Nhận định, soi kèo Levante vs Celta Vigo, 3h ngày 22/9
本文地址:http://app.tour-time.com/html/117c199398.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Lyon, 0h45 ngày 24/1: Tự tin trên sân nhà
Đó là cái sân chơi giống như bao sân chơi khác, nếu bạn bỏ qua hàng rào dây thép gai và những tấm biển kỳ quái:
‘Làm ơn giữ im lặng’
‘Không chụp ảnh bọn trẻ’
Những đứa trẻ được nhắc đến trong tấm biển là chị em sinh năm nhà Dionne (ở Ontario, Canada) nổi tiếng thế giới thời điểm đó. Họ là cặp sinh năm đầu tiên trên thế giới có thể sống sót qua những năm đầu đời.
4 lần một ngày, 5 bé gái lại lạch bạch kéo nhau vào chiếc sân chơi này để chơi trò xúc cát hoặc đùa nghịch ở bể bơi trong khi hàng ngàn cặp mắt đang dán vào chúng.
Sự sinh ra của 5 cô bé được so sánh với sự xuất hiện của ban nhạc The Beatles ở Mỹ 30 năm sau. Sân chơi ‘trưng bày’ 5 chị em được mở cửa cho công chúng vào năm 1936.
Họ gọi nơi này là ‘quint-mania’ - một địa danh phải mất vé vào cổng. Chỉ trong khoảng vài năm, ước tính đã có khoảng 3 triệu khách tới thăm nơi này. Bác sĩ riêng của 5 chị em còn gọi họ là kỳ quan thứ 8 của thế giới.
‘Cảm ơn Chúa đã cho tôi sống tới ngày hôm nay để chứng kiến điều này’ - một người phụ nữ tới từ Maryland (Mỹ) đã chia sẻ với phóng viên như vậy vào năm 1936.
‘Chúng tôi đã lái xe 590 dặm để thấy điều này. Nhưng nó thật đáng công sức’ - người phụ nữ lớn tuổi nói thêm.
5 chị em nhà Dionne gồm: Yvonne, Annette, Cécile, Émilie và Marie được chính quyền Ontario tiếp quản quyền giám hộ nhằm giúp họ tránh bị lạm dụng. Nhưng chính quyền tiếp tục khai thác đám trẻ bằng cách đưa chúng vào một 'sở thú' dành cho con người.
Tuy nhiên, thời gian chúng bị giam lỏng trong ‘nhà tù’ của chính quyền vẫn là quãng thời gian ‘hạnh phúc nhất, ít phức tạp nhất trong cuộc đời chúng tôi’.
Bà Elzire Dionne - mẹ của 5 bé gái |
Trước khi 5 đứa trẻ được sinh ra, gia đình Dionne rất túng quẫn. Oliva Dionne nuôi cả gia đình 8 người bằng công việc chuyên chở sỏi đá với số tiền công 4 đô la/ ngày trong suốt cuộc Đại Khủng hoảng.
Ngày 28/5/1934, vợ ông – Elzire có dấu hiệu chuyển dạ sớm 2 tháng. Trước khi bác sĩ đến, bà đã sinh ra đứa trẻ đầu tiên chỉ nặng 1,35kg. Đầu cô bé chỉ to bằng một quả cam, toàn bộ cơ thể có thể nằm gọn trong lòng bàn tay một người lớn. Cô bé gần như không thở được.
Đứa thứ 2 còn nhỏ hơn đứa đầu tiên. Rồi cứ thế, đứa trẻ thứ 5 ra đời, càng lúc càng nhỏ hơn.
Marie - đứa cuối cùng chào đời - chỉ nặng khoảng 1kg. Tổng thể, cả 5 đứa nặng gần 6kg.
‘Tôi sẽ làm gì với tất cả chúng đây?’ - bà Elzire la lên khi nhìn thấy các con mình.
Sống sót có vẻ là một thứ xa xỉ với 5 đứa trẻ lúc ấy, vì cặp sinh năm duy nhất trên thế giới trước đó đã qua đời chỉ trong 55 ngày sau khi sinh ra ở Lisbon, Bồ Đào Nha vào năm 1866.
Bọn trẻ không chỉ có vấn đề nghiêm trọng về hô hấp mà điều kiện trong trang trại nơi chúng sinh ra còn vô cùng thiếu thốn - không có điện, lò sưởi hay điện thoại. Hình dáng của 5 đứa trẻ được miêu tả trông giống như nửa người nửa nhện với những cái chân như que củi.
Một bác sĩ địa phương là Allan Roy Dafoe - người có mặt lúc bọn trẻ được sinh ra - đã thuê các y tá làm nhiệm vụ khó khăn không tưởng là giữ cho bọn trẻ còn sống bằng cách khử trùng trang trại, thay tã, giữ ấm bằng một chai nước nóng xoay tròn và cho chúng ăn 2 giờ một lần bằng cách nhỏ giọt sữa.
