|
Chị Việt Hoa. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Ngày 30/5, chung cư này trở thành điểm xét nghiệm nCoV cho người dân ở một số khu vực của phường 3. Từ sáng sớm, rất nhiều người đến xếp hàng, đeo khẩu trang, đứng giãn cách 2m chờ nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm.
Sống một mình trong căn hộ chung cư, khi biết nơi ở bị phong tỏa, chị Hoa không bất ngờ hay hoang mang. Chị viết trên trang cá nhân: “Gần một năm TP.HCM bình yên. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại, giãn cách toàn thành phố. Phong tỏa quận Gò Vấp từ 0h ngày 1/6. TP.HCM lại rơi vào những ngày không bình yên.
Chung cư mình ở gần ổ dịch truyền giáo Phục Hưng. Từ hôm qua đến nay, lấy mẫu xét nghiệm toàn phường ngay tại chung cư. Có lẽ đây sẽ là những hình ảnh, những câu chuyện, những trải nghiệm lạ kỳ nhất trong mấy chục năm qua đối với tất cả mọi người.
Mình cũng thế. Mình sẽ khó quên cảm giác tăm bông xỏ vào mũi để lấy mẫu xét nghiệm nó "mùi vị" ra sao, mình căng thẳng thế nào. Những bác sĩ với bộ đồ bảo bộ kín mít, kiên nhẫn đứng lấy mẫu từ sáng đến trưa, bảo vệ, ban quản lý tòa nhà áo ướt dẫm mồ hôi phân luồng cả ngày để đảm bảo khoảng cách an toàn...
|
Chị Hoa đang được nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Trưa, nghe tin giãn cách xã hội, nơi mình ở chính thức có quyết định phong tỏa. Mọi người nhắn tin hỏi han. Chị đồng nghiệp ở báo nhắn cả tháng nay chị cũng không dám đi đâu nhiều.
Bạn đọc phải làm việc qua email hoặc gửi hồ sơ qua tòa soạn để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người. "Cẩn thận nha, có gì cần thì cứ gọi", chị nhắn vậy khi nhà chị không thuộc khu vực phải phong tỏa.
Hai tuần phong tỏa, mình sẽ ngồi yên và hồi hộp chờ đợi những thông tin mới mỗi ngày. Hai tuần ở nhà một mình, không đi đâu cũng là thử thách cho một đứa "chân chạy" như mình. Chỉ mong, sẽ không có thêm những khu vực bị phong tỏa, sẽ không có thêm nhiều ca dương tính để TP.HCM sớm được trở lại nhịp sống bình thường. Chưa bao giờ thấy cuộc sống chỉ cần bình thường thôi, là đủ".
14 ngày trôi qua nhanh thôi
Chị Bích Huệ (SN 1985, quê Quảng Nam) đang thuê trọ trong con hẻm có lối đi vào không đến 2m ở đường Quang Trung, phường 11, quận Gò Vấp. "Trong con hẻm tôi ở có nhiều hẻm nhỏ khác nhau. Mấy ngày qua, lực lượng chức năng đã lập rào chắn ở một số hẻm. Hẻm tôi ở vẫn đang an toàn. Cả nhà tôi vẫn chưa phải lấy mẫu xét nghiệm", chị Huệ chia sẻ.
Là giáo viên, mấy ngày qua, chị Huệ chuyển sang dạy online. Chồng chị là kỹ sư xây dựng nên công ty cho nghỉ việc. Sống trong vùng có nguy cơ cao vì vậy từ đầu tuần, chị Huệ đã đi chợ chuẩn bị đầy đủ thực phẩm cho cả nhà ăn trong hai tuần.
