiên, anh chàng lộ diện là chàng trai màu đỏ, khiến tất cả mọi người đều bàng hoàng. Kiến trúc sư trẻ tuổi gửi lời xin lỗi đến nữ chính đồng thời chia sẻ về câu chuyện của mình. Anh có mối tình 9 năm cùng với người yêu, tưởng mọi thứ có thể êm đềm trôi nhưng vài tháng trước cuộc sống của anh có xảy ra một biến cố khi anh phát hiện mình bị ung thư.
“Tôi có vài chục ngàn tế bào ung thư trong khi đó còn lại rất nhiều tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể của mình. Tôi nghĩ rằng không thể vì vài chục ngàn tế bào ung thư đó mà buồn bã. Tôi bắt đầu tập thiền và yoga, và nhận ra rằng tế bào ung thư cũng là một tế bào, nhưng phát triển tự phát trong cơ thể, vì thế mình cần phải yêu thương chúng như yêu cuộc sống này vậy”, anh nói.
Chàng kiến trúc sư trẻ mà nữ chính chọn nhầm kể những biến cố bằng tinh thần lạc quan khiến ai cũng khâm phục. Cuối cùng, chàng kiến trúc sư trẻ tuổi đã tặng lại bó hoa cho Nhã Uyên, đồng thời chia sẻ cùng cô nàng: “Ở chương trình này có thể em chưa tìm được người phù hợp. Nhưng cuộc sống là những chặng đường mình không bao giờ thấy được đích đến, em sẽ gặp được người mình cần gặp”.
Tập tiếp theo Người ấy là ai mùa 3 sẽ là sự xuất hiện của các cố vấn Quang Trung, Ali Hoàng Dương và Trúc Nhân sẽ lên sóng lúc 20h ngày 10/7 trên HTV2.
T.K
Người ấy là ai tập 8, BTV Thời tiết nên duyên cùng chàng bác sĩ
Tập 8 'Người ấy là ai' mùa 3 đã se duyên thành công cho Thanh Tâm và Quang Lâm. Ngoài ra, khán giả còn được chứng kiến chuyện tình đẹp của 'người cha đơn thân' Minh Luân.
" alt="Người ấy là ai tập 9 mùa 3 Kiện tướng dance sport Nhã Uyên chọn nhầm trai đã có chủ" />Hội chữ Xuân 2024 sẽ có 40 ông đồ tham gia cho chữ. Trong khuôn khổ Hội chữ xuân năm nay, còn có nhiều hoạt động sẽ được tổ chức để phục vụ khách du xuân như: tái hiện không gian giáo dục thi cử truyền thống (không gian sĩ tử đi thi, làng sĩ tử với bối cảnh không gian làng trong phố…); không gian văn hóa đọc; giới thiệu làng nghề, sản phẩm thủ công truyền thống Hà Nội, sản phẩm lưu niệm, nét văn hóa ẩm thực ngày xuân; tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc dân tộc: quan họ, ca trù, chèo, múa rối nước, múa lân sư rồng…
Để đảm bảo cho du khách tới di tích đón xuân trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, giải quyết ùn tắc giao thông, đảm bảo công tác phòng, chống cháy nổ… tại Hồ Văn và toàn bộ khu vực Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong thời gian diễn ra Hội chữ xuân Giáp Thìn 2024.
Đêm thú vị tại Văn Miếu - Quốc Tử GiámTối 29/10, tour đêm Văn Miếu – Quốc Tử Giám với chủ đề Tinh hoa đạo học do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức đã chính thức ra mắt." alt="Triển lãm thư pháp 'Hiếu học' tại Văn Miếu" />So với các giấy tờ khác thì giấy đăng kiểm khá to và rất dễ thất lạc.
Dù đang ở giai đoạn nghiên cứu đề xuất nhưng việc bỏ giấy chứng nhận đăng kiểm ô tô đã được nhiều người sở hữu ô tô và lái xe đón nhận tích cực.
Anh Dương Văn Thành đang làm kinh doanh tại quận Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ: “Hiện nay, lái xe phải mang rất nhiều loại giấy tờ theo người như bằng lái, đăng ký xe, đăng kiểm, bảo hiểm xe,… khá bất tiện. Do đó, bớt được loại nào hay loại ấy”.
Anh Thành cho biết thêm, trong khi các giấy tờ như giấy phép lái xe, đăng ký xe có kích thước nhỏ gọn thường được đút trong người thì giấy chứng nhận đăng kiểm lại khá to, buộc phải để trên xe. Chính điều này đã dẫn đến nhiều phiền phức.
Vào cuối năm ngoái, trên đường về quê Bắc Giang, anh Thành bị CSGT dừng xe kiểm tra giấy tờ. Khi xuất trình, các giấy tờ mang theo người đều đủ, duy chỉ có giấy đăng kiểm là tìm mãi không thấy.