Bác sĩ Allan Roy Dafoe - người có nhiều ảnh hưởng tới cuộc đời 5 cô bé. |
Bà mẹ Elzire lúc này đang hồi phục sau sinh, được chuyển đến một phòng riêng. Gia đình đã cắt một ô cửa sổ trên tường để bà có thể quan sát các con từ giường của mình.
Trong khi đó, thế giới ngoài kia bắt đầu xáo động. Đám phóng viên kéo về thị trấn nhỏ. Họ cắm trại bên ngoài trang trại để theo dõi từng động tĩnh của 5 đứa trẻ.
Khách du lịch lũ lượt kéo đến, làm tắc nghẽn con đường một chiều. Hàng xóm nhà Dionne nhân cơ hội này dựng những quầy hàng bán xúc xích. Ngay cả ông bố Oliva sau đó cũng dựng một quầy hàng bán bút tích của mình.
Một cặp đôi người Mỹ đề nghị trả hàng ngàn đô la cho chiếc giường mà các em bé được sinh ra. Một người thậm chí còn cố đột nhập vào ngôi nhà. Sự điên cuồng của dư luận còn được đặt tên là ‘bệnh sinh năm’.
Cuối cùng, một nhà triển lãm ở Hội chợ Thế giới Chicago đã thuyết phục Oliva ký hợp đồng đưa các con của mình ra trưng bày. Đổi lại, họ sẽ trả toàn bộ chi phí y tế, nhà ở, ăn uống cộng thêm 250 đô la/ tuần ngoài khoản hỗ trợ thêm từ tiền vé.
Nghèo khó và tuyệt vọng, ông đồng ý ký hợp đồng trao quyền nuôi dưỡng 5 con gái cho Hội Chữ thập đỏ - cơ quan hứa sẽ bảo vệ chúng trước mọi sự lạm dụng.
Hội Chữ thập đỏ cũng xây cho 5 bé gái một chỗ ở an toàn và đảm bảo vệ sinh. Công chúng quyên góp mọi thứ, từ gỗ xẻ cho tới quần áo cho các bé gái.
Bác sĩ Dafoe đã thiết kế bệnh viện như một ốc đảo tí hon. Mỗi món đồ nội thất đều được thiết kế nhỏ tương ứng với kích thước của 5 đứa trẻ.
Bà Elzire được tặng hoa nhân 'Ngày của mẹ' |
‘Chúng tôi có mọi thứ mà chúng tôi muốn, mọi thứ trong giới hạn hiểu biết và trí tưởng tượng của chúng tôi’ – các chị em nhà Dionne viết trong cuốn hồi ký năm 1965 có tên ‘We Were Five’.
‘Trong ngôi nhà của 5 đứa, chúng tôi được đối xử như những nàng công chúa. Chúng tôi là nguyên nhân và là trung tâm của mọi hoạt động’.
Trong khi đó, bố mẹ họ là bà Elzire và ông Oliva cảm thấy mình chưa bao giờ được chào đón. Các y tá theo dõi mọi hành động của họ. Họ không được phép ở một mình với các con. Các bé gái được dạy tiếng Anh, trong khi bố mẹ chúng nói tiếng Pháp.
Sự chia cắt với bố mẹ trở thành chính thức vào năm 1935 khi các bé gái được bảo hộ bởi chính quyền Ontario. Điều này có nghĩa là chúng sẽ thuộc sở hữu của chính quyền cho tới năm 18 tuổi.
Hội Chữ thập đỏ lập một quỹ cho các bé gái. Các tờ báo chi hàng ngàn đô la vào quỹ để nhận được những bức ảnh của họ. Các công ty trả tiền để được phép in hình ảnh của họ trên các gói hàng của mình. Lương của bác sĩ Dafoe và các nhân viên trong bệnh viện đều được trả bằng tiền từ đây.
Bây giờ, 5 chị em đã nằm dưới sự giám hộ của chính phủ và bác sĩ Dafoe hoàn toàn có thể thực hiện thử nghiệm của mình. Mục tiêu của ông là tạo ra một tiêu chuẩn vàng về chăm sóc trẻ em. Trong đó, thói quen sẽ là ‘vua’.
Buổi sáng của bọn trẻ bắt đầu vào lúc 6 giờ 30 phút, tráng miệng bằng nước cam và dầu gan cá. Các y tá được yêu cầu không thể hiện sự thiên vị hay tình cảm với bọn trẻ.
Mặc dù họ vẫn mỉm cười, nhưng kỷ luật được coi là tuyệt đối. Nếu các bé gái có thói quen đặt tay vào trong tã khi ngủ thì tay chúng sẽ bị buộc vào các thanh cũi.
Những buổi trưng bày vẫn được tiếp tục tổ chức 4 lần/ ngày - trước và sau giờ ngủ buổi sáng, trước và sau giờ ngủ buổi chiều.
Nếu một đứa không khoẻ, các y tá sẽ bí mật mang một đứa khác ra 2 lần để đảm bảo người xem tin rằng họ đã nhìn thấy tận mắt 5 đứa trẻ.
