Sandra Made và Zou Qianshun giống như bao cặp vợ chồng mới cưới khác trên thế giới. Made, 27 tuổi, là một bà nội trợ chăm sóc đứa con 10 tháng tuổi. Zou, 43 tuổi, là một tàu trưởng đánh cá và trụ cột gia đình.
Nhưng ở Trung Quốc, họ đã trở thành một hiện tượng mạng, theo CNN.
Cặp đôi bắt đầu livestream (phát trực tiếp) các khía cạnh hài hước trong cuộc sống gia đình của mình trên mạng xã hội Kuaishou của Trung Quốc từ tháng 2. Hiện, cặp vợ chồng có tới 120.000 người theo dõi.
Made nói rằng video của họ trở nên nổi tiếng vì mọi người không quen với việc phụ nữ châu Phi lấy đàn ông Trung Quốc.
Zou thì nói: "Mọi người đều thích Sandra và nghĩ rằng cô ấy cởi mở".
![]() |
Hai người gặp nhau ba năm trước khi Zou đang làm việc ở Cameroon |
Cặp vợ chồng kiếm được khoảng 5.000 nhân dân tệ/tháng (gần 17 triệu đồng) nhờ các quà tặng ảo từ người hâm mộ trên mạng xã hội, Zou nói thêm.
Họ gặp nhau ba năm trước khi Zou đang làm việc ở Cameroon. Khi đó, Made sở hữu một tiệm làm tóc. Một năm sau, Zou cầu hôn và cặp đôi kết hôn vào tháng 3 năm 2017. Ngay sau đó, họ chuyển về quê của Zou ở gần thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc.
Năm 2016, có 1.700 cuộc hôn nhân đa quốc tịch ở Liêu Ninh, nơi có dân số 43,7 triệu người, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.
Zou cho biết trong thị trấn của mình, có 5 người đàn ông khác lấy vợ châu Phi. "Họ đều gặp nhau ở châu Phi", anh nói thêm.
![]() |
Cặp đôi có một bé trai 10 tháng tuổi tên là Daniel |
Video được xem nhiều nhất trên trang cá nhân của Made là video cô cho em bé Daniel ăn. Trong video hài hước, Made đút tất cả thức ăn vào miệng mình thay vì miệng con.
Cư dân mạng bình luận rất nhiều dưới video của hai cặp vợ chồng. Họ nói video thật tuyệt, “Sandra! Bạn thật đẹp", "Đôi mắt đẹp" và "Bạn nói tiếng địa phương tốt!".
Made nói rằng cô cải thiện tiếng Trung bằng cách nói chuyện với người hâm mộ trực tuyến.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có phản ứng tích cực. Ban đầu, mẹ của Zou, Zhao Fu Qing, đã phản đối mối tình này.
"Làm sao một người Trung Quốc có thể kết hôn với một phụ nữ da đen? Cô ấy có thể bỏ đi bất cứ lúc nào. Đó là lý do tại sao cả chồng tôi và tôi đều nói không với cuộc hôn nhân này", bà Zhao nói với tờ Al Jazeera.
Nhưng sau đó, bà dần dần yêu quý con dâu hơn, cặp vợ chồng nói với CNN.
'Tôi nghĩ sau vài năm nữa, khi biết yêu rồi có bạn trai thì có thể con gái tôi sẽ suy nghĩ khác. Con sẽ hiểu rằng tôi cũng cần có người yêu thương, chăm sóc', MC - diễn viên Cát Tường chia sẻ.
" alt=""/>Người đàn ông Trung Quốc lấy vợ nước ngoài, 'sốt xình xịch' trên mạngTheo Ủy ban Tài chính Ngân sách, chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2015-2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm 1,59%/năm; tỷ lệ hộ nghèo các huyện nghèo bình quân mỗi năm giảm 5,43%/năm, đạt mục tiêu Quốc hội giao.
Ước đến cuối năm 2018, tỷ lệ nghèo cả nước còn dưới 6%, giảm khoảng 1-1,3% so với đầu năm 2018, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm trên 4%. Cùng với việc giảm số hộ nghèo chung giai đoạn 2015-2017, tỷ lệ số hộ nghèo thiếu hụt đa chiều cũng có xu hướng giảm mạnh hơn trong tổng số tỷ lệ hộ nghèo chung.
![]() |
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới ghi nhận cả nước có 3.542 xã (39,7%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (dự kiến đến hết năm 2018 sẽ vượt mục tiêu có ít nhất 40% số xã đạt chuẩn), tăng 2.010 xã (22,5%) so với cuối năm 2015.
Bình quân cả nước đạt 14,33 tiêu chí/xã, tăng 1,37 tiêu chí so với cuối năm 2015; còn 80 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 246 xã so với cuối năm 2015 (dự kiến đến hết năm 2018 còn dưới 60 xã, hoàn thành mục tiêu phấn đấu năm 2018).
Ngoài ra, có 55 đơn vị cấp huyện thuộc 28 địa phương được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tăng 40 đơn vị cấp huyện so với cuối năm 2015.
Theo Bộ Tài chính, trong 2 năm 2017 -2018, mặc dù ngân sách Nhà nước còn khó khăn nhưng mức cân đối hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách giảm nghèo là khá lớn khoảng gần 340.000 tỷ đồng (bình quân khoảng 170.000 tỷ đồng/năm), chiếm 11.7% tổng chi ngân sách Nhà nước. Tại Thông tư số 15/2017/TT-BTC, Bộ Tài chính cũng quy định cụ thể, đối tượng nhận hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 30a; xã đặc biệt khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 30/6/2018, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 181.768 tỷ đồng, tăng 9.978 tỷ đồng so với năm 2017, với hơn 6,7 triệu hộ còn dư nợ. Trong năm 2018, dự kiến sẽ có trên 2.200 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Vốn tín dụng chính sách góp phần hỗ trợ tạo việc làm cho trên 216 nghìn lao động, trên 5,3 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp cho trên 46 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; Xây dựng cho gần 36 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo.
Thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn 2016-2018, ngân sách Trung ương bố trí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 21.597,557 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 52,1% tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2020 (trong đó vốn đầu tư phát triển là 14.906,146 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 6.691,411 tỷ đồng).
T.L - Thùy Vân - Văn Minh
" alt=""/>Cuối năm 2018, ước tính tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 6%