Các vật dụng cần thiết, chị cũng sắm đầy đủ, gói gọn trong thời gian 14 ngày Gò Vấp bị phong tỏa. "Chỗ tôi, chợ vẫn còn bán, các cửa hàng tạp hóa vẫn mở. Nhưng tôi nghĩ, mình cẩn thận vẫn hơn", chị Huệ chia sẻ.
|
Một con hẻm ở Gò Vấp bị phong tỏa do có ca mắc Covid-19. Ảnh: HCDC. |
Từ ngày 30/5 đến nay, 4 người trong nhà chị không dám đi ra khỏi nhà, ngay cả việc nói chuyện với hàng xóm cũng hạn chế hết sức. "Chúng tôi ở nhà cả ngày cũng bức bối, khó chịu và cuồng chân lắm. Nhưng 14 ngày sẽ trôi qua nhanh. Khó khăn của mình chỉ là phần nhỏ so với lực lượng chức năng, các y bác sĩ đang làm nhiệm vụ phòng chống dịch ngoài kia", người phụ nữ sinh năm 1985 nói.
Vợ chồng chị Nguyễn Hiền (SN 1986), sống trong căn hộ chung cư ở phương 7, quận Gò Vấp cho biết, chỗ chị ở vẫn đang an toàn. "Chung cư tôi ở cách địa điểm sinh hoạt của nhóm truyền giáo Phục Hưng 3km. Cả chung cư chưa phải lấy mẫu xét nghiệm", chị Hiền nói.
Tuy nhiên, từ ngày 1/6, cả gia đình chị không ra khỏi nhà. Chị được cơ quan cho chuyển sang chế độ làm việc online. Chồng chị xin phép công ty nghỉ việc không lương một tháng. Ở nhà những ngày dịch, anh giúp vợ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc hai con trai và thiết kế lại ban công để trồng hoa, rau, cây cảnh.
Quê chị Hiền ở Long An. Nghe tin quận Gò Vấp bị phong tỏa, mẹ chị ở quê mua gạo, thịt, cá, rau, đồ ăn vặt gửi lên cho con gái. "Ngoài đồ ăn mẹ gửi, tôi cũng chuẩn bị thực phẩm đủ 14 ngày. Giờ thì mình thực hiện: "Ai ở đâu ở yên tại đó" và tuân thủ quy tắc 5K của Bộ Y tế", chị Hiền nói.
Ổ dịch nhóm truyền giáo Phục hưng được TP.HCM phát hiện ngày 27/5, khi có 3 hội viên đến Bệnh viện Gia Định khám do có biểu hiện ho, sốt, mất khứu giác. Họ được chuyển sang khám sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm nCoV và cho kết quả dương tính.
Ông Nguyễn Xuân Bình, Chủ tịch UBND phường 3, quận Gò Vấp cho biết, ngày 31/5, ngành y tế thành phố lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho hơn 25.000 người dân cư trú tại phường.
Do phường là nơi có điểm sinh hoạt nhóm truyền giáo vì vậy những ngày qua, Ủy ban phường luôn nhắc nhở người dân tuân thủ quy tắc 5K của Bộ Y tế, khai báo y tế thành thật và không hoang mang, lo lắng.
Tú Anh
Gõ cửa từng nhà tặng khẩu trang, chung tay phát cơm 0 đồng
Chung tay hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều cá nhân, tổ chức tại TP.HCM liên tục thực hiện các hoạt động tặng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, phát cơm, sữa 0 đồng…
" alt=""/>Người dân Gò Vấp: 14 ngày sẽ qua nhanh thôi!
|
Brave Rhian nói “phải mất nhiều năm” để chấp nhận những gì đã xảy ra. |
Trong vòng 1 tuần, Rhian Mannings đã phải chịu đựng nhiều mất mát và đau buồn hơn bất kỳ ai trên đời. Giờ đây, cô đang vận hành tổ chức từ thiện “2 Wish Upon A Star” do Quỹ Xổ số Quốc gia tài trợ để hỗ trợ các gia đình có trẻ em hoặc thanh niên bị đột tử.
Cách đây 9 năm, vào ngày 22 tháng 2 năm 2012, cậu con trai 1 tuổi của Mannings, George, bị tai biến. Một chiếc xe cấp cứu đã đưa cậu bé tới Bệnh viện Royal Glamorgan (Anh), nơi Rhian và chồng bất lực nhìn các nhân viên y tế cố gắng cứu sống đứa con trai của họ trong tuyệt vọng.