Đôi khi chúng bị đẩy ra sân chơi khi thời tiết xấu hoặc khi bị ốm.
Mẹ chúng thường phải chen qua đám đông để nhìn thấy con mình. ‘Chúng thuộc về họ, không phải của chúng tôi’ - bà Elzire nói.
5 cô gái được đối xử như những nàng công chúa trong thời thơ ấu nhưng lại bị chính bố mẹ lạm dụng khi về sống chung nhà. |
Mặc dù các du khách được thông báo rằng bọn trẻ không nhìn thấy và không thấy phiền về đám đông, nhưng đó không phải sự thật.
2 y tá từng ghi chú rằng: ‘Hằng ngày, bọn trẻ chạy đến chỗ người lớn và kêu lên về những người đang nhìn chúng. Rất nhiều lần chúng sợ hãi, giấu mình và không chịu ra chơi’. Chúng cũng thường xuyên gặp ác mộng.
Có lẽ vì môi trường khắc nghiệt nên không có y tá nào làm ở đây nhiều hơn 3 năm.
Đến năm 1943, ông Oliva đệ đơn kiện bác sĩ Dafoe vì vấn đề liên quan đến lợi nhuận trong câu chuyện 5 đứa trẻ. Cùng lúc đó, bà Elzire dụ dỗ các con bằng việc chê bai bệnh viện. Họ cũng lôi kéo được sự đồng cảm với gia đình mình trong các cuộc phỏng vấn với báo chí. Nhờ những nỗ lực đó, họ giành lại được các con.
Nhưng đó không phải là một cuộc hội ngộ có hậu. Gia đình Dionne lúc đó đã kiếm được rất nhiều tiền từ câu chuyện và chuyển tới một ngôi nhà lớn hơn nhiều.
Các cô bé - lúc này đã 9 tuổi thì chẳng biết gì về cuộc sống xung quanh. Các anh chị em bình thường của chúng do đã bị tách biệt từ lâu bỗng trở thành người xa lạ. Lần đầu tiên, chúng không được ngủ chung phòng. Đó là điều không thể tưởng tượng được đối với bọn trẻ - những người có mối liên kết sâu sắc từ những biểu hiện như đói, khát…
Bà Elzire bắt chúng làm việc nhà và phạt chúng khi không làm tốt. Bà ta sử dụng những lời lăng mạ và tát vào mặt bọn trẻ để thể hiện sự thất vọng của mình.
‘Y tá có bảo mày làm việc đó không? Nếu tao nuôi mày thì mày sẽ phải là đứa trẻ bình thường như những người khác’ - bà nói.
‘Họ không đối xử với chúng tôi như những đứa trẻ’ - Annette chia sẻ với tờ The New York Times vào năm 2017. ‘Chúng tôi là người hầu, là nô lệ của họ. Đó không phải cách đối xử với con người’.
Mặc dù bị đối xử tệ bạc trong chính nhà mình, nhưng ra ngoài họ vẫn là người nổi tiếng. Mỗi lần đi xem phim, họ đều có cảnh sát hộ tống.
Cuối cùng, ông Oliva bắt đầu có sự quan tâm đặc biệt tới các con gái. Ông ta cho chúng kẹo, vào phòng ngủ của chúng vào ban đêm.
‘Ông ấy đặt ngón tay vào trong áo của tôi. Lúc ấy tôi 13 tuổi’ - Annette chia sẻ với nhà báo Ellie Tesher vào năm 1999 trong cuốn tiểu sử ‘Nhà Dionne’.
‘Tôi như đóng băng lại và không thể nói gì’.
Để giấu cơ thể mình trước sự lấn tới của ông bố, cô bắt đầu mặc áo cao cổ.
Cecile nhớ lại việc tìm thấy Emilie trong tầng hầm, tay ôm đầu gối sát ngực. Emilie không nói chuyện gì đã xảy ra, nhưng khi Cecile hỏi ‘bố à?’, cô bé đã khóc nức nở xác nhận điều tồi tệ nhất đã xảy ra.
Cuối cùng, năm 18 tuổi, họ thoát khỏi ngôi nhà khi đi học ở Quebec. Emilie sau đó đã bỏ trường, chống lại mong muốn của cha mẹ và vào tu viện sống. 2 năm sau, cô qua đời vì chứng động kinh ở tuổi 20.
Annette và Cecile là 2 người còn sống cuối cùng trong số 5 chị em. |
Cái chết của Emilie giải thoát cho 4 cô gái còn lại với danh xưng ‘những đứa trẻ sinh năm’. Họ nhận được mỗi người 183 nghìn đô la từ quỹ (tương đương 1,3 triệu đô la ngày nay).
Được truyền cảm hứng từ những người chăm sóc mình, Yvonne và Cecline học trường điều dưỡng. Marie và Annette học đại học.
Đến năm 1970, Marie qua đời ở tuổi 35, nguyên nhân không rõ.