“Tôi đã giải thích với đồng chí CSGT là xe vừa được đăng kiểm định kỳ, bằng chứng là có tem dán trên kính lái đến cuối năm 2021 nhưng họ không chấp nhận. Tôi chợt nhớ ra, hôm trước rửa xe có để giấy đăng kiểm ra ngoài khi vệ sinh nội thất mà quên cho cầm lên xe. Sau đó, tôi gọi điện về bảo người nhà tìm và gửi ảnh giấy đăng kiểm, may quá được linh động cho qua”, anh Thành kể.
Nếu lái xe không mang theo các loại giấy tờ, trong đó có giấy đăng kiểm thì CSGT có thể tạm giữ phương tiện. Không được may mắn như anh Thành, trường hợp của anh Hoàng Minh Long (trú tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội) lại rơi vào tình cảnh khá trớ trêu.
Giống như nhiều người, anh Long cũng để riêng giấy đăng kiểm và bảo hiểm trong một chiếc túi nhỏ, cất trong cốp trước của xe. Bình thường, anh rất ít khi nhìn vào xem giấy tờ này có còn không. Chỉ đến hôm trước một chuyến đi xa vào Đà Nẵng, anh kiểm tra mới tá hoả vì túi giấy tờ này đã bị biến mất từ bao giờ, có thể thất lạc trong những lần anh để xe ở gara sửa hoặc rửa xe hút bụi xe.
Dù tem dán trên kính lái thể hiện xe còn hạn đăng kiểm đến tháng 7/2021 mới hết hạn nhưng do bị mất giấy đăng kiểm nên anh Long vẫn phải đi đến trung tâm đăng kiểm và làm thủ tục khám xe lại, kèm theo phải viết giấy cam kết về việc đã làm mất giấy tờ này.
“Lệ phí đăng kiểm có vài trăm nghìn nhưng mất khá nhiều thời gian và phiền phức. Tất nhiên là lỗi do tôi nhưng nếu Cục Đăng kiểm đồng bộ dữ liệu tốt thì hoàn toàn có thể cấp lại giấy đăng kiểm mà không cần phải đưa xe đi kiểm tra hết các hạng mục kỹ thuật”, anh Long bày tỏ.
Do đó, trước thông tin Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ chỉ cấp tem có mã QR dán trên kính lái, đồng thời số hoá dữ liệu về đăng kiểm phương tiện, anh Long đã hoàn toàn tán đồng.
Để ai cũng thuận tiện
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện nay cả nước có hơn 4,3 triệu xe ô tô được cấp số quản lý kiểm định. Năm 2020 có hơn 3,7 triệu lượt xe vào đăng kiểm, trong đó, rất nhiều phương tiện mỗi năm phải đi đăng kiểm từ hai lần trở lên. Nếu giảm bớt thủ tục cấp giấy đăng kiểm sẽ góp phần giảm thủ tục cũng như chi phí cho chủ xe.
Chu kỳ kiểm định hiện hành của các phương tiện ô tô. Theo các chuyên gia, ngoài việc tiết kiệm được chi phí, thời gian cho người dân thì việc số hoá và liên thông dữ liệu còn giúp giảm tải công việc cho các cơ quan quản lý nhà nước và lực lượng kiểm soát.
Ví dụ như CSGT khi kiểm tra chỉ cần quét mã QR trên tem dán ở kính lái là có thể biết hạn đăng kiểm và toàn bộ thông số kỹ thuật của phương tiện.
Người dân cũng có thể dễ dàng truy cập thông tin kỹ thuật phương tiện qua app (ứng dụng) trên điện thoại thông minh. Thậm chí app này sẽ nhắc nhở chủ xe khi sắp đến chu kỳ đăng kiểm tiếp theo.
Mẫu tem đăng kiểm dán trên kính lái ô tô hiện nay sẽ được bổ sung thêm mã QR. Trao đổi với VietNamNet, GS.TS. Từ Sỹ Sùa – Giảng viên cao cấp trường ĐH Giao thông vận tải rất đồng tình với đề xuất trên của Cục Đăng kiểm và cho rằng: “Công nghệ chuyển đổi số là phải hướng đến sự thuận tiện và giảm bớt thủ tục, phiền hà cho người dân. Thậm chí, sau này trên một phương tiện chỉ cần 1 loại giấy tờ có thể tích hợp hết dữ liệu.”
Vị chuyên gia giao thông này cũng lưu ý, để áp dụng hiệu quả thì phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ và phải được đồng bộ, minh bạch giữa 3 bên: Cơ quan quản lý, cơ quan kiểm tra kiểm soát và người dân. Trước mắt, cần có lộ trình cụ thể và thử nghiệm, đánh giá trước khi áp dụng trên diện rộng.
Bỏ cấp giấy đăng kiểm sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc của cả chủ xe và cơ sở đăng kiểm. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Hải - Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-03S (Hà Nội) cho rằng, khi số hoá tra cứu đăng kiểm phương tiện phải đảm bảo hiện lên cả hình ảnh phương tiện và các thông số kỹ thuật, thời hạn đăng kiểm. Xe tải cơi nới thành thùng phải kiểm soát chặt. Việc số hoá công tác đăng kiểm cần có lộ trình phù hợp.