Nhưng họ đã không thể làm gì được. Hai giờ sau, George qua đời.
“George thật tuyệt vời” - Rhian, 43 tuổi nói. “Nó vui vẻ, luôn cười, dễ gần. Chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng con sẽ mất”.
Paul và Rhian trở về nhà với 2 đứa con còn lại, Holly và Isaac - lúc đó chỉ vừa chập chững biết đi. Cô nói với các con rằng em trai George giờ đã là một ngôi sao trên bầu trời.
Vợ chồng Mannings, người đã bên nhau 13 năm, cố gắng hiểu những gì đang xảy ra với gia đình hoàn hảo của mình. Rhian nói: “Cuối tuần đó, chúng tôi đã nói về George không ngừng. Chúng tôi nói với nhau rằng chúng tôi yêu nhau và chúng tôi sẽ có một cuộc sống tốt đẹp để George có thể an nghỉ trên thiên đường. Mọi thứ thật khó khăn nhưng chúng tôi đã xích lại gần nhau hơn bao giờ hết”.
Năm ngày sau cái chết của George, Paul lên xe và lái xe đi. Nhưng anh không bao giờ quay về nữa. Rhian không biết chồng mình đã tự kết liễu mạng sống cho đến khi 2 nhân viên cảnh sát đến nhà cô vào cuối ngày hôm đó.
“Tôi đã không khóc trong nhiều tháng. Tôi hoàn toàn bị sốc”, Rhian nói. “Cơ thể tôi hoàn toàn ngừng hoạt động. Phải mất nhiều năm để chấp nhận điều đó đã xảy ra”.
Sau khi chồng mất, Rhian phải đợi thêm 4 tháng nữa mới biết George bị bệnh viêm phổi và cúm. Tin tức này mang lại cho cô một chút an ủi vì nó khẳng định rằng không ai có thể làm gì để cứu cậu bé.
|
George chỉ mới 1 tuổi khi cậu bé qua đời. |
Bất chấp nỗi đau của mình, Rhian cần phải làm gì đó cho bệnh viện nơi George đã qua đời vì cô cảm thấy bệnh viện này nên được trang bị tốt hơn để hỗ trợ các bậc cha mẹ mất con.
Vì vậy, cô đã lập “2 Wish Upon a Star”, một tổ chức từ thiện nhận tài trợ từ Quỹ Xổ số Quốc gia nhằm hỗ trợ các gia đình khi họ phải chịu cái chết đột ngột của một thành viên dưới 25 tuổi. “Tôi chỉ không muốn một gia đình nào khác tan vỡ như chúng tôi”, Rhian, cựu giáo viên thể dục cho hay.
Quyết tâm ấy đã đưa cô vào một cuộc hành trình đáng kinh ngạc. “2 Wish Upon a Star” đã hỗ trợ hơn 890 gia đình, xoay vòng phần lớn kinh phí của mình trong thời gian đại dịch để chuyển sang dịch vụ tư vấn trực tuyến. Ngoài ra, họ cũng tổ chức các sự kiện xã hội như giải câu đố, chơi lô tô, cung cấp dịch vụ tư vấn và liệu pháp vui chơi để hỗ trợ các bậc cha mẹ có con cái đã mất.
Các ông bố cũng là đối tượng họ hướng tới. Rhian nói: “Thường thì những người cha này chỉ cần biết họ đang ở bên một người thực sự hiểu những gì họ đã trải qua là đủ. Tôi từng nhận được một lá thư từ một người cha khuyên tôi đừng giận Paul và rằng ông ấy sẽ rất tự hào về những gì tôi đã đạt được. Điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với tôi”.
|
Tổ chức từ thiện “2 Wish Upon A Star” của Rhian đã hỗ trợ hơn 890 gia đình. |
Rhian vẫn tiếp tục tiến về phía trước cùng 2 con - Holly, hiện 13 tuổi, Isaac, 12 tuổi và người chồng mới Craig, tất cả đều tham gia một cách tích cực vào tổ chức từ thiện.