Annette và Cecile kết hôn, không có con và đều ly hôn. Đến năm 1998, cả ba người còn lại kiện chính quyền, nhận 4 triệu đô la Canada với lời thừa nhận chính quyền đã quản lý sai quỹ tín thác của họ.
Sau khi Yvonne qua đời vì ung thư vào năm 2001, 2 chị em còn lại nay đã 85 tuổi. Annette sống trong một căn hộ bên ngoài Montreal.
Năm 2012, con trai của Cecile là Bertrand đã rút hết tài khoản ngân hàng của mẹ, khiến bà phải sống chật vật trong một trại dưỡng lão của chính phủ.
Tuy vậy, trong một lần chia sẻ, bà vẫn nói rằng: ‘Ở tuổi của tôi, mọi thứ thật khó khăn. Nhưng tôi vẫn nắm chặt tay và ngẩng cao đầu’.
Shanae và Renae là một cặp sinh đôi giống hệt nhau và bình thường bạn trai của hai cô có thể phân biệt hai chị em dựa vào quần áo và cách trang điểm – nhưng buổi tối trong hộp đêm
">Cuộc đời bất hạnh của chị em sinh 5 nổi tiếng thế giới
Chủ xe tự lái 'nhấp nhổm' lo giải quyết phạt nguội sau mỗi kỳ nghỉ lễ
Mối tình thứ nhất chị chưa đăng ký kết hôn nhưng có làm lễ cưới ở nhà thờ. “Không biết có âm mưu từ trước hay sao mà đêm tân hôn ở nhà gái, chú rể hốt hết tiền vàng nhà em rồi đi luôn”, chị Oanh kể.
Vài tháng sau khi sinh con, chị bị trầm cảm. Sau đó, chị lại bị tai nạn xe máy, ám ảnh đến mức bây giờ chị không dám đi xe máy nữa.
Trong thời gian không dám chạy xe, chị được giới thiệu cho một tài xế đưa đón chị đi làm. Sau 6 tháng đưa đón, hiểu về hoàn cảnh của chị, anh này ngỏ lời yêu.
Hai tháng sau, chị nhận lời. “Gia đình anh mang trầu cau đến hỏi cưới em. Hai tháng sau, em có thai”.
Khi thai đang ở tháng thứ 8 thì một người lạ gọi đến cho chị. Người phụ nữ này nói chồng chị đang đi chơi với “bồ” và chị ta là bạn thân của cô gái kia, thấy thương chị hiền lành nên báo cho chị biết. Người phụ nữ này cũng nói rằng chồng chị ham chơi số đề.
Đổ vỡ và thất vọng với 2 người đàn ông, chị ở vậy nuôi 2 con đến giờ. Hiện một bé đã 7 tuổi, một bé 4 tuổi.
Đến với Ghép đôi thần tốc, chị hi vọng sẽ tìm được một người đàn ông đủ tin tưởng để chia sẻ, đồng hành. Miêu tả về mình, Trâm Oanh nói điểm yếu của chị là không đi được xe máy kể từ khi bị tai nạn. Vì thế, để đi làm thuận tiện, chị thường thuê nhà gần cơ quan.
“Ưu điểm của em là tự tin giao tiếp trước đám đông. Lúc rảnh rỗi, em thích đọc sách, có tâm hồn hơi bay bổng”.
Chị Oanh mong muốn tìm được người đàn ông có công việc ổn định, có con riêng giống như chị cũng được nhưng chị không muốn sinh thêm em bé nữa.
Còn anh Thanh, khi được hỏi về tiêu chí chọn bạn gái, anh nói “muốn tìm người hơi ốm một xíu, tính dễ chịu, nói nhiều chút cũng được” vì anh là người rất ít nói.
Ở bên ghế đỏ, anh Nguyễn Khoa Toản (38 tuổi, làm nghề thiết kế quán cafe và sân vườn) được ghép đôi với chị Thanh Tuyền, hiện kinh doanh thời trang online. Anh Toản quê ở Huế, đang làm việc ở Bình Dương, còn chị Tuyền quê Bắc Ninh, đang làm việc ở TP.HCM.
Anh Toản từng có một cuộc hôn nhân, sau 5 năm thì chia tay nhưng chưa có con chung. Chị Tuyền cũng ly hôn được 5 năm nay, có 1 con trai, 1 con gái. Chị đang sống cùng con gái 13 tuổi.
Cởi mở hơn anh chàng ngồi ở ghế xanh, anh Toản cho biết tính cách của mình vui vẻ, năng động, nhiệt tình với mọi người. Khi rảnh, anh thường đi uống cafe, xem phim, đi dạo. Đặc biệt, anh có thói quen dậy sớm để tập thể dục.
Quan điểm của anh trong hôn nhân là 2 người phải tôn trọng nhau, chấp nhận quá khứ và chia sẻ.
Nhận xét về mình, chị Tuyền nói chị có tính cách và sở thích khá tương đồng với anh Toản - hoà đồng, vui vẻ, rảnh thì đi uống cafe, đi chơi với bạn bè, đi hát karaoke. Chị tự nhận nhược điểm của mình là hơi nóng tính, thẳng tính, không khéo léo.