“Trước mắt có thể làm song song vừa cấp giấy vừa số hoá để tiện chống làm giả giấy đăng kiểm vì hiện nay giấy giả rất nhiều. Khi số hoá được hình ảnh và thông số kỹ thuật có thể tiến tới bỏ cấp giấy chứng nhận đăng kiểm bản giấy”, ông Hải chia sẻ.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn về vấn đề trên? Hãy gửi ý kiến ở phần bình luận dưới bài viết. Các câu hỏi về sử dụng, mua bán xe và bài viết trải nghiệm xe gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nghiên cứu bỏ giấy chứng nhận đăng kiểm ô tô
Cục Đăng kiểm Việt Nam đang hướng tới nghiên cứu bỏ giấy chứng nhận kiểm định xe cơ giới, tạo thủ tục thuận lợi cho chủ phương tiện, giảm thủ tục hành chính đăng kiểm.
" alt="Bỏ giấy đăng kiểm ô tô: Bớt phiền toái, tăng minh bạch" />Mẹ giải thích vì thấy Quân không quen ai dù đã lớn tuổi, "hay là con có bệnh gì khó nói à?", bà hỏi. "Đúng rồi đó, con trai của mẹ có rất nhiều bệnh không biết chia sẻ với ai và những bí mật đó con chỉ muốn giữ cho riêng con thôi", Quân đáp. Nghe xong câu trả lời của con trai càng khiến mẹ Quân lo lắng.
Ở diễn biến khác, Mai Anh (Hương Giang) lao vào phòng làm việc hỏi Quân: "Em có điểm gì kém cô ta?". Quân giả vờ không biết và hỏi lại: "Cô nào?". Mai Anh tiếp tục: "Anh biết thừa em nói về ai mà. Cô ta đang dùng laptop của anh đấy". Quân tỉnh bơ: "Đúng rồi, cô ấy trả tiền cho anh rồi". Một người mẹ đơn thân rất sòng phẳng và sẵn lòng đối mặt với cả thế giới, vì thế nên anh mới thích cô ta?".
Quân nhắc Mai Anh rằng hai người đang ở công ty và cô đang can thiệp vào cuộc sống của anh. "Em đang chen nhau vào các mối quan hệ của anh, anh thực sự không thoải mái đâu. Em đi quá giới hạn của mình rồi đó", Quân nói.
Dù liên tục phủ nhận tình cảm của mình với Hạnh nhưng khi thấy cô nói chuyện với người yêu cũ, Quân ghen ra mặt. Không rõ vì sao Hạnh lại phải vào viện và về nhà rất muộn với gương mặt phờ phạc.
Chứng kiến cảnh Hạnh và Trung (Quang Trọng) có cử chỉ thân mật ở sân tập thể, Quân hỏi: "Giờ này mới chịu về đó à? Điện thoại thì không liên lạc được hóa ra là đang bận đi hẹn hò à? Con gái của mình thì giao người khác giữ. Cô thực sự không biết cách làm mẹ sao? Happi là con ruột của cô, hãy chăm sóc nó một cách tử tế vào. Trong khi cô đang vui vẻ hẹn hò thì con gái cô phải nhập viện để cấp cứu đó".
Hạnh có giải thích với Quân để tránh bị hiểu lầm? Tại sao mẹ con Quân lại đưa Happi đi cấp cứu? Lý do Hạnh nhập viện là gì? Diễn biến chi tiết tập 14 Đừng làm mẹ cáuphát sóng vào 21h40 tối 13/1 trên VTV3.
Quỳnh An
'Đừng làm mẹ cáu' tập 13: Vy thừa nhận có tình cảm với Khôi, sợ ngày chia tayĐúng lúc bắt đầu rung động với Khôi thì người yêu cũ của anh trở về khiến Vy vô cùng lo sợ cuộc hôn nhân hợp đồng sẽ kết thúc." alt="Đừng làm mẹ cáu tập 14: Quân ghen khi thấy Hạnh về nhà lúc nửa đêm với tình cũ" />
- ·Nhận định, soi kèo Sporting Cristal vs Palmeiras, 5h00 ngày 4/4: Đẳng cấp khác biệt
- ·Ơn giời cậu đây rồi tập 6: Đức Thịnh cứu nguy cho Thanh Thúy
- ·Hà Nội thu phí ô tô vào nội đô: Phí quá đắt, dân khó đồng tình
- ·Chi tiền cho vợ học lái xe để yên phận làm nội trợ, không ngờ vợ ngoại tình
- ·Nhận định, soi kèo Trabzonspor vs Bodrum, 21h45 ngày 2/4: Vé cho chủ nhà
- ·Dân buôn tiết lộ chiêu trò mua xe Lào đóng lại số khung, số máy
- ·Tom Cruise làm pha mạo hiểm nhất lịch sử điện ảnh trong Nhiệm vụ bất khả thi 7
- ·Đừng làm mẹ cáu tập 3: Vy vào thẳng khách sạn cãi nhau tay đôi với tiểu tam
- ·Nhận định, soi kèo Talleres Cordoba vs Sao Paulo, 07h30 ngày 3/4: Níu chân nhau
- ·Cát Phượng từng nhiều lần muốn chia tay Kiều Minh Tuấn