Trong năm qua, những người chơi Xổ số Quốc gia đã quyên góp được 1 tỷ bảng Anh để giúp đỡ mọi người trên khắp Vương quốc Anh và “2 Wish Upon a Star” chỉ là một trong hàng nghìn dự án được hỗ trợ.
Rhian nói: “Thật là một niềm an ủi lớn lao khi giữ những ký ức của George và Paul. Tôi đã gặp những người tuyệt vời nhất, những người đã cảm ơn tôi vì giúp đỡ họ, nhưng họ cũng đã giúp tôi”.
|
Rhian đã tìm lại hạnh phúc bên chồng mới Craig. |
Xem thêm video: Bà cụ 40 năm nhặt ve chai nuôi heo đất lo Tết cho người nghèo
Đăng Dương(Theo Mirror)
Xu hướng từ thiện trong giới siêu giàu Hàn Quốc
Ngày càng nhiều người giàu Hàn Quốc, nhất là các tỷ phú tự thân, tuyên bố dùng phần lớn tài sản làm từ thiện, điều hiếm thấy trước đây trong giới siêu giàu xứ kim chi.
" alt=""/>Chồng con đột ngột qua đời, bà mẹ làm một việc đáng kinh ngạc
|
Con đường Ông Đồ Nghị thu hút người đi với hai hàng cau vua thẳng tắp, cao vút. |
“Dải lụa xanh” của miền Tây
Tuyến đường Ông Đồ Nghị nối trung tâm thị trấn Tân Trụ với xã Đức Tân (huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) nổi bật giữa cánh đồng lúa, thanh long xanh ngắt bởi hai hàng cau vua cao vút. Trông từ xa, hàng cau vua hệt như “dải lụa xanh” uốn lượn, vắt ngang đồng lúa.
Vừa được bê tông hóa, đường Ông Đồ Nghị lọt thỏm giữa 2 hàng cau vua thẳng tắp, thân to bằng một người ôm. Suốt 2km dẫn vào xã Đức Tân, người đi đường được che mát bởi tán lá của hơn 300 gốc cau.
|
Con đường "lọt thỏm" giữa 2 hàng cau vua được trồng đều tăm tắp. |
Người dân địa phương cho biết, hàng cau vua hai bên tuyến đường được trồng cách đây gần 30 năm. Mỗi gốc cau được trồng cách nhau một khoảng cách nhất định tạo thành hàng rào tự nhiên đều tăm tắp.
Từ ngày cau được trồng, người dân cùng nhau chăm sóc, bảo vệ cho đến ngày nay. Hiện, hai hàng cau đã cao vút, tán lá đan vào nhau tạo bóng mát cho con đường.
Con đường uốn lượn, chạy xuyên qua cánh đồng lúa, thanh long xanh mát cho người lưu thông qua đây cảm giác thanh bình, yên ả.
|
Có tuổi đời gần 30 tuổi, những cây cau vua cao lớn, tán lá đan xen vào nhau che mát cho tuyến đường. |
Người dân nơi đây cho biết, sức hút và vẻ đẹp của con đường thay đổi theo từng thời điểm trong ngày, từng mùa trong năm. Sáng sớm tinh mơ, con đường hấp dẫn người đi qua bởi khung cảnh hai hàng cau ẩn hiện trong làn sương sớm mờ hư ảo.
Trưa, nắng lên, hàng cau đổ bóng dài thành dải màu xanh thẫm uốn lượn trên mặt đồng xanh mướt mắt. Chiều về, nhiều người lại yêu thích khung cảnh ánh hoàng hôn xuyên qua kẽ lá cau vua.
|
Con đường trở thành niềm tự hào, biểu tượng của thị trấn Tân Trụ. |
Khách đi trên đường vào thời điểm trước và sau Tết sẽ có cảm giác đi xuyên qua dải màu vàng óng cùng hương thơm từ những cánh đồng lúa chín. Những dịp khác trong năm, con đường như “dải lụa xanh” uốn lượn, vắt ngang cánh đồng lúa xanh màu lá mạ, vườn thanh long trổ hoa vàng hoặc đỏ rực màu trái chín.
