TIN BÀI LIÊN QUAN:
Nga "trả đũa" đòn trừng phạt của Mỹ" alt=""/>Hàng vạn người Nga tự nguyện cho Mỹ trừng phạtThanh Hằng luôn biết cách gây ấn tượng bởi phong cách thời trang đa dạng, độc đáo. Với lợi thế thường xuyên lọt top sao mặc đẹp, những bộ cánh mà siêu mẫu với đôi chân dài 1m12 này khoác lên mình nhanh chóng trở thành xu hướng thời trang cho giới trẻ.
Trong bộ ảnh mới, siêu mẫu Thanh Hằng chọn những mẫu váy suông với màu sắc ấn tượng của NTK Sơn Collection. Không cần phụ kiện cầu kỳ, Thanh Hằng vẫn tạo được nét riêng nhờ lối kết hợp hài hoài giữa phong cách, màu sắc.
Với phom dáng thoải mái, chất liệu nhẹ nhàng, đây hứa hẹn sẽ là gợi ý lý tưởng cho phái đẹp trong những ngày hè oi ả:
Thanh Hằng dễ dàng khoe được lợi thế vóc dáng lý tưởng và nhan sắc rạng ngời. |
Điểm nhấn của thiết kế là phom dáng suông giải phóng cơ thể, tạo sự thoải mái trong những ngày hè. |
Thanh Hằng trong thiết kế màu xanh pastel nhẹ nhàng, tươi mát. |
Siêu mẫu khéo léo kết hợp với phụ kiện đơn giản nhưng tinh tế, tạo nên điểm nhấn khác biệt. |
Thanh Hằng kết hợp kính mát to bản với trang phục màu vàng tươi trẻ, đây là gợi ý thích hợp cho những quý cô dạo phố trong hè này. |
Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày hè, bộ trang phục càng trở nên bắt mắt. |
Thanh Hằng cũng gợi ý cho các bạn trẻ phong cách ăn mặt thời thượng, gợi cảm. |
Chiếc váy màu xanh cobalt giúp tôn lên làn da trắng ngần và vóc dáng thanh mảnh của siêu mẫu. |
Thanh Hằng bỗng hóa dịu dàng trong trang phục màu hồng pastel, phụ kiện đơn giản và lối trang điểm nhẹ nhàng, nữ tính. |
Đây là một gợi ý khác cho các cô nàng điệu đà xuống phố. |
Những chiếc váy phom rộng, màu sắc rực rỡ trở nên thanh thoát hơn với đôi giày cao gót duyên dáng. |
Bảo Bảo
Thúy Vân, Thanh Hằng nổi bật đầy ấn tượng trên sàn catwalk" alt=""/>Thanh Hằng gợi ý phong cách giải nhiệt mùa hèKhi internet Viettel thu hẹp khoảng cách các vùng
Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS xã Nàn Sín là ngôi trường thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện Si Ma Cai (Lào Cai). Cái nghèo nơi đây hiện lên qua những mái nhà lụp xụp nằm nép bên kia sườn núi. Con đường vắt ngang qua chính là nơi những đứa trẻ người Mông hàng ngày vẫn phải đi bộ tới trường.
Ở ngôi trường trên rẻo cao xứ Si Ma Cai, trẻ con vốn không thiết tha lắm với việc đi học. Cuộc sống nghèo khó khiến lũ trẻ người Mông nơi đây thường bỏ lớp, rủ nhau lên rẫy hoặc ở nhà trông em cho bố mẹ đi làm. Để kéo học sinh đến trường, các thầy cô giáo phải chia nhau đến nhà vận động.
Thầy Hoàng Đức Từ, giáo viên dạy Tin của trường nhớ lại những ngày đầu học trò được tiếp cận với máy tính, internet. Đó đều là những cụm từ còn vô cùng xa lạ. Đối với đồng bào dân tộc, việc lo cái ăn đã khó nói gì đến những môn “xa hoa” như Tin học.
Thầy Hoàng Đức Từ hướng dẫn học sinh trong một giờ thực hành Tin học |
Trong giờ thực hành, có những em học sinh không biết cách bật tắt máy. Nhiều khi thầy hướng dẫn nhưng đến tiết học sau các em lại quên ngay. Mặc dù rất thích thú với màn hình, bàn phím nhưng 100% học sinh nơi đây mới chỉ lần đầu tiếp cận. Do vậy, việc tiếp thu môn học này còn rất hạn chế và không tránh khỏi những lỗi kỹ thuật trong quá trình sử dụng. Thầy Từ kỳ vọng, sự khởi đầu này sẽ giúp các em được tiếp cận và lan tỏa dần.
Kể từ năm 2013, ngôi trường này đã được Viettel tài trợ đường truyền Internet miễn phí. Từ khi có mạng, lũ học trò cũng thích thú hơn với việc đi học. Nhờ Internet, chúng có thể nắm bắt được những sự kiện đang xảy ra hàng ngày, sưu tầm những bài văn đặc sắc hay tham gia vào các cuộc thi giải Toán, học tiếng Anh qua mạng. Ngôi trường chính là nơi chúng được tiếp cận với thế giới rộng lớn ngoài kia.
Sự hiện diện của hạ tầng băng thông rộng đã giúp cho Lù Chí Cường, học sinh lớp 9 của trường giành giải cấp Tỉnh trong cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng. Đó là điều "không tưởng" của ngôi trường vốn khó khăn ngay từ tên gọi.