Trong hôn nhân, chị đề cập sự chân thành, thấu hiểu giữa 2 người.
Chị Tuyền mong muốn bạn trai cao 1m70 trở lên, có thể thấp hơn chút nhưng đừng thấp quá. Chị cũng muốn bạn trai có công việc ổn định vì tuổi của cả hai cũng không còn trẻ. Mặc dù đã có 2 con riêng nhưng chị Tuyền không ngại việc sinh con thêm.
Khi 2 MC đặt ra câu chuyện tài chính khi yêu và kết hôn, 4 người đều thẳng thắn đưa ra những quan điểm rất khác nhau.
Anh Toản cho rằng, chủ yếu là đàn ông chủ động chi trả, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Khi đã có mối quan hệ gần gũi hơn thì phụ nữ có thể chia sẻ cùng. Sau này, khi đã kết hôn, người chồng có thể đưa 60-70% thu nhập cho vợ, còn lại để chi trả cho cá nhân và quan hệ công việc, bạn bè.
Trong khi đó, anh Thanh cho biết chuyện tiền bạc anh rất thoải mái, kể cả ở cuộc hôn nhân trước, anh cũng không biết tới chuyện tiền bạc. Có bao nhiêu tiền anh đưa hết cho vợ, khi nào cần thì hỏi, khi ly hôn anh cũng không cần chia tài sản.
Về phía nhà gái, chị Trâm Oanh cho biết, chị sẽ không cầm toàn bộ số tiền chồng kiếm được, kể cả là chồng có đưa. Chị chỉ lấy đủ phần chi tiêu trong nhà, còn lại sẽ để chồng giữ.
Ngược lại, chị Tuyền thẳng thắn cho rằng “đưa tiền cho vợ không bao giờ là đủ, đưa càng nhiều càng tốt, bởi vì mình cũng chỉ chi tiêu cho gia đình”. Còn trong thời gian tìm hiểu, chị quan niệm đàn ông phải thanh toán, kể cả là khi phụ nữ mời. “Đàn ông tìm hiểu mình thì phải làm như vậy. Bản thân em không bao giờ chi một đồng nào cho những khoản như thế”.
Chị nói rằng, quan điểm của chị không giống với các em trẻ bây giờ. “Các em trẻ bây giờ hay chia tiền nhưng theo em thì không nên. Mình sinh ra là phụ nữ thì mình phải được ưu tiên. Các em không nên chi vào việc đấy, mình để tiền chi vào việc khác”.
Khi được hỏi ấn tượng đầu tiên của bản thân về đối phương, 2 người đàn ông đều nói 2 cô gái xinh đẹp, có cá tính riêng. Tuy nhiên, anh Thanh thành thật nói thêm rằng anh “chưa có cảm nhận gì”. Với bản tính ít nói, khép kín, anh cũng không có nhiều tương tác với bên phía nhà gái.
Cuối cùng, chỉ có cặp đôi ở ghế đỏ đồng ý hẹn hò với nhau. Anh Thanh và chị Oanh ở ghế xanh ra về trong sự tiếc nuối của ông mai bà mối.
">Ghép đôi thần tốc tập 64: Cưới nhầm 2 kẻ phụ bạc, mẹ đơn thân đi tìm người đàn ông đích thực
Nhận định, soi kèo Al Shabab vs Al Khaburah, 22h30 ngày 24/1: Bỏ xa đối thủ
Bày tỏ quan điểm của mình với VietNamNet, độc giả Phạm Quang Tuấn (Hà Nội) cho rằng, xâu chuỗi trả lời của các bên, lời tường trình của kỹ sư Đoàn Xuân Trường (Giám đốc Xưởng dịch vụ Volvo Hà Nội trực tiếp sửa và chỉ đạo kỹ thuật viên Phạm Văn Doanh lái xe dẫn tới xảy ra vụ tai nạn), bằng chứng đưa ra qua các tin nhắn của chủ xe H. thì sự cố này Ferrari không nằm ngoài và chịu trách nhiệm chính.
"Việc đưa xe ra gara ngoài (Volvo Hà Nội - PV) được sắp xếp và chỉ đạo bởi Ferrari Việt Nam và khách hàng đã đồng ý với việc đó. Cho nên sự cố này Ferrari Việt Nam sẽ phải chịu trách nhiệm chính, nói không liên quan thì đúng là phủi trách nhiệm, khó chấp nhận được. Volvo cũng liên đới nhưng chịu trách nhiệm với Ferrari chứ không phải với chủ xe, vì bản chất ông kỹ sư trưởng cũng là nhân viên chính thức, trong thời gian làm việc, chịu sự điều hành quản lý của cấp trên và được quyết định những phần việc trong phạm vi được giao. Nếu Volvo phủi tay thì Ferrari vẫn phải đền cho khách hàng và sẽ đi kiện Volvo ở một vụ khác," anh Tuấn nêu quan điểm.