“Con đường hạnh phúc”
Thời điểm gần đây, con đường cau vua trở nên nổi tiếng xa gần, hấp dẫn khách du lịch bởi vẻ đẹp thơ mộng. Ngay từ đầu đường, khách đã bị thu hút bởi tấm bảng ghi dòng chữ “Con đường hạnh phúc”.
|
Trông từ xa, con đường như "dải lụa xanh" vắt mình, uốn lượn qua những cánh đồng lúa, thanh long xanh mướt mắt. |
Người dân địa phương nói, con đường có ý nghĩa với họ đúng như nghĩa đen của cái tên này. Trên đường trở về nhà, anh Năm (45 tuổi, ngụ xã Đức Tân) cho biết: “Tôi là dân ở đây, hằng ngày đi trên con đường này mà còn thấy nó rất đẹp. Cảm giác đi dưới tán lá cau vua, lướt qua những thân cau thẳng tắp 2 bên đường rất thích”.
Cũng theo anh Năm, người dân địa phương “rất phấn khởi” khi con đường được bê tông hóa sạch sẽ, có cảnh quan đẹp. Nơi đây trở thành địa điểm nghỉ chân, hóng mát, tránh nắng sau mỗi giờ làm đồng mệt mỏi của người dân.
|
Để có cung đường sạch, đẹp, thơ mộng này, người dân địa phương đã cùng nhau bảo vệ, chăm sóc hàng cau vua. |
“Chiều, người dân xung quanh cũng hay đến đây tập thể dục. Người thì chạy bộ, người thì đạp xe đạp, đi dạo mát để tận hưởng không khí trong lành”, anh Năm chia sẻ thêm.
Con đường xanh mát cũng được nhiều bạn trẻ, cặp đôi chọn làm nơi tình tự, chụp ảnh cưới. Cuối tuần, nơi đây cũng thu hút nhiều khách du lịch đến ngoạn cảnh, trải nghiệm không khí trong lành, check-in con đường độc đáo nhất miền Tây.
|
Hiện nay, người dân địa phương giăng đèn trang trí dọc theo con đường. Hàng ngày, người dân thường đến đây tập thể dục, dạo mát, hít thở không khí trong lành. |
Ông Long, một khách du lịch từ TP.HCM đến “ngắm” con đường hạnh phúc chia sẻ: “Con đường rất đẹp. Người dân nói hàng cau vua được trồng từ những năm 1992. Nếu đúng thế thật thì để có 2 hàng cau đẹp như thế này thật không phải chuyện đơn giản”.
“Bởi, hơn chục năm về trước, cau vua rất có giá, thậm chí còn có cả cơn sốt về loại cây cảnh này. Người dân xung quanh con đường phải kỳ công, đồng lòng bảo vệ, chăm sóc lắm mới có hàng cau nguyên vẹn, đẹp thế này”, ông Long nhận định.
|
Con đường trở thành điểm đến hấp dẫn của người yêu thiên nhiên. Cuối tuần, giới trẻ thường đến đây để "sống ảo". Con đường hạnh phúc cũng là nơi tình tự của nhiều cặp đôi đang yêu. |
Xem thêm video: Bức tường hoa đẹp mê mẩn thu hút thiếu nữ Sài thành đến check-in
Bài, ảnh:Nguyễn Sơn
Giới trẻ trầm trồ trước cây hoa giấy 'hot' nhất Hạ Long
Cây hoa giấy "siêu to khổng lồ" nở rộ tạo khung cảnh rực rỡ, đẹp mắt. Đây cũng là địa điểm thu hút giới trẻ Hạ Long đến check-in.
" alt=""/>‘Con đường hạnh phúc’ đẹp mê mẩn, có một không hai ở miền Tây