Mặc dù rất thích thú với màn hình, bàn phím nhưng 100% học sinh nơi đây mới chỉ lần đầu tiếp cận |
Thế nhưng nhờ Internet, Cường đã mày mò và học tập trên mạng để sáng tạo ra chiếc máy hút bụi. Ý tưởng này xuất phát từ chính thực tế ngôi trường em đang theo học.
"Trường em là ngôi trường bán trú. Vào mùa đông, thầy cô thường trải thảm trong phòng cho học sinh. Việc vệ sinh thảm khá khó khăn khi dùng chổi. Do vậy em đã nghĩ ra việc sáng tạo ra chiếc máy hút bụi để không phải dùng chổi quét nữa" - Lù Chí Cường chia sẻ.
Từ ý tưởng đó, Cường cùng thầy giáo của mình lên mạng học hỏi và tự sáng tạo ra chiếc máy hút bụi của riêng mình. Nhờ những nỗ lực mày mò, sản phẩm của em đã giành giải cao trong kỳ thi cấp Huyện và tiếp tục được tham dự vòng thi cấp Tỉnh.
Nhờ tìm tòi trên Internet và sự giúp đỡ của thầy giáo Tin học, học sinh Lù Chí Cường đã chế tạo ra chiếc máy hút bụi |
Giải thưởng này cũng đã tiếp thêm niềm tin cho các thầy cô giáo nơi đây. Những đứa trẻ vùng biên giờ đây không còn chỉ biết đến núi rừng, con suối mà đã có thể tiếp cận với thế giới rộng lớn bao la.
"Từ khi có phòng học máy tính nối mạng, giờ học của chúng em không chỉ bó gọn trong sách vở mà còn được cập nhật cả những kiến thức rộng lớn từ internet" - Cường hào hứng nói.
Giáo viên không cần đến trường, chỉ Gmail là đủ
6 năm về trước, cô giáo Ngô Thùy Dương, hiệu trưởng nhà trường chưa từng nghĩ học trò của mình có thể tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học. Cô càng không thể nghĩ tới hệ thống Wi-Fi có thể phủ kín trường học. Chỉ cần ngồi ngoài sân trường, các thầy cô giáo cũng có thể truy cập Internet để xây dựng bài giảng cho những đứa trẻ.
Nhờ chương trình “Internet trường học” của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel, 20 chiếc máy tính của trường đã được kết nối mạng. Cô Dương mừng lắm!
Từ khi mạng về trường, những đứa trẻ vùng cao bắt đầu được tiếp cận với kho thông tin mà trước đây chúng chưa từng nghe tới. Đó cũng là điều khiến thầy Từ vô cùng tâm đắc. Với thầy, mạng Internet đã khiến giáo viên thay đổi cách dạy, học sinh cũng không còn tiếp thu thụ động như trước nữa.
Từ khi mạng về trường, những đứa trẻ vùng cao bắt đầu được tiếp cận với kho thông tin mà trước đây chúng chưa từng nghe tới |
"Các em rất hào hứng và thích thú với việc tìm kiếm tài liệu học tập trên mạng. Ví dụ, khi giáo viên giới thiệu về một địa danh xa xôi, dù chưa từng được đặt chân tới nhưng qua Internet, các em cũng có thể quan sát và nắm bắt được thông tin".
Việc Viettel hỗ trợ đường truyền Internet, theo thầy giáo Từ còn phục vụ rất nhiều cho hoạt động dạy học của giáo viên. "Nhờ đường truyền này chúng tôi có thể truy cập mạng, vừa tìm kiếm tài liệu, vừa thuận tiện cho việc giảng dạy một cách trực quan. Khi có những việc cần trao đổi với đồng nghiệp, chúng tôi cũng không phải đi đến trường mà chỉ cần liên lạc qua Gmail".
Còn đối với cô giáo Ngô Thùy Dương, năm học 2013-2014 đánh một dấu mốc quan trọng khi bộ môn Tin của nhà trường chính thức có phòng riêng được kết nối Internet. Đây là một tin vui, bởi từ cấp THCS, học sinh bắt đầu thực hành trên Internet. Thay vì tình trạng "học chay", "dạy chay" như trước, học sinh được tiếp cận với mạng, đồng thời biết cách tra cứu thêm tài liệu phục vụ cho các môn học khác nhau.
Cô Dương chia sẻ: "Nhờ Internet, các thầy cô có thể soạn bài giảng E-learning, đồng thời có thể trao đổi chuyên môn ngay trên mạng. Các bài giảng cũng thường xuyên được làm mới và cập nhật liên tục. Ví dụ, đối với môn Địa lý, thông qua mạng Internet, giáo viên có thể thu thập thông tin và số liệu về dân số trong một vùng ở thời điểm hiện tại. Đó là điểm tích cực thấy rõ so với trước đây, các số liệu chỉ được lấy từ trong sách vở".
Trường TH&THCS xã Nàn Sín không phải là trường duy nhất trên địa bàn huyện được Viettel tài trợ đường truyền Internet miễn phí. Tại huyện Si Ma Cai hiện có 45/48 trường đã được Viettel cung cấp đường truyền Internet miễn phí. Đối với 3 điểm trường nằm cách xa hạ tầng, Viettel đã cung cấp D-com Wifi miễn phí. Trong tương lai, Viettel Si Ma Cai sẽ cố gắng phủ kín đường truyền Internet ngay cả điểm trường xa nhất.
Thúy Nga
" alt=""/>Thầy trò Si Ma Cai làm mới tiết học nhờ đường truyền internet Viettel