Đồng thời anh Tuấn cho rằng nếu cho rằng việc khách hàng chat, nhắn tin qua Zalo không phải là biên bản ủy quyền giao việc, từ đó phủi đi trách nhiệm chính của Ferrari thì đó chỉ là lý luận một cách cảm tính và thiếu chuyên nghiệp. Anh nói: "Nếu Ferrari Việt Nam không sai thì chưa chắc cấp cao hơn là Ferrari Far East Singapore đã chịu lắng nghe và nhắc đến phương án đền bù."
Độc giả Nguyễn Quốc Bình (Hải Phòng) cũng đồng quan điểm, cho rằng: "Việc người của Ferrari Việt Nam giới thiệu, chỉ định hay phê duyệt một gara bên ngoài để sửa xe của anh H. cũng giống như đi bảo hành ủy quyền, bảo hành bên thứ 3 mà người dùng điện thoại, máy tính ở Việt Nam cũng hay gặp phải. Có sự cố thì chính hãng vẫn phải chịu trách nhiệm chứ không thể rũ trách nhiệm khi thấy thiệt hại quá lớn."
Tương tự, độc giả Lưu Quốc Định (TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh Ferrari Việt Nam phải đền cho anh H. vì cung cấp dịch vụ kém, nhân viên Thuật là người chịu trách nhiệm với công ty vì tư vấn của mình. "Khách hàng đã dùng dịch vụ của Ferrari Việt Nam từ trước, hơn nữa xe được bảo hành bảo dưỡng chính hãng (lời anh H. - PV) thì khi gặp sự cố và nhận tư vấn của nhân viên chính hãng, chẳng khách hàng nào lại nghi ngờ các hướng dẫn của người này, kể cả việc chuyển xe đến một đơn vị khác," anh Định nêu nhận định của mình.
Thậm chí có ý kiến cho rằng nếu đưa ra cơ quan điều tra, cần xem xét có hay không sự "lừa dối khách hàng" từ phía nhân viên hay công ty Ferrari Việt Nam. Đó là quan điểm của anh Nguyễn Minh Đức (Hà Đông, Hà Nội). Anh Đức nói: "Tôi đọc báo và thấy chủ xe H. có chưng ra đoạn tin nhắn nhân viên Ferrari báo giá công thay vật tư, mua phụ tùng đã có VAT. Thế nhưng trong bức thư trả lời báo chí công ty Ferrari Việt Nam lại phủ nhận và nói không thực hiện dịch vụ sửa chữa nào với chiếc Ferrari 488 GTB. Vì vậy cần tìm hiểu đây là sự lừa dối từ phía nhân sự được giao trách nhiệm tư vấn, làm việc với chủ xe hay sự quản lý yếu kém của công ty dẫn đến trách nhiệm liên đới."
Phần lớn các ý kiến ủng hộ anh H. đòi quyền lợi đến cùng nhìn nhận rằng tất cả các bên liên quan, kể cả hai kỹ thuật viên Volvo Hà Nội đều dính đến trách nhiệm chứ không thể chối bỏ, mức độ đền toàn bộ hoặc một phần sẽ liên quan đến giao dịch và thỏa thuận giữa các bên.
Độc giả Trần Vũ Hải (Bắc Ninh) đưa ra nhận định hướng để giải quyết êm đẹp vụ tai nạn siêu xe Ferrari 488 GTB sẽ là Ferrari Việt Nam đền cho chủ xe H., sau đó sẽ là việc hoặc kiện tụng Volvo Hà Nội để thỏa thuận số tiền bồi thường vì cung cấp dịch kém chất lượng, sau đó mới là hai nhân viên Trường và Doanh phải chịu trách nhiệm với công ty Volvo Hà Nội.
Giật mình về dịch vụ chính hãng siêu xe
Qua sự cố của chủ xe H., dư luận cũng giật mình khi nhìn lại dịch vụ bảo hành bảo dưỡng chính hãng các thương hiệu xe đắt tiền ở Việt Nam không hề hoành tráng và chuyên nghiệp như giá bán cao ngất ngưởng của các mẫu siêu xe, siêu sang.
Độc giả Trương Tuấn Dũng (Ba Đình, Hà Nội) cảm thấy bất ngờ khi một thương hiệu siêu xe đắt đỏ như Ferrari lại chọn cách mượn nhà xưởng của một đơn vị khác làm bảo dưỡng cho khách hàng. Anh nói: "Vào Việt Nam từ 2019 nhưng đến nay Ferrari mới có một cơ sở bảo dưỡng ở TP Hồ Chí Minh, những khách hàng ở Hà Nội hay địa phương khác được hãng này gửi gắm ở một cơ sở bên ngoài, như trường hợp anh H. lại do một kỹ sư không phải chính hãng xử lý. Điều đó cho thấy dịch vụ còn thua kém cả một số thương hiệu xe phổ thông, chẳng khác nào người dân đưa xe đi sửa ở bất cứ gara tư nhân nào gặp lề đường, không hề có quy củ hay giải pháp chuyên nghiệp nào cả."
Tương tự, độc giả Phạm Đình Thành nói sự việc Ferrari Việt Nam đang tìm cách rũ bỏ trách nhiệm, sự liên quan đến tai nạn của khách hàng đem lại cảm giác chưa xứng tầm với thương hiệu siêu xe có lịch sử lâu đời và giá trị nhất hiện nay.
"Tôi có đọc trên truyền thông khi vào Việt Nam, Supreme Auto quảng cáo dịch vụ đẳng cấp ngút trời, khách hàng không cần phải đưa xe đi ra nước ngoài bảo dưỡng như trước, nhưng khi đụng chuyện mới thấy sự chuyên nghiệp này cần phải đặt dấu hỏi. Thậm chí khách hàng Việt Nam có thể nghi ngờ ngay cả hãng Ferrari Ý cũng không sát sao bảo vệ thương hiệu của mình, dễ dãi cho đơn vị bảo hành, bảo dưỡng địa phương chưa xứng tầm," anh Thành nói.
Không chỉ thương hiệu siêu xe tạo cảm giác "hàng chợ" khi xảy ra sự cố mà nhiều độc giả còn cảm thấy sự thiếu tin tưởng ngay cả ở thương hiệu xe Châu Âu như Volvo.
Độc giả Đào Tuấn Tú (Hưng Yên) cho rằng việc lãnh đạo Volvo Hà Nội nói đồng ý bằng miệng khi nhân viên của mình xin để nhờ xe Ferrari vào nhà xưởng, thậm chí xe để suốt gần 2 tuần trước khi xảy ra sự cố vẫn nói không biết (theo thông cáo báo chí đầu tiên từ Volvo Hà Nội - PV) cho thấy sự "vênh" chất lượng quản lý của một thương hiệu ô tô đến từ Bắc Âu vốn đề cao sự thông minh từ xe cho đến con người.
"Nhà xưởng sửa chữa của mình nhưng lại để nhân viên tự ý làm xe cho hãng khác. Sự xuề xòa, cảm giác như nội quy, quy chế làm việc là không nhất quán, thiếu chuyên nghiệp ở Volvo Hà Nội. Vậy nếu chính khách hàng của Volvo gặp sự cố với xe bên ngoài khi mang đến sửa chữa, bảo dưỡng thì lúc đó lại đổ tội lẫn nhau hay sao? Chỉ có khách là người thiệt hại đầu tiên và rõ ràng nhất," anh Tú đưa quan điểm.
Độc giả Thế Đạt nêu ý kiến: "Có lẽ nhờ sự việc tai nạn của siêu xe và tranh cãi chưa hồi kết trên truyền thông, người tiêu dùng Việt Nam nên tự ý thức về bảo vệ tài sản của mình. Không nên quá dễ dãi giao phó ô tô cho người khác mà chỉ qua tin nhắn hay điện thoại. Chỉ có giấy trắng mực đen, giao dịch đủ dấu công ty thì mới đảm bảo quyền lợi sát sườn nếu chẳng may có sự cố. Nguyên việc đi đòi bồi thường như anh H. ai cũng thấy đến giờ vừa tốn công, tốn sức mà chưa rõ kết quả cuối cùng."
Năm 2017, siêu xe Ferrari 488 GTB đã được anh H. trực tiếp đặt mua chính hãng khi đang sống ở Mỹ. Xe được bảo hành 3 năm và bảo dưỡng miễn phí 7 năm trên toàn cầu. Chi phí mua xe là 23 tỷ đồng do cá nhân hoá. Năm 2019, khi Ferrari vào Việt Nam, xe của anh H. đã nằm trong danh sách các khách hàng chính hãng được chăm sóc bằng dịch vụ bảo hành bảo dưỡng. Ngày 9/7/2022, siêu xe Ferrari 488 GTB của anh H. gặp sự cố đứt dây cu-roa và được giám đốc bán hàng của Ferrari Việt Nam hướng dẫn đưa xe về xưởng Volvo Hà Nội để anh Đoàn Xuân Trường, Giám đốc xưởng dịch vụ tại đây sửa chữa. Ngày 21/7/2022, kỹ thuật viên Phạm Văn Doanh (Volvo Hà Nội) lái thử theo đề nghị của kỹ sư Trường. Xe mất lái đâm vào gốc cây khiến xe hư hỏng nặng. Đến nay, vụ việc đang có sự tranh cãi căng thẳng giữa chủ xe và 2 công ty Volvo Hà Nội và Ferrari Việt Nam. Cả hai công ty đều đưa ra thông tin "không nhận giao dịch sửa xe của anh H". Phía Ferrari Việt Nam cho biết, công ty chỉ bán phụ tùng dây cu-roa. Phía Volvo Hà Nội khẳng định, việc sửa xe là giao kết cá nhân giữa kỹ sư Đoàn Xuân Trường với Ferrari Việt Nam và chủ xe. |
Bạn có góc nhìn về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết bình luận về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Siêu xe Ferrari 23 tỉ đồng bị tai nạn: Ferrari Việt Nam khó né trách nhiệm
Theo CNN, chuyến tàu cũng mang theo một chiếc hộp đặc biệt của Jeff Koons - nghệ sĩ đắt giá bậc nhất thế giới hiện nay.
Ngay sau khi tàu Odysseus hạ cánh, Koons chia sẻ trên Instagram rằng cuộc đổ bộ trên là “thành tựu đáng kinh ngạc” và ông rất vinh dự được tham gia vào sứ mệnh. Trong một bài đăng trước đó, nghệ sĩ người Mỹ đã mô tả vụ phóng tàu vũ trụ là sự kiện ngoạn mục.
Vậy Koons đang trưng bày những gì trên Mặt Trăng lẻ loi? Trong chiếc hộp trong suốt nói trên là 125 bản điêu khắc mini về mặt trăng, mỗi bản có đường kính khoảng 2,5cm. Tác phẩm có tên Pha Trăng(Chu kỳ Mặt Trăng), hiển thị 62 hình ảnh của Mặt Trăng khi nhìn từ Trái Đất và một nguyệt thực.
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất. Các Pha Trăng thường được biết tới với những tên gọi như Trăng mới (Sóc), Trăng lưỡi liềm đầu tháng (Trăng non), Bán nguyệt đầu tháng (Trăng thượng huyền), Trăng khuyết đầu tháng, Trăng tròn (Vọng, Trăng rằm)…
Mỗi bản điêu khắc đều ghi tên một nhân vật đem lại sự đột phá trong lịch sử nhân loại, bao gồm nhà triết học Aristotle, nhạc sĩ - ca sĩ David Bowie, họa sĩ Leonardo da Vinci, ca sĩ Billie Holiday, nhà văn Gabriel García Márquez, họa sĩ Andy Warhol, tiểu thuyết gia Virginia Woolf…
Koons đã lấy cảm hứng từ Mặt Trăng như biểu tượng của sự tò mò và quyết tâm. Thông tin từ gallery của họa sĩ 69 tuổi cho hay: “Dự án mới của Jeff Koons mang đến cho người xem góc nhìn về vị trí của họ trong vũ trụ rộng lớn, khuyến khích những suy ngẫm và chiêm nghiệm sâu sắc”.
Ngoài tác phẩm được gửi lên Mặt Trăng, Koons cũng sẽ tạo ra những phiên bản lớn hơn (đường kính 39,9cm) để trưng bày ở Trái Đất. Chất liệu là loại thép không gỉ sáng bóng từng được họa sĩ sử dụng để tạo ra các tác phẩm triệu đô của mình. Mỗi “Mặt Trăng” còn được nạm một viên kim cương, hồng ngọc.
Pha Trăng là tác phẩm nghệ thuật được người sáng tác ủy quyền đầu tiên chính thức xuất hiện trên Mặt Trăng.
Trước đó, năm 1971, phi hành đoàn Apollo 15 đã để lại bức tượng bằng nhôm của nghệ sĩ người Bỉ Paul Van Hoeydonck cũng như một tấm bia tưởng niệm 14 phi hành gia đã hy sinh khi phục vụ.
Ngoài ra, có tin đồn, sáu nghệ sĩ nổi tiếng - Andy Warhol, Robert Rauschenberg, John Chamberlain, Claes Oldenburg, Forrest Myers và David Novros - đã bí mật gửi một tác phẩm nghệ thuật chung trên tàu Apollo 12. Tác phẩm hợp tác của họ mang tên Bảo tàng Mặt trăng là một viên gạch gốm nhỏ có nét vẽ của cả sáu người.
Chuyến đi của tàu Odysseus đã khép lại cuộc đua không gian giữa Koons và nghệ sĩ Sacha Jafri đến từ Dubai. Tháng trước, Jafri đã hy vọng có được tác phẩm nghệ thuật ủy quyền đầu tiên trên Mặt Trăng. Bản khắc laser trên hợp kim vàng có tên Chúng ta cùng lớn lên dưới ánh trăngđược đưa lên tàu Peregrine vào ngày 8/1. Tuy nhiên, ngay sau khi cất cánh, Peregrine gặp vấn đề về nhiên liệu và bị hỏng hóc. Chín ngày sau, tàu rơi xuống Trái Đất, bốc cháy trong bầu khí quyển.
Jeff Koonsnổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc bằng kim loại lấy cảm hứng từ những quả bóng bay hình chú chó, thỏ và các đồ vật thường ngày. Chính những tạo hình bóng bẩy đó giúp cho Koons trở thành triệu phú với khối tài sản 400 triệu USD. Tác phẩm có giá đắt kỷ lục của ông là Thỏ bóng bay- 91,1 triệu USD bán năm 2019. ">Điểm đặc biệt của tác phẩm nghệ thuật được đưa lên Mặt Trăng
Sân bay Đà Nẵng quảng bá dịch vụ qua video 'hành trình vali'
友情链接